Các Tiêu Chí Đánh Giá Tính Bền Vững Của Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch



1.2.4 Các tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động kinh doanh du lịch

Ngành du lịch là một ngành kinh tế trọng điểm của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều sự thành công của các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, du lịch cũng là một ngành kinh tế đặc biệt, có thị trường biến động rất nhanh và rất dễ bị tác động không chỉ của các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội mà còn cả chính trị và thiên nhiên. Một thảm họa thiên tai, một vụ khủng bố, một cuộc nổi loạn hay việc ô nhiễm cũng có thể có những tác động xấu đến các hoạt động du lịch tại khu vực.

Để đánh giá tính bền vững của các hoạt động kinh doanh du lịch tại một địa điểm, cần phải có những phương pháp thích hợp. Những phương pháp này là thước đo về sự thành công trong công tác quản lý du lịch, và cũng là để xây dựng hệ thống cảnh báo giúp cho các nhà quản lý sớm phát hiện ra tình trạng báo động của một địa điểm du lịch, từ đó sớm đưa ra các giải pháp cụ thể, kịp thời và có hiệu quả.

Hiện tại, có hai phương pháp đánh giá tính bền vững của du lịch được sử dụng: Dựa vào việc xác định sức chứa và dựa vào bộ chỉ tiêu môi trường. 1.2.4.1Đánh giá tính bền vững của hoạt động kinh doanh du lịch dựa vào sức chứa

Sức chứa được hiểu là số lượng người tối đa đến một địa điểm du lịch trong cùng trong một thời điểm mà không gây hại đến môi trường sống, môi trường kinh tế và môi trường văn hóa – xã hội, đồng thời không làm giảm sự thỏa mãn của du khách thăm quan.

Như vậy, sức chứa là số người cực đại mà một điểm du lịch có thể chấp nhận được, không gây suy thoái đến hệ sinh thái tự nhiên, không gây xung đột giữa cộng đồng dân cư địa phương với du khách, không gây suy thoái nền kinh tế của người dân bản địa.

Sức chứa du lịch cần phải được hiểu từ nhiều khía cạnh khác nhau như:


- Về góc độ cơ sở hạ tầng: là lượng khách tối đa mà một điểm du lịch có thể chứa được, xét về không gian và nhu cầu sinh hoạt (điện, nước, phòng ở, khu vui chơi…)

- Về góc độ sinh thái: là lượng khách tối đa mà tài nguyên ở điểm du lịch có thể đáp ứng được mà không gây thiệt hại đến môi trường tự nhiên, không làm hệ sinh thái bị phá vỡ.

- Về góc độ quản lý: là lượng du khách tối đa mà một điểm du lịch có thể phục vụ được trong năng lực quản lý tại địa phương đó.

- Về góc độ kinh tế:là lượng du khách tối đa mà một điểm du lịch có thể đón tiếp trước khi cộng đồng địa phương bắt đầu phải gánh chịu những vấn đề về kinh tế.

- Về góc độ xã hội: là lượng du khách mà có thể dẫn đến đổ vỡ xã hội hoặc sự phá hủy văn hóa.

Thông thường, người ta thường chọn những yếu tố nhạy cảm nhất (tạo ra sức chứa thấp nhất) để xem xét khả năng tải, sức chứa của điểm du lịch.

Các công thức chung để tính sức chứa của một điểm du lịch được tính như sau:

Sức chứa thường xuyên (CPI) = Diện tích của khu vực (AR) / Tiêu chuẩn không gian (a)

Sức chứa hàng ngày (CPD) = Sức chứa thường xuyên (CPI) x Công suất sử dụng mỗi ngày (TR)

Sức chứa hàng năm (CPY) = Sức chứa hàng ngày (CPD) x Ngày sử dụng trong năm (PR)

Ta có thể sử dụng 1 công thức chung đơn giản để xác định sức chứa như sau: Sức chứa= Khu vực do du khách sử dụng

Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân


Trong đó, tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân thường được xác định bằng thực nghiệm và thay đổi tùy theo hình thức hoạt động du lịch. Ví dụ: hình thức nghỉ dưỡng biển: 30-40m2/người, Picnic: 60-70m2/người, Cắm trại: 100-200m2/người…

Từ đó, Số lượng khách thăm quan một ngày có thể tính như sau:

Số lượng khách thăm quan một ngày = Sức chứa x Hệ số luân chuyển

Trong đó: Hệ số luân chuyển = Thời gian mở cửa cho khách thăm quan/Thời gian trung bình của một cuộc thăm quan.

1.2.4.2Đánh giá tính bền vững của hoạt động kinh doanh du lịch dựa vào bộ chỉ tiêu môi trường của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO)

Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đưa ra những chỉ tiêu đơn lẻ và các bộ chỉ tiêu nhằm đánh giá tính bền vững của một hoạt động kinh doanh du lịch.

Bảng 1.2: Các chỉ tiêu đơn đánh giá tính bền vững


STT

Chỉ tiêu

Cách xác định

1

Bảo vệ điểm du lịch

Loại bảo vệ điểm du lịch theo tiêu chuẩn

IUCN

2

Áp lực

Số du khách viếng thăm điểm du lịch

(tính theo năm, tháng cao điểm)

3

Cường độ sử dụng

Cường độ sử dụng vào thời kỳ cao điểm

(người/ha)

4

Tác động xã hội

Tỷ số Du khách/ Dân địa phương (thời

kỳ cao điểm)


5


Mức độ kiểm soát

Các thủ tục đánh giá môi trường hoặc sự kiểm soát hiện có đối với sự phát triển

của điểm du lịch và mật độ sử dụng

6

Quản lý chất thải

% đường cống thoát tại điểm du lịch có

xử lý

7

Các hệ sinh thái tới

hạn

Số lượng loài hiếm có đang bị đe dọa

8

Sự thỏa mãn của du

khách

Mức độ thỏa mãn của khách du lịch

(dựa trên các phiếu thăm dò ý kiến)

9

Sự thỏa mãn của địa

phương

Mức độ thỏa mãn của địa phương (dựa

trên các phiếu thăm dò ý kiến)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững hang Sơn Đoòng - 5

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)



Bảng 1.3:Các bộ chỉ tiêu đánh giá tính bền vững


STT

Bộ chỉ tiêu

Cách xác định


1

Bộ chỉ tiêu về đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

- Tỷ lệ % khách quay trở lại/tổng số khách

- Số ngày lưu trú bình quân/từng du khách

- Tỷ lệ % các rủi ro về sức khỏe do du lịch/tổng số khách


2


Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ sinh thái tự nhiên

- % chất thải chưa được thu gom và xử lý

- Lượng điện, nước tiêu thụ/du khách/ngày

- % diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây dựng/tổng diện tích sử dụng cho du lịch

- % công trình kiến trúc không phù hợp với kiến thức bản địa/tổng số công trình

- Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm

- % khả năng vận tải sạch/khả năng vận tải cơ giới


3


Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động kinh tế

- % vốn đầu tư từ du lịch cho các phúc lợi xã hội của địa phương so với tổng giá trị đầu tư từ các nguồn khác

- % chỗ làm việc trong ngành du lịch cho người địa phương so với tổng lao động địa phương

- % GDP của kinh tế địa phương bị thiệt hại do du lịch gây ra

- % chi phí vật liệu xây dựng địa phương/tổng chi phí vật liệu xây dựng

- % giá trị hàng hóa địa phương/tổng giá trị hàng hóa dùng cho du lịch


4


Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động lên phân hệ xã hội nhân văn

- Sự xuất hiện các bệnh dịch liên quan đến du lịch

- Tệ nạn xã hội liên quan đến bệnh dịch

- Hiện trạng các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương

- Số người ăn xin/tổng số dân địa phương

- Tỉ lệ % mất giá của tiền vào mùa cao điểm du lịch

- Độ thương mại hóa của các sinh hoạt văn hóa truyền thống (lễ hội, ma chay, cưới xin,

phong tục, tập quán…) được xác định thông qua việc trao đổi với các chuyên gia.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


Bộ chỉ tiêu về đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

Bộ chỉ tiêu này đánh giá về khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch dựa trên các chỉ số % về:

- Tỷ lệ % khách quay trở lại/tổng số du khách

- Số ngày lưu trú bình quân/từng du khách

- Tỷ lệ % các rủi ro về sức khỏe do du lịch/ tổng số khách

Sự hài lòng của khách hàng là sự tác động tổng hòa của các nhân tố như: hình ảnh về điểm đến, giá trị cảm nhận về chất lượng cả sản phẩm hữu hình và vô hình được trải nghiệm và tiêu dùng tại điểm đến, lòng hiếu khách và thái độ ứng xử của cộng đồng dân cư. Vì thế, việc nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch sẽ biết được sự trung thành của khách đối với điểm đến du lịch hoặc một quốc gia.

Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ sinh thái tự nhiên Bộ chỉ tiêu này đánh giá dựa trên một số các chỉ số:

- Tỉ lệ % chất thải chưa được thu gom và xử lý

- Lượng điện, nước tiêu thụ/du khách/ngày

- Tỉ lệ % diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây dựng/tổng diện tích sử dụng cho du lịch

- Tỉ lệ % công trình kiến trúc không phù hợp với kiến thức bản địa/tổng số công trình

- Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm

- Tỉ lệ% khả năng vận tải sạch/ khả năng vận tải cơ giới


Du lịch góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan tại các điểm du lịch như tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới, cải thiện môi trường cho cả du khách và cư dân địa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh công cộng, phương tiện giao thông, thông tin, năng


lượng, nhà cửa xử lí rác và nước thải được cải thiện, dịch vụ môi trường được cung cấp.

Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ tới khu dân cư nếu như các giải pháp hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ được áp dụng. Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh kinh tế tại các khu vực phát triển du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được sử dụng. Du lịch phát triển đưa đến sự kiểm soát ở các điểm du lịch nhằm bảo vệ môi trường.

Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động kinh tế

Bộ chỉ tiêu này đánh giá dựa trên một số các chỉ số:

- Tỉ lệ % vốn đầu tư từ du lịch cho các phúc lợi xã hội của địa phương so với tổng giá trị đầu tư từ các nguồn khác

- Tỉ lệ % chỗ làm việc trong ngành du lịch cho người địa phương so với tổng lao động địa phương

- Tỉ lệ % GDP của kinh tế địa phương bị thiệt hại do du lịch gây ra

- %Tỉ lệ chi phí vật liệu xây dựng địa phương/tổng chi phí vật liệu xây dựng

- Tỉ lệ % giá trị hàng hóa địa phương/ tổng giá trị hàng hóa dùng cho du lịch

Dịch vụ du lịch có giá trị xuất khẩu cao và hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất trong các hoạt động xuất khẩu dịch vụ đặc biệt là theo góc độ thu ngoại tệ và thu hút lao động, tạo công ăn việc làm. Du lịch cũng giúp thúc đẩy các ngành kinh tế khác có liên quan.

Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động lên phân hệ xã hội nhân văn Bộ chỉ tiêu này đánh giá dựa trên một số các chỉ số:


- Sự xuất hiện các bệnh dịch liên quan đến du lịch

- Tệ nạn xã hội liên quan đến bệnh dịch

- Hiện trạng các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương

- Số người ăn xin/tổng số dân địa phương

- Tỉ lệ % mất giá của tiền vào mùa cao điểm du lịch

- Độ thương mại hóa của các sinh hoạt văn hóa truyền thống (lễ hội, ma chay, cưới xin, phong tục, tập quán…) được xác định thông qua việc trao đổi với các chuyên gia.

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững của hoạt động kinh doanh du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế nhạy cảm. Nó chịu tác động từ rất nhiều các nhân tố như: tự nhiên, môi trường, khí hậu, kinh tế, xã hội, chính sách pháp luật…

Nhân tố tự nhiên, môi trường

Hiện nay vấn đề môi trường đã và đang có tác động rất lớn đối với phát triển kinh tế đất nước, kể cả sự phát triển của ngành du lịch. Ngành du lịch đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái... Du lịch và môi trường là 2 bộ phận không thể tách rời nhau, môi trường có tốt thì du lịch mới phát triển bền vững.

Một thách thức không nhỏ đối với các khu du lịch quốc gia tại Việt Nam là công tác bảo vệ môi trường. Việc phát triển du lịch quá nóng đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường du lịch trong những năm qua. Đặc biệt tình trạng chất thải rắn, rác thải, nước thải chưa thu hồi, xử lý triệt để nên nguy cơ tiềm ẩn ô nhiễm cục bộ và tái ô nhiễm sau xử lý, đặc biệt là tại một số khu, điểm du lịch nằm tại hạ lưu các lưu vực sông, suối, ao hồ, các bãi biển, đảo....

Sự phát triển du lịch cũng làm gia tăng mức độ tắc nghẽn giao thông, gia tăng ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn, thay đổi cảnh quan thiên nhiên và


thay đổi sự quân bình môi sinh đối với môi trường sống của sinh vật. Do vậy, việc giữ gìn vệ sinh môi trường là nhu cầu cấp thiết với các khu du lịch quốc gia. Vấn đề này tuy đã được chú ý, nhưng cho đến nay nhìn chung đây vẫn là điểm yếu của Du lịch Việt Nam.

Nhân tố chính trị, xã hội

Vấn đề về chính trị, hòa bình ổn định tại một quốc gia ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh du lịch tại quốc gia đó. Nếu một quốc gia, vùng miền hay xảy ra chiến tranh, xung đột thì sẽ không thể có nhiều du khách đến thăm quan, dù tại địa phương đó có nhiều cảnh đẹp. Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng. Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và khách tới tham quan.

An toàn là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với khách du lịch, đặc biệt là đối với các khách du lịch chưa có nhiều kinh nghiệm. Một ví dụ có thể kể đến, Thái Lan, quốc gia có biên giới với Việt Nam, cũng có những thời kỳ đối mặt với những cuộc đánh bom, an ninh hỗn loạn, thậm chí các sân bay lớn còn đồng loạt dừng hoạt động, ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch.

Nhân tố kinh tế

Một trong mhững yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đê cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Ngày nay, xu thế thế giới là toàn cầu hóa. Hoạt động kinh tế, trao đổi thương mại giữa các quốc gia phát triển mạnh. Qua sư giao lưu, tìm hiểu kinh tế với các đối tác nước

Ngày đăng: 04/06/2023