Kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững hang Sơn Đoòng - 2



DANH MỤC HÌNH VẼ


STT

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1

Các hợp phần của Du lịch bền vững

12

2

Hình 1.2

Rác thải ven bờ biển ở Đồ Sơn

16

3

Hình 1.3

Phố cổ Hội An

17

4

Hình 2.1

Quy trình thu thập số liệu sơ cấp bằng bảng hỏi

37

5

Hình 2.2

Quy trình thu thập dữ liệu thứ cấp

41

6

Hình 2.3

Chất lượng của dữ liệu thứ cấp

42

7

Hình 2.4

Phương pháp phân tích dữ liệu định tính

45

8

Hình 2.5

Quy trình nghiên cứu

47

9

Hình 3.1

Sơ đồ hang Sơn Đoòng

53

10

Hình 3.2

Hồ và Thác nước trong hang Sơn Đoòng

54


11


Hình 3.3

Cánh rừng nguyên sinh trong lòng hang Sơn

Đoòng


55

12

Hình 3.4

Hang động ngọc trai trong hang Sơn Đoòng

56


13


Hình 3.5

Bức tường “Vạn lý Trường Thành” trong hang

Sơn Đoòng


56


14


Hình 4.1

Mô phỏng sản phẩm kính thực tế ảo khám phá

hang Sơn Đoòng


75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững hang Sơn Đoòng - 2



PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Hang Sơn Ðoòng tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam hiện nay đã được công nhận là hang động tự nhiên lớn nhất trên thế giới. Các nhà khoa học địa chất thế giới nhận định Sơn Ðoòng chính là hang động kỳ vĩ nhất. Những người yêu thích khám phá và chinh phục thiên nhiên trên toàn thế giới cũng như những nhà khoa học nghiên cứu về hang động đều ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí của hang Sơn Đoòng.

Lượng du khách tới tham quan từ khắp thế giới muốn đến Quảng Bình khám phá hang Sơn Đoòng tăng đột biến trong khi việc đăng ký rất khó khăn. Điều này cho thấy tiềm năng kinh doanh loại hình du lịch mạo hiểm tại Sơn Đoòng là rất lớn. Những tiếng vang từ hang Sơn Đoòng không chỉ thúc đẩy du lịch tỉnh Quảng Bình nói riêng mà cả Việt Nam nói chung.

Với tham vọng đáp ứng toàn bộ nhu cầu của du khách trên toàn thế giới, nhiều dự án của các công ty, tập đoàn lớn tại Việt Nam như Sun Group, FLC… với mục đích phát triển, mở rộng du lịch khám phá tại Hang Sơn Đoòng đã và đang đề xuất lên các cơ quan ban ngành, mong muốn được thực hiện. Điển hình là dự án xây dựng tuyến cáp treo vào trong hang Sơn Đoòng. Tuy nhiên, các dự án đang gặp phải sự phản đối gay gắt từ rất nhiều người cũng như các tổ chức trên toàn thế giới vì sự đe dọa trực tiếp tới môi trường, hệ sinh thái trong hang.

Khi dự án cáp treo được đề xuất sẽ mang 1000 người đến Sơn Đoòng mỗi giờ, thay vì 500 người/ năm, số lượng gấp 3800 lần như hiện tại, thì chắc chắn rằng lượng ánh sáng, tiếng ồn, khí CO2 từ con người thở ra sẽ mang lại sự thay đổi đột ngột quá lớn. Bên cạnh đó, các hoạt động phát sinh của con người như xả rác, vẽ bậy, bẻ thạch nhũ… Tất cả những điều này chắc chắn sẽ


làm ảnh hưởng nghiêm trọng, phá hủy hệ sinh thái, động thực vật trong hang Sơn Đoòng.

Có những dự án kêu gọi bảo vệ hang Sơn Đoòng, điển hình là dự án SaveSonDoong, đã và đang liên kết với các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận, các nhóm hành động vì môi trường trong nước cũng như quốc tế để tạo ra hiệu ứng tích cực từ cộng đồng nhằm tăng cường và thúc đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động góp phần vào sự thành công của dự án. Đây không còn là một dự án của cá nhân, nhóm cá nhân hoặc một tổ chức, nó đã trở thành dự án của toàn xã hội và cần sự tham gia của nhiều thành tố trong xã hội.

Với nhiều bài học đã được rút ra từ việc phát triển nóng tại các điểm du lịch, di sản văn hóa thế giới tại nước ta như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng… nếu tiếp tục được xảy đến với hang Sơn Đoòng thì Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia có tiếng xấu về việc bảo tổn Di sản thiên nhiên cũng như sự cảm kết về bảo vệ sự đa dạng môi trường sinh thái trong cộng đồng quốc tế. Chính UNESCO cũng đã lên tiếng, họ có quyền rút lại danh hiệu Di sản cùng các nguồn tài trợ hiện có. Khi đó, bài toán về kinh tế sẽ thất bại hoàn toàn, có mức ảnh hưởng đến cả hiệu quả kinh tế đến từ các hoạt động kinh doanh du lịch của cả tỉnh Quảng Bình cũng như Việt Nam.

Do vậy, việc khai thác, phát triển kinh doanh du lịch đối với Sơn Đoòng cần phải được tính toán kỹ, không thể vì mục đích kinh tế, mục đích phát triển du lịch mà làm bằng mọi giá. Đó là một vấn đề rất cấp thiết đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và với hang Sơn Đoòng nói riêng.

Bên cạnh đó, việc bảo vệ di sản thiên nhiên đang bị tàn phá do quy hoạch du lịch không hợp lí, không được bảo tồn đúng cách, từ đó người Việt Nam sẽ hiểu biết về giá trị của các di sản thiên nhiên họ đang sở hữu, và chủ động hành động bảo vệ những báu vật quốc gia.


Nhận thức được điều này, tôi đã chọn đề tài: “Kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững Hang Sơn Đoòng” cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh của mình.

Xuyên suốt luận văn sẽ trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: Làm thế nào để kinh doanh du lịch Hang Sơn Đoòng hướng tới phát triển bền vững?

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn:

Đề xuất các giải pháp thúc đẩy kinh doanh du lịch theo hướng bền vững ở hang Sơn Đoòng

Trên cơ sở đó, nhiệm vụ đặt ra với luận văn là:

- Tập trung nghiên cứu lý luận về kinh doanh du lịch bền vững, kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở một số nước trên thế giới, đồng thời rút ra một số bài học cho Việt Nam.

- Đánh giá tiềm năng du lịch của hang Sơn Đoòng.

- Phân tích, đánh giá thực trạng trong hoạt động kinh doanh du lịch hang Sơn Đoòng.

- Tập trung nghiên cứu, đề ra những giải pháp cụ thể nhằm phát triển kinh doanh du lịch bền vững hang Sơn Đoòng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững.

Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Nghiên cứu được thực hiện tạihang Sơn Đoòng, nằm trong khu vực Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu, thực hiện trong khoảng thời gian năm 2016 và 2017.Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh


du lịch tại hang Sơn Đoòng giai đoạn 2013 – 2017. Từ đó đề ra các giải pháp Kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững hang Sơn Đoòng.

4. Đóng góp của Luận văn

Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển bền vững trong kinh doanh du lịch.

Luận văn tổng kết những bài học kinh nghiệm về phát triển kinh doanh bền vững trên thế giới, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp, đề xuất đối với hang Sơn Đoòng dựa trên tiềm năng và thực trạng hiện nay.

Luận văn đóng góp những giải pháp mới hướng đến phát triển kinh doanh bền vững hang Sơn Đoòng, tận dụng sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới của công nghệ 4.0.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 4 chương với kết cấu như sau:

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững.

- Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu luận văn.

- Chương 3: Thực trạng kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững hang Sơn Đoòng.

- Chương 4: Các giải pháp chính nhằm thúc đẩy kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững hang Sơn Đoòng.



CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH DU LỊCH BỀN VỮNG


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Du lịch hiện nay được xem là một trong những ngành kinh tế lớn nhất của trên thế giới với tiềm năng kinh tế to lớn. Chính vì vậy, hoạt động du lịch được rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học và các nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên mãi tới những năm 80 của thế kỉ trước thì khái niệm “Phát triển bền vững” mới bắt đầu được đề cập đến, khi mà các tác động tiêu cực của du lịch lên môi trường trở nên rõ rệt hơn. Các nghiên cứu về du lịch bền vững cho thấy Du lịch bền vững không chỉ bảo vệ môi trường, giữ gìn sinh thái mà còn quan tâm đến khả năng duy trì lợi ích kinh tế dài hạn và công bằng xã hội.

1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

Du lịch bền vững tại Việt Nam còn là một khái niệm khá mới mẻ và chưa được thực sự quan tâm nhiều như trên thế giới.Riếng đối với địa danh Hang Sơn Đoòng, hiện nay tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố về khía cạnh kinh doanh du lịch hướng tới bền vững.

Tại Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu như:

Trương Thị Thu (2011), “Phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hướng bền vững”. Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng, 2011.

Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá về thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Định từ năm 2001 đến 2010, từ đó rút ra những bài học phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hướng bền vững. Một số những giải pháp được đưa ra nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh Bình Định và phát triển du lịch bền vững trong giai đoạn 2015-2020 là: xây dựng quy hoạch tổng thể và chi tiết phát triển du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch và đầu tư phát


triển hạ tầng; phát triển cơ sở vật chất; huy động nguồn lực và nâng cao chất lượng nhằm phục vụ du lịch và hoàn thiện cơ chế chính sách cũng như nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch.

Vương Minh Hoài (2011), “Du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, 2011.

Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng kinh doanh du lịch tại tỉnh Quảng Ninh, nhận ra những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch đại trà, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết bài toán du lịch bền vững tại Quảng Ninh trong giai đoạn 2020 - 2030 như: nâng cao năng lực quản lý Nhà nước; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng; đa dạng hóa loại hình sản phẩm, xây dựng các sản phẩm chất lượng cao cấp; bảo vệ môi trường; bảo tồn giá trị của Vịnh Hạ Long…

Trần Thị Hồng Lan (2010), “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Đà Nẵng”. Báo Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng – Số báo 11+12, trang 14-21.

Bài viết đề cập đến thực trạng phát triển du lịch ở Thành phố Đà Nẵng trên quan điểm phát triển du lịch bền vững: từ góc độ kinh tế, góc độ bền vững về môi trường và bền vững về xã hội. Các giải pháp đưa ra rất đa chiều, từ các công tác quy hoạch du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; đa dạng hóa sản phẩm hướng tới giá trị cao; hoàn thiện các cơ chế chính sách; tập trung vào cá công tác thông tin tuyên truyền; phát triển hạ tầng đô thị; tăng cường hợp tác quốc tế; bảo vệ môi trường; cho đến các giải pháp dành cho các doanh nghiệp du lịch và cho khách du lịch.

Nguyễn Thị Hồng Vân (2005), “Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bắc Giang”.Luận văn tốt nghiệp.

Nghiên cứu này chỉ ra được tiềm năng du lịch của tỉnh Bắc Giang với lợi thế có nhiều địa hình đồi núi, tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh đẹp.Tuy nhiên, sự phát triển của ngành du lịch chưa thực sự tương xứng với tiềm năng


vốn có. Tác giả cũng phân tích những mục tiêu về nhiều khía cạnh như kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường, kết hợp cùng tiềm năng du lịch của tỉnh, từ đó đưa ra các giải pháp giúp phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bắc Giang như: đẩy mạnh công tác đầu tư, thu hút đầu tư và đẩy mạnh quảng bá. Bên cạnh đó, một số giải pháp hướng tới tính bền vững như: tạo ra các sản phẩm mang bản sắc địa phương, bảo vệ môi trường, khuyến khích sự tham gia của người dân vào các hoạt động phát triển du lịch…

1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài

Rob Gilbert (2010), “Sustainable tourism”. Teaching for a Sustainable World. UNESCO – UNEP International Environmental Education Programme, 2011.

Bài viết đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về du lịch bền vững, là những khái niệm được UNESCO công nhận. Nội dung của bài viết bao gồm: khái niệm của du lịch bền vững; tầm quan trọng của du lịch bền vững; những mục tiêu của du lịch bền vững; sự gia tăng của du lịch; những lợi ích và các vấn đề của du lịch đại trà; những lợi ích và các vấn đề về du lịch sinh thái; những sự giảng dạy về du lịch sinh thái và sự phản xạ.

Sundar K Sharma, Prabin Manandhar, Sarba Raj Khadka (2011), “Everest tourism. Forging links to sustainable mountain development. A critical discourse on politics of places and peoples”. Euro Journal of Tourism, Hospitality & Recreation– Vol 2, Issue 2, pp.31-35, 2011.

Núi Everest là một trong những điểm đến hàng đầu của Himalaya cho những người ưa thích leo núi mạo hiểm. Nghiên cứu chỉ ra rằng, với xu hướng hiện nay trong ngành du lịch dựa vào thiên nhiên ngày càng phổ biến.Tuy nhiên, điều này làm cho cộng đồng miền núi tại Everest dễ bị tổn thương dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về môi trường và sự gián đoạn của văn hóa và truyền thống địa phương. Một vấn đề đã nhận được nhiều sự

Ngày đăng: 04/06/2023