Các Hệ Thống Lạnh Thông Dụng 2.3.1.hệ Thống Lạnh Với 1 Cấp Nén 2.3.1.1.sơ Đồ 1 Cấp Nén Đơn Giản

Quan hệ của dầu bôi trơn với môi chất lạnh không giống nhau tùy theo đó là môi chất lạnh hòa tan với dầu, không hòa tan hay hòa tan hạn chế trong dầu.

Mức độ hòa tan của môi chất trong dầu cần phải được xem xét kỹ khi chọn môi chất lạnh vì nó phải phù hợp với kết cấu máy nén và các thiết bị khác trong hệ thống truyên dẫn môi chất.

Môi chất lạnh hòa tan dầu trong cacte máy nén sẽ làm giảm độ nhớt của dầu và làm xấu khả năng bôi trơn nên phải chọn dầu có độ nhớt ban đầu cao hơn.

Dầu tuần hoàn cùng môi chất trong hệ thống lạnh còn làm giảm hệ số làm lạnh và công suất thiết bị vì nó làm giảm khả năng truyền nhiệt của các thiết bị trao đổi nhiệt.

Việc hồi dầu về máy nén phụ thuộc vào 3 yếu tố: Mức độ hòa tan dầu của môi chất, kiểu thiết bị bay hơi và nhiệt độ sôi của môi chất. Với những môi chất hòa tan dầu, việc hồi dầu về cacte dễ dàng hơn nhiều so với các môi chất không hòa tan

dầu. Chẳng hạn khi môi chất sử dụng là NH3 , do nó nhẹ hơn dầu nên phần lớn dầu tách khỏi môi chất lỏng và đọng lại ở vị trí thấp nhất trong hệ thống. Ví vậy ở đáy các bình chứa, các thiết bị bay hơi, bình tách dầu, …có các bầu chứa dầu và dầu được xả định kỳ về máy nén. Trong các hệ thống lạnh có môi chất lạnh không cho phép hồi dầu hoàn toàn (môi chất không hay ít hòa tan dầu m) hoặc ở các hệ thống dùng môi chất hòa tan dầu nhưng nhiệt độ bay hơi thấp hơn –180C người ta thường đặt bình tách dầu ở đầu máy nén để thu hồi dầu không cho dầu đi vào hệ thống.

2.2.2.2. Lựa chọn dầu bôi trơn máy lạnh:

a) Độ nhớt và độ hòa tan của dầu trong các môi chất lạnh:

Khi chọn dầu bôi trơn cho máy nén lạnh phải căn cứ vào loại môi chất lạnh, nhiệt độ làm việc của hệ thống và kiểu máy nén.

Việc lựa chọn dầu bôi trơn thường theo giới thiệu của các hãng cung cấp dầu hay của các nhà chế tạo máy nén lạnh.

Bảng 9 . trình bày các kiểu dầu bôi trơn thường dùng cùng tính chất độ nhớt và độ hòa tan của chúng với môi chất lạnh (H) CFC ở nhiệt độ thấp. Như đã trình bày trong các mục trên (H) CFC là tên gọi chung của các nhóm môi chất lạnh CFC như R12, R502,…, HCFC như R22, …và HFC như R134a,…

Bảng 1.2: Các loại dầu máy lạnh


Nhóm dầu

Kiểu dầu

Chỉ số độ nhớt

Độ hòa tan (H) CFC

Thấp

TB

Cao

Thấp

TB

Cao

M

Dầu khoáng

X

X


X

X


A

Dầu tổng hợp trên cơ sở Alkyl benzen

X





X

MA

Hỗn hợp của M và A

X

X



X

X

P

Dầu tổng hợp trên cơ sở Polyalpha olefin



X

X



AP

Hỗn hợp của A và P



X


X


MP

Hỗn hợp của M và P



X


X


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Dầu tổng hợp trên cơ sở của các

este tổng hợp



X

X

HFC



G

Dầu tổng hợp trên cơ sở của Polyglycol



X



X

E


b) Môi chất lạnh và các loại dầu thường dùng:

Dầu khoáng. Ký hiệu M

Dầu khoáng được lọc từ dầu thô, dầu khoáng dùng thích hợp nhất trong các hệ thống lạnh là các loại dầu có cơ sở là Naphten.

Dầu khoáng có độ hòa tan tương đối thấp với (H) CFC ở nhiệt độ thấp.

Dầu tổng hợp A:

Đây là loại dầu tổng hợp thường dược chiếc từ khí thiên nhiên, nó có độ hòa tan cao với (H) CFC ở nhiệt độ bay hơi thấp, vì thế nó được dùng rất phù hợp cho các hệ thống lạnh (H) CFC.

Nói chung dầu dựa trên cơ sở Benzen Alkyl có độ ổn định nhiệt cao hơn dầu khoáng, vì thế nó cũng được dùng trong các hệ thống lạnh amôniăc và giảm được nguy cơ cacbon hóa.

Dầu hỗn hợp MA:

Đó là hỗn hợp của dầu Benzen Alkyl và dầu khoáng, có độ ổn định cao hơn và ít bị sủi bọt trong máy nén hơn dầu khoáng.

Dầu tổng hợp P:

Dầu tổng hợp P là lọai dầu tổng hợp trên cơ sở polyalphaolefin, có độ ổn định nhiệt hóa cao nên thường được dùng trong các máy nén làm việc ở nhiệt độ cao như bơm nhiệt. Loại dầu này rất phù hợp với các hệ thống lạnh môi chất amôniắc vì nó rất bền vững khi trong hệ thống có không khí. Nó có nhiệt độ đông đặc thấp nên cũng rất phù hợp với hệ thống amôniăc có nhiệt độ bay hơi thấp. Dầu tổng hợp P ít hòa tan môi chất trong các hệ thống lạnh (H) CFC ở nhiệt độ bay hơi thấp.

Dầu hỗn hợp MP:

Là hỗn hợp của dầu khoáng và dầu polyalphaolefin. Nó rất phù hợp với hệ thống lạnh amôniăc nhiệt độ thấp, ở đó dễ có không khí lọt vào hệ thống, nhưng dầu MP khó bị oxi hóa, lại có nhiệt độ đông đặc thấp.

Dầu hỗn hợp AP:

Là hỗn hợp của dầu hỗn hợp Benzen Alkyl và polyalphaolefin. Có tính hòa tan cao hơn với các môi chất (H) CFC so với dầu tổng hợp P, vì vậy nó được dùng thích hợp hơn dầu P trong các hệ thống có nhiệt độ bay hơi thấp.

Hơn nữa, dầu AP có điểm Anilin thấp (một chỉ tiêu để đánh giá số lượng cacbon chưa no trong dầu vàtính tương hợp của các loại dầu khi tiếp xúc với các gioăng, đệm cao su) nên ít có khả năng gây nên rò rỉ ở các gioăng, đêm cao su.

Dầu tổng hợp E:

Khác với các loại dầu M, A và P, dầu tổng hợp trên có cơ sở este (E) hòa tan một phần trong các môi chất lạnh không chứa clo HFC, như R134a vì thế nó được sử dụng trong các hệ thống lạnh R134a nó cũng có thể được sử dụng trong các hệ thống

(H) CFC.

Đây cũng là loại dầu hấp thụ nước nếu để ra ngoài không khí vì vậy nó cần được bảo quản trong các bình kín và phải thải hết khí ra khỏi máy nén trước khi nạp dầu.

Dầu tổng hợp G:

Đây là loại dầu tổng hợp trên cơ sở của polyglycol, được chiết từ khí thiên nhiên Eõtan và Prôpan. Các loại dầu này chỉ có thể dùng trong các hệ thống lạnh có môi chất gốc dầu thô LPG như Prôpan, Butan, IzoButan.

Bài tập về môi chất lạnh và chất tải lạnh.


2.3. Các hệ thống lạnh thông dụng 2.3.1.Hệ thống lạnh với 1 cấp nén 2.3.1.1.Sơ đồ 1 cấp nén đơn giản‌‌‌

a. Chu trình Carnot ngươc chiều

Chu trình Carnot là chu trình gồm 2 quá trình đoạn nhiệt và 2 quá trình đẳng nhiệt xen kẽ.

Trên đô thị T - s nó đơn giản là một hình chữ nhật như đứng về mặt thiết bị nó lại phức tạp hơn các chu trình khác cho có thêm máy dãn nở



Hình 2 3 chu trình carnot ngược chiều a Sơ đồ thiết bị b Chu trình biểu diễn 1

Hình 2.3: chu trình carnot ngược chiều


a) Sơ đồ thiết bị ; b) Chu trình biểu diễn trên đồ thị T – s

MN - Máy nén; MDN – Máy dãn nở; NT – Bình ngưng tụ; BH – Bình bay hơi

Quá trình 1 - 2 là quá trình nén đoạn nhiệt hơi hút.Để điểm 2 nằm đúng trên đường hơi bão hoà khô, điểm 1 phải nằm trong vùnh hơi ẩm. Đặc điểm của quá trình nén đoạn nhiệt làS1 = S2.

Quá trình 2 - 3 là quá trình ngưng tụ đẳng nhiệt T2= T3 và đẳng áp P2 = P3 = Pk Điểm 3 nằm trên đường bảo hoà lỏng.

Quá trình 3-4 là quá trình dãn nở đoạn nhiệt có sinhngoại công. Đặc điểm quá trình là S4 = S3.

Quá trình 4-1 là quá trình bay hơi đẳng nhiệt T4 = T1 để sinh lạnh ở nhiệt độ thấp và áp suất thấp, quá trình này quá trình trình đẳng áp.

Điểm quan trọng nhất của chu trình Carnot ngược chiều là hệ số lạnh đạt cực đại, không một chu trình nào khác có thể đạt được nên chu trình Carnot ngược chiều được coi là nhu trình lý tưởng và hệ số lạnh của chu trình được sử dụng để so sánh đánh giá độ hoàn thiện của các chu trình khác.

Hệ số lạnh của chu trình Carnot ký hiệu là εc và được xác định như sau :


Ưu nhược điểm của chu trình Carnot Công nén nhỏ do nhiệt độ cuối tầm nén 2

Ưu, nhược điểm của chu trình Carnot :

- Công nén nhỏ do nhiệt độ cuối tầm nén tháp (T2 = Tk)

- Quá trình dãn nở trong máy dãn nở sinh công hữu ích ;

- Hệ số lạnh là lớn nhất so với các chu trình khác ở cùng điều kiện làm việc.

- Trạng thái 1 của hơi hút nằm trong vùng hơi ẩm cần phải điều chỉnhsao cho điểm 2 cuối tầm nén phải rơi đúng vào đường hơi bão hòa khô. Điều này không thể thực hiện trong thực tế, hơn nữa lỏng và hơi phân bố không đều nên máy nénrất dễ bị va đập thủy lực (hút phải lỏng), gây hư hỏng máy nén.

- Máy dãn nở có ưu điểm là sinh ngoại công có ích nhưng khi vận hành thực tế, máy dãn nở rất cồng kềnh, làm tăng đáng kể chi phí đầu tư ban đầu mà công thu được không đáng kể.

Đó cũng là 2 nhược điểm về vận hành chủ yếu của chutrình Carnot. Chính vì vậy, chu trình Carnot không được sử dụng trong thực tế.

b. Chu trình khô

Định nghĩa : Chu trình khô là chu trình có hơi hút về máy nén là hơi bão hòa khô.


Hình 2 4 chu trình khô Các quá trình của chu trình khô là 1 2 Quá trình nén hơi 3

Hình 2.4: chu trình khô

Các quá trình của chu trình khô là:

1 - 2: Quá trình nén hơi đoạn nhiệt (s1 = s2 hoặc Δs = 0) từ áp suất bay hơi và nhiệt độ bay hơi lên áp suất ngưng tụ và nhiệt độ T2 > Tk'. Quá trình này tiến hành trong vùng hơi quá nhiệt.

2 – 3: Quá trình làm mát và ngưng tụ và ngưng tụ hơi môi chất đẳng áp. Thải nhiệt cho nước hoặc không khí làm mát.

3 - 4: Quá trình tiết lưu đẳng entanpy từ áp suấtngưng tụ và nhiệt độ ngưng tụ cuống áp suất bay hơi và nhiệt độ bay hơi.

4 - 1: Quá trình bay hơi đẳng áp và đẳng nhiệt để thu nhiệt của môi trường lạnh đây chính là quá trình làm sạch mà ta muốn thực hiện.

Chu trình khô chủ yếu sử dụng cho môi chất amoniắcvới các lý do sau :

- Nhiệt độ cuối tầm nén của amoniắc rất cao. Để hạn chế bớt nhiệt độ này, cần phải cho máy nén hút hơi bão hòa. Để đảm bảo máy nén không hút phải lỏng, phải bố trí bình tách lỏng trên đường hơi hút về máy nén. Lỏng cuốn theo sẽ bị tách ra và đưa quay trở lại dàn bay hơi.

c. Sơ đồ quá nhiệt hơi hút, quá lạnh lỏng và hồi nhiệt

*: Chu trình qúa lạnh, qúa nhiệt

Định nghĩa : Chu trình quá lạnh và quá nhiệt và chu trình có nhiệt độ lỏng vào vàn tiết lưu nhỏ hơn nhiệt độ ngưng tụ (nằm trong vùng lỏng quá lạnh ) và hơi hút về máy nén lớn hơn nhiệt độ bay hơi (nằm trong vùng quá nhiệt).

Nguyên nhân quá lạnh có thể do :

Có bố trí thêm thiết bị quá lỏng sau thiết bị ngưng tụ,

Được quá lạnh lỏng ngay trong thiết bị ngưng tụ vì thiết bị ngưng tụ thuộc kiểu trao đổi nhiệt ngược dòng.

Do tỏa nhiệt ra môi trường trên đường từ bình ngưng tụ đến van tiết lưu Nguyên nhân quá nhiệt có thể do:

Sử dụng van tiết lưu nhiệt để điều chỉnh sự quá nhiệt hơi hút, Do tải nhiệt lớn và thiếu lỏng cấp cho dàn bay hơi.

Do tổn thất lạnh trên đường từ bình bay hơi về máy nén.

QL – Thiết bị qúa lạnh lỏng TLN – Van tiết lưu nhiệt Độ quá nhiệt hơi hút 4

QL – Thiết bị qúa lạnh lỏng; TLN – Van tiết lưu nhiệt Độ quá nhiệt hơi hút : Δtqn = t1 – t1’ = t1 – t0

Độ quá lạnh lỏng: Δtql = t3 – t3 = tk – t3 So sánh với chu trình khô ta thấy :

- Do có độ quá nhiệt nên công nén riêng lớn lên chútít, năng suất hút giảm chút ít do thể tích riêng v1 tăng lên. Công nén riêng l = h2 – h1.

- Do có độ quá lạnh lỏng nên năng suất lạnh riêng tăng 1 khoảng Δq0 = h3’ – h4 = h3’ – h3

Năng suất lạnh riêng : q0 = h1’ – h4

Nếu nhiệt độ buồng lạnh cao hơn t1 trong trường hợp dùng van tiết lưu nhiệt và trường hợp thiết bị bay hơi là dàn trao đổi nhiệt ngược sòng có thể tính :

q0 = h1 – h4

Các hệ thống lạnh amoniắc vận hành theo chu trình khôn nhưng trong thực tế để đảm bảo không bị cuốn lỏng vào máy nén và do tổn thất lạnh trên đường hút nên nhiệt độ hút thường cao hơn nhiệt độ sôi từ 5 đến 8oC. Nhiệt độ lỏng vào van tiết lưu do tỏa nhiệt ra môi trường nên cũng thấp hơn nhiệt độ ngưng tụ 2 – 5oC. Như vậychu trình khô đã lệch sang chu trình quá lạnh và quá nhiệt. Chu trình này cũng chủ yếu sử dụng cho môi chất NH3.

*: Chu trình hồi nhiệt

Định nghĩa: Chu trình hồi nhiệt là chu trình có thiết bị trao đổi nhiệt trong giữa môi chất lỏng nóng (trước khi vào van tiết lưu) và hơi lạnh trước khi hút về máy nén.

Chu trình hồi nhiệt biểu diễn trên đồ thị lgp – h gần giống như chu trình quá lạnh quá nhiệt.

Hai Chu trình có khác biệt cơ bản như sau Ơ chu trình quá lạnh quá nhiệt độ 5

Hai Chu trình có khác biệt cơ bản như sau:

- Ơ chu trình quá lạnh quá nhiệt, độ quá lạnh và quá nhiệt không phụ thuộc vào nhau và có các giá trị bất kỳ.

- Ở chu trình hồi nhiệt, lượng nhiệt do hơi lạnh thu vào đúng lượng nhiệt do lỏng nóng thải ra, do đó Δh3’3 = Δh11’ trong đó Δh3’3 = h3’– h3 và Δh11’= h1–h1’

Các quá trình cơ bản của chu trình hồi nhiệt

1 – 2: Quá trình nén đoạn nhiệt s = const hay s1= s2

2 – 3: Ngưng tụ trong dàn ngưng tụ, đẳng áp , hay đẳng nhiệt 3’ – 3: Quá lạnh lỏng trong quá trình hồi nhiệt

3 – 4: Tiết lưu đẳng entanpy h = const hay h3 = h4

4 – 1’: Bay hơi đẳng áp, đẳng nhiệt thu nhiệt môi trường lạnh trong dàn bay hơi. 1’ – 1: Quá nhiệt hơi hút trong thiết bị hồi nhiệt.

Ghi nhớ:Chu trình hồi nhiệt chỉ sử dụng cho các môi chất freôn như R12, R22, R502, R134a. Với các môi chất này chu trình hồi nhiệt tỏ ra có hiệu suất lạnh cao hơn, hệ số lạnh cao hơn hồi nhiệt NH3 cho hiệu suất lạnh kém hơn, hệ số lạnh kém hơn chu trình khô.

2.3.2. Sơ đồ 2 cấp có làm mát trung gian‌

2.3.2.1.Chu trình hai cấp , một tiết lưu làm mát trung gian không hoàn toàn

Định nghĩa: Chu trình 2 cấp 1 tiết lưu làm mát trung gian 1 phần là chu trình tương tự chu trình khô 1 cấp, riêng quá trình nén được phân thành2 cấp, hơi ra cấp hạ áp được làm mát đến nhiệt đọ môi trường (ta = tk).

Hình 2 5 chu trình hai cấp NHA Máy nén hạ áp NCA Máy nén cao áp MTG – Thiết bị 6

Hình 2.5: chu trình hai cấp

NHA - Máy nén hạ áp; NCA - Máy nén cao áp MTG – Thiết bị làm mát trung gian

Khi hiệu nhiệt độ tk – to quá cao, tỷ số nén π= pk/po vượt giới hạn cho phép cần thếit phải sử dụng chu trình 2 cấp nén. Ap suất trung gian Ptgđược xác định theo biểu thức : Đây là áp suất trung gian tối ưu xét về mặt nhiệt động. Trong thực tế, do chế độ làm việc thay đổi hoặc do phải chọn máy nén với kết cấu có sẵn, áp suất trung gian có thể lệch khỏi áp suất trung gian tối ưu.

Chu trình làm việc như sau :

Hơi ra ở thiết bị bay hơi có trạnh thái 1 được máy nén hạ áp hút và nén lên áp suất trung gian

Ở đây hơi được làm mát bằng nước hoặc không khí môi trường xuống nhiệt độ ta = tk và được máy nén cao áp hút và nén lên áp suất ngưng tụ pk Sau. ngưng tụ, lỏng được đưa vào van tiết lưu và tiết lưu xuống áp suất p0 và cấp vào cho dàn bay hơi. Ở dàn bay hơi lại được máy nén hạ áp suất về khép kín chu trình lạnh.

Ưu điểm so với chu trình 1 cấp (1 – 2’ – 5 – 6 )

- Nhiệt độ cuối tầm nén thấp, không vượt quá giới hạncho phép : T4 << T2’’ máy bận hàng an toàn, tin cậy, hiệu quả hơn.

- Do được làm mát trung gian nên công nén giảm. Nhược điểm

- Chu trình phức tạp hơn, vận hành khó hơn, đầu tư lớn hơn. Tính toán chu trình

Chu trình toán gần giống như chu trình khô 1 cấp, riêng : q0 = h1 – h6

- Công nén riêng : l = (h2 – h1) + (h4 – h3)

Ứng dụng trong thực tế Chu trình 2 cấp, 1 tiết lưu làm mát trung gian 1 phần được ứng dụng chủ yếu cho môi chất freôn với nhiệt độ cuối tầm nén không cao.

2.3.2.2. Chu trình 2 cấp, 2 tiết lưu làm mát trung gian không hoàn toàn

Các quá trình cơ bản :

BHT Bình trung gian 1 – 2 Nén đoạn nhiệt qua máy nén hạ áp s1 s2 const 2 – 3 Làm 7

BHT: Bình trung gian

1 – 2 : Nén đoạn nhiệt qua máy nén hạ áp s1 = s2 = const

2 – 3 : Làm mát trung gian xuống nhiệt độ môi trườngt3 = tk

3 – 4 : Hòa trộng giữa dòng hơi nén từ máy nén hạ ápvới dòng hơi từ bình trung gian BTG có trạng thái 8 thàng trạng thái 4.

4 – 5 : Nén đoạn nhiệt trong máy nén cao áp s4 = s5= const 5 – 6 : Làm mát và ngưng tụ đẳng áp trong bình ngưng

6 – 7 : Tiết lưu đẳng entanpy từ áp suất ngưng tụ pk xuống áp suất trung gian Ptg đẩy vào bình trung gian h6 = h7. Thành phần hơi 8 về máy néncao áp, thành phần lỏng đi vào tiết lưu 2 có trạng thái 9.

9 – 10 : Tiết lưu đẳng entanpy (h9 = h10) và đưa vào bình bay hơi 10 – 1 : Bay hơi lỏng thu nhiệt môi trường, tạo hiệu ứng lạnh.

Ưu nhược điểm so với chu trình 1 tiết lưu

- Năng suất lạnh riêng tăng 1 khoảng Δqo rất đáng kể so với việc tiết lưu trực tiếp từ điểm 6.

- Công nén giảm 1 khoảng Δl do hơi được làm mát từ 2 xuống 3 và xuống điểm 4.

- Nhiêt độ cuối tầm nén được giảm đáng kể từ 2’ xuống 5 nên hiệu suất làm việc cao hơn.

Ứng dụng : Chu trình này được ứng dụng cho cả môi chất amoniắc và freôn. Nếu dùng cho freôn, có thể có thêm hồi nhiệt. Tuy nhiên đối với môi chất amoniắc người ta sử dụng chu trình làm mát trung gian hoàn toàn nhiều hơn để hạn chế tối

đa nhiệt độ cuối tầm nén vì đặc điểm của môi chất amoniắc là có nhiệt độ cuối tầm nén rất cao.

2.3.2.3. Chu trình 2 cấp, 2 tiết lưu làm mát trung gian hoàn toàn

Nhược điểm chủ yếu của các chu trình làm mát trung gian 1 phần là hơi hút về máy nén cao áp chưa được làm mát “toàn phần” xuống đến trạng thái hơi bão hòa khô nên công nén tiết kiệm được chưa phải là tối đa vè nhiệt độ cuối tầm nén cao áp T5 chưa phải là tối thiểu.

Để làm mát toàn phần hơi nén hạ áp sau khi qua mát trung gian người ta cho sực thẳng vào bình trung gian. Ở đây, một phần lỏng ở áp suất và nhiệt độ trung gian sẽ bay hơi làm mát hơi ở trạng thái 3 xuống trạng thái bão hòa khô 8. Điểm 4 sẽ trùng với điểm

Ưu điểm Khi hơi hút về máy nén cao áp được làm mátxuống đến đường bão 8

Ưu điểm : Khi hơi hút về máy nén cao áp được làm mátxuống đến đường bão hòa khô, công nén tiết kiệm được củng tối đa Δlmax. Nhiệt độ cuối tầm nén T5 cũng là nhiệt độ tốithiểu với quá trình nén đoạn nhiệt. Đây cũng là ưu điểm cơ bản của chu trình này so với các chu trình làm mát 1 phần.

Nhược điểm : Chu trình này có nhược điểm về vận hànhlà dầu từ máy nén hạ áp đi vào trung gian sẽ theo môi chất lỏng, qua tiết lưu 2 vào bình bay hơi. Ở nhiệt độ thấp (khoảng -40oc) dầu bị đặc quánh khó lưu thông, dính lên bề mặt trao đổi nhiệt của bình bay hơi.

Ưng dụng : Chu trình có thể xác định rất dễ dàng trên đồ thị lgp-h và tương tự chu trình trên bài 7. Riêng tỷ số m4/m1 có thể xác định qua cân bằng entanpy ở bình trung gian :

m4h8 + m1h9= m4h7 + m1h3 m4(h8 – h7)= m1(h7 - h9)

2.3.2.4.Chu trình 2 cấp bình trung gian ồng xoắn

Như trên đã nói, chu trình 2 cấp 2 tíêt lưu làm mát trung gian toàn phần có nhược điểm là dầu của cấp nén hạ áp theo lỏng vào bình bay hơi tạolớo trở nhiệt trên bề mặt trao đổi nhiệt.

Để khắc phục nhược điểm này người ta dẫn lỏng qua ốngxoắn vào làm quá lạnh trong bình trung gian, và dầu ở cấp nén hạ áp không thể đi vào bình bay hơi được.

- Dòng môi chất lỏng từ thiết bị ngưng tụ ra chia làm 2 nhánh : nhánh chính đi qua ống xoắn được quá lạnh đến trạng thái 10 để qua tiết lưu 2 vào bình bay hơi ; nhánh phụ vào tiết lưu 1 để vào binh trung gian bay hơi làm mát hơi nén hạ áp từ điểm 3 xuống điểm 4 = 8 bão hòa khô.

Nhiệt độ t10 là nhiệt độ lỏng ra khỏi bình trung gian ống xoắn lấy bằng t10 9


- Nhiệt độ t10 là nhiệt độ lỏng ra khỏi bình trung gian ống xoắn lấy bằng : t10 = t9 + Δtmin = t9 + 5K

Hiệu nhiệt độ tối thiểu trong thiết bị trao đổi nhiệt : Δtmin = 5K

- Môi chất lỏng tiết lưu trực tiếp từ áp suất Pk xuống Po (không qua áp suất trung gian nên có thể coi là chu trình 2 cấp 1 tiết lưu). Chu trình 1 tiết lưu có ưu điểm là có thể đặt dàn lạnh ở xa vì hiệu áp rất cao.

- Do nhiệt độ tiết lưu cao hơn nhiệt độ bình trung gian (điểm 9) do đó có năng suất lạnh bị giảm mất 1 khoảng Δq’ = h11 – h11’

Nhưng do bình trung gian ống xoắn có ưu thế vận hành không bị dầu làm bẩn bình bay hơi nên vẫn được ứng dụng rộng rãi cho môi chất amoniắc,tuy phải chấp nhận tổn thất nhỏ về năng suất lạnh.

Tính toán chu trình giống như chu trình 2 cấp 2 tiết lưu làm mát trung gian toàn phần . Tỷ số m4/m1 cũng được xác định bằng cách cân bằng entanpy ở bình trung gian.

2.3.3. Các sơ đồ khác.‌

Chu trình 2 cấp 2 chế độ bay hơi

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 02/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí