Số Cơ Sở Lưu Trú, Lượt Khách Do Các Cơ Sở Lưu Trú Phục Vụ


xã hội của tỉnh chưa được như mong muốn. Trung bình hằng năm, ngành du lịch Thái Nguyên chỉ đón tiếp được từ 1,5 đến 1,7 triệu lượt du khách/năm, trong đó có khoảng 16% du khách quốc tế.

Số liệu thống kê số lượng khách đến du lịch Thái Nguyên được trình bày qua bảng sau:

Bảng 2.1: Số cơ sở lưu trú, lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ


Cơ sở lưu trú và khách sạn

Đơn vị tính

2015

2016

2017

2018

2019

Số cơ sở lưu trú

Cơ sở

335

393

435

451

421

Khách sạn

"

45

46

49

51

49

Nhà nghỉ

"

290

347

386

400

372

Số phòng nghỉ

Phòng

4,881

4,800

6,082

6,499

6,213

Khách sạn

"

1,794

1,770

1,952

2,113

2,095

Nhà nghỉ

"

3,087

3,030

4,130

4,386

4,118

Số giường

Giường

7,390

8,546

8,460

8,744

8,607

Khách sạn

"

3,248

3,873

3,306

3,405

3,484

Nhà nghỉ

"

4,142

4,673

5,154

5,339

5,123

Số lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ

Nghìn lượt

người

901.0

1,068.3

1,302.0

1,406.0

1,495.0

Số lượt khách do các cơ sở lữ hành phục vụ

Nghìn lượt người

7.86

8.73

11.00

13.00

14.50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 60 trang tài liệu này.

Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty Trách nhiệm hữu hạn du lịch quốc tế Phương Đông S9 giai đoạn 2018-2019 - 3

Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên 2020

Qua số liệu bảng cho thấy, số lượng khách du lịch đến Thái Nguyên tăng không ngừng qua các năm, đến năm 2019, lượng khách đến Thái Nguyên gần 1,5 triệu lượt người, với hơn 400 cơ sở lưu trú.

Số liệu bảng 2.2. cho thấy doanh thu từ du lịch Thái Nguyên đã tăng từ 239,7 tỷ đồng năm 2015 lên 321,2 tỷ đồng năm 2019. Tốc độ tăng trung bình 18,8% /năm. Doanh thu từ các cơ sở lữ hành tăng từ 43,9 tỷ đồng năm 2015 lên 87,0 tỷ đồng năm 2019.


Bảng 2.2. Doanh thu từ Du lịch của Thái Nguyên giai đoạn 2015-2019

Đơn vị tính: tỷ đồng


Doanh thu

2015

2016

2017

2018

2019

Doanh thu của các cơ sở lưu trú

239.7

261.3

273.9

295.8

321.2

Nhà nước

2.8

3.1

3.1

3.3

3.5

Ngoài nhà nước

210.8

229.3

235.3

253.4

274.6

Tập thể

0.5

0.6

0.6

0.7

0.8

Tư nhân

83.0

90.4

79.9

85.8

93.0

Cá thể

127.3

138.4

154.7

167.0

180.8

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

26.1

28.9

35.6

39.2

43.1

Doanh thu của các cơ sở lữ hành

43.9

48.3

68.1

79.1

87.0

Nhà nước

4.3

4.8

2.8

3.0

2.6

Ngoài nhà nước

39.6

43.5

65.3

76.1

84.4

Tập thể

-

-

-

-

-

Tư nhân

39.6

43.5

65.3

76.1

84.4

Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên 2020

2.4. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài

Theo Phạm Thùy Linh (2019), khi nghiên cứu về việc áp dụng công nghệ thông tin trong du lịch ở Việt nam cho thấy

So với các quốc gia trên thế giới, trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam còn thấp. Do đó, việc nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm công nghệ ứng dụng cho du lịch còn nhiều hạn chế.

- Tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp du lịch còn thấp.

Theo khảo sát của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, hiện nay, các hệ thống khách sạn cao cấp, thương hiệu quốc tế và các hãng hàng không, doanh nghiệp lữ hành lớn như Saigontourist, Vietravel, Vietnamtourism… đều tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh du lịch với khối lượng sản phẩm phong phú, có thông tin cụ thể về thời điểm, giá cả, các dịch vụ.

Với các doanh nghiệp du lịch khác hay các điểm tham quan, các đơn vị vận chuyển, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh du lịch chiếm tỷ lệ rất thấp. Nguyên nhân chính do doanh nghiệp du lịch Việt Nam chủ yếu là


các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn ít, kinh doanh nhỏ, lẻ nên khả năng tài chính chi trả cho đầu tư ứng dụng công nghệ không cao.

- Thị trường du lịch trực tuyến chưa phát triển.

Các công ty lữ hành online thương hiệu toàn cầu - như Agoda.com, Booking.com, Traveloka.com, Expedia.com - đang độc chiếm thị trường Việt Nam với khoảng 80% thị phần. Trong khi đó, chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp Việt Nam có kinh doanh du lịch trực tuyến, như Ivivu.com, chudu24.com, mytour.vn, tripi.vn, vntrip.vn… Tuy nhiên, các công ty này cũng chỉ phục vụ thị trường khách nội địa với số lượng giao dịch còn thấp.

Thời gian qua, có thể thấy ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động du lịch đã mang lại những kết quả đáng kể cho sự tăng trưởng ấn tượng của ngành. Mặc dù vậy, việc ứng dụng CNTT trong phát triển du lịch mới chỉ dừng ở mức cơ bản, chưa khai thác được tối ưu các lợi thế của công nghệ trong cạnh tranh, thu hút khách hàng cũng như trong quản lý, điều hành kinh doanh du lịch. Vì vậy, các cơ quan quản lý, các địa phương đến các đơn vị kinh doanh cần tăng cường hiệu quả hơn nữa việc ứng dụng CNTT để quảng bá du lịch Việt Nam và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Theo sở văn hóa Thông tin Du lịch Khánh Hòa (2020) Khi xuất hiện dịch bệnh Covid-19, đây sẽ là cơ hội để Du lịch Khánh Hòa cơ cấu, định hướng và xem lại việc phân bổ, tư duy trong chiến lược để tạo ra sự phát triển của ngành trong thời gian tới. Trước hết, cần xây dựng, phân bổ lại các thị trường khách khác nhau, không nên tập trung một thị trường khách như thực tế tại Nha Trang

- Khánh Hòa. Để đa dạng hóa nguồn khách, đòi hỏi Nha Trang - Khánh Hòa cần có nhiều giải pháp đồng bộ từ nghiên cứu thị trường, lựa chọn phân đoạn thị trường khách du lịch mục tiêu đến các giải pháp marketing điểm đến hấp dẫn nhằm thu hút các đối tượng khách này. Cần nghiên cứu và đưa ra các chiến lược phát triển hợp lý để thay thế, bổ sung và kích thích nhu cầu du lịch của một số quốc gia khác. Hai là, trong thời gian tới, Nha Trang - Khánh Hòa tiếp tục


duy trì tăng trưởng ổn định thị trường khách du lịch đang có; chú trọng thu hút tăng trưởng mạnh thị trường khách nội địa, thị trường khách quốc tế đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Thái Lan và các nước Đông Âu; thực hiện các chương trình quảng bá điểm đến, tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn nhằm thu hút khách châu Mỹ; đồng thời, tập trung thực hiện cơ cấu, làm mới để nâng cao chất lượng khách đến từ thị trường Trung Quốc. Ba là, tăng cường giáo dục ý thức cộng đồng địa phương, khách du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch. Đặc biệt, các cơ sở kinh doanh cần chú ý các giải pháp cấp bách để vệ sinh, khử trùng nhằm phòng ngừa dịch bệnh; các cơ sở kinh doanh và cộng đồng cần nâng cao cảnh giác, đấu tranh với những đối tượng che giấu bệnh, phòng bệnh theo khuyến cáo của các cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn được dịch bệnh một cách nhanh nhất.


PHẦN III

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến các hoạt động kinh doanh du lịch Công ty TNHH quốc tế Phương Đông S9.

Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu trong phạm vi công ty TNHH quốc tế Phương Đông S9 tại Thái Nguyên

- Hiện trạng những hoạt động và công tác thực hiện maketing của công ty.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của công ty trong thời gian tới.

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Khái quát về công ty Trách nhiệm hữu hạn quốc tế Phương Đông S9

- Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2018-2019

- Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp

- Nghiên cứu thứ cấp: các giáo trình, tài liệu về marketing, sách báo, tài liệu từ internet.

- Thu thập số liệu kinh doanh của công ty, công tác quản lý của công ty, thực trạng hoạt động của công ty giai đoạn 2018 - 2019

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Phỏng vấn 30 khách tham gia các tour du lịch của công ty

- Khách đi các tour đường dài: Quy Nhơn, Phú Quốc: 15 khách

- Khách đi các tour ngắn (hành trình ô tô); Sa Pa, Sầm Sơn, Quảng Bình ; 15 khách

Phỏng vấn trực tiếp, khi khách kết thúc đợt đi bằng phát phiểu khảo sát


PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1. Khái quát về công ty du lịch quốc tế Phương Đông S9

4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì đời sống người dân ngày một nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Xã hội ngày một phát triển cuộc sống của con người cũng theo đó mà trôi theo nhanh hơn, công việc học hành, áp lực khiến cho con người ta muốn tìm chốn thư giãn, giải trí sau những kì làm việc, học hành mệt mỏi. Chính vì điều này mà du lịch đã chở thành nhu cầu tất yếu đối với con người nắm bắt được nhu cầu của xã hội hiện nay nhiều công ty doanh nghiệp, khách sạn khu nghỉ dưỡng mọc lên để đáp ứng nhu cầu giải trí cho mọi người, Thái Nguyên một thành phố phát triển, có mật độ dân số đông, đó là địa điểm lý tưởng cho du lịch phát triển. Hiểu được điều này nhóm thành viên với trình độ qua ngành chuyên môn tại trường và kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời trải qua nghiên cứu thị trường về nhu cầu và tiềm năng phát triển ngành du lịch họ đã cùng nhau hợp lại sáng lập lên công ty lữ hành. Với mong muốn có thể đem lại dịch vụ tốt nhất phụ vụ cho người dân bằng chính tài năng của mình. Công ty ra đời cần có một cái tên để khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường sau nhiều trăn trở các thành viên đã quyết định lấy tên là Công ty Du lịch Quốc tế Phương Đông S 9, Công ty lấy tên này với ý nghĩa là to lớn, lớn mạnh đó cũng cũng chính là mong muốn công ty có thể phát triển lớn mạnh đi lên đứng đầu trong ngành du lịch giống như một con rồng biểu tượng của Phương Đông. Công ty có vị trí, địa điểm, logo, số điện thoại như sau:

Công ty TNHH Du lịch Quốc tế Phương Đông S9 Mã số thuế: 4601506687


Địa chỉ: Số 36, tổ 9, Phường Trưng Vương, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

Giấy phép kinh doanh: 4601506687 - ngày cấp: 08/03/2018 Ngày hoạt động: 08/03/2018

Điện thoại: 02086564999

Giám đốc: Đặng Thị Phượng

4.1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty

Công ty hoạt đông trong lĩnh vực dịch vụ:

- Dịch vụ lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế

- Vận tải hành khách theo hợp đồng

- Vận chuyển khách du lịch bằng ô tô

- Đại lý bán vé máy bay

- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh

- Hoạt động vui chơi giải trí khác

Ngoài ra, website chính thức của công ty, cũng được thiết kế bắt mắt, dễ dàng truy cập và tìm kiếm thông tin một cách nhanh nhất.

4.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

Cấu trúc Bộ máy quản lý của công ty gồm các bộ phận sau:

Giám đốc; bộ phận vé, bộ phận maketing, bộ phận tài chính kế toán, quản lý tour, bộ phận vé.

Giám đốc: là người quản lý chung của các bộ phận, là người thông qua mọi quyết định của công ty, là người định hướng hướng đi và mục tiêu của công ty. Là người chịu trách nhiệm trước công ty về quản lý, là người đại diện hợp pháp duy nhất cho công ty tham gia ký kết các hợp đồng.

Bộ phận Marketing: có vai trò liên kết, làm cầu nối giữa công ty và khách hàng. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Thu hút, mời chào khách thông qua các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo về công


ty. Có chức năng tham mưu cho giám đốc về lập kế hoạch lựa chọn thị trường, các cải tiến về dịch vụ cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Bộ phận tài chính, kế toán: thực hiện các báo cáo định kỳ, theo dòi ghi chép các khoản chi tiêu của công ty, tình hình sử dụng vốn, tài sản, các nguồn thu chi

Bộ phận vé: Bán vé máy bay của các hãng hàng không trong nước và quốc tế. Bán vé tàu nội địa.

Bộ phận tour: quản lý mọi hoạt động của thị trường trong và ngoài nước. Tổ chức khai thác nguồn khách, bán các chương trình du lịch, dịch vụ du lịch,.. Nắm bắt dịch vụ sân bay vận chuyển: giá cả, thời điểm khởi hành, sân bay,

sân ga, điểm đến và các dịch vụ hỗ trợ khách của tất cả các phương tiện vận chuyển phổ biến bao gồm: máy bay, tàu lửa, tàu thủy, tàu cao tốc, các loại xe hoặc các thuyền bè trên sông nước. - Nắm bắt dịch vụ ăn nghỉ: bao gồm hệ thống nhà hàng, khách sạn trên mọi miền đất nước. Người điều hành phải luôn nắm rò giá cả hiện trạng, các quy định chung của từng nơi để bộ phận hướng dẫn thiết kế tour theo những dịch vụ thích hợp. Khách sạn được phân loại từ 1 sao cho đến 5 sao. Và hệ thống nhà hàng cũng được phân loại theo bậc bình dân đến cao cấp hoặc dựa vào thành phần du khách là người Việt hay người nước ngoài để có thể chọn nhà hàng thích hợp theo từng phong cách riêng ( Nhà hàng Âu, Nhà hàng Á, ...). - Ngoài ra bộ phận điều hành còn rất chủ động đến các chế độ ưu đãi theo từng thời kì cho khách hàng và luôn cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp lữ hành. Nhân viên điều hành còn có chức năng tư vấn miễn phí cho khách hàng khi làm thủ tục Visa, đảm bảo công tác làm Passport hoặc gia hạn lưu trú cho khách Việt Kiều và quốc tế.

Hướng dẫn viên:

- Là bộ mặt đại diện của công ty, thay mặt cho công ty trực tiếp thực hiện chương trình và những cam kết đối với khách hàng. - Thực hiện tiếp quy trình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022