Phân Biệt Du Lịch Đại Chúng Và Du Lịch Bền Vững


quả là có thể phá hủy hoặc làm thay đổi một cách không thể nhận ra được các nguồn lợi và văn hóa mà chúng phụ thuộc vào.

Ví dụ về Du lịch đại chúng

Đồ Sơn là một trong những bãi biển đẹp của Việt Nam nằm ở Hải Phòng. Trước đây, Đồ Sơn là một bãi biển thu hút khách du lịch, nhất là khách nước ngoài gần như nhiều nhất miền Bắc với làn nước trong xanh cùng bãi cát rộng trải dài làm nơi đây có vẻ đẹp đáng ngưỡng mộ. Thế nhưng chỉ trong nhiều năm trở lại đây, rác thải đã tràn ngập các bãi biển, từ vỏ chai lọ cho đến túi nilon, đồ ăn… Lượng rác dập dìu trên mặt biển nhiều đến mức khiến du khách sợ hãi, không dám xuống biển để tắm.

Hình 1 2 Rác thải ven bờ biển ở Đồ Sơn Nguồn Tác giả tổng hợp Đã có 1

Hình 1.2: Rác thải ven bờ biển ở Đồ Sơn

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Đã có nhiều kiến nghị của người dân và khách du lịch tới ban quản lý nơi đây, thế nhưng hầu hết các công tác xử lý rác vẫn là do một bộ phận người dân cùng các đoàn thành niên tình nguyện. Ban quản lý nơi đây còn tắc trách tới mức không dựng nổi một biển cảnh báo cấm vứt rác trên bãi biển.


Ngược lại, Du lịch bền vững thì được lập kế hoạch một cách cẩn thận từ lúc bắt đầu để mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hóa, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và giáo dục du khách và cả cộng đồng địa phương.

Du lịch bền vững có thể tạo ra một lợi nhuận tương tự như du lịch đại chúng, nhưng có nhiều lợi ích được nằm lại ở cộng đồng địa phương và các nguồn lợi tự nhiên, các giá trị văn hóa của vùng được bảo vệ.

Ví dụ về Du lịch bền vững

Di sản Hội An, Quảng Nam luôn là điểm đến đầy mơ ước của du khách. Nằm trong Hội An là những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi, chứa đựng những giá trị văn hoá, những bãi biển đẹp tại Cửa Đai, Cù Lao Chàm…

Hình 1 3 Phố cổ Hội An Nguồn Tác giả tổng hợp Để đảm bảo môi trường 2

Hình 1.3: Phố cổ Hội An

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Để đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp, phát triển du lịch một cách bền vững, chính quyền và người dân Hội An luôn có nhiều sáng kiến bảo như ngày đi bộ, ngày không khói xe, ngày không túi nylon, du lịch bền vững. Đây là những chương trình với mục đích nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng, đặc biệt là các bạn trẻ cũng như tạo điều kiện cho mọi người thể


hiện tình yêu, trách nhiệm của mình đối với môi trường, qua đó tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tạo nên hình ảnh một Hội An xanh- sạch- đẹp, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Sự khác nhau của Du lịch đại chúng và Du lịch bền vững

Bảng 1.1: Phân biệt Du lịch đại chúng và Du lịch bền vững


Các tiêu chí

Du lịch đại chúng

Du lịch bền vững

Mục đích

Lợi nhuận

Lợi nhuận, môi trường và

cộng đồng

Lập kế hoạch

Thường là không lập kế hoạch từ trước, các mục tiêu đưa ra thường là ngắn hạn

Được lập kế hoạch trước cùng với sự tham gia của các bên liên quan, các mục tiêu đưa ra là mục tiêu dài

hạn

Tốc độ phát triển

Phát triển nhanh, không

kiểm soát

Phát triển chậm, có sự kiểm

soát chặt chẽ

Định hướng đến

Du khách

Địa phương

Tập trung vào

Giải trí cho du khách

Các kinh nghiệm giáo dục

Vấn đề bảo tồn

Không được ưu tiên

Được ưu tiên

Vấn đề cộng đồng

Không được ưu tiên

Ưu tiên văn hóa địa phương

Phân bổ lợi nhuận

Các chủ đầu tư

Các chủ đầu tư và cộng

đồng địa phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

1.2.3 Các nguyên tắc, chiến lược kinh doanh du lịch bền vững

1.2.3.1 Các nguyên tắc kinh doanh du lịch bền vững

Để đạt được mục tiêu phát triển du lịch bền vững, cần phải triển khai thực hiện tốt các nguyên tắc sau đây:

Khai thác, sử dụng nguồn lực một cách bền vững; Giảm sự tiêu thụ quá mức tài nguyên và chất thải.


Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hoá, xã hội là hết sức cần thiết.Chính điều này sẽ khiến cho việc kinh doanh du lịch phát triển bền vững.

Việc giảm tiêu thụ quá mức tài nguyên như nước, năng lượng và giảm chất thải ra môi trường sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc hồi phục tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng của du lịch.

Để thực hiện nguyên tắc này, Ngành du lịch cần phải ngăn chặn đc sự phá hoại tới các nguồn tài nguyên môi trường, thiên nhiên và con người, các hoạt động du lịch như là một lực lượng bảo tồn, phát triển và thực thi các chính sách môi trường thật hợp lý trên tất cả các lĩnh vực của du lịch, triển khai các hoạt động du lịch có trách nhiệm và đạo đức; giảm rác thải và đảm bảo xử lý rác thải một cách an toàn, có trách nhiệm hồi phục những tổn thất nảy sinh từ các dự án phát triển du lịch, tránh tổn thất thông qua cá công tác quy hoạch và theo dõi thường xuyên.

Duy trì tính đa dạng về thiên nhiên, xã hội, văn hóa

Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội là cốt yếu cho du lịch phát triển bền vững, lâu dài, và cũng là chỗ dựa sinh tồn cho ngành công nghiệp du lịch.

Nguyên tắc này đưa ra kiến nghị cho ngành du lịch cần phải: trân trọng tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội của điểm đến; đảm bảo nhịp độ, quy mô và loại hình phát triển du lịch để bảo vệ tính đa dạng văn hóa bản địa; ngăn ngừa sự phá hủy đa dạng sinh thái thiên nhiên; đa dạng hóa các hoạt động kinh tế - xã hội bằng cách lồng ghép các hoạt động du lịch vào các hoạt động của cộng đồng dân cư địa phương; ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống lâu đời bằng chuyên môn phục vụ du lịch; phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi xã hội và nhu cầu phát triển; đảm


bảo quy mô, tiến độ và loại hình du lịch nhằm khích lệ lòng mến khách và sự hiểu biết lẫn nhau.

Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội

Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia và địa phương, việc tiến hành đánh giá tác động môi trường sẽ tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch.

Để đảm bảo nguyên tắc này, ngành du lịch cần phải: tính tới các nhu cầu trước mắt của cả người dân địa phương và khách du lịch; trong quy hoạch phải hợp nhất tất cả các mặt kinh tế, xã hội, môi trường; phải tôn trọng chính sách của địa phương, khu vực và quốc gia; phát triển du lịch phải phù hợp với hoàn cảnh của địa phương, xây dựng các kế hoạch một cách đúng đắn và thực thi, giám sát các dự án đầu tư đem lại lợi ích lâu dài.

Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển, lôi kéo được sự tham gia của cộng đồng địa phương

Ngành du lịch mà hỗ trợ các hoạt động kinh tế của địa phương và có tính đến giá trị, chi phí về môi trường sẽ vừa bảo vệ được kinh tế địa phương phát triển, lại vừa tránh được các tổn hại về môi trường.Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương mà còn nâng cao được chất lượng phục vụ.

Nguyên tắc này khuyến nghị: Hỗ trợ tạo thu nhập cho địa phương và các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương; đảm bảo các loại hình và quy mô du lịch thích hợp với điều kiện của địa phương; tối đa hóa việc lưu giữ doanh thu từ du lịch cho kinh tế của địa phương; phát triển cơ sở hạ tầng du lịch; khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia vào các dự án, các hoạt động phát triển du lịch.


Coi trọng công tác nghiên cứu, lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan

Việc nghiên cứu thông qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các số liệu là rất cần thiết để giúp cho việc giải quyết những vấn đề tồn đọng và mang lại lợi ích cho các điểm tham quan ngành du lịch và cho khách hàng.Bên cạnh đó, việc trao đổi, thảo luận đối với cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan khác nhau là rất cần thiết để cùng nhau giải tỏa các mâu thuẫn về quyền lợi và hỗ trợ quá trình nghiên cứu.

Với nguyên tắc này, ngành du lịch cần phải: khuyễn khích và hỗ trợ nghiên cứu đánh giá trước khi thực hiện dự án, các biện pháp giám sát đánh giá tác động môi trường, kinh tế - xã hội; dự đoán các ảnh hưởng của du lịch, các phương án giải quyết; tiến hành nghiên cứu, sử dụng các kinh nghiệm và ý kiến của người dân địa phương; phổ biến các kết quả đến các thành phần có liên quan.

Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực

Việc đào tạo nguồn nhân lực trong đó có lồng ghép vấn đề phát triển du lịch bền vững vào thực tiễn cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương ở mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng du lịch.

Trong công tác đào tạo cần phải đưa các kiến thức, vấn đề về môi trường, văn hóa và xã hội vào chương trình; đề cao ý thức tự hào của ngành du lịch địa phương, khám phá những tác động tích cực và tiêu cực đến địa phương trong đào tạo; phân bổ trở lại lợi nhuận trong du lịch vào các chương trình giao dục nhằm khích lệ sự hiểu biết đối với di sản và môi trường.

Quảng bá du lịch một cách có trách nhiệm

Việc quảng bá du lịch đến với khách du lịch cần cung cấp những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm. Điều này sẽ giúp nâng cao sự tôn trọng của du


khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hóa và xã hội ở nơi thăm quan, đồng thời sẽ làm tăng thêm sự hài lòng của du khách.

Trong công tác quảng bá, còn cần phải đảm bảo các chính sách và hoạt động có lợi cho môi trường, hướng dẫn du khách những điều cần làm và không nên làm đối với môi trường; cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan của các điểm đến, thông tin đưa ra phải trung thực, tương ứng với các sản phẩm du lịch cung cấp và chất lượng dịch vụ đi kèm.

1.2.3.2 Các chiến lược kinh doanh du lịch bền vững

Chiến lược tăng trưởng có giới hạn

Chiến lược này đưa ra việc phát triển du lịch gắn với sự kiểm soát nghiêm ngặt về môi trường.Chiến lược này dựa trên sự lo lắng về sự phát triển du lịch ồ ạt sẽ làm suy thoái chất lượng của các điểm du lịch và phá hủy các sản phẩm du lịch hiện thời.

Chiến lược tăng trưởng có giới hạn có tính hoạch định và chấp nhận chính sách phát triển du lịch tăng trưởng chậm, bắt buộc giảm bớt sự phát triển bùng nổ của du lịch trong ngắn hạn, chấp nhận sự phát triển chậm đối với trung hạn và dài hạn ở một số lĩnh vực, và đưa ra các quy định nghiêm ngặt về môi trường.

Chiến lược tăng trưởng có giới hạn mang đến kết quả là môi trường được bảo vệ. Tuy nhiên, thu nhập từ tài chính của các nhà đầu tư cũng như chính quyền địa phương giảm sút và nhu cầu về du lịch được chuyển dịch sang các nơi khác.

Chiến lược phát triển hợp tác

Chiến lược này tập trung đến các dự án phát triển hỗn hợp. Các điểm du lịch được quy hoạch về môi trường, trong đó một số địa điểm du lịch cùng sử dụng chung cơ sở hạ tầng, cơ sở vui chơi, giải trí và các phương tiện khác. Sự phát triển tổng hợp này đặc trưng cho sự phát triển ở các thành phố lớn.


Chiến lược phát triển hợp tác tìm kiếm sự phát triển du lịch có chất lượng cao trong giới hạn của các dự án và sẽ bỏ qua vùng bên ngoài của dự án và ngăn chặn sự liên kết với dân cư và những phát triển khác không liên quan đến du lịch. Chính vì vậy, sự suy thoái môi trường ngoài giới hạn của dự án, cộng đồng dân cư bên ngoài sẽ dẫn đến sự ùn tắc về giao thông và suy thoái của vùng dân cư gần đó.

Chiến lược phát triển toàn diện

Đây là chiến lược phát triển hợp tác được quy hoạch và bổ sung thêm quy hoạch đối với phong cảnh, địa điểm không nằm trong khu vực hợp tác, các khu dân cư, khu thương mại.

Đặc điểm hàng đầu trong quy hoạch phát triển du lịch của chiến lược phát triển toàn diện là sự xác định địa điểm thích hợp cho sự phát triển ở quy mô lớn; định vùng cho khu dân cư và các khu vực khác, thiết kế những vùng được bảo vệ môi trường, đề ra những chính sách hướng tới phát triển du lịch một cách toàn diện như sự phát triển có tổ chức, ban hành các điều chỉnh nhằm khuyến khích phát triển du lịch, tăng tối đa lợi ích xã hội, kinh tế và môi trường, ngăn chặn những hành động tiêu cực của sự phát triển.

Chiến lược phát triển toàn diện là một trong những chiến lược hàng đầu được đề xuất đối với phát triển du lịch bền vững. Chiến lược này có thể đạt được kết quả tốt thông qu việc lập kế hoạch cân đối về phát triển du lịch có quy hoạch, ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển và bảo tồn các chức năng có liên quan khác. Bằng cách này, lợi ích của du lịch được tối đa hóa và giảm thiểu những tiêu cực của các hoạt động du lịch.

Môi trường là yếu tố cấu thành quan trọng trong sự phát triển bền vững trong du lịch.Sự bền vững chỉ đạt được khi vấn đề về môi trường được xác định trong các hoạt động hợp tác cùng với các vấn đề phát triển và quản lý khác. Chiến lược phát triển toàn diện bao gồm cả việc lập kế hoạch theo thời gian, là một việc rất quan trọng đối với sự phát triển du lịch bền vững.

Ngày đăng: 04/06/2023