Môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam - 11

bản do Nhà nước quy định, cần phải phù hợp với đặc điểm riêng của ngành môi trường.

- Bổ sung bảng phân ngành kinh tế của Nhà nước. Hiện nay lĩnh vực điều tra cơ bản và môi trường được ghép với ngành khoa học và sự nghiệp, nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn trong cân đối đầu tư, cân đối liên ngành, lập chiến lược và kế hoạch phát triển,… Do vậy, cần phải phân ngành môi trường thành một ngành riêng.

- Ban hành chế độ chính sách về việc quản lý, cung cấp số liệu điều tra cơ bản và môi trường. Hiện nay việc quản lý, lưu trữ cung cấp số liệu điều tra cơ bản và môi trường rất phân tán, tuỳ tiện, việc chịu trách nhiệm về độ tin cậy của số liệu và chất lượng của số liệu chưa được quy định rõ ràng,… làm cho công tác quản lý và nghiên cứu gặp nhiều khó khăn. Do vậy, Nhà nước cần phải có chính sách và các văn bản pháp luật về vấn đề này.

- Ban hành văn bản quy định về việc thu phí đánh giá tác động môi trường. Luật Bảo vệ môi trường đã quy định về nguyên tắc nhưng chưa có văn bản quy định tỷ lệ cụ thể, đối tượng thu, phương pháp thu,… để sớm động viên các nguồn thu bổ sung cho ngân sách Nhà nước vốn eo hẹp phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường. Đối tượng thu có thể là tất các doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu hoặc theo mức độ gây ô nhiễm mà mỗi doanh nghiệp gây ra.

3.2.4. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về thương mại nhằm góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong hệ thống chính sách phát triển kinh tế, chính sách thương mại đóng một vai trò quan trọng là nơi tập trung giải quyết các mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì chính sách thương mại của một nước không chỉ tác động đến môi trường quốc gia đó mà còn tác động đến các quốc gia có quan hệ thương mại. Do vậy, chính sách và luật pháp thương mại phải đáp ứng được yêu cầu tạo khuôn khổ pháp lý cho quá trình tự do hoá thương mại, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường trong nước cũng như môi trường khu vực và môi trường toàn cầu thông qua thực hiện các Hiệp định đã ký kết với tư cách là một thành viên của các tổ chức quốc tế mà mình tham gia.

Để phục vụ cho công cuộc cải cách kinh tế của đất nước, cơ chế, chính sách thương mại (theo đó là thể chế pháp luật) trong những năm vừa qua đã có những thay đổi quan trọng và do vậy đã tác động sâu sắc đến hoạt động thương

mại – dịch vụ. Một trong những chính sách trọng yếu là tự do hoá thương mại. Từ năm 1988, cùng với việc Quốc hội thông qua nhiều luật mà quan trọng nhất là Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Doanh nghiệp,… Chính phủ và các Bộ có liên quan cũng đã ban hành một loạt các văn bản quy phạm pháp luật nhằm từng bước tự do hoá lưu thông hàng hoá, kinh doanh thương mại – dịch vụ, trong đó có một số văn bản quan trọng.

Theo đó, mọi tổ chức kinh tế và công dân Việt Nam đều được phép kinh doanh thương mại – dịch vụ ở thị trường trong nước trên cơ sở có giấy phép kinh doanh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, mọi hàng hoá đều được tự do lưu thông theo pháp luật (trừ những mặt hàng cấm kinh doanh) mọi doanh nghiệp đủ điều kiện quy định đều được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, các thành phần kinh tế tự do kinh doanh, bình đẳng cạnh tranh theo luật định, được bảo hộ và tạo điều kiện về vay vốn, mở tài khoản, thuê mướn lao động, mặt bằng,… Nhà nước đồng thời cũng tạo ra khuôn khổ pháp lý định chế, kiểm soát, xử lý vi phạm chính sách về đối tượng kinh doanh, chính sách mặt hàng, chống kinh doanh hàng giả, hàng kém phẩm chất, kinh doanh trốn lậu thuế…

Thị trường nhiều thành phần đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ, hàng hoá phong phú, dồi dào cả về số lượng và chủng loại. Tình hình cung – cầu không còn căng thẳng như trước, thị trường đã có bước chuyển cơ bản từ thị trường của người bán sang thị trường của người mua. Tuy nhiên, mặt tồn tại dễ nhìn thấy là hoạt động thương mại dịch vụ và phát triển của thị trường còn lộn xộn, thiếu lành mạnh, nhiều tiềm năng chưa được khai thác triệt để, vai trò và tác dụng quản lý vĩ mô của Nhà nước còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém này bắt nguồn từ cơ chế chính sách còn mang tính chắp vá, thiếu sự tổng kết đầy đủ, thể hiện sự lúng túng và thiếu thống nhất về quan điểm và hướng phát triển phù hợp với đặc điểm thị trường nước ta. Trong công tác quản lý, sự phân công, phân cấp chưa hợp lý, nhiều văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp và theo kịp cơ chế mới, thiếu đồng bộ và hướng dẫn cụ thể nên chưa bao quát và điều chỉnh được hoạt động của doanh nghiệp. Hầu hết các luật đầu tư nước ngoài, Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp Nhà nước,… đều có quy định các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ bảo vệ môi trường và chịu trách nhiệm cũng như các hình thức xử lý tuỳ vào mức độ gây ô nhiễm, nhưng chưa được cụ thể hoá bằng các văn bản dưới luật. Do vậy, trên thực tế nhiều doanh nghiệp vi phạm luật nhưng không bị xử lý, hoặc mức xử lý không tương xứng với

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

mức gây ô nhiễm gây ra nên nhiều doanh nghiệp vẫn bỏ qua hoặc không coi trọng công tác bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Sự thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành hoạt động thương mại đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Do sức ép của tăng trưởng kinh tế, cơ chế và chính sách quản lý thương mại những năm qua hướng vào việc giải phóng và khai thác những tiềm năng thúc đẩy sản xuất, lưu thông mà chưa thật quan tâm nhiều đến bảo vệ môi trường sinh thái. Để phục hồi và nâng cao năng lực của các ngành công nghiệp, có lúc chúng ta đã nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị, trong đó có không ít loại đã cũ, công nghệ lạc hậu. Để khuyến khích xuất khẩu hải sản, có lúc chúng ta đã sử dụng tất cả các phương pháp đánh bắt có thể được, cũng như mở rộng diện tích nuôi tôm và hải sản làm mất cân bằng hệ sinh thái biển và ven biển. Để tăng kim ngạch hàng lâm sản, chúng ta đã cho phép xuất khẩu ồ ạt tất cả các sản phẩm lâm nghiệp, kể cả gỗ tròn, gỗ xẻ, các loại gỗ quý hiếm dẫn đến tình trạng phá rừng (mãi gần đây mới có chính sách cấm xuất khẩu các loại gỗ tòn, gỗ xẻ, hạn chế số lượng xuất khẩu), tuy nhiên nạn phá rừng hiện vẫn đang âm ỉ diễn ra. Tình trạng buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh hàng kém chất lượng vẫn còn làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và tạo ra dòng chảy vật tư, hàng hoá ngoài sự kiểm soát của Nhà nước, tác động xấu đến môi trường sinh thái.

Môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam - 11

Tất cả những tồn tại yếu kém nói trên cần phải được khắc phục trong xây dựng chính sách, cũng như tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong thời gian tới.

Mục tiêu đổi mới chính sách và cơ chế quản lý thương mại dịch vụ của giai đoạn tiếp theo:

Phát triển nhanh kinh tế, hàng hoá lưu thông thông suốt là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất góp phần cơ cấu lại nền kinh tế, phân công lại lao động xã hội, phục vụ yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Ổn định, mở rộng và lành mạnh hoá thị trường, gắn thị trường trong nước với thị trường ngoài nước trong chiến lược xuất khẩu.

Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, bảo đảm mọi chủ thể tham gia tự do tự chủ kinh doanh theo pháp luật, cạnh tranh lành mạnh và hợp tác bình đẳng, tạo ra một thị trường phát triển sôi động nhưng có trật tự, kỷ cương.

Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với thị trường, hạn chế những mặt trái của cơ chế thị trường là sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo dựng hành lang pháp lý làm cơ sở cho quá trình điều tiết, quản lý các hành vi kinh doanh hợp pháp trên thị trường.

Với mục tiêu đặt ra gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, chính sách luật pháp thương mại trong thời gian tới cần được hoàn thiện theo hướng sau:

- Tiếp tục hoàn thiện các văn bản dưới luật về thương mại để hướng dẫn các hành vi thương mại, tạo khuôn khổ pháp luật ổn định cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần hoạt động trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, kết hợp giải quyết tốt giữa yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh với bảo vệ môi trường. Cần phải cởi mở hơn về chuyển nhượng mua bán bản quyền, sở hữu trí tuệ, công nghệ,… yêu cầu nghiêm ngặt hơn về tiêu chuẩn kỹ thuật hàng hoá như là một biện pháp tạo dựng hàng rào phi thuế quan phù hợp với quy định về tự do hoá thương mại của các tổ chức quốc tế nhưng làm giảm được mức độ ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường do quá trình buôn bán quốc tế; ngăn chặn những nội dung khuyến mãi, quảng cáo có tác động xấu đến nhận thức của người tiêu dùng trong việc bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ môi trường.

- Xây dựng chính sách tiêu dùng hợp lý, khoa học. Nhu cầu của con người hình thành trên cơ sở tổng hợp các yếu tố vật chất, văn hoá, xã hội, tâm lý, tập quán,… một chính sách tiêu dùng đúng đắn thể hiện phù hợp với mức thu nhập, cân đối tích luỹ và tiêu dùng, mang tính khoa học và hướng tới văn minh trong tiêu dùng. Cần phải xem hướng dẫn tiêu dùng như là một bộ phận trong giáo dục lối sống của cộng đồng để đạt đến sự phát triển bền vững với một chính sách tiêu dùng hợp lý, được chấp nhận sẽ góp phần sử dụng khoa học các tài nguyên thiên nhiên. Nâng cao nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của người tiêu dùng đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường, tạo ra sức ép buộc các nhà sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng đối với các sản phẩm của mình. Tiêu dùng có văn hoá và tính nhân bản là tiêu dùng không chỉ cho hôm nay mà còn cho tương lai của thế hệ sau.

- Hoàn thiện chính sách thương mại cho khu vực nông thôn và miền núi góp phần phát triển thị trường, cải biến nền kinh tế hàng hoá ở quy mô nhỏ và nền kinh tế mang nặng tính tự cung tự cấp lên nền kinh tế hàng hoá xã hội chủ nghĩa có quy mô lớn. Đây là một trong những chính sách rất quan trọng không

chỉ tác động đến quá trình chuyển đổi hình thái kinh tế, cơ cấu kinh tế mà còn tác động đến khả năng bảo vệ môi trường sinh thái. Thị trường phát triển, các yếu tố đầu vào, đầu ra được thị trường hoá sẽ giúp cho đại bộ phận nhân dân sống ở khu vực này đánh giá đúng giá trị những tài nguyên mà mình có, từ đó có ý thức bảo vệ, giữ gìn. Phát triển thị trường miền núi, thúc đẩy kinh tế phá triển, ổn định vùng đất canh tác, hạn chế tiến tới xoá bỏ lối sống và tập quán canh tác theo kiểu du canh du cư sẽ giảm được nạn phá rừng làm nương, làm củi, nạn săn bắn bừa bãi các loại thú quý hiếm. Các chính schs thương mại cho khu vực này bao gồm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia lưu thông, phát triển các hình thức thương mại, tổ chức tốt công tác thông tin, tiếp thị để tìm đầu ra cho các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp, kết hợp với chính sách ưu đãi tín dụng, thuế, trợ giá và bình ổn giá, hoàn thiện cơ chế chính sách xuất nhập khẩu. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của thời gian tới, đảm bảo sự thành công cho quá trình tự do hoá thương mại, hội nhập với nền kinh tế quốc tế, cũng như tác động sâu sắc đến môi trường sinh thái trong nước, khu vực cũng như trên toàn cầu.

Cơ chế chính sách xuất nhập khẩu cần phải đảm bảo các yêu cầu sau

đây:

Khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu trên cơ sở khai thác hợp lý tiềm

năng trong nước, nhất là trí tuệ con người và sức lao động, các đơn vị liên doanh với nước ngoài, đồng thời không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của đất nước.

Quản lý chặt chẽ nhập khẩu, đảm bảo phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các nhu cầu cơ bản và thiết yếu của sản xuất và đời sống của nhân dân mà khả năng trong nước chưa đáp ứng được, bảo hộ hợp lý để sản xuất nội địa đủ vươn lên và cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường quốc tế.

Tăng cường các công cụ kinh tế, giữ lại mức cần thiết các biện pháp hành chính với thủ tục đơn giản tối đa. Tôn trọng các tập quán thương mại quốc tế, các công ước, hiệp định của các tổ chức mà Việt Nam tham gia.

Để đảm bảo các yêu cầu đặt ra cần bổ sung và hoàn thiện một số cơ chế chính sách như sau:

Về chính sách xuất khẩu: chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng hoá đã qua chế biến có hàm lượng tinh chế cao, hàng hoá sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên dồi dào của đất nước mà những nguyên liệu này trong khi khai thác cho phép không làm tăng nguy cơ phá huỷ môi trường. Cần xây dựng chính sách

đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, để vừa khai thác các tiềm năng, vừa tránh được tình trạng khai thác quá mức gây cạn kiệt một số loại tài nguyên.

Cần có những định chế riêng và ngặt nghèo về xuất khẩu hàng lâm sản (gỗ và tài nguyên rừng). Trước mắt chỉ cho phép xuất khẩu những mặt hàng có hàm lượng tinh chế cao, khuyến khích xuất khẩu các loại hàng hoá sử dụng những loại tài nguyên thông dụng, có khả năng tái tạo nhanh, tiến đến hạn chế và cấm khai thác các lâm sản quý thuộc các khu rừng tự nhiên.

Trong lĩnh vực thủy hải sản, cần khuyến khích xuất khẩu đối với những sản phẩm đánh bắt xa bờ, tìm kiếm thị trường cho những sản phẩm mới, xây dựng quy định về tiêu chuẩn, chất lượng để định hướng khai thác hợp lý nguồn thuỷ hải sản, tránh tình trạng đánh bắt và khai thác bằng mọi giá, không tính đến bảo tồn và phát triển.

Về chính sách nhập khẩu: khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị có công nghệ tiên tiến, đặc biệt là những công nghệ xanh, thân thiện với môi trường. Hạn chế nhập khẩu thiết bị, công nghệ trung gian, cấm nhập khẩu các máy móc thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu. Đây là một chính sách quan trọng nhằm ngăn chặn sự chuyển dịch thiết bị công nghệ cũ và lạc hậu vào nước ta, và theo đó là sự tiêu tốn tài nguyên, phát thải các chất độc làm tổn hại đến môi trường sinh thái.

Hạn chế số lượng, nâng mức thuế nhập khẩu và tiến đến thử nghiệm đấu giá các giấy phép nhập khẩu đối với những hàng hoá gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Đây là chính sách cần thiết có tác động điều chỉnh trực tiếp đối với các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường, phát thải các chất gây hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng ôzôn.

Khuyến khích nhập khẩu các vật tư hàng hoá không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Theo hướng này cần phải thay đổi cơ bản hướng sử dụng phân hoá học và hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. Chính sách nhập khẩu phải góp phần tạo ra sự chuyển đổi trong sử dụng hoá chất nông nghiệp như sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc, phân bón có nguồn gốc hữu cơ, bảo vệ và phát triển các loại sinh vật có ích.

Cần sớm lập quỹ bảo vệ môi trường quốc gia. Hoàn thiện chính sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các ngành hàng như ăn uống, lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh. Góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Nghiên cứu xây dựng chính sách và vạch ra tiến trình nhằm thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của Việt Nam với các tổ chức kinh tế quốc tế, theo các điều ước mà chúng ta đã ký kết. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, và đang trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO. Bản chất của các tổ chức này là thúc đẩy tự do hoá thương mại, từ đó thúc đẩy quá trình hợp tác và phát triển nền kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Xu hướng chung của các tổ chức kinh tế quốc tế là giảm dần và tiến đến loịa bỏ hàng rào thuế quan để cho thương mại tự do hơn. nhưng đồng thời cũng xuất hiện xu hướng rào cản kỹ thuật về quy định chất lượng hàng hoá, về phương pháp sản xuất, về nhãn sinh thái để bảo vệ môi trường trong quá trình hợp tác kinh tế quốc tế. Đây là một vấn đề còn tương đối mới mẻ đối với Việt Nam nhưng không thể không nghiên cứu và vận dụng vào cuộc sống thực tiễn. Nếu không theo kịp xu thế, với điều kiện bình đẳng trong luật chơi giữa các thành viên của cùng một tổ chức chúng ta dễ bị thua thiệt trong trào lưu tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế và sẽ tác động đến môi trường sinh thái của nước ta.

Việt Nam đã tham gia ký kết các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường như Nghị định Montreal về hạn chế và tiến đến loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ôzôn, thoả thuận quốc tế về cấm khai thác gỗ rừng nhiệt đới, xây dựng các tiêu chuẩn về môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Chính sách sách thương mại nói chung phải trở thành một bộ phận của chính sách quốc gia trong việc thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Để thực hiện Nghị định thư Montreal, Việt Nam đã xây dựng chương trình quốc gia nhằm loại trừ dần các chất làm suy giảm tầng ô zôn (ODS). Hiện nay chúng ta không sản xuất các chất ODS mà chủ yếu nhập khẩu. Tính trung bình hàng năm tiêu thụ khoảng 400 – 500 tấn chủ yếu trong lĩnh vực làm lạnh, điều hoà không khí, sản xuất mỹ phẩm. Chúng ta sẽ giữ mức tiêu thụ trên, giảm dần và tiến đến loại bỏ hoàn toàn vào 2006.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế hiện là xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới. Ở mỗi quốc gia, để có thể phát triển kinh tế và không bị tụt hậu việc mở cửa nền kinh tế, tham gia hội nhập với các nước trên thế giới là cần thiế. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Việc tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á, ký kết các hiệp định song và đa phương với nhiều nước trên thế giới, ký kết hiệp định thương mại Việt Mỹ, vầ gần đây là việc đàm phán với các nước để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đã giúp cho quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được những kết quả tốt. Song, đi kèm với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế là các vấn đề môi trường đã nảy sinh. Dựa trên những vấn đề cụ thể đã được trình bày trong các chương mục trước, bước đầu có thể rút ra những kết luận sau:

1. Luận văn đã khái quát hóa được xu hướng khách quan của hội nhập kinh tế thế giới, những tác động hai mặt của quá trình này đối với quá trình phát triển của các quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đồng thời luận văn cũng đã phân tích khái quát ý nghĩa của sự phát triển bền vững: phát triển kinh tế phải gắn liền và chú trọng tới vấn đề môi trường

2. Trong các chương mục, luận văn đã nêu và phân tích sự ảnh hưởng qua lại giữa phát triển kinh tế và môi trường của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: Tổng hợp tài liệu, phân tích và đánh giá hiện trạng môi trường, cũng như đã nêu lên được những vấn đề cấp bách về môi trường của Việt Nam; Phân tích những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực và sự tác động qua lại giữa phát triển kinh tế, hội nhập với nền kinh tế thế giới và môi trường.

3. Phân tích rõ hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế với mục tiêu lợi nhuận là cao nhất, vì vậy quá trình đó phải tuân theo các quy luật khách quan. Để hạn chế những tác động tiêu cực từ quá trình này đòi hỏi phải có những định hướng và chính sách cụ thể. Luận văn đã nêu lên những định hướng của công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2010, mối liên hệ giữa các chính sách phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, nêu ra một số hạn chế trong lĩnh vực này.

4. Qua những phân tích trong luận văn cho thấy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế gây ra những tác động đến môi trường ở những giác độ và “cung bậc” khác nhau. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm bảo vệ môi trường trong điều kiện tăng trưởng kinh tế để hội nhập với các nền kinh tế trên thế giới. Trên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023