Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam - 17

Thứ nhất, thực hiện hiệu quả và công bằng xã hội trong chính sách bảo trợ xã hội, vì bảo trợ xã hội là một phần quan trọng của hệ thống an sinh xã hội. Nó tạo nên tấm lưới cuối cùng của hệ thống lưới an toàn để bảo vệ cho mọi thành viên trong xã hội, khi họ rơi vào tình trạng rủi ro. Trong rất nhiều giải pháp, nhưng trước mắt phải giải quyết những vấn đề sau:

- Đổi mới cơ chế chính sách theo hướng từng bước bao phủ toàn đối tượng

xã hội.

- Nâng dần mức trợ cấp, trợ giúp cho phù hợp với quá trình phát triển kinh

tế - xã hội

- Đổi mới cơ chế xác định đối tượng trợ cấp, trợ giúp.

- Từng bước hoàn thiện cơ chế tài chính và cơ chế huy động nguồn lực.

Thứ hai, mở rộng sự tham gia của các tổ chức tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ trong việc phát triển hệ thống an sinh xã hội.

Thứ ba, khuyến kích hoạt động nhân đạo của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội tham gia phát triển mạng lưới an sinh xã hội, trợ giúp hiệu quả các đối tượng yếu thế.

Cũng như vậy, chính sách ở lĩnh vực khác cũng cần được tính đến theo chiều hướng này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

3.3.4. Mở rộng và phát huy dân chủ

Dân chủ theo nghĩa rộng bao gồm nhiều khía cạnh, dân chủ là giá trị, dân chủ là chế độ chính trị, dân chủ là nguyên tắc tổ chức, là mục tiêu xã hội… ở đây dân chủ được đề cập đến chủ yếu trên phương diện là phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế đến chính trị xã hội nói chung nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam - 17

Việt Nam xây dựng xã hội mới từ một nước nửa phong kiến, thuộc địa - vốn có bản chất là không dân chủ vì vậy truyền thống dân chủ ở nước ta là hết sức hạn chế. Hơn nữa, một thời gian khá dài chúng ta thực hiện cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp càng có cơ hội tiếp tục duy trì những cách làm độc đoán, chuyên quyền, thiếu dân chủ. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh lành mạnh trong phát triển kinh tế thị trường cũng như tạo nên những

bất công phi lý trong các quan hệ xã hội. Vì vậy mở rộng và phát huy dân chủ không chỉ là mục tiêu thể hiện tính tốt đẹp nhân văn của xã hội, nó còn là phương thức hữu hiệu để thực hiện mục tiêu ấy.

Mở rộng và phát huy dân chủ trong kinh tế là yêu cầu số một hiện nay - với nội hàm chính là mọi thành phần kinh tế đều có điều kiện để phát triển trong khuôn khổ của pháp luật. Đi liền với nó là sự bãi bỏ sự độc quyền cũng như cơ chế xin - cho, làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Dân chủ trong kinh tế đòi hỏi một mặt phải động viên, khuyến khích và có cơ chế để mọi người làm giàu một cách chính đáng; mặt khác, phải trừng trị những kẻ làm giàu bất chính, trái pháp luật. Trước đây, trong bối cảnh mất nước, nhiệm vụ hàng đầu là giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Hiện nay, đất nước đã độc lập, điều quan trọng là phải làm cho nước mạnh, dân giàu - dân chủ trong kinh tế không đi ngoài mục tiêu xuyên suốt ấy.

Mở rộng, phát huy dân chủ trong kinh tế phải đi liền với dân chủ về chính trị, xã hội với những nội dung cơ bản để mọi tầng lớp nhân dân nhận thức được trách nhiệm xã hội và tham gia vào các quá trình chính trị, xã hội với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Cần tăng cường và cải tiến các hoạt động mang tính dân chủ cao như chất vấn tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân, đối thoại trực tiếp với nhân dân qua truyền hình và Internet, thiết lập các đường dây nóng liên lạc với người dân, đổi mới các cuộc tiếp xúc với cử tri… Thực tế cho thấy nơi nào phát huy tốt dân chủ cơ sở sẽ hạn chế được những hiện tượng tiêu cực, những biểu hiện sai trái vi phạm kỷ cương, phép nước, những biểu hiện suy thoái đạo đức của một số cán bộ có chức có quyền, các hiện tượng quan liêu, tham nhũng…

Việc mở rộng dân chủ hiện nay phải đi liền với kỷ cương pháp luật. Trên cơ sở đó phát huy vai trò chủ động, tích cực của mọi tầng lớp dân cư tham gia và quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm kê, kiểm soát lực lượng lao động, sản xuất và phân phối sản phẩm…

3.3.5. Phòng, chống tham nhũng và lãng phí

Toàn Đảng, toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội phải có quyết tâm chính trị cao đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. Bổ sung, hoàn thiện các cơ

chế, quy định về quản lý kinh tế - tài chính, quản lý tài sản công, ngân sách nhà nước, các quỹ do nhân dân đóng góp và do nước ngoài viện trợ; về thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm kê, kiểm soát. Đẩy mạnh cải cách hành chính; thực hiện cơ chế giám sát của nhân dân, thông qua các đại diện trực tiếp và gián tiếp đối với đảng viên, công chức, cơ quan, đơn vị. Bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong các đơn vị cung ứng dịch vụ công và doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục đổi mới chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức.

Nghiêm chỉnh thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bổ sung, hoàn thiện Luật Khiếu nại và tố cáo.

Xử lý kiên quyết, kịp thời, công khai những người tham nhũng, bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay đã nghỉ hưu. Những người bao che cho tham nhũng, cố tình ngăn cản việc chống tham nhũng hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để vu khống, làm hại người khác, gây mất đoàn kết nội bộ. Có cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Biểu dương và nhân rộng những gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.

Hoàn thiện cơ chế dân chủ, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức và cơ quan công quyền, phát hiện, đấu tranh với các hiện tượng tham nhũng. Đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.

Các cấp uỷ và tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể nhân dân, cán bộ lãnh đạo, trước hết là cán bộ cấp cao, phải trực tiếp tham gia và đi đầu trong việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

3.3.6. Cải thiện và bảo vệ môi trường

Tổ chức và làm tốt quy hoạch và siết chặt kỷ luật thực hiện theo quy hoạch phát triển công nghiệp. Các khu công nghiệp phải nằm xa khu dân cư và phải có công trình xử lý chất thải trước khi đưa ra bên ngoài. Những khu công nghiệp chưa có công trình xử lý nước thải thì phải buộc chủ đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp làm. Hạn chế và tiến tới chấm dứt việc xây dựng các cơ sở công

nghiệp độc lập nằm ngoài khu công nghiệp và gần khu dân cư. Tiếp tục chuyển các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi đô thị.

Kiểm soát chặt chẽ việc tăng dân số cơ học tại các đô thị lớn, nhất là các thành phố trực thuộc trung ương. Hình thành các khu đô thị vệ tinh để giảm khối lượng rác thải đang được tập trung quá lớn ở những siêu đô thị. Đồng thời quy hoạch khu xử lý rác thải theo vùng, không bị hạn chế bởi ranh giới địa lý trong một tỉnh, thành phố thì mới khác phục được nhược điểm không đủ diện tích sử lý rác thải đô thị với quy mô lớn và ổn định lâu dài.

Có cơ chế chuyển mục đích sử đụng đất nông nghiệp ở các làng nghề sang đất công nghiệp để có mặt bằng sản xuất, kinh doanh cho các chủ cơ sở ở đây, hạn chế và tiến tới xóa bỏ các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở các làng nghề xen kẽ với khu dân cư.

Hình thành cho được ý thức giữ gìn môi trường chung và bảo vệ môi trường trong dân cư cả ở đô thị và nông thôn, coi đây là một yêu cầu sơ đẳng của nếp sống văn hóa. Tiến hành công tác giáo dục rộng rãi, bền bỉ, tạo thành dư luận xã hội nghiêm khắc với mọi hành vi gây mất vệ sinh công cộng và ô nhiễm môi trường sống, đi đôi với việc thiết lập chế tài, sử phạt nghiêm, đúng mức với mọi hành vi.

***

Việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội là một phần nội hàm trong nội dung đổi mới đất nước mà Đảng đã đề ra. Và nó phải được thực hiện ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục..., giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội và phải kết hợp được các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương; gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng tập trung giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc hiện nay.

Để đạt được mục tiêu giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, chúng ta cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, cũng như cần có sự tham gia tích của mọi ngành, thành phần, tầng lớp trong xã hội, chứ không chỉ mong chờ vào hiệu quả hoạt động cũng như những kế hoạch và chính sách của Chính phủ.


KẾT LUẬN


Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có mối quan hệ biện chứng gắn bó chặt chẽ với nhau. Quá chú trọng tới tăng trưởng, không quan tâm giải quyết vấn đề công bằng xã hội sẽ để lại nhiều hậu quả về mặt xã hội, vấn đề đó tất yếu dẫn tới suy giảm tăng trưởng kinh tế. Đó không chỉ là một nhận định có tính lý luận mà nó đã được minh chứng bằng thực tế ở nhiều nước, hậu quả của nó không thể giải quyết ngày một ngày hai. Ngược lại, chỉ chú trọng tới việc giải quyết các vấn đề xã hội sẽ triệt tiêu các động lực phát triển kinh tế mà suy cho cùng đó lại là sự bình quân cào bằng và cũng lại là bất công bằng xã hội trên một khía cạnh nào đó. Không thể nói đến một xã hội văn minh, phát triển khi giải quyết công bằng xã hội trên một nền kinh tế tăng trưởng kém. Cũng không thể có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh bền vững trong một xã hội mà đa số dân chúng thấp kém về trí tuệ, ốm yếu về thể chất, thất nghiệp và nghèo đói. Như vậy tăng trưởng kinh tế có thể tạo điều kiện vật chất để thực hiện công bằng xã hội và ngược lại công bằng xã hội cũng là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong thời kỳ đổi mới, vấn đề này cũng được Đảng và Nhà nước quán triệt sâu sắc. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với công bằng xã hội trong từng bước đi và trong suốt quá trình phát triển là quan điểm, định hướng cơ bản nhất quán xuyên suốt quá trình đổi mới.

Việc kết hợp thực hiện hai mục tiêu trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta trên thực tế đã đạt được những kết quả đáng kể. Sự biến đổi khá toàn diện về chất của nền kinh tế, đã đem lại những kết quả khả quan về mặt tăng trưởng - tạo cơ sở vật chất để thực hiện từng bước công bằng xã hội.

Hiện nay, việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam còn rất nhiều bất cập. Chính vì vậy, trong thời gian tới vấn đề này cần phải có được sự quan tâm sâu sắc hơn nữa của Đảng và Nhà nước, cũng như các tổ chức và đoàn thể xã hội, cùng với các biện pháp kinh tế - xã hội

hữu hiệu, phù hợp hơn với thực tế khách quan hơn để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tốt hơn, hài hòa hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ADB (2006), Chương trình và chiến lược quốc gia Việt Nam 2007 - 2010, năm 2006.

[2] Đinh Văn Ân (chủ biên) (2005), Quan niện và thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội, tốc độ nhanh bền vững chất lượng cao ở Việt Nam, NXB Thống kê Hà Nội, Hà Nội.

[3] Báo cáo của Thủ tướng Phan Văn Khải (2005) trình bày trước Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 8 ngày 18 tháng 10 năm 2005.

[4] Brian Van Arkadie& Raymond Mallon (2004), “Việt Nam con hổ đang chuyển mình ?”, NXB TK, Hà Nội.

[5] David Begg(1992), Kinh tế học, tập 1,2 NXB Giáo dục, Hà Nội.

[6] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội & UNDP(2004), Đánh giá Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo và Chương trình 135, Hà Nội.

[7] Bộ Lao động - thương binh và xã hội (2001), Số Liệu thống kê Lao động - Việc làm ở Việt Nam 1996 - 2000, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[8] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2007 và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, Báo cáo số 1225/BC -

BKH, Hà Nội

[9] Bộ Lao động và thương binh xã hội (2001), Chiến lược xóa đói giảm nghèo 2001 - 2010, Hà Nội tháng 4 năm 2001, Hà Nội.

[10] CIEM, Chuyên đề số 7 (2004), Kết hợp tăng trưởng kinh với công bằng xã hội nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam, Hà Nội

[11] CIEM, Chuyên đề số 9 (2006), Thực hiện tiến bộ và công bằng trong chính sách phát triển, Hà Nội.

[12] CIEM(2006), Kinh tế Việt Nam năm 2005, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội

[13] Nguyễn Thị Cành (2004), Các mô hình tăng trưởng và dự báo kinh tế lý thuyết và thực nghiệm, NXB Đại học quốc gia TP HCM, Tp Hồ Chí Minh.

[14] Hải Châu, Việt Nam có độ công bằng xã hội tốt nhất Apec, Vietnamnet.vn

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí