Lý luận hàng hóa của C.Mác và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 14

môi trường...), được tích hợp. Đặc biệt là, những giá trị sử dụng liên quan đến dịch vụ ngày càng mở rộng, thương hiệu trở thành biểu hiện bên ngoài của giá trị sử dụng hàng hóa. Trong khi đó, giá trị hàng hóa ngày càng giảm nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, được kết tinh bởi lao động phức tạp ngày càng nhiều hơn, và chứa đựng ngày càng ít hao phí lao động sống. Xu hướng toàn cầu hóa tạo cạnh tranh giá trị trên phạm vi quốc tế.

Nhận ra xu hướng đổi mới giá trị sử dụng, các hãng NOKIA, GOOGLE và MICROSOFT đã cung cấp nhiều dòng sản phẩm độc đáo, đặc thù và phù hợp nhu cầu đa dạng của từng đối tượng khách hàng từ mức thu nhập thấp đến thu nhập cao, nhờ đó, các hàng hóa đó có sức cạnh tranh mạnh mẽ biểu hiện ở vị trí thống lĩnh thị trường thế giới.

Tại Việt Nam, lý luận về hàng hóa của C.Mác được nhận thức và vận dụng không phù hợp trong thời kỳ vận hành nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp. Từ khi Đổi Mới, Việt Nam đã từng bước thúc đẩy cạnh tranh hàng hóa lành mạnh thông qua nỗ lực phát triển đồng bộ các loại thị trường và ban hành khung pháp lý về cạnh tranh, đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng chú ý đến đồng thời cạnh tranh về giá trị và cạnh tranh về giá trị sử dụng. Tuy nhiên, quá trình vận dụng lý luận về hai thuộc tính vào nền kinh tế vẫn có những hạn chế như: tồn tại độc quyền doanh nghiệp nhà nước làm ngăn cản cạnh tranh hàng hóa, nhận thức chưa chính xác của doanh nghiệp về giá trị và giá trị sử dụng.

Khung phân tích sức cạnh tranh hàng hóa được xây dựng từ lý luận hàng hóa của C.Mác hoàn toàn có thể dùng đánh giá từng loại hàng hóa. Trong khi đó, coi hàng hóa Việt Nam như một chỉnh thể thống nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy, hàng hóa Việt Nam có sức cạnh tranh tương đối tốt trên thị trường nội địa, nhưng vẫn còn rất nhỏ trên thị trường nước ngoài, đặc biệt là trên thị trường các nước phát triển. Về giá trị, hàng hóa Việt Nam có giá trị - giá cả thấp tại các ngành sử dụng nhiều lao động và tài nguyên, nhưng hạn chế lớn

nhất là khả năng hạ thấp giá trị hàng hóa là khó và tương đối chậm. Về giá trị sử dụng, hàng hóa Việt Nam phục vụ khá tốt nhu cầu tiêu dùng nội địa nhờ sự phù hợp với thị hiếu, thói quen tiêu dùng của khách hàng. Dù vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa Việt Nam còn nhiều hạn chế: thứ nhất, hàng hóa chủ yếu là dạng thô; Thứ hai, kém đa dạng hóa về hình thức, chức năng so với hàng hóa của Trung Quốc, Thái Lan, đặc biệt là chưa đáp ứng được những nhu cầu về những hàng hóa sử dụng công nghệ cao, hiện đại; Thứ ba, chất lượng hàng hóa không ổn định, chưa đáp ứng tốt các chỉ tiêu an toàn, vệ sinh, môi trường...; Thứ tư, hình thức bên ngoài của hàng hóa chưa hấp dẫn khách hàng; Thứ năm, các dịch vụ trước-trong-sau khi bán hàng gắn kèm hàng hóa Việt Nam chưa tốt; Thứ sáu, thương hiệu hàng hóa Việt Nam chưa được hình thành như một công cụ phục vụ cạnh tranh hàng hóa.

Để nâng cao sức cạnh tranh, hàng hóa Việt Nam cần phải đổi mới theo hướng: Thứ nhất, để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu đa dạng của khách hàng, phải nâng cao và đa dạng hóa giá trị sử dụng hàng hóa bằng việc không ngừng đổi mới giá trị sử dụng, đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế đối với hàng hóa, nâng cao giá trị sử dụng gắn liền với xây dựng thương hiệu của hàng hóa. Thứ hai, hạ thấp giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa. Sức cạnh tranh hàng hóa chỉ thực sự bền vững khi doanh nghiệp thực hiện đồng thời cả hai định hướng trên. Thứ ba, để thúc đẩy cạnh tranh hàng hóa lành mạnh, nhà nước phải nâng cao hiệu lực điều tiết bằng cách can thiệp theo phương châm “thị trường ở mọi lúc mọi nơi, nhà nước ở những lúc, những nơi cần thiết”, hoàn thiện hệ thống pháp luật và môi trường kinh tế vĩ mô. Thứ tư, tăng cường hợp tác giữa những người sản xuất nhỏ và vừa.

Việc nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa Việt Nam đòi hỏi sự tham gia tích cực của nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể là, nhà nước phải nâng cao quy mô và chất lượng hệ thống giáo dục đào tạo, tạo điều kiện phát triển nền khoa học công nghệ Việt Nam, đẩy mạnh cải cách cách thức tổ

chức và quản lý sản xuất trong xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tư liệu sản xuất hiệu quả hơn, và hỗ trợ doanh nghiệp khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý tài nguyên để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục đào tạo người lao động để nâng cao ý thức và kỹ năng lao động phù hợp với điều kiện sản xuất đặc thù, chú trọng hoạt động nghiên cứu - triển khai, không ngừng tự đổi mới cách thức tổ chức sản xuất, đổi mới và nâng cao hiệu quả sử dụng tư liệu lao động, tiết kiệm nguyên - nhiên vật liệu, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Tiếng Việt

1. Đinh Văn Ân (2004), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội.

Lý luận hàng hóa của C.Mác và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 14

2. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hoa (2009), Vượt thách thức, mở thời cơ phát triển bền vững, Nxb Tài Chính, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dành cho hệ không chuyên kinh tế), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Đường lối cách mạng của

Đảng Cộng sản Việt nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. C.Mác, Ph.Ăngghen (1994), C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, tập 25 phần I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. C.Mác. Ph.Ăngghen (1994), C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, tập 23, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Cành (2002), Chi phí đầu vào và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm ngành công nghiệp thực phẩm trên địa bàn Tp.HCM, Nxb Tp.HCM, Tp.HCM.

8. Cô-Dơ-Lốp G. A., Pe-Rơ-Vu-Sin S. P. (1979), Từ điển kinh tế, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

9. Nguyễn Quốc Dũng (2000), Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

10. Phạm Văn Dũng (2009), Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 39, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 43, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 45, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 46, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 49, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1989), Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Khoá VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

22. Đinh Thiên Đức (2003), Cung cầu hàng hóa gạo và những giải pháp chủ yếu phát triển thị trường lúa gạo Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

23. Vũ Minh Đức (2007), Sử dụng công cụ giá cả để cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

24. Phương Hà (2009), "Để gạo Việt Nam có giá", Tạp chí Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Số 18 - tháng 9/2009.

25. Haig M. (2004), Sự thật về 100 thất bại thương hiệu lớn nhất của mọi thời đại, Nxb Tổng hợp Tp.HCM, Tp.HCM.

26. Trần Hữu Hiệp (2009), "Xây dựng thương hiệu hạt gạo Đồng bằng sông Cửu Long", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 21.

27. Nguyễn Đức Hoàn (2008), "Cạnh tranh ngân hàng sôi động", Thời báo Kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2007 - 2008: Việt Nam và thế giới.

28. Đoàn Đỉnh Lam (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần ở thành phồ Hồ Chí Minh trong xu thế hội nhập, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Tp.HCM, Tp.HCM

29. Trần Thanh Lâm (2008), "Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập và xây dựng nền kinh tế tri thức", Tạp chí Cộng sản, 163 (19).

30. Đỗ Hoài Nam (2001), Báo cáo về khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng nông sản Việt Nam: trường hợp sản phẩm gạo, Hà Nội.

31. Lương Anh Ngọc (2007), Thương hiệu với doanh nghiệp - Một vài vấn đề

lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động, Hà Nội.

32. Hà Thị Ngọc Oanh (2004), Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá trái cây xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Viện Nghiên cứu thương mại, Hà Nội

33. Ono K., Negoro T. (2001), Quản trị chiến lược các doanh nghiệp sản xuất, Nxb Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.

34. Đặng Phong (2008), Tư duy kinh tế Việt Nam - Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975 - 1989, Nxb Tri Thức, Hà Nội.

35. Nguyễn Trọng Phúc (2007), Đổi mới ở Việt Nam - Thực tiễn và nhận thức lý luận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Porter M. E. (2008), Lợi thế cạnh tranh, Nxb Trẻ, Hà Nội.

37. Lương Xuân Quỳ (2006), Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

38. Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng (2009), Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Phan Sinh (2009), "Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam 2008: Thành tựu và thách thức", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 441.

40. Steinbock D. (2006), Cuộc cách mạng Nokia, Nxb Bưu điện, Hà Nội.

41. Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa, Nxb Lao động, Hà Nội.

42. Vũ Minh Tâm (2006), Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của Gốm mỹ nghệ Việt Nam nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Tp.HCM, Tp.HCM

43. Bùi Văn Thành (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam, Hà Nội

44. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức sạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.

45. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2006), Thị trường chiến lược cơ cấu : Cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, Nxb Trẻ, Tp.HCM.

46. Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thành Trung (2005), Thương hiệu với nhà quản lý, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

47. Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

48. Phạm Quang Trung, Vũ Đình Hiển, Lê Thị Lan Hương (2009), Tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

49. Nguyễn Thị Tú (2009), Sức cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

50. Nguyễn Anh Tuấn (2006), Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

51. Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Nguyễn Thị Kim Dung (2005), Báo cáo nghiên cứu: Khả năng cạnh tranh của mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA, Quỹ nghiên cứu IAE-MISPA,

52. Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế, Nxb Thế Giới, Hà Nội.

53. Tybout A. M., Calkins T. (2007), Kellogg bàn về thương hiệu, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Tp.HCM.

54. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (2008), Báo cáo thường niên Ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2007 và triển vọng 2008, Hà Nội.

55. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2003), Hội nhập kinh tế áp lực cạnh tranh trên thị trườngvà đối sách của một số nước, Hà Nội.

56. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương (2007), Khảo sát doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU, Nxb Tài Chính, Hà Nội.

57. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2008), "Nâng cao sức cạnh tranh của những sản phẩm chủ lực của nền kinh tế Việt Nam", Thông tin chuyên đề, 9.

58. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương (2009), Kinh tế Việt Nam 2008, Nxb Tài Chính, Hà Nội.

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí