Lý Do Chọn Nghiên Cứu Trong Ngành Du Lịch Lữ Hành


Tác giả/ Năm

Mô tả nghiên cứu

Leonidou và cộng sự (2013B)

Phát triển mô hình các yếu tố tác động và kết quả của chiến lược marketing thân thiện với môi trường trong lĩnh vực khách sạn ở

Hy Lạp.

Lin và cộng sự

(2013)

Xem xét nhu cầu của thị trường ảnh hưởng đến sự đổi mới sản

phẩm xanh và kết quả kinh doanh. Nghiên cứu ở Việt Nam

Sambasivan và cộng

sự (2013)

Nghiên cứu sự tác động của hoạt động chủ động với môi trường

đến kết quả tài chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu ở Malaysia.

Rath (2013)

Báo cáo những tiến bộ trong marketing xanh công nghiệp, đưa ra chuỗi cung ứng bền vững và sự tác động của chúng trong xây

dựng thương hiệu công nghiệp. Nghiên cứu ở Châu Á.

Rizwan và cộng sự

(2013)

Khám phá ảnh hưởng của giá trị cảm nhận xanh, cảm nhận rủi

ro và lòng tin đến ý định mua hàng. Nghiên cứu ở Pakistan.

Zhu và cộng sự (2014)

Nghiên cứu quá trình thúc đẩy ý định tiêu dùng sản phẩm xanh

dẫn đến hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh thực sự. Nghiên cứu ở Trung Quốc.

Leonidou và cộng

sự (2015)

Khám phá ảnh hưởng của chiến lược kinh doanh xanh đến lợi

thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh. Nghiên cứu ở Cyprus.

Moravcikova và cộng sự (2017)

Chứng minh mối quan hệ giữa việc thực hiện marketing xanh và vị thế cạnh tranh bền vững của công ty trên thị trường. Nghiên

cứu lĩnh vực ô tô ở Slovakia.

Ranjan và

Kushwaha (2017)

Khám phá mối quan hệ giữa hành vi mua hàng thực tế của

người tiêu dùng và các công cụ marketing xanh. Nghiên cứu ở Ấn Độ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, chiến lược marketing xanh, danh tiếng doanh nghiệp và kết quả kinh doanh - Nghiên cứu doanh nghiệp du lịch lữ hành tại TP. Hồ Chí Minh - 4


Tác giả/ Năm

Mô tả nghiên cứu

Kılıç and Özdemir (2018)

Thiết lập các chiến lược marketing hỗn hợp (4P) cho các sản phẩm xanh và kiểm tra các tác động của sản phẩm xanh, giá xanh, kênh tiếp thị xanh và chiến lược truyền thông tiếp thị xanh

đến hiệu quả tiếp thị. Nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Shi và Yang (2018)

Nghiên cứu các yếu tố góp phần thực hiện các chiến lược

marketing xanh cho doanh nghiệp. Nghiên cứu ở Trung Quốc.

Goh và cộng sự (2019)

Điều tra sự ảnh hưởng của chương trình marketing xanh hỗn

hợp lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực điện, điện tử. Nghiên cứu ở Malaysia.

Nguồn: Eneizan và cộng sự, 2016 cùng với tổng hợp của tác giả. Pomering và Johnson (2018) cho rằng, trong những năm qua, khái niệm marketing xanh chỉ tập trung vào sản phẩm hữu hình, chưa đề cập đến khía cạnh dịch vụ. Do đó, bối cảnh nghiên cứu về marketing xanh trong dịch vụ là điều rất quan trọng

và còn là khoảng trống trong nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm.

Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu về marketing xanh mà chỉ có một số nghiên cứu tập trung vào sản phẩm xanh, nhận thức về môi trường, hành vi mua sản phẩm xanh. Hoang và Nguyen (2013) nghiên cứu về thái độ và nhận thức môi trường dẫn đến mua xanh của người tiêu dùng Việt Nam, đã cho thấy những người có trình độ học vấn cao sẽ quan tâm nhiều hơn về môi trường, họ có kiến thức về sản phẩm xanh thì sẽ mua xanh. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng có ý thức môi trường càng cao thì càng có xu hướng mua sản phẩm xanh. Nghiên cứu của Lin và cộng sự (2013) đã thu thập 208 phiếu trả lời hợp lệ từ bốn doanh nghiệp nước ngoài sản xuất xe mô tô hàng đầu Việt Nam, cho thấy nhu cầu thị trường có tác động tích cực đến đổi mới sản phẩm xanh và kết quả kinh doanh, trong khi đó kết quả đổi mới sản phẩm xanh cũng có liên quan tích cực đến kết quả kinh doanh. Nghiên cứu về ý định mua của khách hàng Việt Nam đến sản phẩm điện tử xanh ở TP. Hồ Chí Minh,


Nguyen và Ho (2014) đã tiến hành khảo sát 263 người ở TP. Hồ Chí Minh và tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức về môi trường và thái độ mua sản phẩm điện tử xanh. Nghiên cứu cũng tìm bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh là thái độ, quy định chủ quan, nhận thức của người tiêu dùng và kiểm soát về tính khả dụng. Nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2017) nhằm xác định các rào cản làm cho người tiêu dùng không mua các sản phẩm xanh ở các nước đang phát triển, từ đó xác định các chiến lược can thiệp để giảm thiểu các rào cản. Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy các rào cản, bao gồm: giá cao, sản phẩm khan hiếm, nhãn hiệu sinh thái có mức tin cậy thấp và thông tin không đầy đủ. Nguyen và cộng sự (2017) đã thực hiện khảo sát 682 người mua sắm tại các cửa hàng thiết bị điện nổi tiếng của Việt Nam nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của giá trị văn hóa tập thể và định hướng dài hạn của người tiêu dùng đối với ý định mua hàng của họ liên quan đến sản phẩm thân thiện với môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng tuân thủ chủ nghĩa tập thể và định hướng dài dạn có xu hướng tham gia vào hành vi mua sản phẩm xanh.

Như vậy, nghiên cứu về marketing xanh và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp Việt Nam vẫn là một khoảng trống để các nhà nghiên cứu tiếp tục thực hiện, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ.

1.1.1.3. Nghiên cứu về mối liên hệ giữa trách nhiệm xã hội, chiến lược marketing xanh, danh tiếng doanh nghiệp, kết quả kinh doanh

Chiến lược marketing xanh được xem là một chiến lược năng động và linh hoạt của doanh nghiệp nhằm phát huy nội lực, tập trung vào trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường, xã hội và các bên liên quan (Polonsky, 1995). Nghiên cứu của Fraj và cộng sự (2012) cũng cho rằng chiến lược marketing xanh không chỉ là cải tiến sản phẩm, đổi mới cách thức phục vụ khách hàng mà nó là tất cả các quyết định thể hiện trách nhiệm về môi trường với các bên liên quan. Và thực hiện chiến lược marketing xanh hay trách nhiệm xã hội thì mục tiêu không bao giờ thay đổi của doanh nghiệp vẫn là gia tăng kết quả kinh doanh. Trong những năm gần đây, nhiều tác giả đã tiến hành


nghiên cứu khám phá cũng như thực nghiệm để tìm hiểu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và kết quả kinh doanh, mối quan hệ giữa chiến lược marketing xanh và kết quả kinh doanh. Một số nghiên cứu liên quan điển hình được tóm tắt trong bảng 1.3.

Bảng 1.3: Tổng kết một số nghiên cứu liên quan



Tác giả/ Năm

Phương pháp luận

Kết quả

Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và kết quả kinh doanh

Sial và

cộng sự (2018)

Nghiên cứu 3481 doanh nghiệp ở thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Trách nhiệm xã hội có mối quan hệ tích cực với hiệu suất của công ty

Feng và

cộng sự (2017)

Nghiên cứu 1877 doanh nghiệp lớn nhất ở Mỹ từ năm 1991 đến năm 2011.

Trách nhiệm xã hội có ý nghĩa tích cực cho hầu hết các công ty trong các ngành công nghiệp. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng các loại trách nhiệm xã hội khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả tài chính của các công ty từ

các ngành công nghiệp khác nhau.

Hoang (2015)

Khảo sát 256 quản lý cấp cao của các doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Định hướng thị trường và trách nhiệm xã hội có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh.

Taghian và cộng sự (2015)

Khảo sát các nhà quản lý cấp cao, tập trung vào các doanh nghiệp lớn. Mẫu lấy từ bộ dữ liệu doanh nghiệp Úc, phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên và sử dụng

SEM.

Nhân viên và cộng đồng là nhóm ảnh hưởng đến quyết định thực hiện trách nhiệm xã hội.

Thực hiện trách nhiệm xã hội có tác động tích cực đến danh tiếng doanh nghiệp. Danh tiếng sẽ giúp

doanh nghiệp gia tăng thị phần



Tác giả/

Năm

Phương pháp luận

Kết quả




nhưng không ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Lai và cộng sự (2010)

Khảo sát 179 giám đốc bán hàng của các công ty sản xuất và dịch vụ ở Đài

Loan.

Trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng tích cực đến danh tiếng doanh nghiệp và làm gia tăng kết quả

thương hiệu của doanh nghiệp.

Lindgreen và cộng sự (2009)

Khảo sát 441 tổ chức ở Mỹ.

Thực hiện hoạt động marketing có ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội.

Thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ

giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu và lợi nhuận trong dài hạn.

Qu (2009)

Khảo sát 143 khách sạn ở Trung Quốc.

Trách nhiệm xã hội giúp doanh nghiệp gia tăng kết quả hoạt động của mình.

Mối quan hệ giữa chiến lược marketing xanh và kết quả kinh doanh

Eneizan và cộng sự (2019)

Khảo sát 386 đại lý xe “green” ở Jordan

Nghiên cứu đã phát hiện quy mô, giáo dục, kinh nghiệm, sản phẩm, phân phối, bằng chứng vật lý, quy trình có ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể của công ty và ảnh hưởng của tuổi tác, sản phẩm và quảng bá đến hiệu quả tài chính của công ty là rất đáng kể và tích cực. Phân tích đã phát hiện ra rằng chính

sách của chính phủ có tác động



Tác giả/

Năm

Phương pháp luận

Kết quả




kiểm duyệt đối với ảnh hưởng của giáo dục và chiến lược tiếp thị xanh đối với hoạt động chung của

công ty.

Novela và

cộng sự (2018)

Khảo sát 101 người ở Jakarta.

Chiến lược marketing xanh hỗn hợp có tác động đến sự hài lòng của khách hàng, trong đó thành tố “physical evidence” là nhân tố tác động mạnh nhất, còn “place” là

nhân tố yếu nhất.

Eneizan và cộng sự (2016)

Tổng kết các nghiên cứu trước đó.

Doanh nghiệp thực hiện chiến lược marketing xanh (7Ps) được mong đợi có lợi nhuận nhiều hơn những doanh nghiệp không thực

hiện.

Vaccaro (2009)

Tổng kết các nghiên cứu trước đó

Marketing xanh giúp gia tăng doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư.

Marketing xanh làm gia tăng danh

tiếng của doanh nghiệp.

Baker và Sinkula (2005a)

Khảo sát 243 giám đốc marketing của các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ. Sử dụng SEM.

Thực hiện marketing xanh mang đến những lợi ích cốt lõi cho doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất

xanh sẽ cắt giảm được chi phí



Tác giả/

Năm

Phương pháp luận

Kết quả




trong quá trình xả thải, giảm thiểu sử dụng tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, điều này giúp họ giảm chi

phí sản xuất và làm tăng lợi nhuận

Menon và Menon (1997)

Phỏng vấn sâu 31 giám đốc marketing ở 7 thành phố của Mỹ.

Chiến lược marketing xanh thành công sẽ làm gia tăng doanh thu, lợi nhuận và thị phần.

Mức độ thực hiện chiến lược

marketing xanh càng cao thì danh tiếng doanh nghiệp càng cao.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Bên cạnh đó, khi tìm hiểu các nghiên cứu trước, một số tác giả đề nghị nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và chiến lược marketing xanh (Polonsky, 1996; Lindgreen và cộng sự, 2009). Một số nghiên cứu đề cập đến danh tiếng doanh nghiệp là một khái niệm chịu tác động bởi chiến lược marketing xanh (ví dụ như Lawrence, 1991; Porter và Van der Linde, 1995; Vaccaro, 2009), bởi trách nhiệm xã hội (ví dụ như Bertels và Peloza, 2008; Lai và cộng sự, 2010; Lii và Lee, 2012; Taghian và cộng sự, 2015; Nguyen, 2016; Phạm Xuân Lan và Nguyễn Ngọc Hiền, 2016), đồng thời danh tiếng doanh nghiệp cũng làm gia tăng kết quả kinh doanh (ví dụ như Neville và cộng sự, 2005; Lai và cộng sự, 2010; Taghian và cộng sự, 2015).

Như vậy, qua khảo lược các nghiên cứu trên cho thấy đã có những nghiên cứu tiếp cận mối quan hệ giữa các cặp khái niệm này, song khi đặt những vấn đề này chung với nhau trong mối tương quan thì rất hiếm (Lindgreen và cộng sự, 2009), đặc biệt nghiên cứu cho một quốc gia đang phát triển thì chưa được tìm thấy. Đây chính là khoảng trống lý thuyết mà luận án xác định để tiến hành nghiên cứu tại Việt Nam.


1.1.2. Bối cảnh thực tiễn

1.1.2.1. Lý do chọn nghiên cứu trong ngành du lịch lữ hành

Như các khảo lược được đề cập ở trên, trách nhiệm xã hội, marketing xanh là những khái niệm đã được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện, tuy vậy họ thường tập trung vào khía cạnh hàng hóa hơn là dịch vụ. Bởi vì, sự tác động của quá trình sản xuất hàng hóa hữu hình với môi trường và xã hội dường như dễ nhận thấy hơn. Dịch vụ vốn được coi là quá trình vô hình, tuy nhiên, nó vẫn có những tác động to lớn đến môi trường (Meler và Ham, 2012). Vì vậy, luận án này mong muốn xem xét vấn đề trách nhiệm xã hội, marketing xanh và kết quả kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, mà cụ thể là dịch vụ du lịch lữ hành.

Theo Darbellay và Stock (2012), Gren và Huijbens (2012), du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng với tầm quan trọng kinh tế - xã hội đã được chứng minh. Du lịch và lữ hành là một hoạt động kinh tế quan trọng ở hầu hết các nước trên thế giới, có tác động trực tiếp và gián tiếp đến kinh tế. Ở Việt Nam, hoạt động du lịch và lữ hành là khía cạnh rất cần thiết để nghiên cứu, vì những lý do sau:

Xét về phía cầu, năm 2018 có trên 1,4 tỷ lượt khách du lịch quốc tế trên toàn cầu. Du lịch thế giới tiếp tục tăng trưởng, phần lớn các điểm đến ở Đông Nam Á đều duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế, đón gần 15,5 triệu lượt khách, tăng hơn 20% so với năm 2017 (Tổ chức Du lịch thế giới - UNWTO, 2019). Điều này cho thấy du lịch là một nhu cầu thiết yếu của con người khi điều kiện vật chất ngày càng đầy đủ.

Xét về phía cung, Việt Nam có nhiều phong cảnh đẹp, trải dọc chiều dài đất nước. Có những thắng cảnh được xếp hạng trên thế giới như Vịnh Hạ Long, biển Nha Trang, phố cổ Hội An, cho thấy tiềm lực to lớn để phát triển dịch này.

Du lịch từ lâu đã được Nhà nước xác định là ngành công nghiệp không khói, tạo ra giá trị rất cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, cho đến nay du lịch Việt Nam chưa thực sự là điểm đến hấp dẫn của du khách. Ngoài ra, quá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2023