Kinh tế học vi mô - ĐH SPKT Nam Định - 26

A. Tạo ra khung pháp luật để các mối quan hệ kinh tế diễn ra

B. Phân bổ hầu hết các hàng hóa, dịch vụ

C. Xác định mức giá và sản lượng

D. Tham gia vào khi thị trường không tạo ra được các kết quả hiệu quả

E. A và D

Câu 2. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra là ví dụ về:

A. Ảnh hưởng ngoại ứng tích cực

B. Hàng hóa công cộng

C. Ảnh hưởng ngoại ứng tiêu cực

D. Chi phí tư nhân

E. Hiệu suất giảm dần

Câu 3. Chi phí xã hội cận biên bao gồm:

A. Tất cả chi phí cận biên mà tất cả các cá nhân trong nền kinh tế phải chịu

B. Chỉ những chi phí cận biên không nằm trong chi phí tư nhân cận biên

C. Chỉ những chi phí cận biên nằm trong chi phí tư nhân cận biên

D. Tổng doanh thu trừ tổng chi phí tư nhân

E. Doanh thu cận biên trừ chi phí cận biên Câu 4. Ngành sản xuất gây ngoại ứng tiêu cực

A. Cần phải được trợ cấp

B. Cần phải bị đánh thuế

C. Nên khuyến khích phát triển

D. Nên đóng cửa hoàn toàn

E. Không câu nào đúng

Câu 5. Ngành sản xuất gây ngoại ứng tiêu cực

A. Cần phải được trợ cấp

B. Cần phải bị đánh thuế

C. Không nên khuyến khích phát triển

D. Cần phải bị loại bỏ

E. Không câu nào đúng Câu 6. Hàng hóa công cộng:

A. Là những hàng hóa mà tất cả mọi người có thể hưởng thị một khi chúng đã được cung.

B. Là những hàng hóa mà khó có thể loại trừ một người nào đó khỏi việc tiêu

dùng.


C. Là dạng cực đoan nhất của ảnh hưởng ngoại ứng tích cực.

D. Tất cả đều đúng.

E. Không câu nào đúng.

Câu 7. Hàng hóa nào sau đây được coi là hàng hóa công cộng thuần túy?

A. An ninh quốc phòng

B. Dịch vụ y tế

C. Dịch vụ bưu điện

D. Đường sắt

E. Tất cả các hàng hóa trên

Câu 8. Hàng hóa công cộng có xu hướng không được bán trên thị trường vì:

A. Chính hành động bán chúng theo kiểu này sẽ tự động làm mất lợi ích có được từ chúng và sự đặc biệt của chúng.

B. Chúng là quá đắt mà chỉ những người mua giàu nhất mới có thể mua được nếu chúng được bán theo kiểu này.

C. Người này có nhiều hơn thì người khác sẽ phải có ít hơn.

D. Nếu cung cho một người mua thì chúng trở thành có sẵn cho những người khác không mua chúng.

E. Không lý do nào trên đây là đúng.

Câu 9. Các vấn đề về thất bại của thị trường bao gồm:

A. Các ngoại ứng

B. Sức mạnh thị trường của độc quyền

C. Hàng hóa công cộng

D. Phân phối không công bằng

E. Tất cả các vấn đề trên

Câu 10. Để giảm chất thải gây ô nhiễm Chính phủ có thể:

A. Đánh thuế việc giảm bớt ô nhiễm.

B. Trợ cấp cho việc giảm ô nhiễm.

C. Trợ cấp chi việc bán những hàng hóa gây ô nhiễm như sắt thép, hóa chất.

D. Xác định lại quyền tài sản cho những người gây ô nhiễm.

E. Tịch thu những thiết bị sản xuất gây ô nhiễm của các hãng. Câu 11. Điều tiết độc quyền tự nhiên hướng vào mục tiêu nào:

A. Hiệu quả giá

B. Hiệu quả sản xuất

C. Sự công bằng

D. Tất cả các mục tiêu trên tùy thuộc vào sự lựa chọn của Chính phủ

E. Không có mục tiêu nào

Câu 12. Việc điều tiết độc quyền tự nhiên thường đặt giá bằng:

A. Doanh thu cận biên

B. Chi phí cận biên

C. Doanh thu trung bình

D. Chi phí trung bình

E. Chi phí biến đổi trung bình

Câu 13. Cân bằng của một nền kinh tế được coi là hiệu quả Pareto nếu:

A. Máy móc được sử dụng tốt

B. Không ai có thể là cho được lợi mà không phải làm cho người khác bị thiệt

C. Doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên

D. Một sự phân phối thu nhập thích hợp được duy trì

E. Không câu nào đúng

Câu 14. Tình huống nào sau đây không phù hợp với tối ưu kinh tế?

A. Cạnh tranh hoàn hảo

B. Không có ảnh hưởng hướng ngoại

C. Độc quyền

D. Tất cả đều không phù hợp

E. Không có tình huống nào không phù hợp


II. BÀI TẬP

Bài 1. Ngành sản xuất giấy cạnh tranh hoàn hảo có chi phí tư nhân cận biên là: MPC = 60 + Q. Chi phí xã hội cận biên của việc sản xuất giấy là: MSC = 70 + Q. Cầu thị trường về giấy là: P = 100 –Q.

a. Hãy xác định mức sản lượng cân bằng của thị trường tự do và mức sản lượng tối ưu đối với xã hội.

b. Hãy tình phần mất không mà ngành này gây ra cho xã hội bởi ảnh hưởng ngoại ứng của quá trình sản xuất.

c. Hãy xác định mức thuế (thuế/đơn vị sản phẩm) cần thiết để loại bỏ được hoàn toàn ảnh hưởng ngoại ứng này.

d. Hãy minh họa các kết quả đã tính được trên đồ thị.

Bài 2. Một trang trại nuôi ong nằm kề bên một vườn táo. Người trồng táo được lợi vì ong thụ phấn cho táo mà không phải trả tiền. Nếu không có ong thì người trồng táo phải chi 10 nghìn đồng để thụ phấn cho một ha táo. Mỗi hòm ong đem lại lượng mật đáng giá 50 nghìn đồng. Chi phí cận biên của việc nuôi ong là MC = 24 + 2Q, trong đó Q là số hòm ong.

a. Người nuôi ong sẽ nuôi bao nhiêu hòm?

b. Đó có phải là số hòm ong hiệu quả (cho xã hội) không? Giải thích.

c. Nếu người nuôi ong và người trồng táo sáp nhập với nhau thì số hòm ong sẽ là bao nhiêu?

d. Hãy minh họa các kết quả trên bằng đồ thị.

Bài 3. Giả sử rằng một nhà độc quyền tự nhiên có chi phí cố định là 30$ và chi phí cận biên không đổi là 2$. Cầu về sản phẩm của nhà độc quyền được cho bởi biểu như sau:

Giá ($/đơn vị)

10

9

8

7

6

5

4

3

2

1

Lượng cầu (đơn vị/ ngày)

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Kinh tế học vi mô - ĐH SPKT Nam Định - 26


a. Nếu nhà độc quyền không bị điều tiết thì giá và sản lượng nào sẽ thịnh hành?

b. Nếu Chính phủ muốn nhà độc quyền này tạo ra kết quả cạnh tranh thì giá và sản lượng nào là thích hợp?

c. Nếu Chính phủ muốn loại trừ lợi nhuận kinh tế thì giá và sản lượng nào là thích hợp?

Bài 4. Chi phí tư nhân và xã hội của việc sản xuất một loại hóa chất độc hại mỗi ngày được cho ở biểu sau:



Sản lượng (tấn)

0

1

2

3

4

5

6

7

8

Tổng chi phí tư nhân ($)

5

7

13

23

37

55

77

103

133

Tổng chi phí xã hội ($)

7

13

31

61

103

157

223

301

391

Giá bán của loại hóa chất này là 18$/tấn.

a. Hãy vẽ các đường chi phí cận biên tư nhân và xã hội của việc sản xuất loại hóa chất này.

b. Hãy xác định mức sản lượng tư nhân tối đa hóa lợi nhuận và mức sản lượng tối ưu của xã hội.

c. Hãy xác định phí ô nhiễm phải đặt ra để buộc người sản xuất phải sản xuất mức sản lượng tối ưu đối với xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. David Begg, Kinh tế học, Trường đại học Kinh tế quốc dân, NXB Giáo dục, 1992.

[2]. Nguyễn Văn Dần , Kinh tế học vi mô I, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2008. [3]. Vũ Kim Dũng, Tập bài giảng Kinh tế học vi mô, NXB Thống kê, 2006.

[4]. Vũ Kim Dũng, Hướng dẫn thực hành kinh tế học Vi mô, NXB Thống kê, 2007. [5]. Vũ Kim Dũng, Phạm Văn Minh, Cao Thuý Xiêm, Bài tập Kinh tế Vi mô chọn

lọc, NXB Thống kê, 2003.

[6]. Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh , Kinh tế học đại cương, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2001.

[7]. Ngô Đình Giao (chủ biên), Kinh tế học vi mô, Bộ Giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục, 2007.

[8]. Ngô Đình Giao, 101 Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc, NXB Thống kê, 1997.

[9]. Ngô Đình Giao, Hướng dẫn thực hành Kinh tế học Vi mô, NXB Thống kê, 2000. [10]. Phí Mạnh Hồng, Kinh tế vi mô, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.

[11]. N. Gregory Mankiw, Nguyên lý kinh tế học (Tập 1) , NXB Thống kê, 2003.

[12]. Paul A Samuelson, Wiliam D. Nordhaus, Kinh tế học (Tập1), NXB Thống kê, 2003.

[13]. Trịnh Thị Huyền Thương, Bài giảng Kinh tế vi mô, Đại học Vinh, 2009

[14]. Cao Thúy Xiêm, Bài tập tình huống Kinh tế học vi mô, NXB Nông nghiệp, 2005. [15]. Cao Thuý Xiêm, Kinh tế học vi mô, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2008.

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí