Tiêu Chí Và Thang Đánh Giá Kỹ Năng Sống Của Trẻ 5 – 6 Tuổi

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để phục vụ cho nghiên cứu thực trạng kỹ năng sống của trẻ, trong đó phương pháp đàm thoại và phương pháp quan sát trẻ được xem là hai phương pháp chủ đạo, và các phương pháp nghiên cứu còn lại là các phương pháp bổ trợ.

2.1.3.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Trước tiên, chúng tôi dùng phiếu khảo sát với câu hỏi mở để xin ý kiến của giáo viên đang phụ trách lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non thuộc địa bàn TP.HCM liệt kê những kỹ năng sống cần phải trang bị cho trẻ 5 – 6 tuổi. Sau đó, dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và căn cứ vào những ý kiến của giáo viên, chúng tôi hệ thống lại 15 kỹ năng sống cần thiết đối với trẻ và thiết kế bảng hỏi về những vấn đề liên quan đến thực trạng kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi, trong đó yêu cầu giáo viên đánh giá và xếp hạng mức độ phát triển các kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi hiện nay, từ thấp nhất đến cao nhất.

Sau đó, phát phiếu cho 59 giáo viên của bốn trường: 02 trường nội thành, 02 trường ngoại thành, và một số giáo viên ở nhiều trường khác nhau trên địa bàn TP.HCM đang theo học lớp liên thông từ cao đẳng lên đại học ngành giáo dục mầm non trường Đại học Sài Gòn.

Sau khi thu nhận bảng hỏi và xử lý số liệu với kết quả cụ thể, chúng tôi xây dựng thang đánh giá mức độ phát triển kỹ năng sống của trẻ để khảo sát hiện trạng kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi. Có thể mô tả bảng hỏi giáo viên như sau:

Phần 1: Các câu hỏi về thông tin cá nhân của giáo viên, gồm các câu: phụ trách lớp, về trường.

Phần 2: Nội dung chính của bảng hỏi gồm các câu hỏi sau:

Nhóm 1: Khảo sát giáo viên đánh giá – xếp hạng về mức độ phát triển kỹ năng sống của trẻ từ thấp nhất (1) đến cao nhất (15). (câu 1, 2)

Nhóm 2: Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi còn thấp. (câu 3)

Nhóm 3: Điều tra những yếu tố hạn chế việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. (câu 4, 5 và 6).

Nhóm 4: Những biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. (câu 8)

Kết quả thu được từ bảng hỏi này là cơ sở ban đầu để có thể xác định thực trạng của kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi, đồng thời tìm hiểu được phần nào về những nguyên nhân và hạn chế, qua đó có thể xây dựng biện pháp tác động rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.

Kết quả phiếu điều tra thu về như sau:

Trường BN 1 – HM: 8 phiếu

Trường Tân Hòa – HM: 10 phiếu

Trường BN – Q.1: 10 phiếu

Trường Mầm non 12 – Quận Tân Bình: 8 phiếu.

Các trường Mầm non khác: 21 phiếu (Bông Hồng – Tân Bình: 3 phiếu, Măng Non 1 – Q.10: 2 phiếu; Sơn Ca 1; Sơn Ca 8; Hướng Dương; Hoa Anh Đào; Vàng Anh – Quận 5; Hồng Nhung,…)

2.1.3.2. Phương pháp đàm thoại

Để tìm hiểu mức độ nhận thức của trẻ về các kỹ năng sống, chúng tôi thiết lập bảng hỏi bao gồm nội dung chi tiết của 02 kỹ năng được giáo viên đánh giá và xếp hạng thấp thứ nhất và thấp thứ hai trong 15 kỹ năng sống của trẻ, để trò chuyện với trẻ. Bố cục bảng nội dung đàm thoại như sau:

Phần 1: Thông tin cá nhân của trẻ: Họ tên, giới tính, lớp học, trường học.

Phần 2: Nội dung chính của bảng đàm thoại của 02 kỹ năng: Vệ sinh chăm sóc cá nhân và Nhận thức về bản thân. Mỗi kỹ năng này bao gồm 04 kỹ năng nhỏ với các chi tiết cụ thể. [xem phụ lục]

Khảo sát được thực hiện với từng trẻ. Người nghiên cứu cho trẻ ngồi chơi tự nhiên và hỏi chuyện – đặt câu hỏi để làm sáng tỏ những yêu cầu cụ thể xoay quanh từng kỹ năng sống.

- KN rửa tay: Khi nào con cần phải rửa tay, tại sao phải rửa tay và rửa tay như thế nào?

- KN rửa mặt đánh răng: Con phải rửa mặt, đánh răng khi nào; tại sao con phải đánh răng, rửa mặt, và con đánh răng, rửa mặt như thế nào?

- KN che miệng khi ho, ngáp, hắt hơi: Lúc con ho, ngáp hay hắt hơi thì con phải làm gì? Vì sao con cần phải lấy tay hoặc khăn để che miệng?

- KN giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ: Con phải làm gì để đầu tóc, áo quần của con được sạch sẽ, gọn gàng? Vì sao chúng ta cần phải làm như thế?

- KN nhận biết thông tin về bản thân và gia đình: Con hãy cho biết họ và tên con? Họ và tên của Ba Mẹ con là gì? Con có anh, chị, em không; tên của anh/chị/em con? Con là con đầu hay là con thấy mấy trong gia đình? Địa chỉ, số điện thoại nhà con hoặc số điện thoại của Ba/mẹ con.

- KN ứng xử phù hợp với giới tính: Con là con gái/trai? Con gái/trai mặc đồ gì? Con gái mặc váy/đầm, phải ngồi thế nào? Là con trai, con có thể làm gì đối với các bạn gái?

- KN nhận biết khả năng và sở thích của bản thân: Năm nay con mấy tuổi? Con 5 tuổi con có thể làm được những việc gì? Tại sao con bê được cái ghế mà không mang được cái bàn?

- KN đề xuất trò chơi/hoạt động theo sở thích của bản thân: Con biết những trò chơi nào? Con thích chơi trò chơi nào, vì sao và chơi như thế nào?

Kết quả đàm thoại với trẻ được ghi lại trong bảng đánh giá mức độ phát triển kỹ năng sống của trẻ.

Việc phân tích số liệu theo nội dung nghiên cứu trên giúp người nghiên cứu kiểm chứng giả thuyết ban đầu của đề tài: Một số kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh đạt mức độ chưa cao.

2.1.3.3. Phương pháp quan sát

- Quan sát trẻ từ khi bắt đầu trẻ đến trường cho đến khi trẻ chuẩn bị ra về và những hoạt động sinh hoạt của trẻ trong ngày.

- Quan sát trẻ trong các giờ học và khi trẻ chơi trong điều kiện bình thường để đánh giá thực trạng một cách cụ thể. Đồng thời quan sát giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động cho trẻ.

- Quan sát trẻ trong quá trình người nghiên cứu đàm thoại với trẻ. Hoạt động 1: “Tôi là ai?”

Hoạt động 2: Chọn và xếp trình tự các hình diễn tả quy trình và các thao tác rửa tay sạch, rửa mặt, đánh răng.

Hoạt động 3: “Ai là người quản trò?”


* Cách đánh giá

Khi trẻ tham gia hoạt động, người nghiên cứu quan sát, ghi nhận và đánh dấu vào mức độ đạt của từng trẻ trong mỗi hoạt động dựa trên tiêu chí đã xây dựng.

Dựa trên cơ sở lý luận chúng tôi thiết lập bảng tiêu chí để định hướng việc quan sát trẻ, qua đó có thể xác định được mức độ khả năng thực hiện trong từng kỹ năng cụ thể của trẻ. Bố cục bảng quan sát gồm các nội dung:

Phần 1: Thông tin cá nhân của trẻ: Họ tên, giới tính, lớp học, trường học.

Phần 2: Nội dung chính của bảng đánh giá có 2 kỹ năng: Vệ sinh chăm sóc cá nhân và Nhận thức về bản thân. Mỗi kỹ năng này gồm có 04 kỹ năng nhỏ. [xem phụ lục]

2.1.3.4. Phương pháp phỏng vấn

Thực hiện phỏng vấn đối với trẻ, giáo viên và phụ huynh của trẻ nhằm bổ sung những cứ liệu cho phương pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi và quan sát để làm rõ thực trạng kỹ năng sống của trẻ 5–6 tuổi trên địa bàn TP. HCM hiện nay.

2.1.3.5. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phần mềm thống kê SPSS (19.0) để tính tần số, tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình, độ lệch chuẩn.

Các phép kiểm nghiệm đã sử dụng như sau:

- Các câu có biến định tính: Mean

- Các câu biến định lượng: Frequencies

- So sánh trị trung bình: Independent – samples T Test

2.2. Tiêu chí và thang đánh giá kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi‌


2.2.1. Tiêu chí đánh giá kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi


a. Tiêu chí đánh giá mức độ nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi ở mỗi kỹ năng


1/ Kỹ năng chăm sóc vệ sinh cá nhân

- Kỹ năng 1: Biết rửa tay bằng xà bông trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.

Trẻ cho biết, cần phải rửa tay, để giữ vệ sinh; giải thích được ích lợi và tác hại của việc rửa tay;

Nói hoặc biểu diễn đúng quy trình các thao tác rửa tay.

- Kỹ năng 2: Biết rửa mặt, đánh răng hằng ngày.

Trẻ cho biết được sự cần thiết phải rửa mặt khi ngủ dậy hay khi mặt bị dơ.

Trẻ nói được hoặc có hành động diễn tả đầy đủ, chính xác về cách thức rửa mặt: rửa mắt trước, đến mũi, xuống miệng, trở mặt khăn rửa trán, hai má, xuống cổ (không rửa lại vào chỗ khăn đã dơ); đánh răng: đánh từ trong ra ngoài, từ trên xuống – dọc theo răng,...

- Kỹ năng 3: Biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp.

Trẻ cho biết, khi ho, hắt hơi, ngáp, phải quay mặt sang chỗ khác, dùng khăn hoặc lấy tay che miệng.

Trẻ giải thích được lý do cần thiết phải che miệng. Trẻ nói/ diễn tả rõ ràng, đầy đủ cách thức che miệng.

- Kỹ năng 4: Biết giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.

Trẻ cho biết, cần chải tóc, mặc quần áo sạch sẽ khi sáng thức dậy, khi ra khỏi nhà, đi học, hoặc khi đầu tóc bù rối, quần áo bị xộc xệch thì biết chỉnh lại.

Trẻ nói hoặc biểu diễn được các thao tác cầm lược chải tóc, vuốt tóc; chỉnh lại quần áo cho ngay ngắn.

2/ Kỹ năng nhận thức về bản thân


- Kỹ năng 1: Nhận biết thông tin quan trọng về bản thân và gia đình của mình.

Trẻ cho biết đầy đủ họ, tên đệm và tên của mình; họ, tên đệm và tên của ba mẹ và các thành viên trong gia đình; cho biết thứ tự - vị trí mỗi thành viên trong gia đình, trong đó trẻ là con thứ mấy, hay là con một trong gia đình.

Trẻ cho biết đầy đủ, chính xác và đúng trình tự địa chỉ nhà của mình: số nhà, tên đường, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố; các số điện thoại nhà mình, hoặc số điện thoại của ba mẹ.

- Kỹ năng 2: Biết ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân

Trẻ cho biết, khi trời nóng cần phải mặc những quần áo mỏng, ngắn tay, quần đùi, con gái mặc váy,…; trời mưa, lạnh phải mặc quần áo dài, áo khoác, đội nón,… để giữ ấm, không bị lạnh, bị đau ốm.

Trẻ gái cho biết, khi mặc váy phải ngồi khép chân, để váy ngay ngắn, mới đẹp, lịch sự; đi lại hay làm gì thì nhẹ nhàng, dịu dàng.

Trẻ trai cho biết, phải giúp đỡ các bạn gái trong những việc nặng, như bê ghế, khiêng bàn,…, và giải thích được con trai phải làm như vậy, vì mình khỏe hơn các bạn gái.

- Kỹ năng 3: Biết được khả năng và sở thích của bản thân

Trẻ nêu ra và giải thích được tối thiểu ba việc trẻ yêu thích mà có thể và không thể làm được, hoặc việc trẻ không thích, trẻ có thể làm và không thể làm được. Ví dụ: Con có thể bê được cái ghế kia, nhưng con không thể bê được cái bàn này vì nó nặng lắm/ vì con còn bé,…

- Kỹ năng 4: Biết đề xuất những trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của cá nhân.

Trẻ cho biết những trò chơi hay hoạt động mà trẻ thích, ví dụ: Con thích chơi mèo đuổi chuột; cá sấu lên bờ,…

Trẻ diễn tả được những điều cơ bản về yêu cầu, cách thức hoạt động chơi.

b. Tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện kỹ năng của trẻ 5 – 6 tuổi

- Mức rất thấp: Bắt chước thụ động (imitation): Trẻ làm theo hành vi của một người khác một cách thụ động.

- Mức thấp: Thao tác theo (manipulation): Trẻ thực hiện các thao tác theo một sự hướng dẫn quy trình từng bước.

- Mức trung bình: Tự làm đúng (precision): Trẻ thực hiện được một nhiệm vụ với sai sót nhỏ và dần dần chính xác hơn mà không có nguồn hướng dẫn. Thể hiện thao tác trơn tru, chính xác.

- Mức cao: Biết phối hợp (articulation): Trẻ biết sắp xếp được một chuỗi thao tác bằng cách kết hợp hai hay nhiều kỹ năng, có thể cải tiến thao tác cho phù hợp để giải quyết một vấn đề gì đó.

- Mức rất cao: Thao tác tự nhiên (naturalisation): Chứng tỏ mức độ thực hiện thao tác một cách tự nhiên như bản năng (“không cần suy nghĩ”). Các kỹ năng được kết hợp, thao tác trình tự, thực hiện nhất quán dễ dàng, tức là mất ít năng lượng và thời gian.

2.2.2. Thang đánh đánh giá thực hiện kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi


a. Thang đánh giá mức độ nhận thức về kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi ở mỗi kỹ năng

Bảng 2.2. Thang đánh giá mức độ nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi ở mỗi kỹ năng



Kỹ năng sống

Các mức độ

Rất thấp (1 điểm)

Thấp (2 điểm)

Trung bình (3 điểm)

Cao (4 điểm)

Rất cao (5 điểm)


Kỹ năng chăm sóc vệ sinh cá nhân

KN 1

Biết rửa tay bằng xà bông trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn

- Trẻ không trả lời, hoặc nói không biết, không đúng, ví dụ: con gọi cô giáo, nhờ cô giúp,

- Trẻ nói, cần phải rửa tay; hoặc có ra dấu hiệu rửa tay

- Chưa giải thích để làm gì, và rửa như thế nào: dùng xà bông, cách rửa,…

- Trẻ cho biết, cần phải rửa tay để giữ vệ sinh; giải thích được ích lợi của việc rửa tay: không bị nhiễm vi trùng, mắc bệnh; ngược lại là tác hại;

- Chưa cho biết được cách thức rửa tay.

- Trẻ cho biết, cần phải rửa tay, để giữ vệ sinh; giải thích được ích lợi và tác hại của việc rửa tay;

- Nói hoặc làm hiệu cho biết một vài thao tác rửa tay, nhưng chưa đầy đủ, hoặc chưa đúng lắm.

- Trẻ cho biết, cần phải rửa tay, để giữ vệ sinh; giải thích được ích lợi và tác hại của việc rửa tay;

- Nói hoặc biểu diễn đúng quy trình các thao tác rửa tay.

KN 2

Biết rửa mặt,

- Trẻ không trả lời, hoặc trả lời

- Trẻ cho biết, cần phải đánh răng sau khi

- Trẻ cho biết, cần phải đánh răng sau khi ăn và rửa

- Trẻ cho biết, cần phải đánh răng sau khi ăn và rửa mặt lúc

- Trẻ cho biết, cần phải đánh răng sau khi ăn và rửa mặt lúc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Kỹ năng sống của trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh - 8



đánh răng hằng ngày

không đúng: ngủ dậy con phải ăn, đi học; ăn trưa xong con đi ngủ, ăn xong con được chơi,...

ăn và rửa mặt lúc ngủ dậy;

- Khi được hỏi về ích lợi của việc đánh răng, rửa mặt, trẻ chưa giải thích được để giữ vệ sinh;

- Khi được hỏi về cách thức rửa mặt, đánh răng, trẻ chưa nói được.

mặt lúc ngủ dậy;

- Khi được hỏi về ích lợi của việc đánh răng, rửa mặt, trẻ giải thích được: rửa mặt sạch đẹp, đánh răng để giữ vệ sinh, không bị sâu răng, hôi miệng;

- Khi được hỏi về cách thức rửa mặt, đánh răng, trẻ chưa nói được, hoặc không ra hiệu diễn tả về việc đánh răng, rửa mặt.

ngủ dậy;

- Trẻ giải thích được về ích lợi của việc đánh răng, rửa mặt;

- Trẻ nói được hoặc có hành động diễn tả về cách thức rửa mặt, đánh răng, nhưng chưa đủ, hoặc còn thiếu một vài điểm.

ngủ dậy;

- Trẻ giải thích được về ích lợi của việc đánh răng, rửa mặt;

- Trẻ nói được hoặc có hành động diễn tả đầy đủ, chính xác về cách thức rửa mặt: rửa mắt trước, đến mũi, xuống miệng, trở mặt khăn rửa trán, hai má, xuống cổ (không rửa lại vào chỗ khăn đã dơ); đánh răng: đánh từ trong ra ngoài, từ trên xuống – dọc theo răng,...


KN 3

Biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp

- Trẻ lắc đầu, không nói, cũng không ra hiệu cho biết được khi ho, hắt hơi, ngáp thì phải làm gì.

- Trẻ có ra hiệu, hoặc nói được, khi ho, hắt hơi, ngáp, phải biết lấy tay che;

- Khi được hỏi làm như vậy để làm gì/có ích lợi gì, thì trẻ chưa giải thích được.

- Trẻ cho biết, khi ho, hắt hơi, ngáp, phải quay mặt sang chỗ khác, dùng khăn hoặc lấy tay che miệng.

- Trẻ giải thích được, làm như vậy để giữ vệ sinh, lịch sự.

- Trẻ cho biết, khi ho, hắt hơi, ngáp, phải lấy tay che miệng.

- Trẻ giải thích được lý do cần phải che miệng.

- Trẻ nói/ diễn tả được cách thức che tay, nhưng chưa được rõ ràng, đầy đủ.

- Trẻ cho biết, khi ho, hắt hơi, ngáp, phải quay mặt sang chỗ khác, dùng khăn hoặc lấy tay che miệng.

- Trẻ giải thích được lý do cần phải che miệng.

- Trẻ nói/ diễn tả rõ ràng, đầy đủ cách thức che tay.

KN 4

Biết giữ đầu tóc gọn gàng,

- Trẻ không nói được phải làm gì để đầu tóc gọn gàng, quần áo

- Trẻ cho biết, phải chải đầu tóc, không nghịch bẩn để giữ quần

- Trẻ cho biết, cần chải tóc, mặc quần áo sạch sẽ, hoặc khi đầu tóc bù rối, quần áo bị

- Trẻ cho biết, cần chải tóc, mặc quần áo sạch sẽ khi sáng thức dậy, khi ra khỏi nhà, đi học, hoặc khi

- Trẻ cho biết, cần chải tóc, mặc quần áo sạch sẽ khi sáng thức dậy, khi ra khỏi nhà, đi học, hoặc khi

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 19/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí