Luậ t Thương mạ i năm 2005 khẳng định quyền hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của mọi thương nhân đối với mọi hàng hóa, trừ những mặt hàng pháp luật cấm xuất khẩu, nhập khẩu. Căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ sẽ có quy định cụ thể về những hàng hóa thuộc diện cấm xuất nhập khẩu. Đối với những mặt hàng cần thực hiện việc quản lý xuất nhập khẩu theo giấy phép thì thủ tục cấp phép phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch theo Hiệp định cấp giấy phép xuất nhập khẩu của WTO . Đây là sử a đổ i mang tí nh cự c củ a Luậ t Thương mạ i năm 2005 so vớ i Luậ t Thương mạ i năm 1997, Luậ t Thương mạ i năm 2005 đã chuyể n từ cơ chế “xin -cho” củ a Luậ t Thương mạ i năm 1997 sang cơ chế “không cấ m”.
3.3.2. Các qui định mới về dịch vụ logistics
Luậ t Thương mạ i năm 2005 đưa ra 8 điề u khoả n thuộ c mụ c 4 chương VI để điề u chỉ nh dị ch vụ logistics . Trong đó có khá nhiề u điể m mớ i so vớ i Luậ t Thương mại năm 1997.
Về khá i niệ m dị ch vụ logistics :
Điể m mớ i đầ u tiên trong Mụ c nà y củ a Luậ t Thương mạ i năm 2005 so vớ i Luậ t Thương mạ i năm 1997 là sự thay đổi cách gọi “dịch vụ giao nhận” thành “dịch vụ logistics ”và và mở rộng khái n iệ m giao nhậ n hà ng hó a tương đương vớ i khá i niệ m “logistics” . Nế u như Luậ t Thương mạ i năm 1997 qui đị nh: “Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng)” tạ i điề u 163, thì Luật Thươ ng mạ i năm 2005 qui đị nh: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chứ c thự c hiệ n mộ t hoặ c nhiề u công việ c bao gồ m nhậ n hà ng , vậ n chuyể n , lưu kho, lưu bã i, làm thủ tục hải quan , các thủ tục giấy tờ khác, tư vấ n khá ch hà ng, đó ng gó i bao bì , ghi ký mã hiệ u , giao hà ng hoặ c cá c dị ch vụ khá c có liên quan đế n hà ng hó a theo
thỏa thuận với khách hàng để được hưởng thù lao ” tạ i điề u 233. Như vậ y, phạm vi logistics là rộ ng hơn giao nhậ n hà ng hó a: ngườ i là m dị ch vụ logistics ngoà i việ c vậ n chuyể n, lưu kho bá i là m thủ tụ c giấ y tờ giao hà ng ,…cò n phả i phân loạ i , đó ng gó i hàng hóa , ký mã hiệu . Hơn nữ a dị ch vụ logistics là mộ t chuỗ i cá c hoạ t độ ng có quan hệ chặ t chẽ vớ i nhau vớ i mụ c đí ch tạ o nên mộ t mạ ng lướ i để đưa hà ng hó a từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng một cách nhanh nhất , tố t nhấ t , vớ i chi phí thấ p nhấ t.
Về điề u kiệ n kinh doanh dị ch vụ logistics :
Trong khi Luậ t Thương mạ i năm 1997 giớ i hạ n quyề n kinh doanh dị ch vụ logistics trong giấ y đăng ký kinh doanh bằ ng qui đị nh : “Ngườ i là m dị ch vụ giao nhậ n hà ng hó a là thương nhân có giấ y chứ ng nhậ n đăng ký kinh doanh dị ch vụ giao nhậ n h àng hóa .” (Điề u 164); nghĩa là chỉ những ai có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa mới được kinh doanh loại hình dịch vụ
này; thì Luật Thương mại năm 2005 để mở cho các văn bản dưới luật . Luậ t Thương mại năm 2005 qui đị nh : “Thương nhân kinh doanh dị ch vụ logistics là doanh nghiệ p có đủ điề u kiệ n kinh doanh dị ch vụ logistics theo phá p luậ t.”14(Điề u 234)
Luậ t Thương mạ i năm 2005 qui đị nh về quyề n và nghĩ a vụ củ a khá ch hà ng (Điề u 236) cũng như quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics (Điề u 235) và quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa (Điề u 239); trừ trườ ng hợ p cá c bên có thỏ a thuậ n khá c. Luậ t Thương mạ i năm 2005 cũng đưa ra các trườ ng hợ p miễ n trá ch và giớ i hạ n trá ch nhiệ m á p dụ ng riêng đố i vớ i dị ch vụ logistics . Về cơ bả n, các qui định này là khá giống với Luật Thương mại năm 1997, chỉ có một số thay đổ i liên quan đế n quyề n hưở ng miễ n trá c h củ a thương nhân kinh doanh dị ch vụ logistics. Theo Luậ t Thương mạ i năm 1997, ngườ i kinh doanh dị ch vụ giao nhậ n hàng hóa muốn được hưởng miễn trách phải chứng minh được mình không có lỗi , điề u 170 khoản 2 qui đị nh : “Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không được miễn trách nhiệm nếu không chứng minh được việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm
14 Các điều kiện này được quy định chi tiết trong Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 – Nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc và giới hạn trách nhiệm dối với thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc
giao hàng không phải do lỗi của mình gây ra.”. Luậ t Thương mạ i năm 2005 đã có sự thay đổ i đá ng kể trong qui đị nh nà y , theo Luậ t Thương mại năm 2005, nghĩa vụ chứ ng minh lỗ i thuộ c về ngườ i có quyề n và lợ i í ch liên quan , chứ không phả i củ a thương nhân kinh doanh dị ch vụ logistics , theo điề u 238 khoản 3 Luậ t Thương mạ i năm 2005: “Thương nhân kinh doanh dị ch vụ logisti cs không đượ c hưở ng quyề n giớ i hạ n trá ch nhiệ m bồ i thườ ng thiệ t hạ i , nế u ngườ i có quyề n và lợ i í ch liên quan chứ ng minh đượ c sự mấ t má t , hư hỏ ng hoặ c giao trả hà ng hó a chậ m là do thương nhân kinh doanh dị ch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mấ t má t , hư hỏ ng, chậ m trễ hoặ c đã hà nh độ ng hoặ c không hà nh độ ng mộ t cá ch mạo hiểm và biết rằng sự mất mát , hư hỏ ng, chậ m trễ đó chắ c chắ n sẽ xả y ra .”. Có thể thấ y qui đị n h nà y củ a Luậ t Thương mạ i năm 2005 đã tạ o điề u kiệ n thuận lợi đáng kể cho người kinh doanh dịch vụ logistics , qua đó gó p phầ n thuậ n lợ i hó a về mặ t phá p lý cho dị ch vụ logistics phá t triể n.
3.3.3. Các qui định mới về dịch vụ nhượ ng quyề n thương mạ i
Hoạt động nhượng quyền thương mại đã xuất hiện ở Mỹ từ những năm 1850 và bắt đầu lan rộng từ năm 1980. Đây đượ c đá nh giá là mộ t hoạ t độ ng hiệ u quả . Trên thế giới, hoạt động nhượng quyền thương mại đã lan rộng ở trên 600 quốc gia với khoảng 160000 hệ thống nhượng quyền hoạt động hiệu quả với doanh thu vài trăm triệu USD một năm.
Tại Việt Nam , hoạt động nhượng quyền thương mại dù cũng đã bắt đầu từ năm 1990 vớ i sự xuấ t hiệ n thậ m chí củ a nhữ ng nhà nhượ ng quyề n nộ i đị a như Cà phê Trung Nguyên (1996), AS Silk (2002)…nhưng dướ i gó c độ phá p lý thì trong mộ t thờ i gian dà i nhượ ng quyề n thương mạ i vẫ n chưa đượ c chí nh thứ c đề cậ p đế n trong cá c văn bả n phá p luậ t , mà chỉ ẩn mình dưới cái tên “cấp phép đặc quyền kinh doanh”. Luậ t Thương mạ i năm 1997 cũng chưa có qui định về hoạt động này . Vì vậ y, có thể nói, qui đị nh về nhượ ng quyề n thương mạ i trong Luậ t Thương mạ i năm 2005 là một điểm m ới đáng chú ý của Luật Thương mại năm 2005. Việ c Luậ t Thương mạ i năm 2005 đưa ra nhưng qui đị nh về nhượ ng quyề n thương mạ i đượ c
đá nh giá là khá hợ p lý , giúp nhượng quyền thương mại phát triển và tạo cơ chế đảm bảo quyền lợi cho cá c bên trong kinh doanh nhượ ng quyề n thương mạ i.
Luậ t Thương mạ i năm 2005 trướ c hế t đã đưa ra khá i niệ m nhượ ng quyề n thương mạ i . Điề u 284 Luậ t Thương mạ i năm 2005 qui đị nh : “Nhượ ng quyề n thương mạ i là hoạ t độ ng thương mạ i , theo đó bên nhượ ng quyề n cho phé p và yêu cầ u bê n nhậ n quyề n tự mì nh tiế n hà nh việ c mua bá n hà ng hó a , cung ứ ng dị ch vụ theo cá c điề u kiệ n sau đây : 1. Việ c mua bá n hà ng hó a , cung ứ ng dị ch vụ đượ c tiế n hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền qui định và được gắn vớ i nhã n hiệ u hà ng hó a , tên thương mạ i , bí quyết kinh doanh , khẩ u hiệ u kinh doanh, biể u tượ ng kinh doanh , quảng cáo của bên nhượng quyền ; 2. Bên nhượ ng quyề n có quyề n k iể m soá t và trợ giú p cho bên nhậ n quyề n trong việ c điề u hà nh công việ c kinh doanh .” Qua đị nh nghĩ a nà y , ta có thể nhậ n thấ y hai đặ c trưng củ a hoạt động nhượng quyền thương mại. Thứ nhấ t là bên nhậ n quyề n phả i tổ chứ c kinh doanh theo cá ch thứ c mà bên nhượ ng quyề n qui đị nh , giố ng vớ i mô hì nh mà bên nhượ ng quyề n đã tiế n hà nh . Đồng thời , bên nhậ n đượ c quyề n đượ c phé p sử dụ ng thương hiệ u, nhãn hiệu, bí quyết kinh doanh…của bên nhượng quyền phục vụ mục đí ch kinh doanh nhượ ng quyề n củ a mì nh . Do đó , bên nhậ n quyề n có thể tậ n dụ ng đượ c lợ i thế về uy tí n củ a thương hiệ u do bên nhượ ng quyề n cung cấ p . Thứ hai, bên nhượ ng quyề n sẽ có quyề n kiể m soá t và trợ giú p bên nhậ n quyề n trong quá trì nh kinh doanh để đả m bả o hoạ t độ ng củ a bên nhậ n quyề n diễ n ra theo đú ng hướ ng mà hai bên đã thỏ a thuậ n . Chính qui định này sẽ giúp cho bên nhượng quyền đảm bảo việ c kinh doanh củ a bên nhượ ng quyề n sẽ không gây ả nh hưở ng tiêu cự c đế n thương hiệ u củ a mì nh . Song đây cũ ng chí nh là điể m dễ là m phá t sinh tranh chấ p liên quan đế n lợ i í ch củ a hai bên.
Luậ t Thương mạ i năm 2005 cũng qui định về chủ thể , hình thức và nội dung của hợp đồng nhượ ng quyề n thương mạ i . Về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại, quy định của Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định 35/2006/NĐ- CP nà y 31 tháng 3 năm 200615 cho thấy để trở thành chủ thể của loại hợp đồng này
15 Nghị định của Chính phủ qui định c hi tiế t Luậ t Thương mạ i về hoạ t độ ng nhượ ng quyề n thương mại
thì trước hết phải là thương nhân (thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài, qui đị nh tạ i điề u 2 khoản 1 nghị định 35). Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam còn đòi hỏi các điều kiện kèm theo đối với chủ thể nhượng quyền và nhận quyền. Cụ thể là thương nhân nhượng quyền phải hội đủ các điều kiện như: thứ nhất, hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã hoạt động được ít nhất 01 năm (nếu thương nhân Việt Nam là bên nhận quyền sơ cấp từ bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại); thứ hai, đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Trong khi đó, điều kiện đối với bên nhận quyền là phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với hoạt động nhượng quyền thương mại . (Điề u 5 Nghị định 35).
Về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại, Điều 285 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản gồm có điện báo , telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật . [Điề u 3, khoản 15, Luật Thương mại năm 2005].
Luậ t Thương mạ i năm 2005 cũng đã đưa ra những qui định về quyền và nghĩa vụ của các bên , điề u 286-289. Luậ t cò n cho phé p bên nhậ n quyề n đượ c phé p nhượ ng quyề n đó cho ngườ i thứ ba , gọi là bên nhận lại quyền , nế u đượ c phép của bên nhượ ng quyề n.
Cuố i cù ng , Luậ t Thương mạ i năm 2005 qui đị nh hoạ t độ ng nhượ ng quyề n phải được đăng ký tại Bộ Thương mại và nghĩa vụ đăng ký thuộc về bên nhượng quyề n.
Qua nhữ ng phân tí ch trên đây , có thể thấy Luậ t Thương mạ i năm 2005 mớ i chỉ đưa ra nhữ ng qui đị nh chung nhấ t liên quan đế n hoạ t độ ng nhượ ng quyề n thương mạ i. Để hoạ t độ ng nhượ ng quyề n thương mạ i thự c sự đi và o cuộ c số ng cầ n có những văn bản dưới luật qui định cụ thể về quyề n và nghĩ a vụ củ a cá c bên , điề u kiệ n kinh doanh, thủ tục tiến hành kinh doanh.
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC THI LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005 SAU GẦN BA NĂM
I. Thực trạng hoạt động thương mại ở Việt Nam qua gần ba năm thực thi Luật Thương Mại năm 2005
Từ sau khi Luậ t Thương mạ i năm 2005 có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2006, các hoạt động thương mại Việt Nam đã có nhiều bước phát triển đáng kể , thể hiện rõ vai trò và ý nghĩa của Luật Thương mại năm 2005 đối với nền thương mại Việt Nam.
Về tình hình kinh tế nói chung, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong gần ba năm vừa qua là khá cao. Năm 2006 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,17%, năm 2007 là 8,48%16 - là mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Tốc độ tăng trưởng GDP trong quý I/2008 ước đạt 7,4%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng quý I năm 2007 (7,7%) nhưng cao hơn tốc độ tăng trưởng cùng kỳ các năm trước (quý I năm 2004 đặt 7%, năm 2005 đạt 7,3%, năm 2006 đạt 7,1%)17.
Bảng 2. Tăng trưởng GDP qua các năm từ 2003-200716
2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
Tốc độ tăng GDP (%) | 7,34 | 7,79 | 8,44 | 8,17 | 8,48 |
Có thể bạn quan tâm!
- Luật thương mại năm 2005 qua gần ba năm thực thi - Những hạn chế và giải pháp khắc phục - 2
- Những Nội Dung Cơ Bản Của Luật Thương Mại Năm 2005
- Thương Nhân Nướ C Ngoà I Hoạ T Độ Ng Ở Việ T Nam
- Tốc Độ Tăng Giá Trị Tăng Thêm Của Từng Nhóm Ngành Dịch Vụ Vào Tăng Trưởng Của Khu Vực Dịch Vụ, 2003-2007 16
- Luậ T Thương Mại Năm 2005 Góp Phần Tích Cực Trong Việc Hình Thành Và Phát Triể N Hệ Thố Ng Phá P Luậ T Thương Mạ I Việt Nam
- Những Những Hạn Chế Của Luật Thương Mại Năm 2005 Và Những Khó Khăn Khi Thực Thi Luật
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
Về tình hình thương mại trong nước, trong 3 năm vừa qua tình hình thương mại trong nước phát triển khá sôi động. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế 4 tháng đầu năm 2008, ước tính đạt 295,11 nghìn tỷ đồng, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước17. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2007 ước tính đạt 726,1 nghìn tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2006 (năm 2006 đạt 580,7 nghìn tỷ đồng), tăng 52,74% so với năm
16 Đinh Hiền Minh, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương. Báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007
17 “Tình hình kinh tế xã hội quý I/2008”, tài liệu họp báo Chính phủ ngày 27/03/2008, website
Chính phủ, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 28/03/2008
2005 (năm 2005 là 475,38 nghìn tỷ đồng) và tăng 94,94% so với năm 2004 (năm 2004 đạt 372.48 nghìn tỷ đồng)18. Như vậy, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong suốt gần ba năm vừa qua liên tục tăng, phản ánh tình hình hoạt động thương mại sôi nổi trong nước.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo các thành phần kinh tế cũng có những chuyển dịch theo hướng tích cực. Theo số liệu thống kê mới nhất, quý I năm 2008, trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, khu vực kinh tế cá thể chiếm 55,8% tổng mức, tăng 36,6%; kinh tế tư nhân chiếm 29%17. Những con số này phần nào phản ánh tác động của việc luật hóa nguyên tắc quyền tự do kinh doanh của thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong Luật Thương mại năm 2005.
Về tình hình xuất nhập khẩu: Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản dưới luật hướng dẫn Luật được ban hành đã tạo ra một bước đột phá trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạo điều kiện cho thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế, đặc biệt là xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá liên tục tăng trong gần ba năm vừa qua. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước tính đạt 48,56 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2006 (năm 2006 đạt 39,6 tỷ USD), tăng 52,7% so với năm 2005 (năm 2005 đạt
17 “Tình hình kinh tế xã hội quý I/2008”, tài liệu họp báo Chính phủ ngày 27/03/2008, website Chính phủ, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 28/03/2008
18 Website của Tổng cục Thống kê: Mục “Thông tin thống kê hàng tháng” – Tình hình kinh tế xã
hội năm 2004, 2005, 2006, 2007: truy cập ngày 10/05/2008: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2004http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2005http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2006http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2007
31,8 tỷ USD)18. Theo các số liệu thống kê mới nhất, quý I năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 18,26 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm 200717. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong năm 2007 đều đã đạt mức xuất khẩu trên 1 tỷ USD như dầu thô (8,477 tỷ USD); dệt may (7,75 tỷ USD); giày dép (3,99 tỷ USD); thuỷ sản (3,76 tỷ USD); sản phẩm gỗ (2,4 tỷ USD)… Nhiều mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của xuất khẩu như hàng dệt may ước tăng 32,8%, điện tử máy tính: 27,5%, cà phê 52,3% so với năm 200616. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng dần tỷ trọng nhóm hàng
công nghiệp và hàng chế biến sẵn. Các thị trường xuất khẩu trọng điểm, truyền thống đều tăng mạnh. Thị trường Mỹ vẫn tiếp tục giữ vị trí số một, với trị giá ước tính đạt 10 tỷ USD (năm 2007), tiếp đến là thị trường EU (8,7 tỷ USD) và thị trường khối ASEAN (8tỷ USD)16.
Tăng trưởng nhập khẩu hàng hoá cũng gia tăng liên tục suốt gần ba năm qua. Nhập khẩu hàng hoá theo giá CIF năm 2007 là 62,7 tỷ USD, tăng xấp xỉ 40% so với năm 2006 và cao gấp gần 2 lần tốc độ tăng xuất khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 39,2 tỷ USD, tăng 38,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,6 tỷ USD, tăng 31%16.
Về dịch vụ, được sự hỗ trợ về mặt pháp lý trong gần ba năm qua khu vực dịch vụ đã đạt được những bước tiến vượt bậc. Giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ năm 2007 tiếp tục tăng với tốc độ cao, ước tính đạt khoảng 8,68%, cao hơn so với năm 2006 (năm 2006: 8,29%)18. Khu vực dịch vụ xét theo ba nhóm ngành19, cả ba nhóm đều giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định.
16 Minh Hiền Minh, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương. Báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007
17 “Tình hình kinh tế xã hội quý I/2008”, tài liệu họp báo Chính phủ ngày 27/03/2008, website
Chính phủ, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 28/03/2008
18 Website của Tổng cục Thống kê: Mục “Thông tin thống kê hàng tháng” – Tình hình kinh tế xã hội năm 2004, 2005, 2006, 2007: truy cập ngày 10/05/2008: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2004http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2005http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2006