Sự Cần Thiết Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại


ngân hàng trong việc đánh giá xét duyệt cho vay hơn là các món cho vay sản xuất kinh doanh.

- Chi phí: Chi phí các khoản vay tiêu dùng cao do các NHTM phải tốn nhiều thời gian và nhân lực điều tra, thu thập thông tin về chủ thể vay vốn trước khi đưa ra quyết định cho vay. Bên cạnh đó ngân hàng còn phải chịu một số chi phí như chi phí quản lý khoản vay, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng…nên chi phí tính trên một đơn vị tiền tệ cho vay tiêu dùng cao hơn so với các loại hình cho vay khác.

- Lợi nhuận: Do rủi ro và chi phí cho vay tiêu dùng cao nên các NHTM thường đặt mức lãi suất cao đối với các khoản cho vay tiêu dùng. Mức lãi suất này phải đáp ứng được mức lợi nhuận dự kiến và phần bù rủi ro. Mặt khác, NHTM nắm bắt được tâm lý của khách hàng khi vay thường kém nhạy cảm với lãi suất mà quan tâm nhiều hơn đến khoản tiền họ phải trả hàng tháng. Với mức lãi suất cao như vậy, cho vay tiêu dùng thường là khoản vay có mức lợi nhuận trên một đồng vốn cho vay cao nhất so với các loại hình cho vay khác.

- Cho vay tiêu dùng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất mở rộng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập của người dân tăng, đời sống của họ được cải thiện, nhu cầu mua sắm hàng hoá dịch vụ nhờ đó tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất trì trệ, thu nhập và mức sống dân cư giảm sút, nhu cầu tiêu dùng cũng giảm theo, dẫn đến cho vay tiêu dùng bị thu hẹp.

1.2.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng

Đối với ngân hàng:

- Cho vay tiêu dùng giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng và các TCTD khác, thu hút được đối tượng khách hàng mới, từ


9


đó giúp NHTM mở rộng quan hệ với khách hàng. Bằng cách nâng cao và mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng, số lượng khách hàng đến với ngân hàng sẽ ngày càng nhiều hơn và hình ảnh của ngân hàng sẽ càng đẹp hơn trong con mắt khách hàng. Trong ý nghĩ của công chúng, ngân hàng không chỉ là tổ chức chỉ biết quan tâm đến các công ty và doanh nghiệp mà ngân hàng còn rất quan tâm tới những nhu cầu nhỏ bé, cần thiết của người tiêu dùng, đáp ứng nguyện vọng cải thiện đời sống của người tiêu dùng. Từ đó mà uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao hơn.

- Cho vay tiêu dùng cũng là một công cụ marketing rất hiệu quả, giúp ngân hàng huy động được nhiều nguồn tiền gửi của dân cư.

- Cho vay tiêu dùng tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hoá kinh doanh từ đó nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng.

Đối với người tiêu dùng, cho vay tiêu dùng giúp người tiêu dùng được hưởng các tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền và trong những trường hợp cần chi tiêu cấp bách. Cho vay tiêu dùng là phương thức góp phần cải thiện mức sống của người tiêu dùng khi họ chưa có đầy đủ khả năng thanh toán ở hiện tại. Tuy vậy, việc lạm dụng vay tiêu dùng sẽ làm giảm khả năng tiết kiệm hoặc chi tiêu trong tương lai, đặt trên vai người tiêu dùng gánh nặng nợ nần mà họ có nghĩa vụ phải thanh toán cả gốc và lãi.

Cuối cùng, đối với nền kinh tế, cho vay tiêu dùng góp phần khơi thông luồng chuyển dịch hàng hoá. Quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá nếu như không có tiêu dùng thì tất yếu sẽ bị tắc nghẽn, hàng hoá không tiêu thụ được dẫn tới doanh nghiệp bị ứ đọng vốn và đương nhiên quá trình sản xuất không thể tiếp tục. Ngân hàng lúc này đóng vai trò quan trọng trong việc cho người tiêu dùng vay vốn trước khi họ tích luỹ đủ số tiền cần thiết. Khách hàng


10



có tiền sẽ tìm đến doanh nghiệp mua hàng và doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá, sau đó mới có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Khi đã tiêu thụ được hàng hoá, doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất và sẽ tìm tới ngân hàng để tiếp tục vay vốn. Như vậy, cho vay tiêu dùng sẽ có lợi cho cả ba bên: người tiêu dùng, doanh nghiệp và ngân hàng hay chính là có lợi cho cả nền kinh tế. Tóm lại, cho vay tiêu dùng được dùng để tài trợ cho chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ trong nước sẽ tạo hiệu quả tốt trong việc kích cầu, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

1.2.4. Các hình thức cho vay tiêu dùng

1.2.4.1. Căn cứ vào mục đích vay

- Cho vay tiêu dùng cư trú: Cho vay tiêu dùng cư trú là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình.

- Cho vay tiêu dùng phi cư trú: Cho vay tiêu dùng phi cư trú là các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch...

1.2.4.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả

- Cho vay tiêu dùng trả góp: Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức này thường được áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay.

- Cho vay tiêu dùng phi trả góp: Theo phương thức này tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn. Thường thì các khoản cho vay tiêu dùng phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ với thời hạn không dài.


11


- Cho vay tín dụng tuần hoàn: Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này, trong thời hạn cho vay được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng.

1.2.4.3. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ

- Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng.


(3


CÔNG TY BÁN LẺ

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


NGƯỜI TIÊU DÙNG



(5)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành - 3

(1)



(2)


(4)



Sơ đồ 1. 1. Cho vay tiêu dùng gián tiếp


(1): Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hóa. Thông thường, người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị tài sản.


12



(2): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng đồng thời giữ lại quyền sở hữu tài sản

(3): Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho ngân hàng. (4): Ngân hàng thanh toán tiền còn thiếu cho công ty bán lẻ.

(5): Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng theo hạn mức và kỳ hạn được xác định

Ưu điểm:

+ Cho phép ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng, tiết giảm được chi phí cho vay.

+ Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt động ngân hàng khác.

+ Trong trường hợp có quan hệ với những công ty bán lẻ tốt, cho vay tiêu dùng gián tiếp an toàn hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp.

Nhược điểm:

+ NHTM không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bán chịu.

+ Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịu hàng hóa.

+ Kỹ thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao.

- Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để tiến hành cho vay và thu nợ.


13



CÔNG TY BÁN LẺ

(5)


NGƯỜI TIÊU DÙNG

NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

(2)



(4)


(1) (3)


Sơ đồ 1. 2. Cho vay tiêu dùng trực tiếp


(1): Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay.

(2): Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho công ty bán lẻ.

(3): Ngân hàng thanh toán số tiền mua tài sản còn thiếu cho công ty bán

lẻ.


(4): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng. (5): Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng.

Cho vay tiêu dùng trực tiếp bao gồm các phương thức:

+ Cho vay trả theo định kỳ: Là phương thức trong đó khách hàng vay và trả trực tiếp cho ngân hàng với mức trả và thời hạn trả mỗi lần được quy định khi cho vay.

+ Thấu chi: Là nghiệp vụ cho phép một khách hàng rút tiền từ tài khoản vượt quá số dư Có, tới một hạn mức đã được thỏa thuận. Để có thể cho vay, thông thường giữa ngân hàng và khách hàng phải thỏa thuận về: hạn mức, lãi suất, yêu cầu đảm bảo phí các loại, yêu cầu đảm bảo tín dụng (nếu có)…


14



+ Thẻ tín dụng: Là nghiệp vụ tín dụng trong đó ngân hàng phát hành thẻ cho những người có tài khoản ở ngân hàng đủ điều kiện cấp thẻ và định mức giới hạn tín dụng tối đa mà người có thẻ được sử dụng. Phương thức thẻ tín dụng gồm thỏa thuận giữa 3 bên: người giữ thẻ, ngân hàng và người bán hàng. Ở đây, thẻ đã bảo đảm cho người bán hàng rằng người giữ thẻ đã được ngân hàng bảo lãnh một số tiền nhất định.

Phương thức trực tiếp có ưu điểm: ngân hàng có thể tận dụng các sở trường của nhân viên tín dụng – những người được đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng. Do đó, các quyết định tín dụng trực tiếp của ngân hàng thường có chất lượng cao hơn so với trường hợp chúng được quyết định bởi những công ty bán lẻ. Hình thức này cũng linh hoạt hơn và cho phép ngân hàng thắt chặt mối quan hệ tín dụng với các khách hàng có quan hệ trực tiếp với ngân hàng.

1.2.4.4. Căn cứ theo hình thức bảo đảm tiền vay

- Cho vay có tài sản đảm bảo: là hình thức mà khoản vay của khách hàng được bảo đảm bằng tài sản cầm cố thế chấp. Giá trị tài sản đảm bảo là cơ sở để ngân hàng xác định số tiền cho vay. Trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán ngân hàng sẽ phát mại tài sản để thu hồi nợ.

- Cho vay không có tài sản đảm bảo: là hình thức ngân hàng cho vay dựa trên uy tín và khả năng tài chính của khách hàng mà không yêu cầu khách hàng phải thế chấp hay cầm cố tài sản.

1.2.4.5. Căn cứ theo thời hạn vay

- Cho vay ngắn hạn: đối với các khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng.

- Cho vay trung và dài hạn: đối với các khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng trở lên.


15


1.3. SỰ CẦN THIẾT MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1. Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng

Trước hết, khi nói về mở rộng cho vay tiêu dùng, ta cần phải xem xét việc mở rộng theo cả hai chiều hướng. Thứ nhất là mở rộng cho vay tiêu dùng theo chiều rộng, nghĩa là nâng quy mô, mở rộng về số lượng các hợp đồng cho vay, các phương thức cho vay tiêu dùng sao cho đa dạng, phong phú. Thứ hai là mở rộng theo chiều sâu, nghĩa là số lượng phải đi kèm theo chất lượng, Ngân hàng cần nâng cao chất lượng của từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.

1.3.2 Sự cần thiết mở rộng cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là hình thức tín dụng đã ra đời từ lâu trên thế giới và cực kỳ phổ biến tại các nước phát triển. Tuy nhiên ở Việt Nam, cho vay tiêu dùng còn khá mới mẻ và chưa thực sự phát triển. Chỉ từ đầu thế kỷ 20, các NHTM bắt buộc phải mở rộng dịch vụ cho vay, thu hút khách hàng bằng cách cung cấp các sản phẩm cho vay tiêu dùng là do:

Thứ nhất, ngân hàng nhận thức được vai trò quan trọng của cho vay tiêu dùng đối với bản thân NHTM và cả nền kinh tế. Cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng phát triển mối quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động vốn cũng như phát triển các dịch vụ dân cư cho ngân hàng. Bên cạnh đó, CVTD tạo điều kiện cho ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh từ đó tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro; góp phần kích thích sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, trong xu thế cạnh tranh gay gắt hiện nay giữa các NHTM, các sản phẩm cho vay truyền thống không còn tính riêng biệt để thu hút khách hàng thì CVTD chính là “miền đất mới” để các ngân hàng khai thác. Việc cung cấp các sản phẩm CVTD thỏa mãn tối đa nhu cầu của từng cá nhân sẽ


16


Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí