Kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết Dengue của bệnh nhân khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E - 2

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1. 1. Số mắc và tử vong do sốt xuất huyết tại Việt Nam từ 1980 – 2020 8

Biểu đồ 1. 2. Phân bố tỷ lệ mắc theo khu vực (năm 2020) 9

Biểu đồ 3. 1. Phân bố tỷ lệ giới tính của đối tượng nghiên cứu 22

Biểu đồ 3. 2. Các lịch sử có liên quan đến sốt xuất huyết 24

Biểu đồ 3. 3. Đường lây truyền chính của sốt xuất huyết 25

Biểu đồ 3. 4. Các triệu chứng có thể gặp trong bệnh sốt xuất huyết 25

Biểu đồ 3. 5. Các triệu chứng nặng cần nhập viện 26

Biểu đồ 3. 6. Các biện pháp phòng chống SXHD 28

Biểu đồ 3. 7. Nguồn thông tin về bệnh SXHD mà người bệnh tham khảo 29

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1. Vòng đời của muỗi Aedes aegypti [12] 4

Hình 1. 2. Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết được chuẩn hóa theo độ tuổi (trên 100.000 người-năm), vào năm 2013 [20]. 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, bệnh lây truyền giữa người với người thông qua trung gian truyền bệnh chính là muỗi Aedes aegypti. Dịch bệnh thường bùng phát vào mùa mưa, là mùa sinh sản của muỗi Aedes. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, biểu hiện ban đầu tương đồng với sốt virus khác, xong bệnh có thể tiến triển đến nặng và đe dọa tính mạng với các biến chứng như chảy máu nghiêm trọng, suy đa tạng [1].

Những năm gần đây, SXHD lan truyền rất nhanh qua các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và hiện nay đang mở rộng phạm vi đến một số vùng ôn đới. Nó đã trở thành bệnh nhiễm virus lây lan nhanh nhất trên thế giới và là mối quan tâm toàn cầu trước khi đại dịch COVID – 19 xuất hiện, với thống kê khoảng 390 triệu ca mắc mỗi năm và 40% dân số thế giới sống trong các khu vực có nguy cơ mắc bệnh [2].

Sự gia tăng bệnh dịch SXHD liên quan rất nhiều yếu tố như sinh học (véc tơ truyền, tác nhân, vật chủ..), sinh thái học (địa lý, khí hậu, thay đổi mục đích sử dụng đất..), xã hội học (tập quán chứa nước, cơ cấu lao động…) và gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế cho các quốc gia có lưu hành dịch bệnh nặng [3, 4].

Đông Nam Á là một điểm nóng về dịch SXHD trên toàn cầu. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu khu vực về số mắc và tử vong do SXHD. Mặc dù có chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2000 – 2015 vẫn ghi nhận

50.000 đến 100.000 ca mắc mỗi năm. Trong những năm gần đây sốt xuất huyết lại có chiều hướng gia tăng, đặc biệt vào năm 2019 với thống kê hơn 200.000 ca mắc và 50 ca tử vong trong 10 tháng đầu năm [5]. Những tháng đầu năm 2022 cũng ghi nhận sự bùng phát mạnh mẽ của SXHD tại miền Nam, từ đầu năm đến ngày 20/5/2022, thống kê báo cáo số ca mắc SXHD tích lũy tại Thành phố Hồ Chí Minh là 8.481 ca (tăng 28% so với cùng kỳ 2021). Số trường hợp SXH nặng là 175 ca (tăng gần gấp 7 lần so với cùng kỳ 2021) và số ca tử vong là 07 trường hợp [6]. Điều này dự báo nguy cơ bùng phát thành dịch khi số ca mắc tăng cao và đạt điểm điểm trong các tháng tới.

Từ tình hình trên thấy rằng việc kiểm soát và ứng phó kịp thời với SXHD là vấn đề vô cùng quan trọng. Đây không chỉ là vấn đề của chính phủ mà bản thân người dân cũng cần có kiến thức, thái độ phù hợp để chủ động phòng bệnh và chữa bệnh.

Đặc biệt kể từ khi dịch COVID – 19 bùng phát ở Vũ Hán – Trung Quốc vào tháng 12/2019 [7]. Trải qua các đợt bùng phát trên thế giới cũng như 4 đợt bùng phát trong nước tại Bắc Giang, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội cùng với các chiến

lược truyền thông mạnh mẽ, COVID – 19 đã dành được quan tâm ưu tiên của người bệnh [8]. Điều này có thể dẫn đến thái độ quan tâm chưa đúng mực dành cho SXHD

– một bệnh lý truyền nhiễm cũng rất nguy hiểm.

Trong bối cảnh đó, việc thực hiện khảo sát kiến thức, thái độ của người dân về bệnh SXHD là cơ sở để đánh giá hiểu biết của người bệnh. Qua đó xây dựng các chương trình tuyên truyền phù hợp để nâng cao kiến thức, tránh nhầm lẫn giữa các bệnh truyền nhiễm và có thái độ quan tâm đúng mực đến SXHD.

Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết Dengue của bệnh nhân Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E” với 2 mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết Dengue của bệnh nhân khoa bệnh nhiệt đới, bệnh viện E.

2. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết Dengue của những đối tượng trên.

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

1. Đại cương

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch, do 4 type virus Dengue gây ra. Virus được truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes agypti (muỗi vằn) là trung gian truyền bệnh chính. Bệnh có đặc trưng bởi sốt, xuất huyết và thoát huyết tương có thể dẫn tới sốc và tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời [1].

2. Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền

2.1. Tác nhân gây bệnh

Sốt xuất huyết do virus Dengue thuộc nhóm Flavivirus họ Flaviridae, loài arborvirus gây nên. Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy, Dengue bắt nguồn từ rừng rậm Tây và Nam phi với nguồn bệnh là các loài linh trưởng (khỉ, tinh tinh, vượn...), Thông qua Aedes furcifer Aedes albopictus, 2 loài có tập tính hút cả máu người và động vật, virus Dengue xuất hiện trong quần thể người và lây truyền giữa người với người [9].

Virus Dengue có 4 type huyết thanh: D1, D2, D3, D4. Tại Việt Nam có sự lưu hành cả 4 type, trong đó phổ biến hơn cả là virus Dengue type 2 [1]. Type huyết thanh thứ 5 và mới nhất (DENV-5) được phát hiện trong quá trình sàng lọc mẫu virus từ một nông dân ở bang Sarawak, Malaysia trong đợt dịch năm 2007, tuy nhiên từ đó tới nay chưa được ghi nhận thêm lần nào khác [10].

2.2. Con đường lây truyền

Virus Dengue truyền từ người (hay khỉ) nhiễm bệnh sang người lành chủ yếu qua vật chủ trung gian là muỗi Aedes, ngoài ra hiếm gặp hơn còn có thể truyền từ mẹ sang con hay qua đường máu [11].

2.2.1. Truyền qua vật chủ trung gian

Sốt xuất huyết Dengue lây lan qua vật chủ trung gian chính là muỗi vằn Aedes aegypti và ngoài ra còn có muỗi Aedes albopictus. Muỗi cái hút máu người nhiễm bệnh, virus Dengue phát triển trong cơ thể muỗi, tồn tại trong nước bọt và nhiễm sang người lành khi muỗi đi hút máu người khác.

Đặc điểm của muỗi Aedes aegypti:

Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng, thường được gọi là muỗi vằn. Muỗi đực chỉ hút nhựa cây để sống, muỗi cái hút máu người và đẻ trứng. Muỗi vằn cái thường đốt người vào ban ngày, thời điểm hoạt động mạnh nhất của muỗi là vào sáng sớm và chiều tối. Vòng đời của muỗi Aedes aegypti qua 4 giai đoạn. Giai đoạn trứng từ 2 đến 3 ngày, lăng quăng từ 6 đến 8 ngày, nhộng từ 2 đến 3 ngày, muỗi trưởng thành từ 2 đến 3 ngày. Nếu nhiệt độ khoảng 20 oC và độ ẩm là 80% thì từ lúc trứng cho đến khi thành muỗi trưởng thành mất từ 12 đến 17 ngày. Tuổi thọ của muỗi cái khoảng từ 20 – 40 ngày, trung bình 30 ngày [12].


Hình 1 1 Vòng đời của muỗi Aedes aegypti 12 Muỗi vằn thường đậu ở các góc 1

Hình 1. 1. Vòng đời của muỗi Aedes aegypti [12]

Muỗi vằn thường đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Muỗi vằn đẻ trứng, trứng phát triển thành bọ gậy ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây,... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa... Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20 độ C [1].

Muỗi Aedes có thể bay trong bán kính 100 mét, khoảng bay của muỗi thường không vượt quá 300 mét từ ổ loăng quăng. Muỗi trưởng thành có thể di chuyển đến các nơi khác cùng với những phương tiện di chuyển của con người. Do đó, giúp chúng có thể nhanh chóng lây lan dịch [13].

Ngoài là trung gian truyền virus Dengue, Aedes aegypti cũng được biết đến như trung gian truyền virus gây bệnh sốt chikungunya, sốt vàng da và Zika [14].

Truyền từ người nhiễm sang muỗi:

Nguồn lây có thể là người nhiễm có triệu chứng, người chưa có triệu chứng hay thậm chí cả người không có triệu chứng nào của bệnh. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm từ người sang muỗi Aedes aegypti như: type virus (DENV- 1, DENV-2 cao hơn DENV-3, DENV-4), nồng độ virus tại thời điểm tiếp xúc, nồng độ kháng thể chống lại DENV của muỗi [15]. Các nghiên cứu cho thấy, việc lây từ người sang muỗi Aedes aegypti chủ yếu xảy ra trong thời gian từ 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến sau khi có triệu chứng đầu tiên 4 – 5 ngày [15, 16].

Truyền từ muỗi sang người lành:

Sau khi muỗi hút máu người bệnh, virus cần thời gian nhân lên trong cơ thể muỗi, trước khi đến tuyến nước bọt và lây cho người mới ở bữa ăn tiếp theo, Khoảng thời gian từ khi tiếp nhận tác nhân gây bệnh đến khi muỗi có khả năng truyền tác nhân đó cho vật chủ mới (EIP: the extrinsic incubation period) thường được ghi lại khoảng 8 – 12 ngày khi nhiệt độ môi trường từ 25 – 28 oC. Một nghiên cứu gần đây cho khoảng EIP rộng hơn là 5–33 ngày ở 25 ° C và 2–15 ngày ở 30 °C [17]. Ngoài nhiệt độ môi trường, một số yếu tố khác ảnh hưởng đến EIP như sự thay đổi nhiệt độ trong ngày, kiểu gen của virus và nồng độ virus ban đầu. Từ khi có khả năng truyền bệnh, muỗi cái sẽ truyền bệnh trong suốt phần đời còn lại của mình [18].

Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể bị mắc bệnh từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn. Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời với type virus Dengue gây bệnh nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với các type virus Dengue khác. Nếu bị mắc bệnh lần thứ hai với type virus Dengue khác, bệnh nhân có thể sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ xuất hiện sốc Dengue [19].

2.2.2. Truyền từ mẹ sang con

Một phụ nữ mang thai đã bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết có thể truyền vi-rút sang thai nhi trong khi mang thai hoặc trong khoảng thời gian sắp sinh.

Cho đến nay, đã có một báo cáo được ghi nhận về bệnh sốt xuất huyết lây lan qua sữa mẹ ở New Caledonia năm 2012. Tuy nhiên, vì những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ, các bà mẹ được khuyến khích cho con bú ngay cả ở những vùng có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết [11].

2.2.3. Truyền qua đường máu

Bệnh sốt xuất huyết có thể lây lan qua truyền máu, cấy ghép tạng hoặc qua vết thương do kim đâm [11].

3. Tình hình dịch bệnh

3.1. Tình hình trên thế giới

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do sốt xuất huyết đã gia tăng đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Số ca sốt xuất huyết được báo cáo cho WHO đã tăng hơn 8 lần trong hai thập kỷ qua, từ 505.430 ca năm 2000, lên hơn 2,4 triệu ca năm 2010 và 5,2 triệu ca năm 2019. Số ca tử vong được báo cáo trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2015 tăng từ 960 lên 4032.

Các mô hình ước tính cho thấy con số 390 triệu ca mắc mỗi năm, trong đó có từ 50000-100000 ca mắc có triệu chứng lâm sàng và dẫn đến khoảng 10000 ca tử vong hàng năm ở hơn 125 quốc gia. Trong đó, tỷ lệ mắc cao được ghi nhận ở vùng nhiệt đới, chủ yếu ở Đông Nam Á và Mỹ La tinh [2, 20]

Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, dưới áp lực của biến đổi khí hậu, gia tăng dân số, đô thị hóa nhanh, việc gia tăng đi lại bằng đường hàng không, du lịch,. có thể là các nguyên nhân dẫn đến việc mở rộng phạm vi bao phủ của sốt xuất huyết trên toàn cầu sang các khu vực khí hậu cận nhiệt đới hay ôn đới [3, 4].

Hình 1 2 Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết được chuẩn hóa theo độ tuổi trên 2


Hình 1. 2. Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết được chuẩn hóa theo độ tuổi (trên

100.000 người/năm), vào năm 2013 [20].

3.2. Tình hình tại Việt Nam

Ở Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết lần đầu tiên được ghi nhận từ những năm 1960, nhờ các vụ dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội (miền Bắc Việt Nam) và Cái Bè – Tiền Giang (miền Nam Việt Nam) [21].

Gần đây, sốt xuất huyết được ghi nhận đã ảnh hưởng đến hầu hết các tỉnh trong cả nước, mùa dịch ở miền Bắc thường bắt đầu từ tháng 6-7 và đạt đỉnh vào các tháng 8, 9, 10, 11. Ở miền Nam dịch có xu hướng quanh năm, từ tháng 4 số lượng người bệnh có xu hướng tăng và đạt đỉnh vào các tháng 6, 7, 8 [1].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2024