Luật hiến pháp và luật hành chính Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp - Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao - 1



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


BỘ NỘI VỤ




HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA


ĐINH CÔNG VĂN


BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ GIÁC VỀ TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP – TỪ THỰC TIỄN CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO


LUẬN VĂN THẠC SĨ

LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 8 38 01 02


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI ĐẮC BIÊN


HÀ NỘI – 2021

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Luật hiến pháp và luật hành chính Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp - Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao - 1

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Đinh Công Văn

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BLHS

: Bộ luật hình sự

BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự

CQĐT

: Cơ quan điều tra

ĐTV

: Điều tra viên

KSV

: Kiểm sát viên

HĐTP

: Hoạt động tư pháp

TTHS

: Tố tụng hình sự

VKS

: Viện kiểm sát

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

3.1. Đối tượng nghiên cứu 5

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 5

4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 6

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7

7. Kết cấu của luận văn 8

PHẦN NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ ĐẢM BẢO QUYỀN TỐ GIÁC VỀ TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP 9

1.1. Quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp 9

1.1.1.Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp 9

1.1.2.Quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp 13

1.2. Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp 15

1.2.2. Các yếu tố cấu thành bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp 18

1.2.3. Nội dung bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp 21

1.2.4. Vài trò, trách nhiệm của Cơ quan điều tra VKSND tối cao trong việc bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 41

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ GIÁC VỀ TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP Ở CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO 42

2.1. Khái quát về Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao 42

2.1.1. Đặc điểm chung của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao 43

2.1.2. Đặc thù trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ so với các đơn vị hành chính khác 44

2.1.3. Đặc thù trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ so với các Cơ quan điều tra khác 46

2.1.4. Tình hình hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao 49

2.2. Phân tích thực trạng bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp ở Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao 53

2.2.1 Bảo đảm bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người tố giác 53

2.2.2. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ 56

2.2.3. Thực hiện các biện pháp bảo vệ 58

2.2.4. Thực hiện trình tự thủ tục bảo vệ 61

2.2.5. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ 63

2.2.6. Về hồ sơ bảo vệ 65

2.3. Đánh giá chung thực trạng bảo vệ quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp ở Cơ quan điều tra VKSND tối cao 66

2.3.1. Những kết quả đạt được 66

2.3.2. Những hạn chế, bất cập 70

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập 72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 74

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ GIÁC VỀ TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP – TỪ THỰC TIỄN CƠ QUAN ĐIỀU TRA VKSND TỐI CAO 75

3.1. Yêu cầu của việc bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp 75

3.2. Phương hướng bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp 76

3.3. Giải pháp bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp 78

3.3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp 78

3.3.2. Hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy, hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao 81

3.3.3. Hoàn thiện về hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao 86

3.3.4. Nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng Điều tra viên, Cán bộ điều tra và công chức của Cơ quan điều tra VKSND tối cao 89

3.3.5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và chế độ đãi ngộ đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra và công chức 92

3.3.6. Tăng cường sự lãnh đạo, kiểm tra, giám sát việc bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp 94

3.3.7. Giải pháp nâng cao chất lượng thu thập, tiếp nhận, quản lý và xử lý tố giác về tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao......

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 104

PHẦN KẾT LUẬN 105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

DANH SÁCH BẢNG


Bảng 2.1: Tổng số thông tin vi phạm, tội phạm và tố giác, tin báo do Cơ quan điều tra VKSND tối cao tiếp nhận, giải quyết từ năm 2015 đến năm 2019 53

Bảng 2.2: Số lượng vụ án, bị can xâm phạm hoạt động tư pháp do Cơ quan điều tra VKSND tối cao khởi tố, điều tra từ năm 2015 đến năm 2019 55

Bảng 2.3. Tỷ lệ bị can bị Cơ quan điều tra VKSND tối cao khởi tố, điều tra trong các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp từ năm 2015 đến năm 2019 56


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Một trong những chức năng quan trọng và là tiêu chí đánh giá mức độ dân chủ của một Nhà nước, đó là việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền công dân. Hiến pháp năm 2013 của nước ta tại Điều 14 quy định: “Ở nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” và Điều 30 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Điều đó thể hiện Nhà nước ta rất coi trọng quyền tố cáo và việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân, thông qua hiện quyền tố cáo sẽ giúp cho Nhà nước phát hiện, phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tập thể và Nhà nước. Đồng thời “quyền tố cáo” là một trong những quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân trong giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức.

Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hình sự là bảo đảm quyền công dân trong hoạt động tư pháp, là việc Nhà nước thiết lập các điều kiện cần thiết nhằm tôn trọng và thực hiện các quyền công dân của các cá nhân trong việc tố giác về tội phạm.

Từ thực tiễn trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm cho thấy để nhanh chóng phát hiện được tội phạm và kịp thời ngăn chặn, xử lý thì ngoài công tác chủ động nắm bắt tình hình và xử lý của các cơ quan Nhà nước trong việc phòng ngừa, phát hiện vi phạm, tội phạm thì hầu hết việc phát hiện được sớm các vi phạm, tội phạm lại phụ thuộc vào chính việc công dân chủ động tố giác tội phạm đến các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, hiện nay việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền tố giác về tội phạm còn gặp nhiều khó khăn, như: Điều kiện kinh tế, xã hội, cơ sở vật chất, phương tiện đi lại còn nhiều khó khăn; lực lượng vũ trang, công chức làm công tác tiếp nhận tố giác về tội phạm tại một số

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí