- Phương pháp này được áp dụng cho MN dạng nửa kín, MN hở, khởi động 2 tốc độ (Υ/Δ).
b. Mạch điều khiển khởi động Υ/Δ có giảm tải.
- Ở chế độ khởi động Υ/Δ, nếu bật công tắc sang AUTO, van by pass có điện →MN giảm tải. Khi động cơ chuyển sang chế độ Δ, khởi động từ (D) có điện ngắt tiếp điểm thường đóng làm van by pass mất điện → MN chạy đúng tải.
- Trong trường hợp hệ thống lạnh bị ngập dịch, ngườicông nhân phải mở cưỡng bức van by pass ở chế độ MAN để giải quyết sự cố.
c. Giảm tải MN bằng cách mở cưỡng bức supắp hút.
* hoạt động - Phương pháp này thường dùng cho MN piston hở bằng cách mở cưỡng bức súpắp hút nhờ vào 1 cơ cấu giảm tải, người ta sẽ vô hiệu hóa được 1 số xilanh trong MN dẫn đến giảm công suất MN.
- Việc điều khiển công suất được thực hiện bằng cách: Đo áp suất hút về MN nhờ các relay thấp áp (LP) điều khiển tự động chu kỳ đóng mở của van điện từ nối với piston chỉ huy trong cơ cấu giảm tải.
Kết luận: Để điều khiển tự động công suất máy nén bằng cơ cấu giảm tải, người ta chỉ cần tác động mở cưỡng bức supắp hút (đội lên), lúc đó MNsẽ mất chu kì xả, dẫn tới giảm công suất.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Hệ Thống Lạnh Thông Dụng 2.3.1.hệ Thống Lạnh Với 1 Cấp Nén 2.3.1.1.sơ Đồ 1 Cấp Nén Đơn Giản
- Giới Thiệu Một Số Chủng Loại Máy Nén Khác. 2.4.3.1- Máy Nén Xoắn Ốc:
- Giới Thiệu Chung Về Các Thiết Bị Khác Của Hệ Thống Lạnh
- Các Thông Số Trạng Thái Của Không Khí Ẩm 3.1.1.2.1.áp Suất Không Khí.
- Khái Niệm Về Thông Gió Và Đhkk 3.2.1.1.thông Gió Là Gì?
- Kỹ thuật lạnh Nghề Điện công nghiệp - Trình độ Cao đẳng - Trường Cao Đẳng Dầu Khí năm 2020 - 13
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
d. Tự động ngừng MN khi động cơ quá tải.
* Nguyên tắc hoạt động. người ta dùng 1 rơle nhiệt (over load) mắc bên dưới contactơ để bảo vệ động cơ MN hở. Khi động cơ vận hành bình thường, Iđm nhỏ, nhiệt không đủ nóng: thanh lưỡng kim vẫn đóng kín mạch điện. Khi đ/cơ quá tải, lưỡng kim bị nóng lên nhanh, làm hở tiếp điểm, ngắt mạch điện điều khiển, đ/cơ ngừng, đèn (còi) báo động. Người vận hành ML sau khi xử lí sự cố phải tác động lại (reset) mới khởi động MN lại được.
* Mạch điều khiển báo động sự cố (reset).
Hình 2.17: Mạch điều khiển báo động sự cố (reset).
Tác động On, cuộn K có điện, động cơ chạy. Khi có sựcố ( quá dòng) rơle nhiệt tác động, K mất điện, động cơ ngừng, đèn L sáng. Người công nhânvận hành xác định pan hư hỏng, bấm nút reset tắt đèn báo động. Sau khi sửa chữa xong, trả rơle nhiệt về vị trí ban đầu rồi chạy lại đ/cơ.
2.5.3.3. Các thiết bị bảo vệ chính
- Bảo vệ tự động MN là giữ an toàn cho MN khỏi bị sự cố, hư hỏng bất thường khi làm việc ở chế độ nguy hiểm. Hệ thống thiết bị thực hiện chứcnăng này gọi là hệ thống tự động bảo vệ ACC (Auto Compressor Control) - Hệ thống ACC chia làm 2 loại:
* ACC tác động 1 lần.
- Là loại hệ thống bảo vệ MN mà khi bất kỳ 1 relay bảo vệ nào trên chuỗi bảo vệ mắc nối tiếp tác động, sẽ làm ngừng MN và hệ thống không thể khởi động lại được nếu người công nhân vận hành không tác động lại ( reset ).
* ACC tự động đóng lại ( không cần Reset ).
- Là hệ thống bảo vệ MN có thể tự động đóng mạch trở lại sau 1 thời gian bị tác động, loại này thường được dùng cho các hệ thống lạnh có NSL nhỏnhư tủ lạnh, máy điều hòa không khí, buồng lạnh thương nghiệp, thời gian ngừng hệ thống ngắn nên không ảnh hưởng đến công nghệ bảo quản thực phẩm.
CÁC LOẠI HÌNH BẢO VỆ MÁY NÉN
2.5.3.4.Bảo vệ áp suất đầu đẩy HPC (Hight Pressure Control)
a.Mục đích:
- Dùng để bảo vệ MN khi áp suất ngưng tụ PK tăng quá mức cho phép. Thiết bị thường dùng là relay áp suất cao (HP).
Hình 2.18: relay áp suất cao (HP).
b. Relay áp suất cao (HP.)
- Có nút reset - Thang đo lớn (đến 500psi) - Tiếpđiểm lấy thường đóng (Khi đấu mạch)
c. Cách cài đặt HP.
Plàm việc<Pcắt<Pvan a/t
Ví dụ: 1 MN làm việc bình thường có PK là 14 kg/cm2 (210 PSI) Van an toàn (19 kg/cm2) thì ta phải cài đặt HP là 16 kg/cm2. Tức là PK đến 16 kg/cm2 thì relay HP tác động ngừng MN. Sau khi xử lý xong sự cố, tác động nút reset trên HP thì MN mới khởi động lại được.
d.vị trí lắp đặt HP.
2.5.3.5.Bảo vệ áp suất đầu hút LPC (Low Pressure Control).
a.Mục đích:
- Dùng để bảo vệ MN không cho làm việc ở chế độ áp suất đầu hút bị tụt giảm quá mức. Nguyên nhân làm cho áp suất đầu hút giảm là dochế độ cấp môi chất cho dàn lạnh không bảo đảm, phụ tải nhiệt dàn lạnh giảm đột ngộtvì bơm nước muối hư hỏng, quạt gió hư, tuyết đóng quá dày. Thiết bị thường dùng là relay LP
b. Đặc điểm Relay (LP).
- Thang đo gồm 2 thang là CUT IN và CUT OUT.
- Không có reset.
- Giá trị thang đo nhỏ (không lớn hơn 150 PSI).
c.Cách cài đặt LP.
Trong đó:
Pcut in : là áp suất để MN chạy lại.
Pcut out : độ sai lệch áp suất.( trong 1 vài loại rơle LP khác ghi là Difference ). Pcut : là áp suất làm ngừng MN.
Thí dụ: Một máy lạnh khi vận hành bình thường có thông số đọc trên đồng hồ: P0 = 0,8 đến 1,8kg/cm2.
Như vậy, ta cài đặt cho LP như sau:
Pcut = 0,5 kg/cm2 ; Pcut in = 3 kg/cm2 ; Pcut out = 2,5 kg/cm2.
d. Sơ đồ lắp đặt LP.
e. Mạch bảo vệ liên động HP và LP.
f.
g. Trong mạch điện điều khiển, khi đấu bảo vệ, ACC thường phải đấu nối tiếp nhau,
để khi có sự cố xảy ra ở một trong chuỗi ACC thì mạch sẽ tác động làm ngừng MN tức thì.
2.5.3.6.Tự động bảo vệ áp lực dầu bôi trơn.
a. sơ đồ. b.Hoạt động.
- Trong phương pháp này, người ta dùng relay hiệu áp suất dầu. Một đầu của relay nối với họng hút của MN để lấy giá trị Po trong carte, 1 đầu relay còn lại nối với đầu bơm dầu trong carte.
a.
- Hiệu áp suất dầu được tính với công thức: Δ P = POIL - P0
Trong đó:
Poil: Áp lực của đầu bơm dầu Po: Áp lực của carte MN
- Hiệu áp suất dầu ΔPoil lấy giá trị bảo vệ từ 1,2 → 2 kg/cm2, nếu vì 1 lý do nào đó ΔPoil nằm ngoài khoảng quy định này ( nhỏ hơn 1,2 kg/cm2 ) thì relay sẽ ngắt mạch, MN ngừng làm việc.
c. Các nguyên nhân làm Poil bị giảm
- Bơm dầu bị trục trặc, Thiếu dầu trong carte, Lượcdầu bị nghẹt
- Các chi tiết có độ rơ quá lớn, miểng dên sắp bị lột.
2.5.3.7.Tự động bảo vệ nhiệt độ dầu trong carte máy nén.
Hình 2.19: rơ le bảo vệ nhiệt độ dầu trong carte máy nén
a. Trường hợp vận hành máy.
- Nhiệt độ dầu luôn luôn ≤70oC, người ta làm mát bằng 1 bình ống xoắn, trong đó dầu di chuyển trong ống xoắn ngược chiều với nước làm mát bên ngoài hoặc nếu không dùng nước, người ta dùng 1 van tiết lưu đưa gas lỏng vào bình thu nhiệt của dầu bay hơi làm lạnh
b. Khi dừng máy nén nhiều ngày.
- Trong carte MN, người lắp đặt 1 điện trở nung có công suất khoảng 100 → 200W. Điện trở này có nhiệm vụ nung dầu trong carte
giữ cho nhiệt độ dầu luôn luôn ấm, đồng thời làm bay hơitác nhân còn sót lại trong dầu và giúp khởi động lại MN dễ dàng.
2.5.3.8. Bảo vệ nhiệt độ đầu đẩy máy nén.
- Bảo vệ nhiệt độ đầu đẩy MN nhằm không cho nhiệt độ đó vượt quá mức cho phép, nếu không dầu bôi trơn có thể bị cháy và phân hủy, môi chất lạnh NH3 cũng tự phân hủy khi nhiệt độ đầu đẩy đạt 1360C, chất lượng bôi trơn giảm, các chi tiết MN bị mài mòn,súpắp dễ bị gãy hoặc cong, vênh và bị bám bụi than nhiều. Nhiệt độ quá cao ở đầu xilanh còn gây ra tình trạng MN chạy tốn điện vì tỷ số nén quá cao.
- Bảo vệ nhiệt độ đầu đẩy đơn giản nhất là dùng thermistor có đầu cảm nhiệt gắn trực tiếp ở họng đẩy. Phương pháp này chỉ áp dụng cho MN cỡ trung và lớn.
2.5.3.9. Bảo vệ nhiệt độ cuộn dây động cơ.
- Khi làm việc quá tải, mất pha, lệch pha, cuộn dây động cơ cần phải được bảo vệ khi nhiệt độ vượt quá mức cho phép. Dạng bảo vệ này chỉ dùng cho MN kín và nửa kín. Dụng cụ thường dùng là PTC Thermistor có đầu cảm nhiệt được gắn trực tiếp áp chặt vào bộ dây quấn động cơ để lấy tín hiệu kịp thời. Ngoài việc bảovệ nhiệt độ cuộn dây, động cơ còn được bảo vệ về điện như bảo vệ mất pha, mất đối xứngpha, quá tải, bằng các khí cụ điện như: Relay nhiệt, Aptomat, Công tắc tơ, Cầu chì ..v.v…
2.5.3.10.Bảo vệ áp lực nước.
Hình 2.20: rơ le bảo vệ áp lực nước
- Ở các máy lạnh có TBNT giải nhiệt bằng nước và làm mát MN bằng nước, người ta thường dùng cơ cấu bảo vệ là relay áp lực nước (WP).
- Khi lưu lượng nước thiếu hoặc bơm nước bị trục trặcdẫn đến sự tụt giảm bất thường của áp lực nước, relay WP sẽ tác động trực tiếp vào mạchđiều khiển làm ngừng MN.
- Trong công tác vận hành máy lạnh, người công nhânthường phải vận hành bơm nước và quạt giải nhiệt cho TBNT trước rồi sau đó mới khởi động MN được.
TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI 2:
- Hiểu được các kiến thức cơ sở về máy và hệ thống lạnh.
- Nguyên lý làm việc của máy nén và các hệ thống lạnh thông dụng. CÂU HỎI CỦNG CỐ BÀI 2:
Câu 1: Máy nén thể tích gồm:
A Máy nén piston trượt, máy nén trục vít. B Máy nén piston trượt, máy nén li tâm C Máy nén roto lăn, máy nén turbin
D Máy nén li tâm, máy nén turbin
Câu 2: Máy nén pittông 1 pha sử dụng điện xoay chiều thì: A Chỉ quay ngược chiều
B Chỉ quay thuận chiều
C Có thể quay ngược hoặc thuận chiều
D Chiều quay tuỳ thuộc vào công suất của máy nén Câu 3: Máy nén xoắn ốc thì:
A Chỉ quay ngược chiều B Chỉ quay thuận chiều
C Có thể quay ngược hoặc thuận chiều
D Chiều quay tuỳ thuộc vào công suất của máy nén Câu 4: Ưu điểm máy nén xoắn ốc so với máy nén piston: A Máy nén chạy êm, ít rung động
B Ma sát ít , hiệu suất máy nén cao
C Không ngập dịch khi hút lỏng về máy D Tất cả các đáp án còn lại đều đúng
BÀI 3: KỸ THUẬT LẮP ĐẶT, SỬA CHỮA VÀ VẬN HÀNH ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
GIỚI THIỆU BÀI 3:
Bài 3 là bài giới thiệu và hướng dẫn người học kỹ thuật lắp đặt, sửa chữa và vận hành điều hòa không khí để người học có được kiến thức nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội dung môn học ở những bài tiếp theo.
MỤC TIÊU CỦA BÀI 3 LÀ:
Về kiến thức:
Hiểu các khái niệm về điều hòa không khí, vai trò và chức năng của các thiết bị chính trong hệ thống điều hòa không khí.
Vân dung được các kiến thức cơ sở về điều hòa không khí và hệ thống điều hòa
không khí.
Về kỹ năng:
Lắp đặt và sử a chữa đươc
các mô hình máy lạnh và điều hòa không khí
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Rèn luyện tính cẩn thân, và nghiêm túc trong học tập và trong thực hiện công việc.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 3:
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 3 (cá nhân hoặc nhóm).
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 3) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài mở đầu theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 3:
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng điện lạnh và gia dụng.
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 3:
- Nội dung:
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
- Phương pháp: