Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành - 2



1. Lý do chọn đề tài

LỜI MỞ ĐẦU

NHTM là một tổ chức tài chính trung gian đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trước đây, các NHTM ở Việt Nam chỉ chú trọng đến hoạt động kinh doanh truyền thống là cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh đối với các tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước áp lực cạnh tranh gay gắt hiện nay, các NHTM đã và đang chú trọng phát triển loại hình cho vay tiêu dùng để phục vụ đối tượng khách hàng là cá nhân và hộ gia đình.

Hình thức cho vay tiêu dùng xuất hiện trong những năm gần đây là nguồn tài chính quan trọng giúp các cá nhân, hộ gia đình trong nền kinh tế có thể tiếp cận nguồn vốn để trang trải các nhu cầu cần thiết như mua nhà, mua xe… Đây là hoạt động không chỉ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng mà còn là công cụ cạnh tranh hiệu quả giữa ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Nhận thức được rõ tầm quan trọng của cho vay tiêu dùng và tiềm năng phát triển, các ngân hàng thương mại đã quan tâm đổi mới và đa dạng các loại hình cho vay tiêu dùng để thu hút khách hàng và quảng bá thương hiệu cho chính ngân hàng của mình. Mặc dù vậy, so với các hoạt động khác thì cho vay tiêu dùng vẫn chiếm tỷ trọng chưa cao cả về doanh số lẫn dư nợ cho vay và chưa phát huy được vai trò vốn có của nó.

Là một trong những đơn vị tiêu biểu của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, chi nhánh Hà Thành luôn chú trọng mở rộng quy mô và chất lượng dịch vụ cung ứng, trong đó có dịch vụ cho vay tiêu dùng. Nghiên cứu và xây dựng chiến lược mở rộng hình thức tín dụng này đang là mục tiêu không chỉ với Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Hà Thành mà còn của rất

nhiều các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính khác. Chính vì thế 1


tôi lựa chọn đề tài: ‘‘Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Hà Thành’’ cho luận văn tốt nghiệp của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

2. Tổng quan nghiên cứu

- Các nước phát triển đã áp dụng cho vay tiêu dùng từ lâu và đạt được những kết quả thành công khi phát huy được vai trò của loại hình tín dụng này. Tuy nhiên ở Việt Nam, hoạt động này còn khá mới mẻ và chưa phát huy được những ưu điểm của nó. Vì vậy trong những năm gần đây, cho vay tiêu dùng trở thành mối quan tâm của các ngân hàng và rất nhiều nhà kinh tế cũng nghiên cứu về vấn đề này.

Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành - 2

+ Tác giả Phạm Thị Phương Anh nghiên cứu đề tài “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội”.

+ Tác giả Phạm Hương Quỳnh cũng viết đề tài về cho vay tiêu dùng nhưng là “Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng NN& PTNT Việt Nam chi nhánh Gia Lâm”.

Luận văn đi vào nghiên cứu vấn đề “mở rộng cho vay tiêu dùng”, làm rõ khái niệm “mở rộng”, đi vào tìm hiểu các tiêu thức đánh giá mở rộng cho vay tiêu dùng, từ đó đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng và đề xuất các biện pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh Hà Thành.

3. Mục đích nghiên cứu


Luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản, các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. Trên cơ sở phân tích thực


2



trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Thành, từ đó đề xuất biện pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Hà Thành trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM.


- Phạm vi nghiên cứu:


+ Không gian: NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Thành.


+ Thời gian: Từ năm 2010 cho đến năm 2014.


5. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp mô tả, phân tích thống kê, tổng hợp, so sánh, đánh giá, dự báo…kết hợp sử dụng kiến thức tổng hợp các môn học chuyên ngành kinh tế.

- Dựa vào số liệu, báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Thành tiến hành tính toán, phân tích một số chỉ tiêu.

6. Kết cấu của luận văn


Luận văn bao gồm ba chương:


Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Hà Thành

Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Hà Thành


3


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Khái niệm, nguyên tắc và điều kiện cho vay

1.1.1.1. Khái niệm

Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính quan trọng của nền kinh tế, đóng vai trò là kênh cung ứng vốn cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần kích thích và thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong đó, cho vay là một dịch vụ chính trong hệ thống sản phẩm sẵn có của ngân hàng, chiếm 70-80% tài sản có, góp phần đem lại nguồn lợi nhuận lớn để ngân hàng tồn tại và phát triển.

Cho vay là hình thức cấp tín dụng mà bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

1.1.1.2. Nguyên tắc cho vay

Để đảm bảo an toàn vốn, trong quá trình cho vay các ngân hàng thương mại luôn phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng: Các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay vốn, trước khi vay phải trình bày với ngân hàng mục đích vay vốn, gửi cho ngân hàng các kế hoạch hay dự án sản xuất kinh doanh, các hợp đồng cung cấp và tiêu thụ sản phẩm, các tài liệu kế toán để ngân hàng xem xét, cho vay. Khi cho vay, ngân hàng cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng vay vốn và khách hàng phải cam kết sử dụng tiền vay đúng mục đích và điều này được ghi trong hợp đồng vay vốn.

4



Sau khi đã nhận được tiền vay khách hàng phải sử dụng đúng mục đích như đã cam kết. Ngân hàng có trách nhiệm kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng, nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích ngân hàng phải áp dụng các biện pháp chế tài thích hợp nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng.

- Tiền vay phải hoàn trả đúng hạn đầy đủ cả gốc và lãi: Hoàn trả là thuộc tính vốn có của tín dụng, sự hoàn trả là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng khi cho vay. Thu hồi nợ cả gốc và lãi đúng hạn là cơ sở để các ngân hàng thương mại tồn tại và phát triển.

Để có thể thực hiện được nguyên tắc này trong quản lý vốn vay ngân hàng phải xác định thời hạn cho vay, các kỳ hạn nợ của từng khoản vay, đồng thời thường xuyên theo dõi, đôn đốc khách hàng trong việc trả nợ.

1.1.1.3. Điều kiện cho vay

Thứ nhất, khách hàng phải có đủ tư cách pháp lý

Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng là quan hệ được pháp luật bảo vệ. Do đó, các chủ thể tham gia quan hệ phải có đủ tư cách pháp lý. Trong quan hệ tín dụng sẽ phát sinh sự chuyển giao và giao dịch về tài sản, cần có sự xác nhận của các bên tham gia theo đúng quy định của luật pháp.

Thứ hai, vốn vay phải được sử dụng hợp pháp

Vốn vay phải được sử dụng hợp pháp tức là không vi phạm pháp luật và mục đích sử dụng vốn vay phù hợp với đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Vì vậy, khi khách hàng sử dụng vốn bất hợp pháp thì các tài sản sẽ bị phong toả hoặc bị tịch thu từ đó ảnh hưởng tới khả năng hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng.

Thứ ba, khách hàng phải có năng lực tài chính lành mạnh đủ để đảm bảo hoàn trả tiền vay đúng hạn đã cam kết. Doanh nghiệp có tình hình tài


5


chính lành mạnh tức là doanh nghiệp đó có khả năng quản lý tốt, chứng minh sự phát triển ổn định của khách hàng; đảm bảo cho khách hàng có cơ sở vững chắc về tài chính để đảm bảo cho cam kết hoàn trả tiền vay đúng hạn.

Thứ tư, khách hàng phải có phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả (đối với khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh), đảm bảo các nguyên tắc sinh lời để có thể hoàn trả ngân hàng cả gốc và lãi.

Thứ năm, khách hàng phải thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định. Đảm bảo tiền vay là công cụ đảm bảo trong việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của khách hàng trong quan hệ vay vốn và là nguồn thanh toán “thứ hai” cho NHTM (trong trường hợp khách hàng không trả được khoản vay).

1.1.2. Phân loại cho vay

Loại hình cho vay của NHTM hiện nay rất đa dạng với nhiều hình thức cho vay khác nhau. Có nhiều cách phân loại cho vay, trong đó có một số cách phân loại chủ yếu như sau:

1.1.2.1. Dựa vào chủ thể vay vốn

Cho vay tổ chức, doanh nghiệp: Khách hàng đi vay là các tổ chức, doanh nghiệp, mục đích chủ yếu là vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cho vay cá nhân, hộ gia đình: Khách hàng đi vay là các cá nhân, hộ gia đình, vay với mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh nhỏ.

1.1.2.2. Dựa vào mục đích sử dụng vốn vay

Cho vay kinh doanh bất động sản: thường bao gồm các khoản vay xây dựng ngắn hạn, giải phóng mặt bằng hay cho vay dài hạn tài trợ việc mua nhà, mua đất … Đối với loại vay này, tài sản tiền vay được đảm bảo bằng chính tài sản thực (như đất, tòa nhà…)


6



Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh: Là khoản cho vay các doanh nghiệp, tổ chức với mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh.

Cho vay nông nghiệp: Là khoản vay hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ hoa màu…

Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống: Thường là các khoản cho vay cá nhân, hộ gia đình với mục đích tài trợ cho các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày như mua sắm trang thiết bị, ô tô, chi phí học hành, du lịch, y tế…

Cho vay kinh doanh khác: Là các loại hình khác không thuộc các khoản vay trên như cho vay kinh doanh chứng khoán, tài trợ thuê mua…

1.1.2.3. Dựa vào đối tượng vốn vay

Cho vay trực tiếp: Khách hàng đến trực tiếp NHTM để xin vay vốn. NHTM sẽ giải ngân dựa trên những điều khoản mà hai bên thỏa thuận.

Cho vay gián tiếp: Là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Ngân hàng cho vay qua các tổ, đội, hội, nhóm, như nhóm sản xuất hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ ...Các tổ chức này thường xuyên liên kết các thành viên theo một mục đích riêng, song chủ yếu đều hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ quyền lợi cho mỗi thành viên. Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩm đầu vào của quá trình sản xuất. Việc cho vay theo cách này sẽ hạn chế người vay sử dụng tiền sai mục đích.

1.2. CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn tài chính cho các nhu cầu mua sắm vật dụng gia đình; mua sắm, xây dựng và sửa chữa nhà ở, mua xe cơ giới; thanh toán học phí; đi du lịch; chữa bệnh… và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống.


7


Trên thị trường hiện đã xuất hiện nhiều gói sản phẩm cho vay tiêu dùng để khách hàng lựa chọn. Ngoài loại hình cho vay trả góp sinh hoạt, tiêu dùng và cho vay trọn gói đến khách hàng ngay tại điểm bán hàng (các siêu thị, trung tâm mua sắm lớn), người tiêu dùng có thể chọn vay thẻ tín dụng (quốc tế, nội địa), thấu chi tài khoản... Có thể nhận thấy hoạt động cho vay tiêu dùng đánh vào nhu cầu của người dân nên nhanh chóng trở thành lĩnh vực thu hút và mở rộng danh mục khác hàng của ngân hàng hiện nay.

1.2.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng

- Về quy mô khoản vay: Quy mô mỗi món vay tiêu dùng thường nhỏ hơn so với món vay sản xuất kinh doanh. Sở dĩ có đặc điểm này là do giá trị của các mặt hàng tiêu dùng thường không quá lớn (trừ bất động sản) và khoản vay chỉ để bổ sung cho lượng nhỏ còn thiếu trong số vốn mà khách hàng đã có sẵn để phục vụ mục đích tiêu dùng. Tuy nhiên do đối tượng của vay tiêu dùng là mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nhu cầu của con người là không giới hạn và thường xuyên nên số lượng các khoản vay tiêu dùng rất lớn.

- Về lãi suất cho vay: Các khoản vay tiêu dùng thường có lãi suất cố định, đặc biệt là các khoản vay tiêu dùng trả góp. Điều này khiến cho ngân hàng có thể gặp rủi ro về lãi suất nếu chi phí huy động vốn tăng.

- Độ rủi ro: Khi cho vay phục vụ mục đích tiêu dùng, ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro. Tình hình tài chính của cá nhân, hộ gia đình có thể thay đổi nhanh chóng tùy theo tình trạng công việc hay sức khỏe của họ. Việc thẩm định và quyết định cho vay thường gặp khó khăn do vấn đề thông tin không đầy đủ. Các thông tin của cá nhân thường không rõ ràng và minh bạch như báo cáo tài chính kiểm toán của doanh nghiệp. Do đó chất lượng thông tin của các món vay tiêu dùng thường không cao và thường gây khó khăn cho


8


Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí