Hình 24: Thi đấu bóng chuyền giữa hai đội xã Châu tiến và đội xã Châu hội thuộc
huyện Quỳ Châu, trong lễ hội Hang Bua.
Hình 25: Ban giám khảo chấm thi ẩm thực, trưởng ban giám khảo bà Sầm Thị Hương, giám đốc trung tâm văn hóa thông tin huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an trong lễ hội Hang Bua.
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Cúng Trong Lễ Hội (Bản Dịch Sang Tiếng Việt)
- Một Số Hình Ảnh Về Lễ Hội Của Người Thái
- Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An: Truyền thống và biến đổi - 24
Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.
Hình 26: Thi hát nhuôn (dân ca Thái) trong lễ hội Hang Bua, đến cổ vũ động viên các nghệ nhân có ông Lô Trung Thành phó giám đốc sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Nghệ An (bên trái ngoài cùng) và ông Lữ Đình Thi Bí thư huyện ủy Quế Phong (ngoài cùng bên tay phải)
Hình 27: Thi uống rượu cần trong khoảng thời gian nước chảy hết trong sừng trâu, đội nào uống được nhiều rựu hơn là thắng cuộc và được nhận phần thưởng của ban tổ chức trong lễ hội Hang Bua.
Một số hình ảnh về lễ hội Xăng Khan tại nhà ông Vi Văn Độc, bản Đôm, xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An
Hình 28: Ông mo Vi Văn Độc cùng hai cô gái chưa chồng vào rừng tìm cây Xăng Tang (cỏ tang hồng) trong lễ hội Xăng Khan.
Hình 29: Nghi lễ đón mo khu, mo bạn trong lễ hội Xăng Khan tại bản Đôm, xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An
Hình 30: Nghi thức Xạ Hủa (gội đầu) trước khi làm lễ, các ông mo phải gội đầu bằng nước vo gạo với quan niệm đầu óc sạch sẽ, thanh tịnh trước không gian thiêng, để dễ dàng gặp được các đấng thần linh trong các nghi thức của lễ hội Xăng Khan.
Hình 31: Nghi thức dựng cây Xăn tang (cây nêu) vào thời khắc o giờ đêm ngày 14 tháng 11 (âm lịch) hàng năm tại nhà ông mo chủ Vi Văn Độc ở bản Đôm, xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
Hình 32: Các thầy mo làm lễ sau khi cây nêu đã dựng xong tại nhà ông mo chủ
Hình 33: Dân làng tập trung làm lễ tại nhà ông mo chủ trong hội Xăng Khan tại nhà ông Vi Văn Độc, thuộc bản Đôm, xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An
Hình 34: Các thầy mo làm phép trong lễ hội Xăng Khan.