“Lý thuyết trò chơi” trong cuộc chạy đua giữa các công ty viễn thông trên thị trường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 13

chi phí, bạn có thể xây dựng những gói cước theo mức giá bậc thang. Theo cách tính này, mức giá cước sẽ càng giảm dần khi cuộc gọi càng kéo dài, hoặc khi tổng thời lượng gọi đi của thuê bao đó trong tháng vượt qua một mức nào đó. Những cách tính cước như thế này sẽ khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ nhiều hơn, vì họ sẽ có tâm lý cố gắng để đạt đến mức cước được giảm.


5. Phạm vi của cuộc chơi


5.1 Nhìn nhận cuộc chơi dưới phạm vi lớn hơn


Cuộc chơi không phải là một hòn đảo biệt lập. Mặc dù vậy, người ta vẫn vẽ ra các ranh giới và phân chia thế giới ra thành nhiều cuộc chơi tách biệt. Tuy nhiên chúng ta thường rất dễ bị sa vào việc phân tích một cuộc chơi biệt lập, và hình dung như thể không tồn tại những cuộc chơi lớn hơn. Vấn đề ở chỗ các ranh giới vẽ ra trong đầu đó không phải là các biên giới thực, ở đây không tồn tại các ranh giới thực. Mỗi cuộc chơi đều liên quan đến các cuộc chơi khác, cuộc chơi hôm nay ảnh hưởng đến các cuộc chơi ngày mai. Thậm chí chỉ một dự đoán đơn thuần về cuộc chơi ngày mai cũng làm ảnh hưởng đến cuộc chơi hôm nay.


Hiểu được, chơi được và làm thay đổi được mối liên hệ ràng buộc giữa các cuộc chơi là đòn bẩy thứ năm và cũng là cuối cùng trong chiến lược của “Lý thuyết trò chơi”. Bước đầu tiên là nhận biết được mối liên hệ giữa các cuộc chơi. ở đây thực sự luôn có các mối liên hệ. Một khi bạn thấy được các mối liên hệ, bạn có thể sử dụng chúng để làm lợi cho mình. Trong cuộc cạnh tranh giữa Viettel và VNPT cũng vậy, các doanh nghiệp này cần phải nhận thấy được mối quan hệ giữa thị trường điện thoại di động và thị trường điện thoại cố định. Mọi hành động trên thị trường di động đều có thể ảnh hưởng tới thị trường điện thoại cố định. Và do đó, nó sẽ còn làm thay đổi cả cuộc chơi lớn hơn mà hai doanh nghiệp này đang chơi. Vì vậy mỗi người chơi phải nhận thức đâu là cuộc chơi chính đối với mình, và cuộc chơi này sẽ ảnh hưởng tới cuộc chơi khác như thế nào. Với những nhận thức đó, mỗi người chơi có thể đưa ra được những chiến thuật phù hợp để đem lại những lợi ích tối đa cho mình.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Vì nếu như không nhìn nhận được mối quan hệ này, để từ đó có thể đánh giá trước những tác động của mỗi chiến lược đối với từng thị trường và ảnh hưởng của nó lên thị

trường khác, thì có thể sẽ gây ra những tác động không tốt tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Một ví dụ đơn giản đó là trong thời gian vừa qua, khi mà dịch vụ di động liên tục có những hình thức giảm cước khuyến mãi, thì các dịch vụ khác như điện thoại cố định đường dài không có mấy thay đổi về giá cước. Chỉ đến khi giá cước dịch vụ di động liên tỉnh được thống nhất thành một giá cước chung, và thậm chí còn rẻ hơn cả dịch vụ cố định đường dài VoIP thì VNPT mới vội vã thay đổi cách tính cước cho VoIP. Điều đó cho thấy một động thái trong một trò chơi có thể tác động đến vận may của bạn trong các trò chơi khác. Các mối liên hệ giữa các trò chơi có thể gây tác động tầng đợt và mỗi người chơi cần phải thấy trước được những phản ứng dây chuyền đó. Bạn cần phải nhìn nhận cuộc chơi trong một phạm vi rộng. Vì một hành động của bạn có thể là hợp lý trong một phạm vi hẹp, nhưng có thể lại không còn hợp lý nếu xem xét dưới góc độ lớn hơn của cuộc chơi.

“Lý thuyết trò chơi” trong cuộc chạy đua giữa các công ty viễn thông trên thị trường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 13


Thị trường dịch vụ di động, hay thị trường điện thoại cố đinh, hoặc thậm chí cả thị trường internet … đều có những mối quan hệ lẫn nhau. Điều quan trọng không phải là các doanh nghiệp cạnh tranh giành giật nhau trên từng thị trường, mà cần phải tính đến lợi ích tổng thể của doanh nghiệp mình, dựa trên những điều kiện, lợi thế có sẵn của mình. Việc đưa ra những chiến thuật phù hợp dựa trên cái nhìn về một phạm vi lớn của cuộc chơi sẽ giúp các doanh nghiệp tối đa hóa được những lợi ích mà họ muốn có được.

KẾT LUẬN


Lý thuyết trò chơi là lý thuyết về việc ra quyết định một cách độc lập và riêng rẽ. Việc ra quyết định là yếu tố cần thiết trong mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp, và trong cả đời sống con người. Chính vì vậy, lý thuyết trò chơi đã được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hỗi từ quân sự, chính trị đén lĩnh vực sinh học, công nghệ … Và trong khoảng 50 năm trở lại đây, lý thuyết trò chơi đã được ứng dụng rộng rãi trong kinh doanh.


Việc mở rộng ứng dụng lý thuyết trò chơi trong kinh doanh đã làm biến chuyển toàn bộ thế giới kinh doanh. Nếu như trước đây, người ta coi “thương trường là chiến trường”, trong đó người thắng thì tất yếu sẽ có kẻ bại. Ngược lại, ngày nay kinh doanh phải là “chiến tranh và hòa bình”. Tất cả các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều phải biết cạnh tranh và hợp tác. Tuy nhiên để xác định đâu là ranh giới giữa cạnh tranh và hợp tác là điều rất khó. Những phân tích về cuộc cạnh tranh giữa Viettel và VNPT trên thị trường dịch vụ di động đã cho thấy điều đó. Một lần nữa, chúng ta cần nhắc lại câu nói “Kinh doanh là hợp tác khi cần tạo ra chiếc bánh nhưng sẽ là cạnh tranh khi đến lúc cần chia phần chiếc bánh đó”.


Nền kinh tế của Việt Nam đang trong quá trình hình thành và phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta muốn phát triển trong nền kinh tế đó cũng vẫn phải cạnh tranh và hợ tác. Tuy nhiên cách thức cạnh tranh và hợp tác của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều bất cập, mang nhiều tính tự phát. Điều đó đòi hỏi phải có hệ thống lý luận mới soi đường. Và “Lý thuyết trò chơi “ chính là một trong những hệ thống lý luận đó. Tuy nhiên nếu như trên thế giới, “Lý thuyết trò chơi” đã được ứng dụng rộng rãi và đem lại thành công cho nhiều doanh nghiệp thì tại Việt Nam chúng ta vẫn còn khá thờ ơ với nó. Do vậy, cần phải tăng cường áp dụng “Lý thuyết trò chơi” vào thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam nhằm thay đổi thế giới quan về kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường di động nói riêng, và trên các thị trường khác nói chung. Qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như góp phần tạo nên thế và lực cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập và nền kinh tế thế giới.

Với mong muốn đó, người viết đã chọn đề tài: “Lý thuyết trò chơi” trong cuộc chạy đua giữa các công ty viễn thông trên thị trường Việt Nam trong quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế” làm khóa luận tốt nghiệp. Khóa luận đã thể hiện một cách khái quát những nội dung và hệ tư tưởng của lý thuyết trò chơi. Và dựa trên lý luận của “Lý thuyết trò chơi” để phân tích cuộc cạnh tranh giứa các doanh nghiệp trên thị trường viễn thông Việt Nam. Thông qua đó, đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, do thời gian hạn chế và trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, nhiều vấn đề chưa được đề cập chi tiết và cụ thể, bởi vậy khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất đinh. Người viết rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí