Kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết Dengue của bệnh nhân khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E - 7

Trong phần này, chúng tôi khảo sát thêm kiến thức về COVID – 19 của bệnh nhân SHXD trong nghiên cứu:

Về căn nguyên, đa số người bệnh chọn đúng căn nguyên gây bệnh là SARS- CoV-2 (73,6%).

Về con đường lây truyền, tất cả người bệnh (100%) biết bệnh lây qua đường hô hấp (giọt bắn, hạt khí dung, không khí). Lây truyền gián tiếp qua bề mặt, dụng cụ và lây qua tiếp xúc với người bệnh cũng được nhận biết với tỷ lệ cao lần lượt là 81,9% và 79,2%. Bên cạnh đó vẫn có 4,2% người bệnh cho rằng muỗi là trung gian truyền COVID – 19.

Về triệu chứng, hầu hết người bệnh nhận định được các triệu chứng cơ bản của COVID – 19. Đau tức ngực, khó thở (98,6%); sốt (95,8%); đau họng, ho khan (87,5%);

Về phòng bệnh, tất cả người bệnh đều biết đeo khẩu trang giúp phòng bệnh COVID – 19. Các biện pháp không tụ tập đông người, vệ sinh tay thường xuyên và khử khuẩn bề mặt, thông gió cũng được nhận biết với tỷ lệ cao lần lượt là 94,4%; 90,3% và 84,7%.

Nghiên cứu của Muhammad Muslih và cộng sự trên người dân tại Indonesia (2021) cho thấy 93,9% người tham gia nhân biết đường lây truyền chính. 88,6% người tham gia biết các triệu chứng chính; Các biện pháp phòng bệnh: tránh nơi đông người và đeo khẩu trang được nhận biết với tỷ lệ 97,5% và 72,7%. Một nghiên cứu khác trên bệnh nhân ngoại trú ở thành phố Hồ Chí Minh (2021) cho thấy 85,2% biết mầm bệnh là SAR – CoV – 2; 92,2% biết về đường lây truyền; 83,1% biết về các triệu chứng chung. Tỷ lệ nhận biết về mầm bệnh, đường lây truyền, triệu chứng chung và biện pháp phòng bệnh đều khá cao, điều này tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi [53, 54].

Chúng tôi tin tưởng rằng có mối liên hệ giữa hiểu biết về COVID – 19 với thái độ đối với bệnh SXHD nói riêng và các bệnh truyền nhiễm khác nói chung.

Việc người bệnh có hiểu biết cao về COVID – 19, đặc biệt là về các triệu chứng cơ bản như sốt; đau tức ngực, khó thở; đau họng, ho khan, sẽ khiến bệnh nhân nghĩ đến việc mắc COVID – 19 khi có các dấu hiệu lâm sàng kể trên mà bỏ qua các bệnh truyền nhiễm khác đang lưu hành, trong đó có SXHD, cũng có thể có những biểu hiện đó. Người bệnh có thể chủ quan vì nghĩ mình đã tiêm vắc xin phòng COVID – 19 và tự điều trị tại nhà mà không đi khám (đặc biệt khi test nhanh COVID

– 19 âm tính người bệnh lại càng yên tâm hơn). Thái độ chủ quan này tương đối nguy hiểm vì SXHD có thể trở nặng là gây ra các biến chứng ở người bệnh.

Do điều kiện nghiên cứu tập trung mô tả kiến thức, thái độ trong quá trình điều trị SXHD và ĐTNC là các bệnh nhân nội trú chưa phù hợp để đánh giá mối liên quan giữa kiến thức về COVID – 19 và thái độ đối với SXHD hay các bệnh truyền nhiễm khác, chúng tôi chỉ khảo sát thêm kiến thức về COVID – 19 của người bệnh và bỏ ngỏ vấn đề này chờ đợi những nghiên cứu trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng kiến thức, thái độ về bệnh SXHD của người bệnh tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E

Kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết Dengue của bệnh nhân khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E - 7

Kiến thức về SXHD của người bệnh đa số ở mức độ trung bình – khá. Chỉ có 22,2% có kiến thức tốt.

Hầu hết người bệnh biết đường lây truyền chính là muỗi truyền bệnh (93,1%). Các triệu chứng cơ bản được biết là sốt (93,1%), đau đầu, đau mỏi người (84,7%) và phát ban trên da (61,1%).

Về diễn biến của bệnh, 66,7% người bệnh biết giai đoạn nguy hiểm của bệnh vào ngày 3 – 7 kể từ khi sốt. Triệu chứng nặng cần nhập viện được biết lần lượt là: Vật vã, lừ đừ, li bì (56,9%); chảy máu cam, chảy máu chân răng (55,6%) và nôn nhiều (36,1%). 32% người bệnh biết cần theo dõi trong 7 – 10 ngày.

Về phòng bệnh: mắc màn khi đi ngủ; diệt loăng quăng, bọ gậy và loại bỏ các ổ nước đọng được biết với tỷ lệ lần lượt 91,7%; 83,3% và 80,6%. Vẫn còn 25% người bệnh cho rằng đeo khẩu trang y tế cũng là biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Thái độ của người bệnh nhìn chung tương đối tốt, 93% có thái độ từ khá trở lên. Sự tin tưởng của người bệnh vào mỗi quyết định của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh dao động từ 79,2% – 87,5%.

2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về bệnh SXHD của người bệnh.

Có mối tương quan thuận có ý nghĩa giữa kiến thức và thái độ về bệnh SXHD.

Không có mối liên quan giữa giới tính, độ tuổi, hay tiền sử bản thân hoặc gia đình từng mắc SXHD với kiến thức và thái độ về bệnh SXHD. Đối tượng đã nghiên cứu/tìm hiểu về SXHD trước đây có kiến thức, thái độ tốt hơn những người không nghiên cứu/tìm hiểu. Nhóm lao động trí óc có kiến thức cao hơn nhóm lao động chân tay và có thái độ cao hơn nhóm lao động chân tay và hưu trí.

KHUYẾN NGHỊ

Có thể thấy mặc dù kiến thức cơ bản về SXHD của người bệnh tốt hơn các nghiên cứu khác, nhưng vẫn nhiều điểm cần phải cải thiện.

Các biện pháp có thể thực hiện:

- Bác sĩ điều trị cần trực tiếp cung cấp thông tin về diễn biến bệnh cho người bệnh, yêu cầu người bệnh theo dõi sức khỏe của mình.

- Tiếp tục duy trì những hoạt động tuyên truyền hàng năm, đặc biệt trong giai đoạn trước khi vào mùa dịch để nhắc nhở lại nhân dân. Nhấn mạnh sự khác biệt giữa các bệnh truyền nhiễm đang đồng thời gây dịch nhằm giúp người dân có thái độ đề phòng tốt hơn.

- Cần có phương án cung cấp thông tin đến những nhóm đối tượng có kiến thức chưa tốt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Kính. Bài giảng bệnh truyền nhiễm. In: Nhà xuất bản y học; 2016:248-259.

2. Bhatt S, Gething PW, Brady OJ, et al. The global distribution and burden of dengue. Nature. 2013;496(7446):504-507.

3. Salami D, Capinha C, Martins MdRO, Sousa CA. Dengue importation into Europe: A network connectivity-based approach. PLoS One. 2020;15(3):e0230274-e0230274.

4. Jourdain F, Roiz D, de Valk H, et al. From importation to autochthonous transmission: Drivers of chikungunya and dengue emergence in a temperate area. PLoS neglected tropical diseases. 2020;14(5):e0008320.

5. Cục y tế dự phòng. Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp phòng chống trọng tâm. 2020.

6. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC). Sở Y tế tập huấn “Cập nhật chẩn đoán, chăm sóc và điều trị sốt xuất huyết Dengue” từ ngày 25/5/2022. 2022; https://hcdc.vn/category/van-de-suc-khoe/sot-xuat-huyet/so-y-te-tap-huan-cap-nhat-chan-doan-cham-soc-va-dieu-tri-sot-xuat-huyet-dengue-tu-ngay-2552022-276978f94ef9508e929694913b2b88c0.html. Accessed 26/05/2022.

7. Shi Y, Wang G, Cai XP, et al. An overview of COVID-19. Journal of Zhejiang University Science B. 2020;21(5):343-360.

8. Cổng Thông Tin Điện Tử Bộ Y Tế. Y tế Việt Nam - Phòng tuyến vững chắc trước đại dịch COVID-19. https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-

/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/y-te-viet-nam-phong-tuyen-vung-chac-truoc-ai-dich-covid-19. Accessed 27/05/2022.

9. Alto BW, Lampman RL, Kesavaraju B, Muturi EJ. Pesticide-Induced Release From Competition Among Competing Aedes aegypti and Aedes albopictus (Diptera: Culicidae). Journal of Medical Entomology. 2013;50(6):1240-1249.

10. Mustafa MS, Rasotgi V, Jain S, Gupta V. Discovery of fifth serotype of dengue virus (DENV-5): A new public health dilemma in dengue control. Med J Armed Forces India. 2015;71(1):67-70.

11. Chen LH, Wilson ME. Update on non-vector transmission of dengue: relevant studies with Zika and other flaviviruses. Tropical Diseases, Travel Medicine and Vaccines. 2016;2(1):15.

12. Trần Công Tú. Thực trạng và hiệu quả ứng dụng tiếp cận sức khỏe sinh thái trong phòng chống sốt xuất huyết Dengue tại khu di tích Cát Bà, Hải Phòng: Luận án tiến sĩ y tế công cộng, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương; 2020.

13. Scott TW, Morrison AC. Vector dynamics and transmission of dengue virus: implications for dengue surveillance and prevention strategies: vector dynamics and dengue prevention. Current topics in microbiology and immunology. 2010;338:115-128.

14. Gloria-Soria A, Ayala D, Bheecarry A, et al. Global genetic diversity of Aedes aegypti. Molecular ecology. 2016;25(21):5377-5395.

15. Nguyet MN, Duong THK, Trung VT, et al. Host and viral features of human dengue cases shape the population of infected and infectious Aedes aegypti mosquitoes. Proc Natl Acad Sci U S A. 2013;110(22):9072-9077.

16. Duong V, Lambrechts L, Paul RE, et al. Asymptomatic humans transmit dengue virus to mosquitoes. Proc Natl Acad Sci U S A. 2015;112(47):14688- 14693.

17. Chan M, Johansson MA. The Incubation Periods of Dengue Viruses. PLoS One. 2012;7(11):e50972.

18. Armstrong PM, Ehrlich HY, Magalhaes T, et al. Successive blood meals enhance virus dissemination within mosquitoes and increase transmission potential. Nat Microbiol. 2020;5(2):239-247.

19. Halstead S. Recent advances in understanding dengue. F1000Res.

2019;8:F1000 Faculty Rev-1279.

20. Stanaway JD, Shepard DS, Undurraga EA, et al. The global burden of dengue: an analysis from the Global Burden of Disease Study 2013. Lancet Infect Dis. 2016;16(6):712-723.

21. Huy BV, Hoa LNM, Thuy DT, et al. Epidemiological and Clinical Features of Dengue Infection in Adults in the 2017 Outbreak in Vietnam. Biomed Res Int. 2019;2019:3085827-3085827.

22. Ten Bosch QA, Clapham HE, Lambrechts L, et al. Contributions from the silent majority dominate dengue virus transmission. PLoS Pathog. 2018;14(5):e1006965-e1006965.

23. Endy TP, Chunsuttiwat S, Nisalak A, et al. Epidemiology of inapparent and symptomatic acute dengue virus infection: a prospective study of primary school children in Kamphaeng Phet, Thailand. American journal of epidemiology. 2002;156(1):40-51.

24. Cobra C, Rigau-Pérez JG, Kuno G, Vorndam V. Symptoms of dengue fever in relation to host immunologic response and virus serotype, Puerto Rico, 1990-1991. American journal of epidemiology. 1995;142(11):1204-1211.

25. Fukusumi M, Arashiro T, Arima Y, et al. Dengue Sentinel Traveler Surveillance: Monthly and Yearly Notification Trends among Japanese Travelers, 2006-2014. PLoS neglected tropical diseases. 2016;10(8):e0004924.

26. Trofa AF, DeFraites RF, Smoak BL, et al. Dengue fever in US military personnel in Haiti. Jama. 1997;277(19):1546-1548.

27. Leder K, Torresi J, Brownstein JS, et al. Travel-associated illness trends and clusters, 2000-2010. Emerg Infect Dis. 2013;19(7):1049-1073.

28. Chhong LN, Poovorawan K, Hanboonkunupakarn B, et al. Prevalence and clinical manifestations of dengue in older patients in Bangkok Hospital for Tropical Diseases, Thailand. Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene. 2020;114(9):674-681.

29. Cunha BA, Apostolopoulou A, Sivarajah T, Klein NC. Facial Puffiness in a Returning Traveler From Puerto Rico: Chikungunya, Dengue Fever, or Zika Virus? Clinical infectious diseases : an official publication of the Infectious Diseases Society of America. 2016;63(9):1264-1265.

30. Organization WH. Dengue haemorrhagic fever: Diagnosis, treatment, prevention and control, 2nd edition. http://apps.who.int/iris/bitstream/10665/41988/1/9241545003_eng.pdf.

31. Srikiatkhachorn A, Krautrachue A, Ratanaprakarn W, et al. Natural history of plasma leakage in dengue hemorrhagic fever: a serial ultrasonographic study.

The Pediatric infectious disease journal. 2007;26(4):283-290; discussion 291- 282.

32. Ferreira BDC, Correia D. Ultrasound Assessment of Hepatobiliary and Splenic Changes in Patients With Dengue and Warning Signs During the Acute and Recovery Phases. Journal of ultrasound in medicine : official journal of the American Institute of Ultrasound in Medicine. 2019;38(8):2015- 2024.

33. Simmons CP, Farrar JJ, Nguyen v V, Wills B. Dengue. The New England journal of medicine. 2012;366(15):1423-1432.

34. Neeraja M, Iakshmi V, Teja VD, et al. Unusual and rare manifestations of dengue during a dengue outbreak in a tertiary care hospital in South India. Archives of virology. 2014;159(7):1567-1573.

35. Chhour YM, Ruble G, Hong R, et al. Hospital-based diagnosis of hemorrhagic fever, encephalitis, and hepatitis in Cambodian children. Emerg Infect Dis. 2002;8(5):485-489.

36. Li HM, Huang YK, Su YC, Kao CH. Risk of stroke in patients with dengue fever: a population-based cohort study. CMAJ : Canadian Medical Association journal = journal de l'Association medicale canadienne. 2018;190(10):E285-e290.

37. Carod-Artal FJ, Wichmann O, Farrar J, Gascón J. Neurological complications of dengue virus infection. The Lancet Neurology. 2013;12(9):906-919.

38. Yacoub S, Wertheim H, Simmons CP, Screaton G, Wills B. Cardiovascular manifestations of the emerging dengue pandemic. Nature reviews Cardiology. 2014;11(6):335-345.

39. Yacoub S, Griffiths A, Chau TT, et al. Cardiac function in Vietnamese patients with different dengue severity grades. Critical care medicine. 2012;40(2):477- 483.

40. Miranda CH, Borges Mde C, Matsuno AK, et al. Evaluation of cardiac involvement during dengue viral infection. Clinical infectious diseases : an official publication of the Infectious Diseases Society of America. 2013;57(6):812-819.

Xem tất cả 68 trang.

Ngày đăng: 20/09/2024