Mối Liên Quan Giữa Nghề Nghiệp Với Kiến Thức, Thái Độ Về Sxhd

Nhận xét:

Theo giới tính, ở 2 nhóm nam và nữ, điểm kiến thức trung bình lần lượt là: 12,21 và 12,55. Điểm thái độ trung bình lần lượt là 4,09 và 4,26. Các sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Theo độ tuổi, các nhóm tuổi: <18; 18 – 30; 31 – 60 và >60 có điểm kiến thức SXHD trung bình lần lượt là 12,50; 13,44; 12,55 và 10,94. Điểm thái độ SXHD trung bình lần lượt là 4,50; 4,50; 4,09 và 3,94. Các sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Điểm kiến thức SXHD giữa nhóm đã từng nghiên cứu/tìm hiểu về SXHD so với nhóm chưa từng tìm hiểu về SXHD trước đó lần lượt là 14,25 2,31 và 10,90 3,45. Điểm thái độ giữa 2 nhóm lần lượt là: 4,53 0,67 và 3,90 1,15. Các sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0.05)

Theo tiền sử bản thân hoặc người thân từng mắc SXHD, nhóm có tiền sử và nhóm không có tiền sử có điểm kiến thức trung bình lần lượt là 13,13 và 11,83, điểm thái độ trung bình lần lượt là 4,23 và 4,15. Các sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 3. 12. Mối liên quan giữa nghề nghiệp với kiến thức, thái độ về SXHD


Đặc điểm

Điểm kiến thức SXHD

p

Điểm thái độ SXHD

p


Nghề nghiệp

Học sinh, sinh viên (1)

13,00 2,40


0,022c

4,56 0,53


0,03c

Lao động chân tay (2)

10,48 4,00

3,73 1,25

Lao động trí óc (3)

13,81 2,76

4,52 0,80

Hưu trí (4)

12,38 2,75

4,00 0,91


So sánh theo cặp

(1) – (2)


0,124b


0,074b

(1) – (3)


0,397b


0,726b

(1) – (4)


0,458b


0,135b

(2) – (3)


0,004b


0,01b

(2) – (4)


0,131b


0,698b

(3) – (4)


0,146b


0,046b

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

Kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết Dengue của bệnh nhân khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E - 6

bKiểm định Mann – Whitney, cKiểm định Kruskal – Wallis

Nhận xét:

Về kiến thức:

Điểm kiến thức SXHD trung bình khác nhau giữa các nhóm nghề nghiệp: học sinh, sinh viên; lao động chân tay; lao động trí óc và hưu trí lần lượt là 13,00; 10,48; 13,81 và 12,38. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0.022).

Có sự khác biệt về kiến thức SXHD giữa nhóm lao động chân tay với nhóm lao động trí óc với mức ý nghĩa lần lượt là p=0.002. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các cặp còn lại

Về thái độ:

Điểm thái độ SXHD trung bình của các nhóm nghề học sinh, sinh viên; lao động chân tay; lao động trí óc và hưu trí lần lượt là 4,56; 3,73; 4,52 và 4,00. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,03).

Có sự khác biệt giữa thái độ của nhóm lao động trí óc với 2 nhóm lao động chân tay và hưu trí với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là p = 0,01 và p = 0,046. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thái độ giữa các cặp còn lại.

Bảng 3. 13. Khảo sát kiến thức COVID – 19 của người bệnh SXHD


Đặc điểm

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)


Căn nguyên

SARS – CoV – 2

53

73,6

SARS – CoV

17

23,6

MERS - CoV

2

2,8


Đường lây truyền

Đường hô hấp

72

100

Tiếp xúc

57

79,2

Gián tiếp qua bề mặt

59

81,9

Muỗi truyền

3

4,2


Triệu chứng

Sốt

69

95,8

Đau họng, ho khan

63

87,5

Đau tức ngực, khó thở

71

98,6

Cách phòng chống

Vệ sinh tay thường quy

65

90,3

Đeo khẩu trang

72

100

Khử khuẩn bề mặt, thông gió

61

84,7

Không tụ tập

68

94,4



– 2.

Nhận xét:

Về căn nguyên, 73,6% người bệnh biết căn nguyên gây bệnh là SARS – CoV


Về đường lây truyền, 3 con đường chính là hô hấp, gián tiếp qua bề mặt và

tiếp xúc được biết với tỷ lệ lần lượt là 100%; 79,2% và 81,9%. 4,2% người bệnh cho rằng muỗi truyền bệnh.

Về triệu chứng, các triệu chứng sốt; đau họng, ho khan; đau tức ngực, khó thở được biết với tỷ lệ lần lượt 95,8%; 87,5% và 98,6%.

Về biện pháp phòng chống, tất cả đều biết biện pháp đeo khẩu trang. Các biện pháp vệ sinh tay thường quy; khử khuẩn bề mặt, thông gió; không tụ tập được biết với tỷ lệ lần lượt 90,3%; 84,7% và 94,4%.

Chương 4: BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Tổng số người bệnh tham gia nghiên cứu là 72 người, với độ tuổi trung bình là 43,08 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 15 tuổi và lớn nhất là 74 tuổi. Nhóm người bệnh có độ tuổi từ 31 - 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất với 45,8%, sau đó là nhóm có độ tuổi 18 – 30 và >60 tuổi chiếm tỉ lệ lần lượt 25% và 23,6%. Chiếm tỉ lệ thấp nhất là nhóm <18 tuổi (5,6%). Phân bố giới tính khá đồng đều với nữ chiếm 52,8% và nam (47,2%). Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của N. Shams, S. Amjad, N. Yousaf và cộng sự (2018) với độ tuổi trung bình của người tham gia là 30 13, trong đó 77% là nam và 23% là nữ [50]. Nghiên cứu của Harapan và các cộng sự (2018), đối tượng tham gia có tỷ lệ nam chiếm 29,4%, nữ chiếm 70,3% và hơn một nửa (54%) người tham gia thuộc nhóm 17 – 30 tuổi [45]. Sự khác nhau giữa nghiên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu có thể là do cỡ mẫu, thời gian và địa điểm nghiên cứu khác nhau.

Về nơi ở, 94,4% cư trú tại khu vực thành thị, chỉ 5,6% cư trú tại khu vực nông thôn. Kết quả này khác biệt với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hương tại bệnh viện Bạch Mai (2017) với tỷ lệ người bệnh đến từ thành thị chiếm 77,9%, còn lại 22,1% đến từ nông thôn [48] .Về nghề nghiệp, tỷ lệ lao động trí óc là cao nhất chiếm 37,5%, lao động chân tay chiếm 31,9%, Hưu trí chiếm 18,1% và thấp nhất là học sinh, sinh viên chiếm 12,5%, không có người bệnh nào thất nghiệp. Sự phân bố nghề nghiệp phù hợp với phân bố độ tuổi của ĐTNC, ngoài nhóm học sinh, sinh viên và hưu trí, tỷ lệ lao động chân tay và lao động chỉ óc phân bố khá cân bằng. Kết quả này có sự khác biệt với nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai [48]. Sự khác biệt này có thể do sự khác biệt của về thời gian và địa điểm nghiên cứu.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ĐTNC đã từng mắc, hoặc có người thân mắc SXHD trước đây, chiếm tỷ lệ 43,1%. Cùng với đó, có 44,4% người bệnh đã từng nghiên cứu, tìm hiểu về SXHD. Kết quả này cao hơn so với các nghiên cứu của Herbuela và cộng sự (2019) tại Philippines với nhóm người bệnh SXHD có tiền sử mắc SXHD chỉ 7,3% và có người thân mắc SXHD chiếm 29,5%. Nghiên cứu của Haraban và cộng sự (2018), người tham gia có tiền sử mắc SXHD chỉ 9,2% và gia đình từng có người mắc SXHD chiếm 22,2% [45]. Điều này cho thấy sự phổ biến của SXHD tại khu vực Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.

4.2. Kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết Dengue của bệnh nhân tại Khoa bệnh nhiệt đới – Bệnh viện E, năm 2021.

4.2.1. Kiến thức về bệnh sốt xuất huyết Dengue của bệnh nhân

Về con đường lây truyền, hầu hết người bệnh biết đường lây truyền chính là muỗi truyền bệnh, chiếm tỷ lệ 93,1%. Kết quả này tương tự với nghiên cứu tại bệnh viện Bạch mai (2017) với 90,5% người biết muỗi đốt truyền bệnh. Cao hơn nghiên cứu của Nadia Shams và cộng sự (2018) với 78% người bệnh xác định được muỗi là trung gian truyền bệnh [48, 50].

Về triệu chứng, các triệu chứng chính được nhận biết là sốt (93,1%), đau đầu, đau mỏi người (84,7%) và phát ban trên da (61,1%). Cao hơn nghiên cứu của Nadia Shams và cộng sự (2018) với tỷ lệ nhận biết: sốt (95%), nhức đầu (55%), đau cơ (44%), phát ban (33%) và nghiên cứu của Nguyễn Văn Hương tại bệnh viện Bạch Mai (2017) với sốt (85%), đau đầu, đau khớp (55%) và phát ban trên da (19,8%). Rối loạn tiêu hóa và nhức hai hốc mắt được biết với tỷ lệ lần lượt 45,8% và 29,2% người bệnh, kết quả này cũng cao hơn so với nghiên cứu của Nadia Shams và nghiên cứu của Nguyễn Văn Hương [48, 50]. Điều này cho thấy người bệnh đã có hiểu biết về những triệu chứng cơ bản về SXHD. Có thể lý giải do người bệnh nằm nội trú, có trải nghiệm về triệu chứng của bản thân và được cung cấp thông tin từ bác sĩ.

Về diễn biến của bệnh, 66,7% người bệnh biết được giai đoạn nguy hiểm của bệnh vào ngày 3 – 7 kể từ khi sốt, điều này rất quan trọng để người bệnh đánh giá được nguy cơ, tự theo dõi và tìm kiếm chăm sóc y tế kịp thời. Vẫn có 33,3% người bệnh lựa chọn ngày 1 – 3 và ngày 7 – 10 của bệnh là nguy hiểm, đây là 1 nhận định chưa chính xác. Triệu chứng nặng cần nhập viện được nhận biết nhiều nhất là vật vã, lừ đừ, li bì và chảy máu cam, chảy máu chân răng với tỷ lệ 56,9% và 55,6%. Nôn nhiều được biết với tỷ lệ 36,1%. Vẫn có tỷ lệ nhận biết sai các triệu chứng nặng: đau mỏi người (29,2%); khó ngủ (29,2%) và nhạt miệng, chán ăn (9,7%). Kết quả này cho thấy vẫn có người bệnh chưa nhận biết được, hoặc nhận biết sai các triệu chứng nặng. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình theo dõi bệnh và đặt ra yêu cầu cần nhắc nhở, cung cấp thêm thông tin cho người bệnh.

Đa số người bệnh cho rằng bệnh nhân SXHD cần theo dõi đến khi hết triệu chứng lâm sàng (58,3%). Tuy nhận định là chưa đúng nhưng cho thấy thái độ quan tâm đến bệnh tật của nhóm đối tượng. Số bệnh nhân biết theo dõi trong vòng 7 – 10 ngày chiếm 32%. Có 8,3% người bệnh cho rằng chỉ cần theo dõi cho đến khi hết sốt,

đây là nhận định chưa chính xác làm người bệnh chủ quan và có thể dẫn tới tình trạng nặng và tìm kiếm chăm sóc y tế muộn.

Về khả năng tái nhiễm, có 26,4% người bệnh cho rằng sẽ không mắc sốt xuất huyết lần thứ 2. Nhận định sai lầm này có thể là nguyên nhân dẫn đến thực hành kém trong việc phòng chống sốt xuất huyết trong tương lai. Về vắc xin phòng bệnh, có 11,1% người bệnh cho rằng có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết. Còn lại hầu hết người bệnh nghĩ rằng không có vắc xin phòng bệnh (88,9%). Điều này phù hợp với thực tế rằng vắc xin vẫn đang trong giai đoạn phát triển và chưa được sử dụng tại Việt Nam [1, 44].

Về phòng chống SXHD, hầu hết người bệnh nhận biết các biện pháp: mắc màn khi đi ngủ (91,7%), diệt loăng quăng, bọ gậy (83,3%) và loại bỏ các ổ nước đọng (80,6%). Kết quả này cao hơn so với nguyên cứu của Nadia Shams và cộng sự (2018) với mắc màn (56%), phun thuốc diệt bọ gậy (54%), loại bỏ nước đọng (36%) [50].Tuy nhiên 25% người bệnh cho rằng đeo khẩu trang y tế cũng là biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Điều này có thể do sự nhầm lẫn với biện pháp phòng dịch COVID

– 19 đang được quan tâm và nhắc đến nhiều trong giai đoạn này hay do người bệnh nghĩ rằng SXHD có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc giống như trong nghiên cứu của Meghnath Dhimal và cộng sự (2014) [51].

Về nguồn thông tin tiếp cận, internet là nguồn thông tin chủ yếu nhiều nhất (68,1%). Sau đó là các bác sĩ tại bệnh viện 48,6% và đài phát thanh, truyền hình 33,3%. Báo giấy, pano, áp phích là nguồn thông tin ít được chọn nhất với 11,1%. Điều này khác biệt với nghiên cứu ở Nepal với nguồn thông tin chủ yếu từ đài phát thanh, truyền hình (>80%), và nguồn thông tin đến từ bác sĩ chỉ khoảng 30%. Có thể lý giải sự khác biệt trong nghiên cứu này do thói quen sử dụng internet nhiều hơn ở Việt Nam và đặc điểm đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân nội trú nên tiếp nhận thông tin từ bác sĩ nhiều hơn.

Đánh giá mức độ hiểu biết, kiến thức về SXHD của người bệnh tập trung chủ yếu ở mức độ trung bình – khá. Cụ thể, 36,1% người bệnh có kiến thức trung bình, 41,7% người bệnh có kiến thức khá và 22,5% người bệnh đạt kiến thức tốt. Các kiến thức về đường lây truyền, triệu chứng cơ bản và biện pháp phòng chống dường như cao hơn so với các nghiên cứu khác, Điều này có thể giải thích do ĐTNC hầu hết ở thành thị, khu vực lưu hành SXHD, được tuyên truyền về SXHD hàng năm. Mặt khác, ĐTNC là bệnh nhân nội trú có thể đã tự tìm hiểu hoặc được bác sĩ cung cấp thông tin về bệnh trong quá trình điều trị [45, 48] .

4.2.2. Thái độ của bệnh nhân trong quá trình điều trị sốt xuất huyết Dengue

Có 79,2% – 87,5% người bệnh chọn đi khám và tin tưởng vào hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị. Đánh giá thái độ, 93% có thái độ từ khá trở lên, chỉ 7% có thái độ trung bình. Điều này cho thấy người bệnh có thái độ tốt trong việc tìm kiếm chăm sóc y tế và tin tưởng hướng dẫn của người điều trị. Kết quả này tốt hơn nhiều so với kết quả trong nghiên cứu của M. Kazaura tại Tanzania (2020) khi có tới 41% người bệnh cho rằng bệnh nặng không thể chữa khỏi nên không cần đến cơ sở y tế [52]. Thái độ tốt có thể được giải thích vì đặc điểm địa phương đã lưu hành sốt xuất huyết nhiều năm và ĐTNC vốn là những người đã tìm đến chăm sóc y tế nên có sự tin tưởng cao vào bác sĩ điều trị [47, 48].

Có mối tương quan thuận có ý nghĩa giữa kiến thức về SXHD và thái độ về SXHD. Cho thấy rằng, người bệnh có kiến thức càng cao thì có thái độ càng tốt, tuy nhiên mối tương quan này yếu với hệ số tương quan r = 0,248. Mối tương quan thuận giữa kiến thức và thái độ cũng được ghi nhận trong các nghiên cứu khác [45, 47]. Vì vậy việc giáo dục, cung cấp kiến thức về SXHD cho người bệnh là vô cùng quan trọng để giúp thay đổi thái độ của người bệnh.

4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết của người bệnh

Theo giới tính, ở 2 nhóm nam và nữ, điểm kiến thức trung bình lần lượt là: 12,21 và 12,55. Điểm thái độ trung bình lần lượt là 4,09 và 4,26. Các sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này cho thấy không có sự khác biệt về kiến thức và thái độ theo giới tính.

Theo độ tuổi, các nhóm tuổi: <18; 18 – 30; 31 – 60 và >60 có điểm kiến thức SXHD trung bình lần lượt là 12,50; 13,44; 12,55 và 10,94. Điểm thái độ SXHD trung bình lần lượt là 4,50; 4,50; 4,09 và 3,94. Tuy nhiên, các sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này cho thấy không có mối liên quan giữa độ tuổi với kiến thức và thái độ về SXHD.

Điểm kiến thức SXHD giữa nhóm đã từng nghiên cứu/tìm hiểu về SXHD so với nhóm chưa từng tìm hiểu về SXHD trước đó lần lượt là 14,25 2,31 và 10,90 3,45. Điểm thái độ giữa 2 nhóm lần lượt là: 4,53 0,67 và 3,90 1,15. Các sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Điều này chứng minh việc chủ động tìm hiểu, nghiên cứu về SXHD giúp nâng cao kiến thức, thái độ trong quá trình điều trị của người bệnh.

Theo tiền sử bản thân hoặc người thân từng mắc SXHD, nhóm có tiền sử và nhóm không có tiền sử có điểm kiến thức trung bình lần lượt là 13,13 và 11,83, điểm thái độ trung bình lần lượt là 4,23 và 4,15. Các sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này chứng tỏ việc từng trải qua hoặc chứng kiến người thân trải qua SXHD không làm thay đổi kiến thức và thái độ của người bệnh. Kết quả này tương đồng với kết quả của nghiên cứu ở Indonesia năm 2018 [45].

Theo nghề nghiệp, điểm kiến thức SXHD trung bình của các nhóm nghề nghiệp: học sinh, sinh viên; lao động chân tay; lao động trí óc và hưu trí lần lượt là 13,00; 10,48; 13,81; 12,38. Sự khác biệt về kiến thức SXHD giữa nhóm lao động chân tay với nhóm lao động trí óc có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa lần lượt là p=0.004. Điều này cho thấy nhóm lao động chân tay có kiến thức về SXHD thấp hơn so với nhóm lao động trí óc. Nguyên nhân có thể do đặc điểm công việc lao động vất vả nên nhóm lao động chân tay ít thời gian lưu tâm đến các vấn đề sức khỏe hơn nhóm nhóm lao động trí óc. Cần phải tiếp tục có những chiến lược tuyên truyền hướng đến nhóm đối tượng này nhằm nâng cao hơn nữa hiểu biết về SXHD.

Điểm thái độ SXHD trung bình của các nhóm nghề học sinh, sinh viên; lao động chân tay; lao động trí óc và hưu trí lần lượt là 4,56; 3,73; 4,52 và 4,00. Sự khác biệt giữa thái độ của nhóm lao động trí óc với 2 nhóm lao động chân tay và hưu trí có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là p = 0,01 và p = 0,046. Điều này cho thấy nhóm lao động trí óc có thái độ tốt hơn với lao động chân tay và hưu trí. Nguyên nhân một phần do sự khác biệt về kiến thức SXHD giữa các nhóm.

Nghiên cứu của Haraban và cộng sự ở Indonesia (2018) cũng chỉ ra rằng không có mối liên quan giữa giới tính, độ tuổi và tiền sử bản thân hay người nhà mắc bệnh với kiến thức, thái độ về SXHD. Nghề nghiệp có mối liên hệ với kiến thức và thái độ (nhóm nông dân có kiến thức, thái độ thấp hơn đáng kể với các nhóm công chức, nhân viên tư nhân, doanh nhân hay học sinh sinh viên [45]. Nghiên cứu ở bệnh viện Bạch Mai (2017) cũng cho thấy nhóm lao động chân tay (nông dân, công nhân) có thái độ thấp hơn so với nhóm nghề khác. Điều này phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi. Một nghiên cứu khác của Phuyal và cộng sự trên cộng đồng dân cư ở Nepal (2022) cho thấy mối liên quan giữa độ tuổi với mức độ hiểu biết về SXHD, điều này khác biệt với nghiên cứu của chúng tôi, nguyên nhân của sự khác biệt này có thể do khác biệt về địa điểm nghiên cứu, đặc điểm đối tượng nghiên cứu và cỡ mẫu của 2 nghiên cứu [46].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2024