Kim Ngạch Xuất Khẩu Cá Tra, Cá Basa Theo Mặt Hàng Tại Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Ngọc Xuân Giai Đoạn Tháng 07/2016-2018


hàng chủ lực, luôn chiếm hơn 40% trong cơ cấu xuất khẩu của công ty. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vì là một trong những công ty đứng đầu trong ngành, công ty IDI đã có những định hướng phát triển thêm các mặt hàng giá trị gia tăng như cá fillet cắt, cá tẩm bột, hay da cá tra,… để xuất khẩu sang các thị trường. Đây cũng là một hướng phát triển mới, còn nhiều tiềm năng và thị trường để mở rộng, phát triển.

Bên cạnh Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia (IDI), tác giả còn phân tích thêm hoạt động xuất khẩu theo mặt hàng tại Công ty Cổ phần Thủy sản Ngọc Xuân và Công Ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm Thương Mại Ngọc Hà, hai công ty phát triển ở mức ngang tầm và thấp hơn công ty TNHH MTV Trần Hân để thấy rõ được tương quan trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa theo mặt hàng tại Công ty Cổ phần Thủy sản Ngọc Xuân giai đoạn tháng 07/2016-2018


Đơn vị tính: USD


QUÝ

Q3/2016

Q4/2016

Q1/2017

Q2/2017

Q3/2017

Q4/2017

WELL-TRIMMED

+ UN-TRIMMED

256,911.20

59,400

1,482,920

1,012,548.40

1,627,478.40

899,448.60

QUÝ

Q1/2018

Q2/2018

Q3/2018

Q4/2018



WELL-TRIMMED

+ UN-TRIMMED

2,008,224.20

1,535,678

1,702,648

2,193,210.20



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân - 11

Nguồn: VASEP, 2019.


Công ty Cổ phần Thủy sản Ngọc Xuân có kim ngạch xuất khẩu chỉ tại mặt hàng cá fillet Well-trimmed và Un-trimmed, và kim ngạch xuất khẩu không ổn định trong suốt giai đoạn này. Giai đoạn từ năm 2017-2019, hòa chung với xu hướng phát triển của toàn ngành, công ty đã có những bước phát triển, kim ngạch tăng và cao hơn nhiều so với hai quý cuối năm 2016. Tuy nhiên, vì chỉ kinh doanh mặt hàng cá fillet Well- trimmed, Un-trimmed, công ty chưa thể đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh, sẽ tăng rủi ro trong quá trình hoạt động xuất khẩu của mình.


Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa theo mặt hàng tại Công ty Cổ phần Thủy sản Ngọc Xuân giai đoạn tháng 07/2016-2018

Đơn vị tính: USD



CÁ TẨM, CÁ FILLET CẮT

UN- TRIMMED

WELL- TRIMMED


STEAK


HGT


BUTTERFLY

Q3/2016

142,342.20

193,554.00

384,845.55

25,128.88

-

128,072.13

Q4/2016

287,118.00

224,786.80

567,051.88

15,000.00

-

-

Q1/2017

31,450.00

314,800.00

1,803,761.18

25,254.48

-

-

Q2/2017

77,554.00

214,346.00

1,459,823.90

46,278.56

3,868.8

0

7,621.20

Q3/2017

34,102.00

245,222.00

2,291,650.77

7,463.52

-

-

Q4/2017

-

183,151.00

1,830,128.71

-

1,627.0

0

-

Q1/2018

-

270,772.50

1,713,693.09

6,624.00

-

-

Q2/2018

79,003.00

352,865.00

2,089,062.80

19,183.50

-

-

Q3/2018

34,922.00

356,191.93

2,590,260.65

-

-

-

Q4/2018

-

238,392.00

1,762,744.04

-

-

-

Nguồn: VASEP, 2019.


Biểu đồ 2.3: Cơ cấu xuất khẩu kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng Công Ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm Thương Mại Ngọc Hà giai đoạn tháng 07/2016-2018

Đơn vị tính: phần trăm (%)


120.00%

Cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng công ty thủy sản Ngọc Hà

100.00%


80.00%


60.00%


40.00%


20.00%


0.00%

CÁ TẨM, CÁ CẮT UN-TRIMMED

STEAK HGT

WELL-TRIMMED

BUTTERFLY

Nguồn: VASEP, 2019.


Từ bảng kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng và cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu tại Công ty TNHH Chế biến thực phẩm, Thương mại Ngọc Hà, ta nhận thấy rằng, công ty có sự đa dạng hóa sản phẩm hơn tại công ty TNHH MTV Trần Hân. Trong đó có thể thấy, mặc dù tỉ trọng mặt hàng cá fillet tẩm bột, cá fillet cắt miếng không cao, nhưng sự đa dạng hóa sản phẩm theo hướng phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng là một tín hiệu tốt cho sự phát triển mạnh mẽ sau này, khi mà xu hướng nhu cầu các sản phẩm giá trị gia tăng ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, tại mặt hàng cá fillet, xu hướng của công ty là xuất các sản phẩm có chứng nhận ASC, đây là một yếu tố để công ty có để khác biệt hóa sản phẩm của mình so với các đối thủ ngang tầm với công ty.


2.2. Chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu tại công ty TNHH MTV Trần Hân


2.2.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu tại công ty TNHH MTV Trần Hân


Sơ đồ 2.2: Chuỗi cung ứng cá tra, cá basa xuất khẩu tại công ty TNHH MTV Trần Hân


Con giống

Nuôi

Thu hoạch

Khách hàng và chăm sóc khách hàng

Vận chuyển, giao hàng (xuất khẩu)

Chế biến

Nguồn: Công ty TNHH MTV Trần Hân, 2019.


2.2.2. Con giống


Hiện tại, do nguồn lực còn hạn chế, công ty chưa thể tạo lập trang trại con giống cho hoạt động của chuỗi. Chính vì thế, công ty phải tiến hành hoạt động mua con giống phục vụ cho hoạt động nuôi trồng và sản xuất chế biến.

Chọn nguồn con giống phù hợp là một công đoạn vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại công ty. Nó quyết định chất lượng cá thành phẩm sau này cũng như khả năng kháng bệnh, ít bệnh ở cá, có thể tối ưu hóa hoạt động nuôi trồng. Với các tiêu chí đưa ra về nguồn cung cấp con giống như các chứng nhận của cơ sở cung cấp, loại giống, kích cỡ, … công ty đưa ra quyết định chọn nhà cung cấp phù hợp với từng thời điểm thích hợp.

Đặc biệt, giai đoạn cuối năm 2017, đầu năm 2018, thời tiết mưa nhiều, bất lợi cho việc phối giống và nuôi con giống, nguồn cung cấp con giống khan hiếm hơn, công ty phải


tìm thêm nhiều nhà cung cấp mới để tối đa hóa nhu cầu hiện tại. Hiện tại, nguồn con giống đã dần đi vào ổn định, có thể cung cấp cho nhu cầu về con giống của công ty. Từ đó các hoạt động chuỗi cung ứng cũng dần đi vào ổn định.

2.2.3. Nuôi


Giai đoạn đầu mới thành lập, công ty chưa có ao, vùng nuôi riêng, nguồn nguyên liệu được cung cấp chủ yếu từ ao, vùng nuôi của hệ thống công ty gia đình, từ các ao của Hùng Cá và Vạn Ý và thu mua từ các hộ nuôi cá nguyên liệu nhỏ lẻ. Từ năm 2017, nhận thấy rõ tầm quan trọng của vùng nuôi trong việc chủ động hóa hoạt động sản xuất, tối ưu hóa công tác hoạch định kế hoạch sản xuất và xuất khẩu cho khách hàng cũng như có thể tăng thêm lợi nhuận của công ty, công ty đã tiến hành đầu tư phát triển hệ thống vùng nuôi cũng như nhà máy thức ăn.

Chọn địa điểm ao nuôi vô cùng quan trọng, bởi lẽ nó có thể quyết định được chất lượng nguồn nước cung cấp cho các ao nuôi, cũng như kiểm soát các mầm bệnh tồn tại từ nguồn nước. Bên cạnh đó, chọn địa điểm ao nuôi, vùng nuôi phải gần các sông lớn, tiện cho việc thu hoạch cá nguyên liệu và vận chuyển đến nhà máy. Chọn địa điểm để đặt vùng nuôi còn phải tránh những địa điểm ao nuôi không thuận tiện gây thiệt hại do số lượng cá nguyên liệu chết nhiều trong quá trình thu hoạch và vận chuyển về nhà máy.

Có những kế hoạch chiến lược ngay từ đầu, giám đốc công ty đã chọn những địa điểm phù hợp cho việc nuôi cá nguyên liệu gần các sông lớn tại Tiền Giang và Long An. Hiện tại, công ty có được hai hệ thống ao nuôi tại Tiền Giang và Long An, với tổng 18 ao nuôi, tổng diện tích mặt nước trên 200 hecta và tổng sản lượng trên 2,000 tấn cá nguyên liệu.

Bên cạnh hệ thống ao nuôi, năm 2018, công ty đầu tư xây dựng thêm 2 nhà máy thức ăn phục vụ cho hoạt động nuôi trồng tại các vùng nuôi. Tuy nhiên, do mới đầu tư, thiết bị và nguồn nhân lực hỗ trợ còn chưa thật hoàn thiện, hai nhà máy thức ăn chủ yếu chỉ


sản xuất thức ăn dạng viên nhỏ cho cá ở giai đoạn từ bắt đầu thả giống đến 3-4 tháng tuổi. Với cá nguyên liệu từ 4 tháng tuổi đến khi thu hoạch, nguồn thức ăn chủ yếu được mua từ nhá máy của các công ty thành viên gia đình và mua ngoài. Đến nay, nhà máy thức ăn đã phục vụ được khoảng 30% - 40% nguồn thức ăn cần thiết cho các vùng nguyên liệu của công ty.

Trong suốt quá trình nuôi trồng, bộ phận vùng nuôi luôn tiến hành ghi chép cẩn thận các số liệu về quá trình nuôi cá nguyên liệu bao gồm ngày thả cá giống, số lượng cá giống lúc thả, lượng thức ăn cho từng giai đoạn phát triển của cá, các loại hóa chất/ thuốc kháng sinh sử dụng cho cá,… sao cho có thể dễ dàng truy xuất các thông tin này khi cần thiết.

Bên cạnh đó, bộ phận vùng nuôi còn phải kiểm tra tăng trưởng định kì cho cá, thường thì sẽ tiến hành 1 lần/tháng. Mỗi lần sẽ bắt khoảng 20-25 con, cân trọng lượng cá để đánh giá mức độ tăng trưởng cũng như kiểm tra tình hình sức khỏe của cá, có mầm bệnh hay không để tiến hành dùng thuốc để điều trị.

2.2.4. Thu hoạch


Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cá tra, basa được nuôi khoảng 5 - 6 tháng là có thể tiến hành thu hoạch. Bộ phận vùng nuôi sẽ tiến hành đánh giá xem cá có mầm bệnh hay không, kiểm tra dư lượng thuốc kháng sinh trong cá. Nếu các chỉ tiêu kiểm tra đều được đảm bảo thì tiến hành cắt thức ăn trong 2 ngày và tiến hành thu hoạch cá nguyên liệu.

Cá nguyên liệu bắt đầu được thu hoạch khi cá giống được thả từ 6 tháng trở lên. Thời gian thu hoạch cá có thể điều chỉnh phụ thuộc vào kích cỡ cá nguyên liệu cần cho các đơn hàng hiện tại và dự từ các đơn hàng cho kế hoạch sản xuất và xuất khẩu của công ty. Công ty luôn xây dựng kế hoạch thu hoạch cá nguyên liệu cho phù hợp với kích cỡ cá phù hợp với các đơn hàng hiện tại cũng như dựa vào nhu cầu hiện tại của từng thị trường, ví dụ như tại thị trường châu Âu và thị trường các nước Đông Nam Á như Thái


Lan, Philippines, một số vùng của Trung Quốc sẽ cần những nguồn nguyên liệu kích cỡ nhỏ nhiều. Các thị trường khác như Ukraina, các nước Trung Đông, Singapore, Malaysia, ... sẽ cần nguồn nguyên liệu kích cỡ lớn nhiều hơn. Chính vì thế, công ty có kế hoạch phối hợp với các công ty gia đình để có kế hoạch thu hoạch tối ưu, tránh tình trạng thu hoạch một ao quá lâu, giảm chất lượng cá thu hoạch.

Cá sau khi được thu hoạch sẽ được vận chuyển về nhà máy bằng ghe đục có thể đưa nước vào - ra để cá sống như ở môi trường sông, rạch hoặc trong bè nuôi nhờ 2 bên hông ghe được đục thủng 5 - 10 cái lổ vuông (rộng khoảng 40cm/lổ), bên ngoài chắn lại bằng lưới sắt. Nhờ đó, nước từ trong ghe và ngoài sông thông thương với nhau.

2.2.5. Chế biến


Hoạt động chế biến của công ty diễn ra theo một cho trình khép kín từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra. Mở đầu từ việc tiếp nhận nguyên liệu từ ghe đục, chuyển vào bên trong khu sản xuất của nhà máy và kết thúc bằng việc sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh, đóng gói và xuất sản phẩm cho khách hàng. Với chu trình khép kín, công ty có thể hạn chế tối đa các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài đến hoạt động sản xuất của chuỗi, có thể hạn chế việc các vi khuẩn vi sinh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cuối cùng xuất ra thị trường.

Tùy theo năng lực thực tế của nhà máy theo từng thời điểm cụ thể và kế hoạch xuất hàng của công ty mà bộ phận kế hoạch của công ty có kế hoạch thu hoạch và vận chuyển nguyên liệu về nhà máy cho phù hợp. Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất với 35-45 tấn cá nguyên liệu.


Sơ đồ 2.3: Quy trình chế biến cá tra fillet lại công ty TNHH MTV Trần Hân:


Tiếp nhận nguyên liệu


Cắt tiết


Fillet


Rửa 1


Lạng da


Chỉnh hình


Rửa 2


Kiểm sơ bộ


Soi kí sinh trùng


Phân cỡ


Rửa 3


Xử lý phụ gia


Phân màu



Cân 1 Rửa 4


Rửa 4 Cấp đông


Xếp khuôn Mạ băng


Cấp đông Tái đông


Tách khuôn Cân 2


Bao gói


Đóng thùng

Nguồn: Công ty TNHH MTV Trần Hân, 2019.

Bảo quản


Xuất xưởng

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí