Kinh Nghiệm Kinh Doanh Du Lịch Bền Vững Của Một Số Nước Trên Thế Giới


ngoài cũng như qua các hôi nghị kinh tế lớn, ngành du lich có cơ hội quảng bá điểm mạnh của mình ra thế giới.

Ngành du lịch chỉ phát triển khi có khách du lịch. Nhân tố hình thành nên khách du lịch bao gồm thời gian rỗi, đông cơ, nhu cầu đi du lich và khả năng tài chính. Chúng ta thấy rằng khả năng tài chính của cá nhân mỗi du khách đóng vai trò rất quan trong trong việc thúc đẩy bước chân của du khach tham gia cuộc hành trình. Như vậy, điều kiện kinh tế phát triển là cơ sở để ngành du lịch khai thác kinh doanh các nguồn khách khác nhau.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, giữa kinh tế và du lịch luôn có mối quan hệ nghịch thuận tức là hoăc là kìm hãm, hoăc là thúc đẩy nhau phát triển. Cuôc khủng hoảng kinh tê khiến không ít doanh nghiệp du lịch phá sản, nhiều điểm du lịch, khu du lịch, các cơ sở lưu trú vắng khách. Nguồn thu từ du lịch thấp. Hậu quả là lương người lao động thấp, chán nản, bỏ việc, mức sống của con người giảm. Vì thế nhu cầu du lịch của con người chạy về theo hướng số không.

Điều kiện kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch. Điều này cũng đòi hỏi ngành du lịch trong qua trình phát triển của mình phải quảng bá, góp phần xây dựng kinh tế. Có như vậy mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau mới bền vững.

Năng lực phát triển du lịch của địa phương

- Trình độ quản lý

Chính sách quản lý, phát triển du lịch là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch.Nó có thể kìm hãm nếu đường lối sai với thực tế. Chính sách quản lý phát triển du lịch được ở hai mặt: chính sách chung của Tổ chức du lịch thế giới đối với các nước thành viên và thứ hai là chính sách của cơ quan quyền lực tại địa phương, quốc gia đó. Mặt thứ hai có ý nghĩa


quan trọng hơn cả vì nó huy động được sức người, căn cứ vào khả năng thực tế tại mỗi vùng, quốc gia đó để đưa ra chính sách phù hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

- Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội là đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã hội của một quốc gia. Đối với ngành du lịch, cơ sở hạ tầng lại càng quan trọng vì nó là yếu tố tiền đề để đảm bảo cho khách du lịch dễ dàng tiếp cận đến các điểm du lịch và được thoả mãn các nhu cầu về thông tin liên lạc và các nhu cầu khác trong suốt chuyến đi của họ. Thực tế cho thấy, sự phát triển nhanh của các địa phương tiện vận chuyển, mạng lưới giao thông đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của du lịch quốc tế cũng như nội địa.

Kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững hang Sơn Đoòng - 6

Trong các yếu tố hạ tầng, giao thông là một trong những yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Trong những nãm gần đây, lĩnh vực giao thông, đặc biệt là giao thông du lịch phát triển về cả số lượng lẫn chất lượng tạo thuận lợi phát triển du lịch trên phạm vi toàn thế giới. Sự phát triển về mặt chất lượng của vận chuyển khách du lịch được thể hiện ở các khía cạnh: tốc độ vận chuyển, đảm bảo an toàn cho khách du lịch, đảm bảo tiện nghi, giá rẻ...

- Trình độ dân cư và lực lượng lao động

Trình độ văn hoá cao tạo điều kiên cho việc phát triển du lịch. Phần lớn những người tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ văn hoá nhất định, nhất là những người đi du lịch nước ngoài. Bởi vì họ có nhu cầu đối với việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc hay nói đúng hơn tài nguyên, điểm du lịch tác động đến họ theo một quá trình. Phải có trình độ văn hoá thì mới hiểu hết giá trị của chuyến tham quan du lịch .Trong các nước mà nhân dân có trình độ văn hoá cao thì số người đi du lịch ra ngoài tăng lên không ngừng với cường độ cao. Bên cạnh độ, trình độ của người dân nước sở tại, nơi đón khách cũng phải chú


ý. Trình độ văn hóa thấp ảnh hưởng đến phát triển du lịch: ăn xin, cướp giật, ép khách mua hàng….

Việc phát triển du lịch phải mang dấu ấn của con người, tức là con người thông qua trí tuệ của mình đưa ra những biện pháp, cách thức để phát triển du lich. Một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch nhưng nếu không biết sử dụng trí óc của con người để phát huy hết giá trị của tài nguyên đó thì coi như thất bại. Ngược lai, có những quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biết phát huy hợp lí sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽ phát triển bền vững.

1.2.6 Kinh nghiệm kinh doanh du lịch bền vững của một số nước trên thế giới

1.2.6.1, Du lịch đảo Hawaii và chiến dịch “Be Reef”

Hawaii là một trong những điểm đến nghỉ dưỡng hàng đầu thế giới.Nhưng hầu hết mọi người không biết rằng quần đảo Hawaii cũng là một điểm nóng về bảo tồn với hơn 25.000 loài duy nhất.Các loài này đang bị đe dọa bởi sự tăng trưởng dân số, phát triển, ô nhiễm, lạm dụng, và biến đổi khí hậu. Đồng thời, mỗi năm Hawaii có hơn 8.000.000 du khách tham quan để trải nghiệm phong cảnh tuyệt đẹp và động vật hoang dã độc đáo.Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự đe dọa đối với các loài cần được bảo tồn.

Hiệp hội Du lịch sinh thái Hawaii đã nhận ra sự cần thiết phải phát triển các giải pháp bền vững mà sẽ bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của Hawaii khi cũng hỗ trợ du lịch sinh thái thân thiện. Năm 2011, Hiệp hội đã phát động Chương trình chứng nhận du lịch bền vững cho các nhà khai thác tour du lịch, các chứng nhận du lịch sinh thái Hawaii, với các tiêu chí khắt khe, chứng tỏ sự cam kết của doanh nghiệp về trách nhiệm môi trường và văn hóa.

Các phong trào hướng tới du lịch bền vững ở Hawaii, trong đó có chiến dịch “Be Reef” - một chương trình nhận thức được thiết kế để giúp cho các rặng san hô được khỏe mạnh hơn, bằng cách giáo dục du khách, các nhà khai


thác tour du lịch, các doanh nghiệp, và các thành viên cộng đồng.Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng, các rạn san hô đang giảm nhanh chóng do ô nhiễm, và nhiệt độ tăng. Bên cạnh đó, tác động tiêu cực của kem chống nắng đã làm các rặng san hô cũng đã nâng lên mức báo động.Hàng ngàn tấn kem chống nắng từ cơ thể chúng ta trôi vào đại dương hàng năm.Khi ở trong nước, một số hóa chất trong kem chống nắng tương tác tiêu cực với môi trường xung quanh.Những hóa chất này đã được chứng minh làm ức chế sự phát triển san hô, làm gián đoạn sinh sản san hô, và thúc đẩy các virus.

Chiến dịch “Be Reef” đã giáo dục người tiêu dùng thay đổi nhận thức và hướng tới việc bảo vệ các rạn san hô, bằng việc học cách đọc kỹ thành phần trên nhãn sản phẩm, người mua kem chống nắng có thể đảm bảo rằng họ đang lựa chọn các sản phẩm có ít tác động đến môi trường nhất.

1.2.6.2 Singapore và các chiến lược kinh doanh du lịch dài hạn, hướng tới bền vững

Singapore là một quốc đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế, nhưng đã biết phát huy triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực con người để có những bước phát triển vượt bậc. Diện tích quốc đảo chỉ có 710 km2 nhưng có đến 5,2 triệu người đang sinh sống, làm việc ở đây, trong đó có gần 2 triệu người nước ngoài. Trong các thành công của Singapore thời gian qua phải kể đến sự thành công của chính sách phát triển du lịch.

Để có được kết quả này, phải nói đến sự thành công của việc hoạch định, xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn của Chính phủ Singgapore. Từ năm 1965 đến nay, Singapore đã hoạch định chiến lược, xây dựng 6 kế hoạch phát triển du lịch khác nhau, đó là: “Kế hoạch Du lịch Singapore” (năm 1968), “Kế hoạch Phát triển du lịch” (năm 1986), “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), “Du lịch 21” (năm 1996), “Du lịch 2015” (năm 2005), “Địa giới du lịch 2020” (năm 2012).


Với “Kế hoạch phát triển du lịch” (năm 1986), Singapore chủ trương bảo tồn và khôi phục các khu lịch sử văn hóa như: Khu phố của người Hoa, Tanjong Tagar, Little India, Kampong Glam, sông Singapore.

Với “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), Singapore tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mới như: du thuyền, du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục, du lịch trăng mật; phát triển các thị trường du lịch mới; tổ chức các lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc tế; tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch; trao các giải thưởng về du lịch; giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch…

Năm 1996, Singapore triển khai “Du lịch 21”, chuẩn bị và thực hiện tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của du lịch trong Thế kỷ 21, với các chiến lược thị trường du lịch mới nổi, chiến lược du lịch khu vực, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch mới, chiến lược nguồn vốn du lịch, chiến lược “Nhà vô địch du lịch Singapore”.

Trong “Du lịch 2015”, Singapore tập trung phát triển các thị trường chính với phương châm tạo sự hiểu biết tốt hơn về Singapore, phát triển Singapore thành một điểm du lịch “phải đến”, cải thiện tiêu chuẩn dịch vụ nhằm cung cấp các dịch vụ đáng nhớ cho khách du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển các doanh nghiệp du lịch và nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, phát triển các sản phẩm trọng tâm của du lịch…

Năm 2012, Singapore chi 300 triệu đô la Singapore để tổ chức các sự kiện du lịch, chi 340 triệu đô la Singapore phát triển các sản phẩm du lịch, chi 265 triệu đô la Singapore phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đến năm 2015, Singapore đầu tư cho Quỹ phát triển du lịch là 2 tỷ đô la Singapore, đón khoảng 17 triệu khách du lịch quốc tế và doanh thu từ du lịch khoảng 30 tỷ đô la Singapore.



CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU


2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Nguồn dữ liệu sơ cấp trong luận văn chủ yếu được thu thập từ bảng hỏi. Giai đoạn này được thực hiện qua các bước chính sau: Xây dựng bảng hỏi; Phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến chuyên gia; Điều chỉnh bảng hỏi; Thực hiện điều tra và Xử lý số liệu. Các quá trình trước khi xây dựng được bảng hỏi hoàn thiện sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi bảng hỏi được nhận định là tương đối hoàn chỉnh, sau đó bảng hỏi hoàn chỉnh này được sử dụng trong quá trình điều tra thực sự.




Xây dựng bảng hỏi

Phỏng vấn thử và hỏi ý kiến chuyên gia


Điều chỉnh bảng hỏi


Thu thập số liệu

Thực hiện điều tra

Nếu có lỗi

Hoàn thiện


Hình 2.1: Quy trình thu thập số liệu sơ cấp bằng bảng hỏi

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

2.1.1.1 Xây dựng bảng hỏi

Xác định mục tiêu của bảng hỏi Mục tiêu của bảng hỏi đối với đề tài là:

- Đánh giá sự nhận thức về vấn đề, tầm quan trọng của kinh doanh du lịch bền vững.

- Đánh giá nhu cầu về du lịch khám phá, mạo hiểm.

- Đánh giá sự hiểu biết về hang Sơn Đoòng và các dự án liên quan.


- Đánh giá chất lượng và mức độ bền vững của hình thức kinh doanh tour du lịch Sơn Đoòng.

- Đo lường mức độ phản đối/ ủng hộ của du khách nếu có những dự án phát triển kinh doanh du lịch theo hướng đại trà.

- Đánh giá những tác động của những dự án phát triển kinh doanh du lịch theo hướng đại trà.

- Thu thập những ý kiến về các giải pháp giúp thúc đẩy kinh doanh du lịch theo hướng bền vững.

Xác định bố cục của bảng hỏi

Các phần của bảng hỏi cần xác định rõ là thuộc phần nào trong khung lý thuyết: các biến phụ thuộc, các biến độc lập và các biến số trung gian.

Tiêu đề và lời giới thiệu là phương thức để người được hỏi nắm bắt và hiểu được mục đích của phiếu điều tra cũng như định hình được cách thức tiếp cận của bảng hỏi.Ngôn từ và cách diễn đạt trong phần này cần chú trọng để người đọc không có cảm giác nặng nề và cảnh giác khi trả lời, thay vào đó là sự cởi mở và thoải mái trả lời những câu hỏi của phiếu điều tra.

Bố cục cần phải gọn gàng, hấp dẫn.

Lựa chọn kiểu câu hỏi, đặt câu hỏi

Có rất nhiều cách để chia loại các câu hỏi:

- Câu hỏi đóng/ mở/ kết hợp

- Câu hỏi lựa chọn một/ nhiều phương án

- Câu hỏi trực tiếp/ gián tiếp

- Câu hỏi về nội dung/ tâm lý…

Cách đặt câu hỏi nên đi từ các câu hỏi nên đi từ dễ đến khó, từ chung chung đến chi tiết, từ hấp dẫn đến kém hấp dẫn hơn và các câu hỏi trong cùng một phần phải liên quan đến nhau, tránh rẽ sang nhiều nhánh khác.


2.1.1.2 Phỏng vấn thử và xin ý kiến chuyên gia

Sau khi thiết kế xong bảng hỏi, các cuộc điều tra thử đã được thực hiện tại Đại học Quốc gia Hà Nội với đối tượng là các bạn sinh viên, để thu thập ý kiến đánh giá từ những người tham gia trả lời phiếu. Trên cơ sở những phản hồi về nội dung, hình thức, về ngữ nghĩa và độ dài câu hỏi, những điều chỉnh phù hợp đã được đưa ra.Đồng thời, những nguyên tắc lựa chọn địa điểm, đối tượng, thời gian và cách giới thiệu, cách giải thích để đảm bảo người được hỏi cho kết quả phiếu điều tra tốt nhất cũng được tổng hợp.

Bên cạnh đó, việc tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn giúp cho bảng hỏi có chất lượng tốt hơn, đi đúng hướng hơn.

2.1.1.3 Điều chỉnh bảng hỏi

Bảng câu hỏi đã được thiết kế và điều chỉnh nhiều lần, kết hợp giữa việc phỏng vấn thử, tham khảo ý kiến giảng viên hướng dẫn.

Việc sử dụng tránh các từ ngữ trực tiếp như “tôi” trong bảng hỏi cũng được đề ra, để tránh cảm giác người trả lời đang bị đánh giá. Một số câu hỏi tránh chủ ngữ bằng cách chỉ đưa chủ ngữ một lần ở câu hỏi chung

Ví dụ: Anh/chị cho biết mức độ đồng ý của bản thân với các giả định sau đây. Một số dùng từ “bản thân” thay từ “tôi” làm giảm nhẹ trách nhiệm đạo đức của người trả lời, nhằm để họ bộc lộ hết những thái độ và hành vi thực tế của mình.

2.1.1.4 Thực hiện điều tra

Đối tượng khảo sát và quy mô mẫu

Đối tượng khảo sát bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài, độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, là những người có quan tâm đến phát triển du lịch bền vững.

Quy mô mẫu: 200 mẫu.

Cách thức tiến hành

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 04/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí