Tình Trạng Trễ Lịch Xuất Hàng Tại Công Ty Tnhh Mtv Trần Hân Năm 2018


hình hoạt động thực tế tại chuỗi cung ứng. Điều này dẫn đến việc tồn kho hàng hóa nhiều, trong thời gian khá dài do chưa có kế hoạch xuất hàng hay chưa có được những đơn hàng phù hợp hoặc dẫn đến tình trạng đã có đơn hàng nhưng xuất trễ những đơn hàng chưa có đủ nguồn nguyên liệu. Đây có thể nói là yếu tố kém hiệu quả trong chuỗi cung ứng.

Theo khảo sát về chất lượng dịch vụ và sản phẩm cung cấp cho khách hàng, yếu tố giao hàng chậm hoặc sớm hơn, không phù hợp với lịch xuất là yếu tố trở ngại hàng đầu, hơn 65% khách hàng đều cho rằng đơn hàng không được giao đúng kế hoạch ban đầu đề ra, trong đó tình trạng xuất hàng trễ so với kế hoạch lên tới 55%. Điều này xuất phát chủ yếu từ công tác chưa có kế hoạch chiến lược, chưa liên kết từ hoạt động của phòng kinh doanh đến bộ phận sản xuất và nguồn nguyên liệu hiện tại của công ty.

Bảng 2.11: Tình trạng trễ lịch xuất hàng tại công ty TNHH MTV Trần Hân năm 2018


Đơn vị tính: phần trăm (%)


Thời gian trễ

5-15 ngày

15-25 ngày

Trên 25 ngày

Tỉ lệ trên các đơn hàng

35%

10%

5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân - 13

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty TNHH MTV Trần Hân, 2019.


Trong các đơn hàng bị trễ thì phương thức thanh toán L/C chiếm khoảng 6% do tính chất của phương thức này thường được quy định chặt chẽ về thời gian giao hàng trong L/C và công ty sẽ cố gắng xuất hàng theo đúng kế hoạch để tránh tình trạng bất hợp lệ bộ chứng từ, tránh rủi ro trong thanh toán.

Tình trạng xuất hàng trễ cho khách hàng thường do một số nguyên nhân chủ yếu sau:


- Hàng sản xuất chậm hơn so với tiến độ, chờ, thiếu hàng ở các kích cỡ trong đơn hàng của khách.

- Các sai sót từ bộ phận kế hoạch, đóng container và thanh lý Hải quan.


- Một số lô hàng có đại diện khách hàng kiểm, phải chỉnh sửa, làm lại theo yêu cầu của khách.

Tình trạng xuất hàng trễ từ 5-15 ngày thường xảy ra do nguyên nhân chờ đợt cá nguyên liệu có kích cỡ phù hợp và các sai sót trong lập kế hoạch đóng container, thanh lý Hải quan. Đôi khi nguyên nhân chờ đợi kế hoạch nguyên liệu lại gây nên tình trạng trễ giao hàng lên tới hơn 25 ngày. Bởi lẽ, trong một số mùa vụ, điều kiện thời tiết khi nuôi trồng, sản lượng và kích cỡ cá nguyên liệu không phù hợp sẽ dẫn đến hàng sẽ bị trễ khá lâu so với kế hoạch trước đó.

Bên cạnh đó, hoạt động tìm kiếm khách hàng và kí hợp đồng với các mặt hàng chưa được lên kế hoạch từ trước nên linh động hóa trong kí kết hợp đồng và xây dựng kế hoạch giao hàng cho khách sẽ kém hiệu quả và chuỗi cung ứng sẽ không thể được tối ưu.

Theo kết quả khảo sát chất lượng dịch vụ, lập kế hoạch và chăm sóc khách hàng tại công ty, khoảng 40% khách hàng cho rằng, hoạt động chăm sóc khách hàng khá tốt nhưng vấn đề linh động trong kế hoạch thực hiện chưa thực sự mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

Vì đây là một công ty theo kiểu công ty gia đình, mọi hoạt động đều được thông qua dưới sự chỉ đạo của Giám đốc công ty, và công ty chưa có khung xử lý chung trong việc xử lý các khiếu nại của khách hàng. Chính vì thế, hoạt động chăm sóc khách hàng phần nào chưa đạt hiệu quả tối ưu và việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng cũng có những tác động chưa tốt.

2.3.2.2. Mắc xích hoạt động chế biến tại nhà máy

Hoạt động chế biến tại nhà máy công ty TNHH MTV Trần Hân hiện nay chưa thật sự hoàn thiện. Điều này được thể hiện ở các điểm:


Thứ nhất là về máy móc trang thiết bị sử dụng tại nhà máy. Hiện tại, việc bắt kích cỡ cá thành phẩm chỉ thực hiện bằng tay, cảm quan của công nhân thực hiện. Điều này làm cho chọn kích cỡ cá cho từng đơn hàng không chính xác. Bên cạnh đó, dù đã được trang bị tủ đông chuyên dụng cho mặt hàng cá HGT để đảm bảo nhiệt độ tâm của sản phẩm, nhưng việc vận hành chưa thật sự hiệu quả.

Thứ hai là việc kiểm soát chất lượng hàng thành phẩm tại nhà máy chưa tốt. Phòng QM nhà máy hiện nay có 2 QC thực hiện từ việc cho chi tiết bao bì, kiểm soát chất lượng, làm việc với NAFIQ đăng kiểm và kiểm tra các lô hàng trước khi xuất khẩu. Với khối lượng công việc khá nhiều nhưng nguồn nhân lực thiếu hụt, hoạt động trong thông tin tới các bộ phận, kiểm soát và khắc phục sẽ kém hiệu quả.

Thứ tư là việc xử lý tăng trọng cho sản phẩm cá fillet chưa đạt hiệu quả tối ưu. Việc xử lý hóa chất tăng trọng cho mặt hàng cá fillet hiện nay chủ yếu được công nhân thực hiện mà chưa có sự kiểm soát của bộ phận QC nhà máy. Đây là một vấn đề bất cập, nếu không được kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát chất lượng, ảnh hưởng đến kế hoạch xây dựng uy tín và thương hiệu của công ty trong tương lai.

Về kích cỡ sản phẩm, quy cách đóng gói, tỉ lệ mạ băng,… qua khảo sát, hơn 60% khách hàng được khảo sát cho rằng vẫn còn những sai sót trong từng đơn hàng, tuy nhiên vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép. Mặc dù vẫn còn số ít những đơn hàng mắc nhiều lỗi trong khâu sản xuất dẫn đến chất lượng không được đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng.

2.3.2.3. Hoạt động quản lý thông tin trong toàn chuỗi kém


Mặc dù công ty đã có một chuỗi cung ứng tương đối hoàn chỉnh và khép kín, các mắc xích liên kết với nhau để đạt được hiệu quả cao trong quá trình vận hành. Tuy nhiên, công tác quản lý chuỗi và thông tin trong chuỗi còn khá nhiều hạn chế. Do chưa sử dụng một phần mềm chung trong quản lý toàn bộ hoạt động chuỗi, các bộ phận truyền thông tin chủ yếu qua các file excel, bằng email hoặc liên lạc trực tiếp, các thông tin sẽ


không được cập nhật một cách liên tục về tình hình thị trường, đơn hàng, lịch xuất hàng cũng như các kế hoạch đi kèm. Bên cạnh đó, việc chỉ thông tin, cập nhật qua file excel đôi khi sẽ không chính xác, các bộ phận chỉnh sửa chồng lên nhau dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận thông tin chính xác một cách kịp thời.

Tồn kho luôn là một vấn đề lớn cho các công ty sản xuất, xuất khẩu sản phẩm đông lạnh, đặc biệt là ngành cá tra. Thông tin tồn kho luôn cần phải được cập nhật đầy đủ và chính xác tới các bộ phận, đặc biệt là bộ phận kinh doanh để có thể xây dựng và điều chỉnh kế hoạch bán hàng, xuất hàng cho phù hợp. Việc chưa có phần mềm quản lý chung làm mất thời gian cho quá trình cập nhật và điều chỉnh kế hoạch, kế hoạch không đúng với thực tế, làm tăng thời gian và chi phí lưu kho, không tối ưu hóa được hoạt động sản xuất.

2.3.2.4. Yêu cầu về sản phẩm tại các thị trường, các chứng nhận


Hiện tại, nhà máy công ty chỉ có chứng chỉ ISO 22000:2005, chứng nhận HACCP và chứng nhận HALAL cho các thị trường Trung Đông, Malaysia. Với sự phát triển của ngành cá tra, cá basa hiện nay, càng có nhiều thị trường yêu cầu gắt gao hơn về các chứng chỉ cho nhà máy như ASC, BRC, IFS hay chứng nhận Global Gap cho toàn chuỗi cung ứng, đặc biệt là thị trường Châu Âu, Mỹ,… Với các sản phẩm có những chứng nhận này, giá xuất khẩu sẽ cao hơn rất nhiều so với sản phẩm không có chứng nhận. Theo VASEP, hiện nay, sản phẩm cá tra, cá basa nhập khẩu vào thị trường EU được dán nhãn ASC đang có xu hướng được ưa chuộng hơn và giá nhập khẩu cao hơn các sản phẩm khác. Theo xu hướng phát triển chung của ngành thực phẩm, tiêu chuẩn đặt ra cho thực phẩm trên thế giới ngày càng tăng với nhiều chỉ tiêu hơn, và người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm hữu cơ, có thể truy xuất nguồn gốc xuất xứ từ khâu đầu tiên tới khâu cuối cùng của sản phẩm. Đây là một vấn đề khó khăn mà công ty đang gặp phải trong quá trình thâm nhập sâu và rộng vào thị trường thế giới.


2.3.2.5. Giá trị sản phẩm còn thấp, ít sản phẩm giá trị gia tăng


Hiện tại, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của công ty chủ yếu ở các sản phẩm như cá fillet đông lạnh, cá HGT hay cá cắt khúc. Những mặt hàng này khá đơn giản và lợi nhuận thu về từ hoạt động sản xuất không đạt được như mong muốn. Trong khi nhu cầu thị trường ở các mặt hàng nhiều giá trị gia tăng như cá fillet cuộn hoa hồng, cá xiên, cá tẩm gia vị, cá fillet cắt lát,… ngày càng tăng cao nhưng công ty chưa thể sản xuất và cung cấp ra thị trường các sản phẩm này. Đây có thể xem là một hạn chế lớn trong quá trình hoạt động sản xuất, xuất khẩu trong chuỗi cung ứng.

Các sản phẩm giá trị gia tăng sẽ là một yếu tố để thu về lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, có thể dễ dàng xây dựng được thương hiệu mạnh nếu được đầu tư phát triển đầy đủ. Thiếu đầu tư cho mặt hàng này tại hoạt động chuỗi sản xuất của công ty sẽ là một lỗ hỏng trong tiến trình đa dạng hóa các sản phẩm sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.


TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Có thể nói, chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trần Hân có đầy đủ các thành phần trong một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ vùng nuôi, nhà máy sản xuất thức ăn đến nhà máy sản xuất và xuất khẩu. Các bộ phận trong chuỗi cung ứng có sự liên kết chặt chẽ để đạt được hiệu quả cao nhất trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Với một chuỗi cung ứng gần như khép kín, công ty có nhiều lợi thế trong việc chủ động bố trí, sắp xếp kế hoạch để khai thác tối đa lợi thế từ chuỗi cung ứng của công ty.

Công ty TNHH MTV Trần Hân đã xây dựng được một chuỗi cung ứng khá hoàn thiện với vùng nuôi và nhà máy sản xuất. Chính vì thế, công ty sẽ dễ dàng trong việc kiểm soát chất lượng hàng hóa sản xuất theo quy định của khách hàng, thị trường. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa các mắc xích còn khá lỏng lẽo, quá trình truyền thông tin giữa các mắc xích còn nhiều hạn chế dẫn đến kế hoạch không được cập nhật kịp thời tới các bộ phận và các đơn hàng thường bị xuất trễ hơn so với kế hoạch ban đầu. Bên cạnh đó, công tác dự báo tại công ty gần như chưa thực hiện được, đây là một yếu tố làm cho công ty không chủ động được kế hoạch kinh doanh dài hạn, không chuẩn bị đủ nguồn lực theo xu hướng phát triển của thị trường.

Nhìn chung về tổng thể chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trần Hân, chuỗi cung ứng có được những ưu điểm trong quá trình vận hành, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều hạn chế cần phải khắc phục để hoàn thiện chuỗi ung ứng của công ty.


CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN


3.1. Mục đích và quan điểm của giải pháp


Như những phân tích ở chương 2, công ty TNHH MTV Trần Hân là một trong những công ty đang theo đuổi việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện chuỗi cung ứng khép kín, để có thể kiểm soát tốt toàn chuỗi cung ứng tạo ra nguồn sản phẩm có chất lượng ổn định, xây dựng được thương hiệu sản phẩm cá tra, cá basa Trần Hân trên thị trường quốc tế.

Với những lợi thế vốn có về kinh nghiệm hoạt động, sự hỗ trợ hoạt động từ chuỗi công ty gia đình, cùng với sự phát triển ngày càng đồng bộ của hệ thống nhà máy thức ăn, vùng nuôi, nhà máy chế biến và kho lạnh, công ty TNHH MTV Trần Hân đã cơ bản có được một hệ thống phát triển chuỗi cơ bản, tạo nền tảng vững chắc để phát triển, tối ưu hóa và mở rộng chuỗi thực hiện tạo thành một chuỗi cung ứng khép kín.

Mặc dù công ty đã xây dựng được chuỗi cung ứng tương đối tốt, tuy nhiên, xét về tổng thể, chuỗi cung ứng của công ty TNHH MTV Trần Hân còn khá nhiều lỗ hỏng trong mối quan hệ giữa các mắc xích cũng như việc kiểm soát nội tại tại các mắc xích. Việc hoàn thiện chuỗi cung ứng của công ty không chỉ tạo nên một chuỗi cung ứng bền vững, xây dựng được thương hiệu cho công ty mà còn góp phần hỗ trợ cho sự phát triển của toàn ngành cá tra, cá basa trên thị trường quốc tế.

Chính vì những đặc điểm này, việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng chuỗi cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân nhằm những mục đích:

Thứ nhất là nhận diện những lỗ hỏng trong chuỗi cung ứng của công ty.


Thứ hai là đề xuất những giải pháp hoàn thiện những lỗ hỏng này, củng cố mối quan hệ giữ các mắc xích giúp tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng.


Thứ ba, đánh giá những thị trường tiềm năng, phù hợp với nguồn nguyên liệu và hoạt động của nhà máy chế biến của công ty, có kế hoạch điều chỉnh, xây dựng và phát triển theo xu hướng chung của toàn thị trường.

Thứ tư là dựa vào những đánh giá xu hướng nhu cầu thị trường theo từng tháng để điều chỉnh kế hoạch nuôi trồng, khai thác và chế biến cho phù hợp. Từ việc đánh giá xu hướng chung, công ty có thể lập kế hoạch kinh doanh, đánh mạnh vào các thị trường đúng thời điểm để đạt hiệu quả cao.

Dựa trên những phân tích về điểm mạnh, điểm yếu trong chuỗi cung ứng của công ty, xu hướng hoạt động chung của ngành cũng như của công ty TNHH MTV Trần Hân, từ đó tác giả đề xuất những giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng.

3.2. Các giải pháp đề xuất


3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện công tác dự báo, hoạch định chiến lược và quản trị rủi ro

3.2.1.1. Dự báo kim ngạch xuất khẩu của ngành cá tra, cá basa tại công ty TNHH MTV Trần Hân

a. Mục tiêu dự báo


Hiện tại hoạt động trong chuỗi cung ứng của công ty TNHH MTV Trần Hân gần như hoạt động theo tình hình hoạt động thực tế của công ty, tình hình nguồn nguyên liệu và giá thị trường. Việc đẩy mạnh tại một thị trường gần như chỉ tự phát theo kế hoạch phát sinh của Ban giám đốc công ty và phòng kinh doanh mà chưa sử dụng bất kì một phương pháp nào để đẩy mạnh phát triển tại một hay nhiều thị trường, chưa có đánh giá về nhu cầu của thị trường cũng như chưa dự báo được xu hướng về nhu cầu sản phẩm cá tra, cá basa tại thị trường đó. Đây là một trong những điểm yếu, làm cho công ty không thể khai thác tối đa các lợi thế và khai thác tối ưu chuỗi cung ứng của công ty phục vụ cho thị trường mục tiêu của công ty, mà cụ thể là thị trường ASEAN, một thị

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí