Giai Đoạn Kiểm Tra Kết Quả Nghiên Cứu


Giả thuyết khoa học

Giả thiết là tiên đoán bản chất đối tượng, từ sự tiên đoán này mà người ta tìm ra các phương pháp, các con đường để khám phá chính bản thân đối tượng.Giả thuyết được xây dựng trên cơ sở phân tích đối tượng và so sánh với những đối tượng khác gần giống nó mà ta đã biết, từ đó kết hợp với suy luận, nghiên cứu để tiên đoán về bản chất đối tượng.

Mọi giả thuyết khoa học đều phải chứng minh.Nếu giả thuyết được chứng minh, thì nó trở thành một bộ phận của lý thuyết khoa học, giả thuyết được chứng minh tức là đề tài được thực hiện.Vì vậy, thực chất một công trình khoa học là chứng minh một giả thuyết khoa học.

Dự kiến dàn ý công trình nghiên cứu

Dàn ý nội dung công trình nghiên cứu thực chất là dự thảo nội dung, là mô hình đề tài mà người nghiên cứu định tiến hành, đòi hỏi người nghiên cứu phải thực hiện nghiêm túc. Dựa theo dàn ý, người nghiên cứu thu thập tư liệu và xử lý các cứ liệu thu được để hình thành nội dung của báo cáo.

Dàn ý có tính chất tạm thời, được sửa đổi và từng bước hoàn chỉnh trong quá trình nghiên cứu. Dàn ý cần được trình bày cụ thể tới mục, các tiểu mục... Dàn ý thực hiện càng chi tiết và hợp lý thì việc thu thập tài liệu và sắp xếp dữ kiện càng dễ dàng.

Kế hoạch nghiên cứu

Kế hoạch nghiên cứu là văn bản trình bày kế hoạch dự kiến triển khai đề tài về tất cả phương diện như: nội dung công việc, ấn định thời gian thực hiện từng công việc.

2.3.2 Giai đoạn triển khai nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

2.3.2.1 Thu thập dữ liệu thực tế

Người nghiên cứu thu thập dữ liệu thông qua nhiều nguồn tài liệu như đã được trình bày trong phần 2.1.


Tài liệu thu thập phải phù hợp với yêu cầu của đề tài, làm cơ sở lý thyết cho đề tài, phải xác định tính chân thực, phục vụ cho chứng minh vấn đề nghiên cứu.

2.3.2.2 Xử lý tài liệu thực tế

Các dữ kiện thu thập chưa thể sử dụng ngay được mà phải qua quá trình sàng lọc, phân tích, xử lý.

Sàng lọc tài liệu

Sàng lọc tài liệu gồm các công việc như sau:

- Phân loại tài liệu: Công việc này nhằm phân loại các tài liệu thu được theo nhiều tiêu chí, mục tiêu khác nhau.

- Chọn lọc tài liệu, tư liệu, số liệu: nghiên cứu mối liên hệ giữa các tài liệu, tư liệu, số liệu; so sánh, đối chiếu, chọn lọc những dữ liệu quan trọng, có độ tin cậy cao.

- Sắp xếp tài liệu, tư liệu, số liệu: Sau khi quy thành các nhóm tài liệu, số liệu, tiến hành lập dàn ý, sắp xếp cụ thể từng nội dung của từng vấn đề đi theo một logic nhất định, chọn các vấn đề cần đi sâu phân tích.

Xử lý tài liệu

Nội dung và phương pháp xử lý thông tin bao gồm: xử lý thông tin định lượng và xử lý các thông tin định tính đã được trình bày trong phần 2.2.

2.3.3 Giai đoạn kiểm tra kết quả nghiên cứu

Kiểm tra kết quả nghiên cứu bằng cách lặp lại các quy trình nghiên cứu hay dùng các phương pháp khác với phương pháp đã sử dụng ban đầu. Các phương pháp kiểm tra lẫn nhau giúp ta khẳng định tính chân thực của các kết luận.Việc chứng minh một giả thuyết, chứng minh một luận điểm khoa học phải được tiến hành một cách thận trọng, nghiêm túc và tiến hành nhiều lần, ở nhiều địa bàn khác nhau để kết quả nghiên cứu đạt đến mức khách quan nhất.

Giai đoạn này bao gồm: kiểm tra sơ bộ và kiểm tra chính thức.



2.3.4 Viết kết quả nghiên cứu

Viết báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu bằng một luận văn để công bố kết quả nghiên cứu.Đây là cơ sở để hội đồng đánh giá sự cố gắng của các tác giả.

Viết báo cáo tổng kết đề tài phải tiến hành nhiều lần:

- Viết bản nháp theo đề cương chi tiết trên cơ sở tổng hợp các tài liệu, tư liệu, số liệu thu được và đã được sử lý.

- Sửa chữa bản thảo theo sự góp ý của giáo viên hướng dẫn.

- Sửa chữa lần cuối cùng sau khi tiếp thu ý kiến của hội đồng bảo vệ. Viết hoàn chỉnh văn bản báo cáo tổng kết đề tài, luận án, luận văn, đồng thời viết tóm tắt các văn bản đó.

2.3.5 Báo cáo kết quả nghiên cứu

Việc chuẩn bị bảo vệ kết quả nghiên cứu

Hoàn thiện toàn bộ công trình nghiên cứu thể hiện bằng văn bản đúng với các yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày luận văn của Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Chuẩn bị các tài liệu minh hoạ cho báo cáo. Chuẩn bị các câu trả lời phản biện.

Báo cáo kết quả nghiên cứu

Trình bày báo cáo trước hội đồng phải ngắn gọn, đơn giản rõ ràng, dễ hiểu và đầy đủ lượng thông tin cần thiết, quan trọng, chủ yếu về: tính cấp thiết của đề tài, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng phạm vi, phương pháp nghiên cứu, những kết quả đạt được, những đóng góp mới, những kết luận, khuyến nghị và tiếp tục nghiên cứu đề tài...

Các sơ đồ, biểu bảng, tranh ảnh, và các phương tiện cần thiết khác phải được sắp xếp theo thứ tự tương ứng với việc trình bày vấn đề và tiện cho việc sử dụng, bố trí sao cho để mọi người tham dự trong hội đồng có thể nhìn rõ.


Khi trả lời những câu hỏi và ý kiến nhận xét của các phản biện, các thành viên của hội đồng, người bảo vệ chỉ cần đề cập thẳng vào bản chất của vấn đề.



CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HANG SƠN ĐOÒNG


3.1. Giới thiệu tổng quan về Hang Sơn Đoòng

3.1.1.Vị trí địa lý Hang Sơn Đoòng

Hang Sơn Đoòng có tọa độ 17°27‟25.88″Bắc, 106°17‟15.36″Đông, tại xã Sơn Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình, là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Hang này nằm trong quần thể hang động Phong Nha – Kẻ Bàng. Hang là một phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam tọa lạc gần biên giới với Lào. Hang Sơn Đoòng được đánh giá là một bức tranh “hoành tráng, đẹp đến mức kinh ngạc” với nhiều thạch nhũ có hình thù kỳ lạ, điều đặc biệt nhất có điểm chứa cả rừng cây nguyên sinh đang phát triển ở trong lòng hang. Các nhà khoa học địa chất thế giới nhận định Sơn Đoòng là hang động kỳ vĩ nhất thế giới.

Hang Sơn Đoòng được khám phá vào năm 1991 khi Hồ Khanh, một người dân địa phương tình cờ tìm ra khi lánh vào cửa hang để tránh mưa. Sau một thời gian đến năm 2006 khi đoàn thám hiểm Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đến khu vực này thăm dò thì Hồ Khanh mới báo cho họ. Phải khó khăn lắm ông mới tìm lại được cửa hang vốn nằm sâu trong rừng già với địa hình khá hiểm trở, cách xa đường lớn và không thể phát hiện thấy trên Google Earth và chính ông cũng đã là người đặt tên cho hang động này.

Ngày 5 tháng 4 năm 2009, sự kiện tìm thấy lại và khám phá hang Sơn Đoòng của đoàn thám hiểm Hoàng gia Anh và Hồ Khanh đã làm chấn động cả thế giới. Việc tìm ra hang Sơn Đoòng được ví như việc tìm thấy đỉnh núi Everest dưới lòng đất. Tiến sĩ Howard Limbert, đoàn thám hiểm Hoàng gia Anh vừa mới công bố hang mới ở Việt Nam, hang Sơn Đoòng, hang động mà


đoàn thám hiểm khẳng định là lớn nhất thế giới, nhiều tờ báo lớn ở nước ngoài như Daily Mail, Telegraph, The Sun, Breitbart, Newser… đồng loạt đăng tải về hang Sơn Đoòng. Hang Sơn Đoòng chào đón hàng chục đoàn làm phim của các hãng truyền thông nổi tiếng trên thế giới từ Anh, Đức, Nhật, Mỹ… đến quảng bá hình ảnh hang động này ra khắp thế giới.

3.1.2. Đặc điểm tự nhiên Hang Sơn Đoòng

Ở hang Sơn Đoòng, khoang hang lớn nhất dài hơn 6 km, cao 150m và rộng 200m. Nhờ vậy, Sơn Ðoòng vượt qua hang Deer, Vườn quốc gia Gunnung Mulu ở Malaysia để trở thành hang động lớn nhất thế giới.

Hình 3 1 Sơ đồ hang Sơn Đoòng Nguồn Tác giả tổng hợp Đường đi từ cửa vào 1

Hình 3.1: Sơ đồ hang Sơn Đoòng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Đường đi từ cửa vào hang có độ dốc lớn, xuống rất khó khăn và phải đi dọc theo một con sông ngầm nước chảy xiết để vào sâu trong hang

Đoạn hang có bề rộng khoảng 92m, với vòm rộng gần 244m này trong Sơn Đoòng có thể chứa được cả một tòa nhà cao 40 tầng ở New York, Mỹ. Các cấu trúc ở đây to lớn, hùng vĩ hơn bất cứ sự tưởng tượng nào của con


người. Nơi rộng nhất của hang có thể chứa được ba chiếc máy bay cỡ Boeing 777 có thể cùng bay hàng ba thoải mái.

Hang Sơn Đoòng được hình thành khoảng 2-5 triệu năm trước, khi nước sông chảy ngang qua vùng đá vôi đã bị vùi lấp dọc theo một đường đứt gãy. Dòng nước làm soi mòn và nạo ra một đường hầm khổng lồ trong lòng đất dưới dãy núi.Tại những nơi đá mềm, phần trần sụp xuống tạo thành những lỗ hổng, lâu ngày thành vòm hang khổng lồ. Trong hang có một “hồ bơi” khổng lồ, trong và sâu thăm thẳm trong hang.

Hình 3 2 Hồ và Thác nước trong hang Sơn Đoòng Nguồn Tác giả tổng hợp Một 2

Hình 3.2: Hồ và Thác nước trong hang Sơn Đoòng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Một đoạn mái của hang Sơn Đoòng bị sập nhiều năm trước đã tạo điều kiện cho ánh sáng ùa vào, cây cối xum xuê phát triển, tạo nên một cánh rừng kỳ vĩ giữa lòng hang. Các nhà thám hiểm đặt tên cho nơi đây là Vườn địa đàng.Vườn địa đàng có diện tích rất lớn, gồm có nhiều thực vật, nước rộng


mênh mông được bao quanh bởi những cụm cây rừng và thực vật đủ loại, hệ sinh thái đa dạng của vùng nhiệt đới, đặc biệt là các thực vật dây leo chằng chịt vắt ngang trên đá.

Hình 3 3 Cánh rừng nguyên sinh trong lòng hang Sơn Đoòng Nguồn Tác giả tổng hợp 3

Hình 3.3: Cánh rừng nguyên sinh trong lòng hang Sơn Đoòng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Đây là nơi trú ngụ lý tưởng của nhiều loài thực vật, sinh vật tự nhiên. Tiếng chim hót líu lo dưới rừng cây, tiếng nước chảy bên khe núi thật ấn tượng và hùng vĩ, một vùng mênh mông. Trong khu vực vườn địa đàng, các nhà khoa học đoàn thám hiểm đã tìm ra ba loài mới về cuốn chiếu, rận gỗ và một loài giáp xác khác.Ở khu rừng, có đến gần 400 loài thực vật, trong đó có

những loài chim phía ngoài di cư vào sinh sống rất đẹp và lạ mắt.

Nơi nào có nắng gió chiếu vào là nơi đó có màu xanh của sự sống sinh sôi trong hang Sơn Đoòng, một thế giới hoàn toàn khác với sự trần trụi, tối đen như mực thường thấy ở hầu hết các hang động khác.

Ngày đăng: 04/06/2023