Một số giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính thế giới tới hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam - 13


về thanh toán, rủi ro về tỉ giá).Nhập siêu tăng như hiện nay chỉ được phép tồn tại trong ngắn hạn và trong giới hạn kiểm soát được. Để kỉêm soát tốt tình hình nhập khẩu, qua đó giảm nhập siêu, chúng ta cần đổi mới công tác quản lý nhập khẩu nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian tới.Vấn đề trước mặt là phải cần điều chỉnh lại danh mục hàng hoá nhập khẩu.Về cơ bản chỉ cho phép nhập khẩu hàng hoá mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu, không cho phép hoặc hạn chế tối đa nhập các loại hàng hoá trong nước có khả năng sản xuất. Bên cạnh đó thúc đẩy các doanh nghiệp nhập khẩu sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các hàng hoá nhập khẩu.Với các nguyên phụ kiện nhập khẩu để làm hàng gia công, cần rà soát lại lượng tối thiểu cần nhập khẩu.Với các thiết bị máy móc, cần xác định tiến độ nhập khẩu phù hợp với tiến độ xây lắp các công trình, đảm bảo công trình được xây dựng nhanh chóng phát huy hiệu quả từ thiết bị nhập khẩu

Các biện pháp trên nếu được áp dụng một cách quyết liệt, mạnh mẽ có thể giảm được nhập siêu.Tuy nhiên đó cũng chỉ là những biện pháp trước mắt.Về lâu dài chúng ta cần chú ý những việc như:

Thứ nhất, hạn chế tiêu dùng hàng xa xỉ phẩm, hàng nhập ngoại.Một vấn đề hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay đó là việc chúng ta cần định hướng lại xu hướng tiêu dùng, hạn chế việc tiêu nhiều hơn có và tiêu dùng hàng xa xỉ, hình thành xu hướng tiêu dùng lành mạnh, đề cao ý thức người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa đến thị trường nội địa, có chiến lược cụ thế, bài bản để tiếp cận thị truờng trong nước.Mở rộng mạng lưới phân phối, chú ý tới chất lượng giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường nội địa. Ngoài ra, để hạn chế việc tiêu dùng hàng hoá xa xỉ, Nhà nước cần điều chỉnh lại mức thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm điều tiết hàng hoá.Nhà nước cũng cần có các biện pháp nhằm hạn chế việc các tổ chức tín dụng, ngân hàng cho vay đối với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng xa xỉ làm tăng giá nhập siêu như ôtô và linh kiện ôtô, điện thoại di động, rượu, bia, mỹ phẩm…

Thứ hai, áp dụng linh hoạt các mức thuế nhập khẩu trong khuôn khổ các cam kết đã tham gia trong hiệp định kinh tế - thương mại song phương, đa phương.Mặc dù theo cam kết hội nhập, các dòng thuế nhập khẩu đối với các chủng loại hàng hoá buộc phải cắt giảm theo các cam kết cụ thế song về cơ bản sự cắt giảm này là không cứng nhắc nhất là trong trường hợp khẩn cấp, nên chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ này để điều tiết, hạn chế nhập khẩu một cách linh hoạt, phù hợp


với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Ví dụ, trong cam kết WTO, Việt Nam cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu đối với ôtô nguyên chiếc từ 90% tại thời điểm gia nhập xuống còn 70% vào năm 2014, hay đối với các loại tân dược sẽ phải cắt giảm từ 10% tại thời điểm gia nhập xuống 6.5% vào năm 2010…Như vậy chúng ta vẫn có thể xem xét, điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng này lên xuống một cách linh hoạt để đảm bảo mục tiêu điều tiết cán cân thương mại của mình mà không vi phạm các cam kết đã tham gia.

Trong bối cảnh hiện nay, tình hình thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam đang có những dấu hiệu đáng báo động, mà giải pháp mà chúng ta có thể lựa chọn xem xét, điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thuộc nhóm cần hạn chế như ôtô nguyên chiếc, linh kiện, phụ tùng ôtô, xe máy, nguyên phụ liệu thuốc lá và các mặt hàng tiêu dùng mà trong nước có khả năng sản xuất và đáp ứng được nhu cầu trong nước…

Thứ ba, việc xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu và các ngành công nghiệp phụ trợ là không thể thiếu được.Cần phân lớp các nghành công nghiệp phụ trợ một cách cụ thể và quy hoạch vùng nguyên liệu phụ cho các nghành.Phát triển các ngành dựa trên hiệu quả và sáng tạo. Tăng cường hoạt động R&D vào những nhàng công nghệ cao. Thay đổi cơ cấu hành nhập khẩu, trong đó những việc có thể làm ngay là tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với những mặt hàng xa xỉ nhằm hạn chế tiêu dùng; chỉ nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại phù hợp với yêu cầu.Điều này có thể làm tốt bằng cách rà soát lại những chỗ còn khó khăn, vướng mắc, kiên quyết giải quyết cho được một cách nhanh chóng.Ngoài ra, không nên cho tự do nhập khẩu các sản phẩm nguyên chiếc trong khuôn khổ AFTA và cần thay đổi chính sách thuế nhập khẩu những sản phẩm trung gian như linh kiện, bộ phận. Bởi lẽ thuế cao đánh vào các sản phẩm trung gian nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá của chúng ta chỉ làm giảm giá thành sản phẩm lắp ráp, trong khi các công ty lắp ráp hiện nay còn phải nhập rất nhiều của nước ngoài để sản xuất.

Thứ tư,điều chỉnh quyền tiếp cận ngoại tệ đối với hoạt động nhập khẩu. Đây có thể coi là giải pháp tích cực và hiệu quả góp phần hạn chế nhập siêu trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải chú ý những quy định của WTO trong quá trình áp dụng và thực hiện các biện pháp này để tránh gặp phải những biện pháp trừng phạt không đáng có. Theo đó, WTO chỉ cho phép một quốc gia thành viên áp dụng biện pháp tiếp cận ngoại tệ đối với doanh nghiệp nhập khẩu khi thành viên đó chứng minh được mình đang trong điều kiện khó khăn về

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


cán cân thanh toán. Vì vậy Việt Nam cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi áp dụng các biện pháp thuộc nhóm này để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi thực hiện chính sách. Ngoài ra cần phải điều tiết tỉ giá hối đoái sao cho vừa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hướng tới xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý.

Một số giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính thế giới tới hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam - 13

Thứ năm, đa dạng hoá và điều chỉnh cơ cấu thì trường nhập khẩu, hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào một thị trường nhất định.Trước mắt cần có giải pháp để điều chỉnh cơ cấu nhập khẩu từ một số thị trường mà Việt Nam có mức nhập siêu lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan…thông qua những việc thực thi đề án, những thoả thuận hợp tác, phát triển kinh tế - thương mại song phương và khu vực. Theo đó cơ cấu hợp tác đầu tư và mậu dịch hàng hoá sẽ tạo ra sự cân bằng hơn cho thương mại hai chiều giữa Việt Nam và những thị trường này. Trên thực tế, hướng giải quyết này đã được triển khai, song chủ yếu mới dừng ở cấp độ vĩ mô (các thoả thuận cam kết, các đề án hợp tác giữa chính phủ ) mà chưa được chúng ta tận dụng triển khai triệt để và có hiệu quả. Do vậy trong thời gian tới, đây cần được coi là một trong những biện pháp quan trọng và bền vững cần được tích cực thực hiện để góp phần cải thiện tình trạng của cán cân thương mại của Việt Nam.

Thứ sáu, xây dựng và áp dụng các hàng rào tiêu chuẩn kĩ thuật đối với hàng hoá nhập khẩu. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp và tiêu chuẩn kĩ thuật đối với công nghiệp và thương mại phù hợp với các quy định của WTO và các hiệp định quốc tế mà Việt Nam ký kết. Hoàn thiện và ban hành mới các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, tiêu dùng, sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại là công cụ hữu hiệu, và được các quốc gia sử dụng ngày càng phổ biến nhằm hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên trên thực tế, chỉ những nước có nghành sản xuất phát triển mới có khả năng áp dụng các biện pháp kỹ thuật này. Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu của các nước đang phát triển hoặc phát triển chậm thường gặp phải khó khăn do phải tuân thủ nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa các hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá nhập khẩu. Cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với công nghệ nhập khẩu để hạn chế nhập khẩu công nghệ lạc hậu. Cần tăng cường bảo hộ máy móc theo tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm hạn chế máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu, có thể tác động không nhỏ tới hiệu quả vay nợ nước ngoài và tính


cạnh tranh ngành và sản phẩm hàng hoá Việt Nam.

Thứ bảy, ưu tiên nhập khẩu công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn, nhập khẩu bằng sáng chế, phát minh về để ứng dụng. Xây dựng trung tâm công nghệ cao thu hút đầu tư nước ngoài của các công ty đa quốc gia để từng bước rút ngắn khoảng cách về công nghệ với các nước trong khu vực.

Cuối cùng, đẩy mạnh cải cách kinh tế, hoàn chỉnh thể chế kinh tế thị trường, thực hiện mạnh mẽ tự do hoá thương mại, xoá bỏ độc quyền, thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả đầu tư, chống lãng phí trong sản xuất và đầu tư xây dựng cơ bản, trong tiêu dùng và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong nước…Đó là những biện pháp cơ bản, lâu dài và bền vững để đảm bảo cho Việt Nam có được một cán cân thương mại lành mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.


KẾT LUẬN


Cuộc khủng hoảng lần này đặt ra những vấn đề căn bản của hệ thống kinh tế toàn cầu - về mô hình phát triển, về các nguyên lý, quy tắc vận hành và về các công cụ phát triển mới. Nó không đơn thuần là sản phẩm của vài sai lầm chính sách nhất thời của một Chính phủ nào đó. Khi định vị cuộc khủng hoảng hiện tại như thế, dễ nhất trí rằng kinh tế thế giới đang trong quá trình chuyển đổi hệ thống. Giống như con rắn đang lột da, hệ thống đang chuyển đổi này rất ít được bảo vệ. Nó rất ít khả năng tự bảo vệ và rất dễ bị tổn thương. Trong xu thế chung đó, các nền kinh tế phát triển cao đã theo đà “tự do hóa”, thả lỏng luôn nhiệm vụ "kiểm soát" chính quá trình tự do hoá, coi nhẹ nhiệm vụ giám sát và điều chỉnh. Kết cục là rủi ro tiềm năng biến thành tai họa hiện thực.

Thứ nhất, có thể nhận định chiều hướng khó lạc quan của nền kinh tế thế giới trong năm 2009. Thậm chí, phải tính đến xu hướng suy thoái gia tăng kéo dài hơn.

Thứ hai, từ một góc nhìn khác, lại thấy sự bừng sáng của hy vọng: triển vọng của nền kinh tế thế giới là triển vọng của một con rắn đang lột da, tuy rất yếu và còn trải qua đau đớn, song, khi đã vượt qua cơn nguy biến chuyển đổi, con rắn chắc chắn sẽ mạnh lên vượt bậc và trở thành một thế lực đáng sợ.

Và việc chọn đề tài này giúp người viết có cái nhìn khái quát về khủng hoảng và tìm hiểu những ảnh hưởng mang tính chất thời sự tới Việt Nam nói chung và lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng.

Rất cám ơn Thạc sĩ Vũ Thị Hiền đã giúp đỡ nhiệt tình tạo điều kiện tốt nhất cho người viết hoàn thành khóa luận.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng việt


1. GS.TS Nguyễn Thiện Nhân; Nxb Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh; Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Châu Á 1997-1999

2. GS.TS Hồ Xuân Phương; Nxb Tài chính Hà Nội 2003; Giải pháp phòng ngừa khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Việt Nam

3. George Cooper; Nxb Lao động xã hội; Nguồn gốc khủng hoảng tài chính 2009

4. Đại học Ngoại Thương Khoa Tài chính ngân hàng; Kỷ yếu hội nghị; Các vấn đề tài chính toàn cầu và thực tiễn tại Việt Nam.

5. Báo cáo của Ngân hàng thế giới; Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam

6. Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách; Một số phân tích định lượng và chính sách kinh tế năm 2008

7. Th.s Đinh Thế Hiển; Khủng hoảng tài chính thế giới- Nhận định kinh tế Việt Nam năm 2008 và xu thế đầu tư 2008-2009

8. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright; Bài thảo luận chính sách số 2; Vượt qua khủng hoảng và tiếp tục đẩy mạnh cải cách.

9. Thông tấn xã Việt Nam; Kinh tế quốc tế số: 035, 050,041,044

10. PTS Phạm Quyên và PTS Lê Minh Tâm; Nxb Thống kê; Hướng phát triển thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam tới năm 2010

11. Đại học kinh tế quốc dân; Nxb Lao động; Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập KTQT

12. TS. Nguyễn Hữu Khải; Nxb Lao động xã hội; Hàng rào phi thuế quan

13. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương; Nxb Lao động xã hội; Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

14.Bộ thương mại TS. Lê Thanh Vĩnh; Nxb Thế giới; 20 năm đổi mới cơ chế chính sách thương mại Việt Nam.

15. Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương; Thông tin chuyên đề khủng hoảng tài chính, suy thoái toàn cầu và việc chủ động ứng phó của Việt Nam.

16. GS.TS.Bùi Xuân Lưu -PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải; Nxb Lao động xã hội; Giáo trình kinh tế ngoại thương (2007)


II. Tài liệu tiếng anh:

1. Federal Reserve Bank of St Louis, Understanding Subprime Mortgage Crisis,

2. The US Credit Union National Association, The US Mortgage Crisis, Federal Reserve Bank of St Louis, Understanding Subprime Mortgage Crisis,

3.U.S. Census Bureau, Foreign Trade Division, Data Dissemination Branch, Washington, D.C. 20233

4. The Global Financial Crisis: The Role of the International Monetary Fund (IMF), Report of IMF, January 20, 2009,

World Economic Outlook, IMF, 8/2008

5. Developments and Issues of Financial Markets in Japan: The Tokyo Financial Market Survey in December 2008 and the Impact of the Failure of Ledman Brothers,

6. Financial Markets Report, Bank of Japan, 3/2009,

7. Masaaki Shirakawa: Global financial crisis and policy responses by the Bank of Japan, December 2008,

8. Review of Japan Economy in 2008, http://www.mof.go.jp/english/eresul/eresul20090508.htm.

9. Addressing the Looming Financial Crisis in Japan,

10. Japan Economy Report, No.20 (03/09),

11. Japan Economy Report No.19 & 20, Japan Center for Economic Research,

12. Masaaki Shirakawa (2008), Global financial crisis and policy responses by the Bank of Japan, December 2008.


III. Trang Web:

1. http://60s.com.vn/index/1755508/27102008.aspx

2. http://ngoaithuong.vn/news/hangxuatkhau/dautho.html

3. http://vnecon.com/showthread.php?t=2714&page=66

4. http://my.opera.com/danhtuandl/blog/2007/07/07/kich-cau-nhung-kich-nhu-the-nao

5. http://www.rfi.fr/actuvi/articles/109/article_2168.asp

6. http://saga.vn/view.aspx?id=13254

7. http://caohockinhte.info/forum/showthread.php?t=6632

8. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=8264

9. http://vietnamnet.vn/kinhte/2008/11/811396/

10. http://vneconomy.vn/p0c6/tai-chinh.htm


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ TRÊN THẾ GIỚI..4

1.1. Mô hình kinh tế cơ bản phân tích quá trình khủng hoảng kinh tế - tài chính...4 1.1.1. Mô hình “nguy cơ đồng tiền bị phá giá” 5

1.1.2. Mô hình “nguy cơ phá sản doanh nghiệp” 6

1.1.3. Mô hình “Nguy cơ phá sản ngân hàng và các công ty tài chính” 8

1.1.4. Mô hình “ Nguy cơ quốc gia mất khả năng thanh toán” 11

1.1.5. Mô hình “các nguy cơ khủng hoảng và cơ chế phát sinh khủng hoảng kinh tế – tài chính” 13

1.2. Diễn biến, tính chất, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hiện nay 15

1.2.1. Diễn biến của cuộc khủng hoảng 15

1.2.2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng 20

1.2.2. Tính chất và đặc điểm của cuộc khủng hoảng 21

1.3. Cơ chế tác động của khủng hoảng tới hoạt động xuất nhập khẩu: 24

1.4 Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới xuất nhập khẩu của một số nền kinh tế lớn trên thế giới 30

1.4.1 Mỹ 30

1.4.2. Nhật bản 31

1.4.3. EU- Các nước châu Âu 33

CHƯƠNG II. ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ THẾ GIỚI TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 34

2.1 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới nền kinh tế Việt Nam 34

2.1.1 Những khó khăn bên trong của nền kinh tế Việt Nam (khi xảy ra khủng hoảng) 34

2.1.2. Ảnh hưởng của khủng hoảng đến một số lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam 36

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022