- Hình thức điều tra
Phỏng vấn trực tiếp và điều tra qua Email/ online.
- Địa điểm lấymẫu
Đối với hình thức phỏng vấn trực tiếp: thực hiện phỏng vấn tại các trường học, các địa điểm công cộng (Hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây, phố cổ Hà Nội, các địa điểm thu hút khách du lịch…) Các địa điểm này được lựa chọn do là những nơi tập trung đông dân cư, có tính đa dạng về mặt nhân khẩu học, đồng thời cũng là những người cósự quan tâm đến phát triển du lịch bền vững, có dành thời gian dành cho việc trả lời bảng hỏi phỏng vấn, để đảm bảo chất lượng phiếu điều tra thu được là tốtnhất.
Đối với hình thức điều tra qua Email/ Online:Đăng thông tin về phiếu điều tra đến các đối tượng qua các trang Facebook, fanpage của “Save Sơn Đoòng”, gửi mail có đường link phiếu điều tra online và bản word bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh đến các đối tượng phù hợp.
Ngoài ra, có thể sử dụng một số trang web khảo sát online như: https://www.surveymonkey.com/, https://vinaresearch.net/public/, https://freeonlinesurveys.com/#/ …
- Thời gian thựchiện
Để đảm bảo quy mô mẫu đặt ra, nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra trong vòng 2 tháng từ ngày từ 10/09/2016 đến 10/11/2016.
-Quá trình thựchiện
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Biệt Du Lịch Đại Chúng Và Du Lịch Bền Vững
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Tính Bền Vững Của Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch
- Kinh Nghiệm Kinh Doanh Du Lịch Bền Vững Của Một Số Nước Trên Thế Giới
- Giai Đoạn Kiểm Tra Kết Quả Nghiên Cứu
- Bức Tường “Vạn Lý Trường Thành” Trong Hang Sơn Đoòng
- Đánh Giá Tính Bền Vững Của Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Hang Sơn Đoòng
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Việc thực hiện điều tra được lên kế hoạch cụ thể. Thời gian và địa điểm lấy phiếu được phân chia với thời gian hợp lý, có sự đổi chéo về mặt địa điểm để linh hoạt và đảm bảo tính ngẫu nhiên của mẫu khảo sát.
2.1.1.5 Thu thập số liệu
Số liệu được thu thập từ các mẫu, bảng hỏi đạt yêu cầu.
Các mẫu được sử dụng để phân tích phải có đầy đủ các thông tin cá
nhân bắt buộc và trả lời đầy đủ các câu hỏi về hiểu biết, thái độ, hành vi thực tế trong phiếu điều tra. Bất kì mẫu nào vi phạm các điều kiện trên sẽ bị loại.
2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là những nguồn dữ liệu có sẵn, được tác giả sử dụng cho việc nghiên cứu.Việc sử dụng dữ liệu thứ cấp đem lại ưu điểm tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Quy trình thu thập dữ liệu thứ cấp bao gồm:
Xác định dữ liệu cần
thu thập
Xác định các nguồn thu thập dữ liệu
thư viện, sách báo, internet...
Tiến hành thu thập dữ liệu
Lựa chọn các dữ liệu thích hợp
Đánh giá dữ liệu
mức độ tin cậy, tính chính xác, cụ thể...
Hình 2.2: Quy trình thu thập dữ liệu thứ cấp
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
2.1.2.1 Xác định dữ liệu cần thu thập
Dữ liệu thứ cấp là một lượng dữ liệu khổng lồ từ rất nhiều nguồn khác nhau, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin rộng khắp như hiện nay.Việc tìm kiếm thông tin là rất dễ dàng. Tuy nhiên, những thông tin cần thu thập chỉ là những thông tin cần thiết, phù hợp với mục đích đề tài, không đưa ra những dữ liệu thừa, lan man, không bám sát vào đề tài.
2.1.2.2 Xác định các nguồn thu thập dữ liệu
Các nguồn thu thập dữ liệu là vô cùng rộng lớn và đa dạng như:
- Các tờ báo uy tín, những nghị định, báo cáo của Chính phủ, các cơ quan ban ngành…
- Các giáo trình trong lĩnh vực nghiên cứu: về chiến lược, kinh doanh du lịch, phát triển bền vững…
- Các tài liệu trên Internet có liên quan đến đề tài: các trang báo online, diễn đàn, mạng xã hội, các trang web quảng bá du lịch của tỉnh Quảng Bình, quảng bá du lịch cho Hang Sơn Đoòng…
- Những tài liệu về các cuộc khảo sát, thống kê uy tín đã được thực
hiện.
- Các chương trình truyền hình, video…
2.1.2.3 Tiến hành thu thập dữ liệu
Sau khi định dạng những loại dữ liệu cần thu thập và các nguồn có thể thu thập dữ liệu, tác giả sẽ tiến hành thu thập các dữ liệu thích hợp. Trong quá trình thu thập, tác giả cần phải lưu lại nguồn của tư liệu gốc, đưa vào phần các tài liệu tham khảo, cần phải tôn trọng tác giả của tư liệu gốc.
2.1.2.4 Đánh giá dữ liệu
Chất lượng của dữ liệu thứ cấp được đánh giá theo những tiêu chí sau:
Nội dung của DL
Mục tiêu của DL
Tính chính xác
Chất lượng của dữ liệu thứ cấp
Sự phụ thuộc của DL
Tính cụ thể
Tính thời sự
Hình 2.3: Chất lượng của dữ liệu thứ cấp
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Mục tiêu của dữ liệu
Nguồn dữ liệu thu thập phải đáp ứng được ít nhất 1 mục tiêu cụ thể nào đó trong đề tài nghiên cứu. Nó trả lời cho câu hỏi: nguồn dữ liệu thu thập để làm gì?.
Nội dung của dữ liệu
Nội dung của dữ liệu thu thập cần được quan tâm đặc biệt nhất là các đơn vị đo lường, các phương pháp được sử dụng cũng như các mối quan hệ khác.
Tính chính xác
Dữ liệu thu thập được có thể không chính xác. Điều này có thể xuất phát do cách tiếp cận, thiết kế nghiên cứu, chọn mẫu, thu thập thông tin… nên khi thu thập dữ liệu cần xem xét uy tín và độ tin cậy của nguồn cung cấp dữ liệu.
Tính cụ thể
Dữ liệu cần phải được xem xét kỹ lưỡng, đòi hỏi phải đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng về nguồn dữ liệu thu thập phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, cũng như hỗ trợ cho việc phân tích mô tả thống kê và có thể tổng quát vấn đề nghiên cứu.
Tính thời sự
Dữ liệu trong nghiên cứu phải có tính thời sự.Điều này đòi tác giả luôn phải cập nhật thông tin thường xuyên, nhằm tạo ra nguồn thông tin có giá trị trong nghiên cứu.
Sự phụ thuộc của dữ liệu
Dữ liệu thu thập được ngoài phụ thuộc nguồn cung cấp dữ liệu, nó còn phụ thuộc về chuyên môn, về sự tín nhiệm… điều này có thể được đánh giá chính xác bằng cách so sánh với các nguồn dữ liệu khác hay những nhà nghiên cứu khác đã sử dụng bởi nguồn đó.
2.1.2.5 Lựa chọn các dữ liệu thích hợp
Từ việc đánh giá dữ liệu theo các tiêu chí trên, tác giả lựa chọn ra những dữ liệu thích hợp để sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
2.2.1 Phương pháp phân tích dữ liệu định tính
Nghiên cứu định tính là phương pháp xử lý những loại dữ liệu không được biểu hiện bằng con số như: dạng văn bản, thu âm, hình ảnh…Dữ liệu định tính là các dữ liệu trả lời cho các câu hỏi:thếnào?cáigì?tạisao?...
Nghiên cứu định tính có hướng tiếp cận nhằm thăm dò, mô tả và giải thích dựa vào các phương tiện khảo sát kinh nghiệm, nhận thức, động cơ thúc đẩy, dự định, hành vi, tháiđộ. Nghiên cứu định tính có thể hướng đến việc xây dựng giả thuyết và các giảithích.Khi nghiên cứu định tính cần có cáckỹnăng: suy nghĩ trừu tượng, phân tích tình hình mang tính phê phán.
Nghiên cứu định tính có những đặc điểm:
Thăm dò
Thăm dò là đặc điểm cơ bản của nghiên cứu định tính. Ví dụ: giúp hiểu được tâm tư, tình cảm và hành động của con người, giúp khám phá phong tục tập quán, qua đó hiểu rõ hơn về địa phương nơi nghiên cứu.
Tiếp cận qui nạp
Giúp phát triển, tạo ra giả thuyết. Người nghiên cứu thường lắng nghe, quan sát đối tượng để chắt lọc ra cốt lõi của vấn đề, sự việc.
Tương tác và phản hồi
Khi thu thập thông tin cần có mối liên hệ gần gũi với chủ thể nghiên cứu. Người nghiên cứu trở thành công cụ thu thập dữ liệu, biết tương tác, lắng nghe và chia sẻ thông tin với người được phỏng vấn. Không chỉ nghe họ nói cái gì, làm cái gì, nghĩ cái gì mà phải hiểu tại sao họ nói, nghĩ và làm như thế.
Mềm dẻo
Nghiên định tính cũng dùng các phương pháp thu thập dữ liệu mềm dẻo như: nghiên cứu tính huống, phỏng vấn, quan sát, ghi hình, ghi âm, gửi thư, nhật ký và các tài liệu khác, mềm dẻo linh hoạt và tùy biến.
Phân tích dữ liệu định tính
Phân tích dữ liệu dạng chữ
Phân tích dữ liệu dạng mã hóa
Phân tích những từ ngữ trong hoàn cảnh cụ thể
Thăm dò
Xác nhận
Phối hợp
Lý thuyết giản đồ
Lý thuyết diễn dịch Lý thuyết quy nạp
Phân tích nội dung
Sử dụng nội dung của các từ điểm
Dân tộc học
Quyết định các mô hình
(KWIC)
Hình 2.4: Phương pháp phân tích dữ liệu định tính
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bên cạnh đó, việc sử dụng phần mềm hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu định tính giúp cho việc nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn.
NVivo là phần mềm hỗ trợ phương pháp nghiên cứu định tính và hỗn hợp, là phần mềm được sử dụng để quản lý và phân tích những dạng dữ liệu không có cấu trúc và không thích hợp để đưa ra những kết quả dưới dạng số.Nvivo được sử dụng phổ biến trên thế giới, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, chính phủ và kinh doanh.Phần mềm này được phát triển bởi Lyn Richard và Graham Gibbs ở London, Anh.Phiên bản đầu tiên là NVivo 1 ra đời năm 2001, và phiên bản mới nhất hiện nay là NVivo 11.
NVivo cung cấp một nơi để người nghiên cứu tổ chức và quản lý tài liệu, tìm hiểu trong kho dữ liệu.Phần mềm này cung cấp những công cụ cho phép đặt các câu hỏi của dữ liệu một cách hiệu quả.Quan trọng hơn, Nvivo có thể phát hiện ra các mối quan hệ, các kết nối dữ liệu và tìm thấy những hiểu biết mà việc nghiên cứu thông thường sẽ mất rất nhiều thời gian.
Bằng cách sử dụng NVivo để hỗ trợ việc nghiên cứu, nhà nghiên cứu có thể: làm việc hiệu quả hơn; tiết kiệm thời gian; nhanh chóng tổ chức, lưu trữ và lấy dữ liệu; khám phá các kết nối dữ liệu; sao lưu kết quả…
2.2.2 Nghiên cứu định lượng
Sau khi có các dữ liệu dạng định lượng (ở dạng các con số, có thể đo lường được), tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng.Nghiên cứu định lượng là việc sử dụng các phương pháp khác nhau (chủ yếu là thống kê) để lượng hóa, đo lường, phản ánh và diễn giải mối quan hệ giữa các nhân tố với nhau.
Nghiên cứu định lượng ngày càng trở nên phổ biến bởi tính tin cậy của các nghiên cứu định lượng, cùng nhờ với sự phát triển của các phương pháp thống kê và sự hỗ trợ của các phần mềm như: SPSS, EVIEWS, SAS… Phần mềm xử lý số liệu được sử dụng là SPSS 16.0.Các số liệu đều
được mã hóa và kiểm định khi nhập bằng hình thức kiểm tra ngẫu nhiên (chọn một số phiếu bất kì để kiểm định các số liệu vừa nhập) để hạn chế những sai sót trong quá trình nhập dữ liệu từ phiếu điềutra.
Thông qua các số liệu và dữ liệu thu thập, các thống kê mô tả và phân tích số liệu được đưa ra bằng các phương pháp khác nhau. Đầu tiên, thống kê mô tả được thực hiện bằng việc quan sát số liệu, đưa ra các nhận xét dựa trên số liệu thực tiễn và cơ sở lí thuyết của bài nghiên cứu. Trong đó, các chỉ số được sử dụng trong bài bao gồm độ kiểm định Alpha, kiểm định giả thuyết, mức ý nghĩa hay hệ số hồi quy chuẩn hóa.Các giá trị Anphal cho thấy các biến được sử dụng cho việc kiểm định là đáng tin cậy hay không.
Để kiểm định mối tương quan giữa các biến trong mô hình, phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng.Yếu tố quyết định đến kết quả của các giả thuyết nghiên cứu chính là hệ số hồi quy chuẩn hóa.Hệ số hồi quy chuẩn hóa càng lớn thì mức độ ý nghĩa đối với thống kê
càng cao, nó phản ánh được mức độ tác động của biến kiểm định đối với giả thuyết nghiên cứu.
2.3. Quy trình nghiên cứu
Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu
• Xác định đề tài nghiên cứu
• Xây dựng đề cương
Giai đoạn triển khai nghiên cứu
• Thu thập dữ liệu
• Phân tích dữ liệu
Kiểm tra kết quả nghiên cứu
• Kiểm tra sơ bộ
• Kiểm tra chính thức
Viết kết quả nghiên cứu
Báo cáo kết quả nghiên cứu
Hình 2.5: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị
Bước chuẩn bị có một vị trí đặc biệt, nó góp phần quyết định chất lượng của đề tài nghiên cứu.Chuẩn bị nghiên cứu bắt đầu từ xác định đề tài và kết thúc ở việc chuẩn bị lập kế hoạch tiến hành nghiên cứu.
2.3.1.1 Xác định đề tài nghiên cứu
Xác định đề tài là tìm vấn đề làm đối tượng nghiên cứu. Đối với luận văn này, đối tượng nghiên cứu là: Kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững.
2.3.1.2 Xây dựng đề cương nghiên cứu
Nội dung của đề cương nghiên cứu bao gồm các nội dung:
Lý do chọn đề tài, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu
Tìm hiểu về lý thuyết; tìm hiểu các nghiên cứu, kinh nghiệm trước đây