Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay - 2


Tên viết tắt

Tên tiếng Việt

NOM

Thu ngoài lãi biên ròng

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

PE

Hiệu quả quy mô.

ROA

Thu nhập ròng/ Tổng tài sản

ROE

Thu nhập ròng/ Vốn chủ sở hữu

SE

Hiệu quả kỹ thuật thuần túy.

SFA

Phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên

TCTD

Tổ chức tín dụng

TDND

Tín dụng nhân dân

TE

Tổng hiệu quả kỹ thuật.

TFP

Chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp

TNHĐB

Thu nhập hoạt động biên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Số lượng các ngân hàng thương mại qua các năm 54

Bảng 3.2: Nợ xấu các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 -2012 61

Bảng 3.3: Kết quả phân tích lựa chọn các biến đầu ra, đầu vào 76

Bảng 3.4: Kết quả ước lượng hiệu quả kĩ thuật (TE) hiệu quả kĩ thuật thuần (PE) và hiệu quả quy mô (SE) của các ngân hàng thương mại giai

đoạn 2008-2013 77

Bảng 3.5: Bảng xếp hạng hiệu quả kĩ thuật của các NHTM ở Việt Nam giai

đoạn 2008-2013 80

Bảng 3.6: Số lượng các ngân hàng có hiệu suất tăng (ICR), giảm (DCR) và không đổi theo quy mô (CONS) giai đoạn 2008-2013 87

Bảng 3.7 : Thống kê tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình SFA 92

Bảng 3.8 : Kết quả ước lượng các tham số của mô hình 94

Bảng 3.9: Hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng thương mại 96

Bảng 3.10 : Xếp hạng hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng thương mại 97

Bảng 3.11: Kết quả ước lượng mối quan hệ Hiệu quả kỹ thuật, thị phần tín dụng, tổng tài sản và tăng trưởng tương đối 99

Bảng 3.12: Kết quả ước lượng mối quan hệ Hiệu quả kỹ thuật, thị phần tín dụng, vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tương đối 100

Bảng 3.13: Kết quả ước lượng mối quan hệ Hiệu quả kỹ thuật, thị phần huy

động, vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tương đối 100

Bảng 3.14: Kết quả ước lượng mối quan hệ thị phần huy động, vốn chủ sở

hữu và tăng trưởng tương đối 101

Bảng 3.15: Kết quả ước lượng mối quan hệ thị phần huy động, tổng tài sản

và tăng trưởng tương đối 102

Bảng 3.16: Kết quả ước lượng mối quan hệ thị phần tín dụng, vốn chủ sở

hữu và tăng trưởng tương đối 102

Bảng 3.17: Kết quả ước lượng mối quan hệ thị phần tín dụng, tổng tài sản và

tăng trưởng tương đối 103

Bảng 3.18: Mối quan hệ ROA, ROE và hiệu quả kỹ thuật của các NHTM

Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013 106


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ


Đồ thị 3.1: Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 – 2012 55

Đồ thị 3.2 : Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 – 2012 56

Đồ thị 3.3: Tăng trưởng huy động, tăng trưởng tín dụng 57

Đồ thị 3.4: Huy động vốn của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 – 2012 58

Đồ thị 3.5: Dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 – 2012 59

Đồ thị 3.6: Nợ xấu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012 61

Đồ thị 3.7: Đường bao dữ liệu (DEA) 72

Đồ thị 3.8: Mối quan hệ giữa thị phần và hiệu quả kỹ thuật năm 2013 104

Đồ thị 3.9: Mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu, tổng tài sản và hiệu quả kỹ thuật năm 2013 104

Đồ thị 3.10: Mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu, tổng tài sản và tăng trưởng năm 2013 105

Đồ thị 3.11: Mối quan hệ giữa tăng trưởng tương đối, lợi nhuận và hiệu quả năm 2013 105

Đồ thị 3.12: Mối quan hệ giữa ROA, ROE và TE giai đoạn 2008 - 2013 107

Đồ thị 3.13: Nợ xấu các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 - 2013 107


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 : Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh 15

Sơ đồ 2.2: Mô hình các yếu tố quyết định của lợi thế cạnh tranh 29

Sơ đồ 2.3: Mô hình phân tích tác động của cơ cấu cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam 50

Sơ đồ 3.1: Hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam 53


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU


1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Trải qua hơn 25 năm đổi mới, chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, thể hiện là trụ cột của hệ thống tài chính, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Tốc độ này được thể hiện thông qua số lượng, quy mô vốn và số lượng sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng thương mại tăng lên nhanh chóng. Cùng với sự thay đổi đó là những đóng góp quan trọng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế, ước tính dư nợ tín dụng vượt trên 130% GDP, gần 50% vốn đầu tư toàn xã hội. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn qua các năm ở mức 22 – 47% (Ngô Xuân Thanh, 2012). Tuy nhiên, từ năm 2008 khi kinh tế thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ sau cuộc Đại suy thoái năm 1929 – 1933. Nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng: chu kỳ kinh tế thu hẹp bắt đầu từ quý I/2008 và ngày càng trở nên rõ rệt vào các quý sau. Dấu hiệu nền kinh tế trong một chu kỳ thu hẹp được thể hiện dưới tác động của chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt, tốc độ tăng trưởng suy giảm, giá cả tăng cao, thị trường chứng khoán suy giảm, thị trường bất động sản ảm đạm. Lúc này vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng được thể hiện thông qua việc góp phần đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định của đồng tiền và tỷ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh. Có thể nói, hệ thống ngân hàng là cầu nối giữa các thành phần kinh tế giúp cho dòng vốn lưu thông, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.

Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại đáng lo ngại mà đặc biệt là năng lực quản trị doanh nghiệp đã không theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của quy mô, mạng lưới, loại hình sản phẩm, dịch vụ tài chính và mức độ rủi ro trong hoạt động. NHTM cạnh tranh thiếu lành mạnh dẫn đến sự thiếu tôn trọng các chính sách, pháp luật trong hoạt động ngân hàng. Về năng lực tài chính của các NHTMVN còn hạn chế và hiệu quả kinh doanh thấp so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Từ những tồn tại trên, nhận thấy vấn đề cấp thiết


phải thay đổi trong giai đoạn phát triển vấn đề tái cơ cấu đã được đề cập từ năm 2006 trong Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, trong những năm gần đây khi cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên thế giới, đã tác động tới sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam. Sự yếu kém của các ngân hàng được phản ánh rõ nét thông qua chất lượng tài sản thấp, nợ xấu tăng cao. Điều đó đòi hỏi hệ thống ngân hàng Việt Nam cần có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Do đó, trong giai đoạn hiện nay việc tái cơ cấu hệ thống NHTM được gắn liền theo đề án Tái cấu trúc nền kinh tế của Chính phủ với 3 lĩnh vực cần tái cấu trúc: doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư công và hệ thống ngân hàng thương mại. Trải qua hơn 2 năm thực hiện tái cơ cấu theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thu được một số thành công nhất định như: đảm bảo được tính thanh khoản của hệ thống và tạo điều kiện ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát được các NHTM yếu kém thông qua việc sáp nhập hoặc cho phép tự tái cơ cấu; thành lập Công ty mua bán nợ VAMC cho phép xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng nhằm ổn định hoạt động. Tuy vậy, vẫn còn nhiều tồn tại cần được tháo gỡ để tăng cường sức khỏe cho hệ thống ngân hàng như: nợ xấu vẫn còn cao; vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong các tổ chức tín dụng còn thiếu minh bạch; vốn điều lệ ở một số NHTMCP không phản ánh đúng thực chất dẫn đến nguy cơ chi phối, thao túng hoạt động ngân hàng. Điều này gây rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng.

Bên cạnh đó, khi tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày một phát triển đã kéo gần các nền kinh tế thế giới lại với nhau và các khoảng cách ngày một bị loại bỏ thì sân chơi sẽ ngày càng bình đẳng hơn. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới, các ngân hàng thương mại Việt Nam có nhiều cơ hội song cũng chịu nhiều thách thức. So với các ngân hàng thương mại trong khu vực và trên thế giới, các NHTMVN còn rất non trẻ về trình độ, quy mô cũng như kỹ năng nghiệp vụ kinh doanh. Với sức ép trong giai đoạn hội nhập kinh


tế quốc tế thể hiện sự cạnh tranh ngày càng gia tăng buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam phải không ngừng đổi mới.

Từ những vấn đề trên tác giả lựa chọn đề tài “Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay” với mục tiêu đóng góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu cấu trúc cạnh tranh ngành có ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả tài chính, cũng như năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thông qua nghiên cứu này giúp các ngân hàng thương mại có cái nhìn tổng quan nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh tế mở.

1.2. Mục đích, nội dung, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án

1.2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án

Nghiên cứu một cách khoa học cơ sở lý luận về lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng và lý thuyết năng lực cạnh tranh. Trên cơ sở đó xây dựng mối quan hệ giữa cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng tác động tới năng lực cạnh tranh.

Dựa trên mô hình lý thuyết phân tích thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam và phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

Từ đó, đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.

Để có thể đạt được các mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận án này cần trả lời

được các câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau đây:

NHTM Việt Nam thuộc cấu trúc thị trường nào?

Những nhân tố nào quyết định tới cấu trúc cạnh tranh ngành và thông qua đó tác động tới hiệu quả tài chính của NHTM Việt Nam?

Cần làm rõ các giả thuyết nghiên cứu sau để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên:

Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại chịu sự tác động mạnh của các nhân tố - hàng rào gia nhập ngành, thị phần của các ngân hàng và độ tập trung của ngành.


Hàng rào gia nhập thị trường quyết định tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng thương mại và do đó có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính.

Có mối quan hệ cùng chiều giữa thị phần và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại.

1.2.2. Nội dung nghiên cứu

Luận án bao gồm các nội dung sau:

Khái quát lý thuyết về cấu trúc cạnh tranh ngành và năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.

Nghiên cứu tổng quan về đặc điểm của các NHTM Việt Nam và năng lực cạnh tranh tác động tới hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 - 2013.

Trên cơ sở đó đánh giá được những nhân tố tác động tới hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam thông qua các phương pháp định lượng. Phân tích được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Kết quả đánh giá sẽ là tiền đề đưa ra các kiến nghị đối với các NHTM Việt Nam cũng như đối với NHNN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu: Hiện tại có hơn 100 các ngân hàng và tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ ở Việt Nam. Trong khi đó hệ thống ngân hàng là một cầu nối quan trọng của các thành phần kinh tế, nó sẽ tác động tới nền kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua hoạt động trong hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều yếu kém đe dọa sự an toàn của toàn hệ thống và ảnh hưởng tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sự cạnh tranh của các ngân hàng trong và ngoài nước ngày càng gia tăng. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực cạnh tranh của các NHTMVN hoạt động ở Việt Nam. Để phân tích năng lực cạnh tranh của một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/11/2022