Liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - 29


PHỤ LỤC 3


Đánh giá tác động của việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu đối với hiệu quả hoạt động của DNNVV

NCS đã sử dụng phương pháp MESR kết hợp sử dụng biến công cụ và phương thức ước lượng Mundlak để kiểm soát tác động cố định của những biến không thay đổi theo thời gian. Phương pháp ước lượng này giúp xử lý vấn đề nội sinh giữa biến kết quả kinh doanh và hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN, đồng thời, cho phép đánh giá tác động tới cả những DN đã tham gia và chưa tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Tác giả đã ước lượng được ảnh hưởng của chuỗi cung ứng toàn cầu đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cụ thể như sau:

Bảng 1: Kết quả mô hình MESR về tác động của việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu với các DN đã tham gia (ATT)


Hình thức tham gia

Kết quả


Nếu tham

gia

Nếu không

tham gia

ATT

Giá trị gia tăng trên

một lao động (triệu đồng/lao động)

D2E

29,128

29,076

0,0818

I2P

52,155

34,604

17,551***

I2E

57,058

45,920

11,128***

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - 29

Chú giải: *** p< 0,01 ** p<0,05 * p<0,1

Nguồn: NCS tính toán từ phần mềm STATA 15

Kết quả ước lượng cho thấy, việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của DN tính theo giá trị gia tăng trên một đơn vị lao động. Mặc dù sự chưa tìm thấy sự khác biệt về mặt thống kê ở nhóm DN thực hiện hình thức D2E, song ở các hình thức I2P và I2E, các DN thực hiện các hình thức này đã cho thấy sự cải thiện đáng kể trong kết quả kinh doanh. Cụ thể, so với chính DN nếu không tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, khi các DN thực hiện I2P – tức là nhập khẩu đầu vào để sản xuất, giá trị gia tăng tăng lên hơn 17 triệu đồng/lao động. Tương tự, so với khi không tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, việc thực hiện hình thức I2E giúp DN tăng giá trị gia tăng lên hơn 11 triệu đồng/lao động. Kết quả ước lượng này đồng thuận với các nghiên cứu đi trước (ví dụ Vu Kim Toan 2012, Bas và Strauss-Kahn 2014) bởi khi thực hiện nhập khẩu đầu vào, DN có thể tiếp cận với các đầu vào có chất lượng tốt và có mức giá cạnh tranh, đồng thời sức ép cạnh tranh từ


thị trường quốc tế cũng tạo động lực để các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, cải tiến để nâng cao năng lực cạnh tranh, trụ vững ở thị trường quốc tế.

Bảng 2: Tác động của việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu với nhóm DN chưa tham gia


Hình thức tham gia

Kết quả


Nếu tham gia

Nếu không

tham gia

ATU

Giá trị gia tăng trên một lao động (triệu đồng/lao động)

D2E

23,042

17,159

5,883 ***

I2P

32,854

17,159

17,159***

I2E

114,143

17,159

96,984*

Chú giải: *** p< 0,01,** p<0,05, * p<0,1

Nguồn: NCS tính toán từ phần mềm STATA 15

Ngoài ra, kết quả ước lượng phản thực cho nhóm DNNVV chưa tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cũng cho thấy, nếu DNNVV hoàn toàn có thể hưởng lợi khi tham gia chuỗi . Ví dụ, kết quả ước lượng của mô hình MESR cho thấy, nếu DNNVV tham gia với hình thức chỉ sử dụng đầu vào trong nước để xuất khẩu (D2E), lợi nhuận của DN có thể tăng lên tới xấp xỉ 5,9 triệu đồng/lao động. Tương tự, nếu DN chỉ thực hiện nhập khẩu (I2P), giá trị gia tăng có thể tăng lên hơn 17 triệu đồng/ lao động, và nếu DN tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ở cả hai đầu nhập khẩu đầu vào và xuất khẩu đầu ra (I2E), mức gia tăng tới hơn 96 triệu đồng/lao động.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu có tác động tích cực tới kết quả kinh doanh của DN, đo lường theo giá trị gia tăng trên một đơn vị lao động. Đặc biệt, sự khác biệt lớn nhất là ở nhóm DNNVV thực hiện nhập khẩu đầu vào để sản xuất cho thị trường cho nước. Điều này cho thấy, khi thực hiện I2P, DN có thể tiếp cận với các nguồn đầu vào đạt tiêu chuẩn quốc tế, vì vậy có thể nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, từ đó cải thiện đáng kể được hiệu quả hoạt động. Kết quả tác động đối với các DNNVV khi thực hiện xuất khẩu dưới hình thức D2E và I2E mặc dù tích cực song nhỏ hơn tương đối so với nhóm DN thực hiện I2P. Điều này có thể lý giải là do DN còn gặp phải nhiều cản trở khi gia nhập vào thị trường xuất khẩu. Kết quả này cũng hàm ý trong thời gian tới, để khuyến khích các DNNVV tham gia mạnh mẽ hơn nữa vào thị trường quốc tế và các chuỗi cung ứng toàn cầu, cần phải có các biện pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ, các Bộ ban ngành trong việc tháo gỡ khó khăn, giúp DNNVV giảm thiểu được các chi phí khi gia nhập thị trường quốc tế.

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí