Tốc Độ Tăng Giá Trị Tăng Thêm Của Từng Nhóm Ngành Dịch Vụ Vào Tăng Trưởng Của Khu Vực Dịch Vụ, 2003-2007 16

Bảng 3. Tốc độ tăng giá trị tăng thêm của từng nhóm ngành dịch vụ vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ, 2003-200716



2002

2003

2004

2005

2006

2007

Tốc độ tăng trưởng (giá năm 2004)

Khu vực dịch vụ

6,54

6,45

7,26

8,48

8,29

8,68

Dịch vụ kinh doanh có tính thị trường

6,57

6,3

7,31

8,67

8,39

8,79

Dịch vụ sự nghiệp

7,62

7,82

7,66

8,08

8,09

8,35

Dịch vụ quản lý hành chính công

3,90

5,25

5,91

7,20

7,57

8,22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Luật thương mại năm 2005 qua gần ba năm thực thi - Những hạn chế và giải pháp khắc phục - 6

Giá trị tăng thêm của nhóm dịch vụ kinh doanh có tính thị trường tăng khoảng 8,79% năm 2007 (năm 2006: 8,39%)20. Năm 2007, nhóm dịch vụ kinh doanh có tính thị trường đóng góp tới 79,40% hay 6,89 điểm phần trăm cho tốc độ tăng giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ. Các ngành thuộc nhóm dịch vụ kinh doanh có tính thị trường có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung

của nhóm là khách sạn và nhà hảng; vận tải, bưu chính viễn thông và du lịch; và tài chính và bảo hiểm. Hoạt động bán buôn và bán lẻ chiếm hơn 40% giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ ước tính tăng 8,67% so với năm 200618.

Đáng chú ý là ngành du lịch và tài chính bảo hiểm. Khách du lịch đến Việt Nam trong ba năm vừa qua liên tục tăng so với các năm trước. Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm 2007 ước đạt 4,23 triệu lượt người, tăng 18% so với năm 2006 (năm 2006: 3,584 triệu lượt người, tăng 22% so với năm 2005 (năm 2005: 3,47 triệu lượt người), tăng 45,86% so với năm

2004 (năm 2004: 2,9 triệu lượt người)18. Tính riêng 4 tháng đầu năm 2008, lượng

khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 1,7 triệu lượt người tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước17.


http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2007

19 Dịch vụ kinh doanh có tính thị trường, Dịch vụ sự nghiệp và Dịch vụ quản lý hành chính công 20 Nhóm dịch vụ kinh doanh có tính thị trường chính là nhóm hoạt động thương mại “cung ứng dịch vụ”, 1 trong 4 nhóm hoạt động thương mại quy định trong Luật Thương mại năm 2005. Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi,

bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

Về ngành tài chính và bảo hiểm, với tỷ trọng tuy không lớn, chiếm khoảng hơn 5% giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ, ngành tài chính và bảo hiểm đã có mức tăng trưởng cao năm 2007 so với các ngành dịch vụ khác, với mức tăng là 8,82%, và giá trị 1% tăng trưởng giá trị tăng thêm của nhóm ngành này liên tục tăng (năm 2002 là 60 tỷ đồng, năm 2007 là 88 tỷ đồng)18.

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trực tiếp nước ngoài trong suốt ba năm vừa qua liên tục tăng với tốc độ nhanh (Xem bảng 4).

Bảng 4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2004 đến ngày 22/04/2008

Đơn vị: Triệu USD



2004

2005

2006

2007

Quý I/2008

1.Số dự án mới

679

771

797

1445

194

2.Tổng vốn đăng ký

4019

5072

9093

20300

7 600

-Cấp mới

2084

3900

7570

17860

7226,5

-Tăng thêm

1935

1825,8

2360

2440

371, 4

3.Tổng vốn thực hiện

2850

-

-

-

3150

[Tác giả tổng hợp]

Qua bảng 4, có thể thấy tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký có những bước nhảy vọt từ mức 4019 triệu USD năm 2004 và 5072 triệu USD năm 2005 lên 9093 triệu USD năm 2006 và 20300 triệu USD năm 200718. Tính riêng quý I năm 2008, tổng vốn đăng ký của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (cả vốn cấp mới và tăng thêm) ước tính đạt 7,6 tỷ USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm vốn của 194 dự án mới cấp giấy phép đạt 7226,5 triệu USD, tăng 52,9% và vốn tăng thêm của 64 lượt dự án đạt 371,4 triệu USD, giảm 42,7%. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 4 tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 3,15 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 200719.

Về tì nh hì nh hoạ t độ ng logistics

Hoạt động Logistics Việt Nam trong gần ba năm vừa qua đã có những bước phát tiển đáng kể song vẫn còn ở quy mô nhỏ lẻ. Theo Tạp chí Thương mại số 32,

tháng 4 năm 2007, Việt Nam hiện có trên 1.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề logistics nhưng chỉ có khoảng 800 doanh nghiệp hoạt động trên thực tế.Trong đó , khoảng 18% là công ty nhà nước, 70% là công ty trách nhiệm hữu hạn , doanh nghiệ p tư nhân ; 10% là các đơn vị giao nhậ n chưa có giấ y phé p ; và 2% là công ty có vố n đầ u tư n ước ngoài 21. Tại thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi tuần có một doanh nghiệp Logistics được thành lập hoặc một doanh nghiệp bổ sung chức năng Logistics22. Trong hồ sơ doanh nghiệp của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội hiện có 46 công ty đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics đang hoạt động

trên địa bàn, phần lớn là các công ty vừa và nhỏ với số vốn khoảng vài trăm triệu đến vài tỷ đồng23. Sự ra đời của hàng loạt các công ty giao nhận và logistics trong thời gian qua đã phần nào minh chứng cho sự phát triển nhanh chóng và hoạt động khá sôi nổi của ngành này và tác động tích cực của những quy định khung về logistics trong Luật Thương mại.

Hiệp hội giao nhận vận tải và kho bãi lớn nhất Việt Nam hiện nay là VIFFAS (Vietnam Freight Forwarders association ). Hiệ n tạ i , VIFFAS có 83 hộ i viên chí nh thứ c, 21 hộ i viên liên kế t trong đó là có 53 hội viên là thà nh viên củ a FIATA . Trong ba năm vừ a qua , số hộ i viên chính thức củ a VIFFAS đã tăng 13 hộ i viên , tăng 18,57% so với tổng số hội viên năm 2005, một lần nữa thể hiệ n sự tăng trưở ng và phát triển vượt bậc của dịch vụ logistics Việt Nam.[Tác giả tự tổng hợp]

Về qui mô, các công ty giao nhận của Việt Nam hiện nay đề u có qui mô vừ a và nhỏ , chỉ có một vài công ty Nhà nước tương đối lớn như Vinatrans , Vietrans, Viconship, …Theo VIFFAS, trong số khoảng 800 doanh nghiệp giao nhận vận tải của Việt Nam, chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp có quy mô lớn, với số vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng, số còn lại chỉ ở mức 2-3 tỷ đồng, thậm chí có doanh nghiệp số vốn đầu tư chỉ khoảng vài trăm triệu đồng, hoạt động tản mạn, manh mún. Vinatrans là



21 Báo điện tử Vietnamnews: http://vietnamnews.vnagency.com.vn, truy cập ngày 10/05/2008

22 Webiste Sở Thương mại Thành phố Hà Nội: http://www.hapi.gov.vn, truy cập ngáy 10/05/2008 23 Webiste hiệp hội giao nhận và vận tải Việt Nam: http://www.viffas.org.vn Danh sách hội viên, ngày truy cập 10 tháng 5 năm 2008

doanh nghiệp nhà nước lớn nhất trong lĩnh vực giao nhận vận tải và kho bãi, nhưng vốn vốn điều lệ của công ty này cũng chỉ ở mức 3 000 000 USD24.

Theo thống kê, hiện có 59 văn phòng đại diện hàng hải nước ngoài ở VN kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải và dịch vụ logistics25. Một số công ty đã được cấp phép chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngoài như Maersk Vietnam Ltd. Một số thành lập các liên doanh với số vốn góp tối đa của phía nước ngoài là 51% như Ahlers, Vina Logistics, Dragon Logistics, Logitem, FLDC… còn lại phần lớn hoạt động dưới hình thức văn phòng đại diện như APL Logistics, Nippon Express, BeeLogistics, Uti Worldwide Co., Ltd, Panalpina World Transport Co., Ltd, Kintetsu World Express Co., Ltd… APL là một công ty Logistics điển hình ở Việt Nam, thành lập năm 2003, có 63 nhân viên. Khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2005 là 17 206 TEU (35).

Trên thị trường logistics Việt Nam, các công ty giao nhận trong nước chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ bé. Theo thống kê, dịch vụ logistics cho gần 90% lượng hàng hoá xuất nhập khẩu các chủng loại và gần 100% khối lượng công trình là do các hãng tàu container nước ngoài cung cấp26.

Về tì nh hì nh hoạ t độ ng nhượ ng quyề n thương mạ ị

Ngày 14 tháng 06 năm 2005, Luật Thương mại năm 2005 được ban hành trong đó có các quy định về nhượng quyền thương mại. Tiếp đến là Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết hoạt động nhượng quyền thương mại; Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25 tháng 05 năm 2006 hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Trong đó hoạt động nhượng quyền được mô tả khá cụ thể. Hiện nay, theo quy định khi thiết lập



24 Webiste Công ty giao nhận và vận tải Vinatrans: http://www.vinatrans.com/vn/aboutus.asp, ngày truy cập: 10/05/2008

25 Danh sách văn phòng đại diện hàng hải nước ngoài: http://www.vietnam- ship.com/NewsDetail.aspx?ID=129&CatID=40ngày truy cập: 10/05/2008

26 GS. TS. Nguyễn Như Tiến. Đề tài: Logistics và khả năng ứng dụng trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải doanh nhận ở Việt Nam. Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.

quan hệ nhượng quyền thương mại các bên phải tiến hành đăng ký tại Sở Thương mại đối với nhượng quyền trong nước và đăng ký tại Bộ Thương mại đối với nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài. Phí chuyển nhượng theo quy định là một khoản tiền do các bên tự thoả thuận và không chịu bất kỳ sự giới hạn nào từ phía nhà nước. Đây là quan hệ kinh tế, các bên phải tính toán kỹ khi thiết lập quan hệ, ngoài cách tính giá trị tài sản hữu hình, cách tính giá còn phải xem xét đến “giá thương hiệu” nhượng quyền.

Nhờ đóng góp không nhỏ của các quy định pháp luật thông thoáng, hoạt động nhượng quyền thương mại trong ba năm vừa qua diễn ra hết sức sôi nổi với sự tham gia của cả các thương hiệu quốc tế và các thương hiệu trong nước. KFC, một nhãn hiệu lớn mạnh cả về giá trị thương hiệu và hiệu quả franchise đến từ Mỹ, hiện đã phát triển được 46 cửa hàng tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ, Vũng Tàu27. Trong mục tiêu gần, KFC muốn “bành trướng” cửa hàng gà rán của mình đến nhiều địa phương khác.

Theo sau KFC là một nhãn hiệu gà rán, thức ăn nhanh khác: Lotteria. Trên địa bàn TP.HCM, người ta có thể thấy rõ sự cạnh tranh ráo riết giữa hai nhãn hiệu này. Tiếp đó, Jollibee, Pizza Hut, cà phê Gloria Jean’s… đang kéo thị trường Việt Nam vào bản đồ franchise của các nhãn hiệu quốc tế hùng mạnh.

Các thương hiệu trong nước, Trung Nguyên, Kinh Đô, Phở 24, Highland… đã và đang triển khai rất tốt phương thức kinh doanh nhượng quyền. Trung Nguyên đã có khoảng 600 cửa hiệu trên toàn quốc28, Phở 24 đã nhân được trên 50 cửa hiệu29 Kinh Đô, Highland cũng đã đạt được những số liệu hùng hậu tương đương.

Các nhãn hiệu nội địa cũng đang bắt đầu phát huy lợi thế khi mạnh dạn franchise ra thị trường quốc tế và đã gặt hái được nhiều thành công bước đầu. Các


27 Danh sách nhà hàng KFC: http://www.kfcvietnam.com/nhahang.phpngày truy cập: 10/05/2008 28 Hệ thống phân phối của Trung Nguyên:, ngày truy cập: 10/05/2008 http://www.trungnguyen.com.vn/vn/distribution.aspx?c=114

29 Website Phở 24: Danh sách nhà hàng Phở 24: ngày truy cập: 10/05/2008 http://www.pho24.com.vn/store_location.php?quocgia=1

cửa hàng nhượng quyền của Phở 24 đang kinh doanh hiệu quả tại Philippines, Indonesia, sắp tới sẽ mở rộng sang Hàn Quốc, Singapore . Mức giá nhượng quyền thương hiệu trong nước là 7.000 USD và ở nước ngoài là 12.000 USD, chưa kể phí vận hành 3% trên tổng doanh thu của từng cửa hàng đã chuyển nhượng thể hiện mức lợi nhuận khổng lồ từ nhượng quyền thương mại cho thương hiệu phở số 1 Việt Nam này30. Cà phê Trung Nguyên cũng đã có cửa hàng nhượng quyền ở nhiều nước. Đây cũng là một trong những thương hiệu giúp “nhận biết” Việt Nam của khách nước ngoài.

Các doanh nghiệp áp dụng thành công nhượng quyền thương mại trong các năm qua đang tăng tốc bằng việc nhân rộng các cửa hàng. Công ty Kinh Đô đã mở được 30 cửa hàng bánh Bakery, theo kế hoạch sẽ có 100 cửa hàng và tiến đến mở rộng hình thức kinh doanh thành tiệm cà phê, bánh ngọt và thức ăn nhanh Kinh Đô. Trà sữa trân châu Tapio đã mở được 10 cửa hàng và đang cho ra mô hình mới là Grand Tapio – bán kèm thêm thức ăn nhanh31.‌

Tóm lại đến nay, ở Việt Nam có môt số hệ thống nhượng quyền rất thành công và một số đang trên đà phát tiển nhưng nhìn chung còn rất khiêm tốn. Những hệ thống nhượng quyền thương mại nước ngoài đã vào Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng gần 100 thương hiệu: Trà Dilmah, khách sạn Sofitel, Hilton, Sharaton, Metro Cash & Carry, Bourbon, Parkson (Malaysia), v.v …

II. Tình hình thực thi Luật Thương Mại năm 2005


1. Những thuận lợi và kết quả

1.1. Nhữ ng đó ng gó p củ a Luậ t Thương mạ i năm 2005

Qua gần ba năm thực hiện Luật Thương mại năm 2005 cùng với các văn bản dưới luật qui định chi tiết và hướng dẫn thực hiện, Việt Nam đã thu được nhiều kết quả trên lĩnh vực hoạt động thương mại, góp phần quan trong vào phát triển kinh tế


30 Hoạt động nhượng quyền thương mại: http://www.pho24.com.vn/franchising.php

31 Website chuyên trang về nhượng quyền thương mại: ngày truy cập: 10/05/2008 http://www.vietfranchise.com/index.php?Module=Business&Action=view&id=2&Itemid=40

trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Những đóng góp đáng kể của Luật Thương mại năm 2005 thể hiện cụ thể ở những điểm sau:

1.1.1. Luật Thương mại năm 2005 góp phần thể chế đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước

HỘP 1. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước 32

Nghị quyềt về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 nêu rõ các chỉ tiêu về kinh tế trong 5 năm 2006-2010 là:

- Tăng sản phẩm trong nước năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần năm 2000. Tốc độ tăng trưởng GDP 7,5% - 8%/năm, phấn đấu đạt trên 8%/năm.

- Kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm

- Vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm đạt khoảng 40% GDP

Để đạt được những chỉ tiêu trên, Nghị quyết cũng nêu rõ phương hướng nhiệm vụ:

Chủ động hội nhập kinh tế sâu rộng hơn với khu vực và thế giới. Thực hiện có hiệu quả các cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế về thương mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác. Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện các cam kết sau khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tận dụng điều kiện thuận lợi, phát huy lợi thế, hạn chế những tác động bất lợi trong hội nhập để tăng cường thu hút nguốn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển doanh doanh nghiệp; chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vỗn, công nghê, đặc biệt là công nghệ cao để giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Phát triển không hạn chế quy mô các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đạt khoảng 500 nghìn doanh nghiệp vào năm 2010.



Luật Thương mại đã thêm một lần nữa, thể chế hoá đường lối, chính sách về thương mại của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới – giai đoạn hội nhập sâu


32 Nghị Quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010, Website bộ Công

Thương: http://portal.mot.gov.vn/chienluoc/index.asp?page=5&recs=20&tieuchi=3&ma=2, truy cập ngày 10/05/2008

vào nền kinh tế thế giới và gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO; đảm bảo tính khả thi của các quy định pháp luật.

Điều này thể hiện ở những điểm sau:

Luật Thương mại năm 2005 đã công nhận quyền bình đẳng trước pháp luật của thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Điều 10 Luật Thương mại năm 2005 qui định: “Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại”. Qui định này xuất phát từ chính sách thương mại của nước ta là tạo điều kiện kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, việc Luật Thương mại năm 2005 bỏ đi những qui định về chính sách thương mại trong Luật Thương mại năm 1997, vốn không còn phù hợp với thực tiễn thương mại, sửa đổi này cũng là sự thể chế hóa nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật giữa các thành phần kinh tế. Bởi những qui định về chính sách thương mại trong Luật thương mại năm 1997 áp dụng riêng cho từng thành phần kinh tế, thể hiện sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế (chính sách ưu đãi hỗ trợ cho hợp tác xã hay những qui định phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.)

Luật Thương mại năm 2005 đã thể hiện xu thế mở rộng quyền kinh doanh thương mại, công nhận quyền tự do kinh doanh mọi lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Điều 6 khoản 2 Luật Thương mại năm 2005 qui định: “Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm”. Bên cạnh đó, khái niệm thương mại được tiếp cận theo đúng bản chất của thương mại, tức là gắn liền với “hoạt động nhằm mục đích sinh lời” và phạm vi điều chỉnh theo nghĩa rộng đã tạo điều kiện cho sự phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Thực vậy, việc Luật mở rộng qui định mới về một số hoạt động thương mại mới như mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, hoạt động cung ứng dịch vụ nói chung, đấu thầu dịch vụ và hàng hóa, nhượng quyền thương mại...đã thể hiện rất rõ đóng góp của Luật trong việc thể chế hóa quyền tự do tham gia vào các hoạt động thương mại mà pháp luật không cấm, và phù hợp với các qui định chung của quốc tế.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí