Kiến thức cơ bản về chế biến món ăn - CĐ nghề Du lịch Vũng Tàu - 18

cách dùng thông thường ta có thể ép nước thanh long uống rất mát. Trong quá trình ép các hạt vỡ ra, cung cấp thêm chất xơ tốt cho quá trình tiêu hóa, giúp nhuận trường.

Sầu riêng

Vỏ có gai cứng, ruột có từng múi có ruột vàng nhạt hay đậm, hạt cứng có thể luộc ăn được. Có vị ngọt, béo, mùi đặc trưng. Loại này đắc tiền, có nhiều công dụng. Có vào tháng 2 đến tháng tư.

Ổi

Ruột có màu hồng hay màu trắng, có vị chát khi còn xanh.Thường sử dụng để ăn tươi tráng miệng, mứt, thạch hay làm nước ép. Có quanh năm,

Mít

Giống như sầu riêng - có gai nhỏ, mềm. Có thể sử dụng khi sống hay chín. Có từ tháng 6 đến tháng chín. Hạt mít có thể nấu chín ăn có nhiều bột và bùi, Có 3 loại :

- Mít ướt: loại này khi chín ruột nhão ướt

- Mít ráo khi chín ruột ráo, ăn dòn

- Mít tố nữ: trái nhỏ, có mùi thơm đặc trưng. Khi cắt ra múi dính vào cùi thành một chùm như bòn bon. Loại này ngon và đắt hơn hai loại trên,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Mận

Trông giống như hình quả lê, mùi vị giống như quả táo, ruột giòn. Khi ăn lúc còn xanh có vị giống như táo non. Có từ tháng 4 đến tháng 6

Kiến thức cơ bản về chế biến món ăn - CĐ nghề Du lịch Vũng Tàu - 18

Bòn bon

Quả nhỏ, mọc thành từng chùm, có màu vàng nhạt đến vàng đậm. Mỗi trái có múi như bưởi. Khi ăn còn non sẽ rất hăng. Tuỳ giống mà có vị chua, ngọt dịu hay ngọt đậm. Có từ tháng 8 đến tháng 10.

Vải

Là một trong những loại quả phổ biến nhất ở Châu Á, màu nâu đậm, có thịt màu trắng, hạt to hay nhỏ cứng đen, dùng để ăn tươi hay nấu làm món tráng miệng.

Nhãn

Quả nhỏ màu nâu nhạt. Ngày nay có rất nhiều giống nhãn khác nhau: to hay nhỏ, thịt mỏng hoặc dày, thịt màu vàng hay trắng đục, ráo dòn hay ướt nhão, ít nước hay nhiều nước. Nhưng nói chung chúng đều cho vị ngọt đậm và mùi nhẹ nhàng. Thường có từ tháng 6 đến tháng 9.

Xoài

Xoài có thể ăn tươi hoặc dùng để nấu ăn giống như đào. Có hai loại khác nhau:

- Xoài vàng - thịt xoài có màu vàng, mềm, vị ngọt hoặc chua khi còn xanh ( chưa chín).

Có thể sữa dụng để nấu ăn, Có từ tháng 3 đến tháng 5.

- Xoài xanh - có vị chua hay ngọt và cứng hơn, có thể dùng để nấu ăn và để làm món ăn kèm hay ngâm chua ngọt. Thời vụ dài hơn.

Thanh trà

Quả màu vàng to bằng quả anh đào, có vị chua.

Đu đủ

Ở Việt nam có hai loại đu đủ nhưng chúng chỉ khác nhau về kích thước, về màu sắc khi chín. Quả đu đủ sẵn có quanh năm và được sữ dụng để làm nhiều món ăn tuỳ theo độ chín của chúng.

- Đu đủ xanh được dùng để làm xa lát, nấu như một loại rau hay dùng làm mềm thịt.

- Đu đủ chín có vị ngọt được dùng làm món tráng miệng, làm nước trái cây.

Hồng

Màu vàng tươi, thường được ăn tươi, có ruột mịn và thơm. Sẵn có từ tháng 10 đến tháng 12.

Lựu

Là quả tròn có màu đỏ sẫm hay màu tía. Người ta thường chỉ ăn hạt và thường được dùng trong nấu ăn kiểu Ấn Độ. Có quanh năm.

Bưởi

Bưởi có nhiều loại, có vị ngọt và được tách múi sau khi gọt vỏ. Bưởi thường được dùng để ăn tráng miệng, làm món khai vị, hay nước ép. Sẵn có từ tháng 8 đến tháng 12.

Chôm chôm

Quả tròn có màu đỏ hay vàng khi chín, có nhiều râu mềm chung quanh. Dễ bóc vỏ và ăn tươi. Bên trong có ruột ngọt hay chua tuỳ giống chôm chôm, mọng nước, hạt cứng. cần rửa kỹ trước khi ăn vì chúng là loại quả tập trung nhiều côn trùng, thường là kiến. Sẵn có từ tháng 4 đến tháng 6.

Hồng xiêm( sa- pô- chê)

Quả có vỏ màu nâu và hơi ráp, ruột màu vàng nâu, ngọt, được ăn tươi. Khi chưa chín hẳn sẽ có vị chát. Sẵn có từ tháng 5 đến tháng 7.

Vú sữa

Có hai loại vú sữa: loại màu tím đậm và loại màu xanh nhạt. Khi ăn người ta thường cắt ngang để lấy phần ruột mềm bên trong. Vỏ quả có chứa nước sữa, sữa này đắng vì vậy phải cẩn thận không để vỏ chạm vào ruột quả. Vú sữa thường được ăn tươi.

Lê ki ma ( quả trứng gà)

Vỏ màu vàng , bề ngoài giống như quả lê tàu, đắng hơn một chút, thường được ăn tươi.

Có quanh năm.


CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ THỰC HÀNH


1. Đi tham quan của hàng bánh ngọt ( chủ yếu ở các khách sạn) để làm quen với các lọai bánh ngọt, bánh gatô, bánh mì được chính các khách sạn này làm. Lập danh mục các lọai bánh được bày bán và nêu sự khác nhau giữa chúng. Làm tương tự với bánh mỳ và các sản phẩm có men nở.

2. Tổ chức theo nhóm và cố gắng hẹn gặp tổ trưởng tổ bánh ở khách sạn, cố gắng xin được đi tham quan bộ phận làm bánh trong nhà bếp, cấp bậc nhân viên và vị trí của khu vực làm bánh trong sơ đồ tổ chức của nhà bếp. Các loại thiết bị được sử dụng và các vật dụng chuẩn bị. Đặt câu hỏi và bổ sung vào các tài liệu của bạn

3. Sử dụng bộ sưu tập các thực đơn của bạn để phân biệt được các món tráng miệng của Việt Nam được phục vụ tại các khách sạn hay các tiệm ăn ở địa phương. Kể tên các nguyên liệu chính để làm các món tráng miệng này.

4. Lập danh mục chỉ rõ tính thời vụ của các loại trái cây. Ghi lại loại trái cây nào sẵn có quanh năm. Chỉ rõ loại trái cây nào thường được nhập khẩu

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

1. Practical cookery ( Nấu ăn thực hành) Victor Ceserani, Ponald Kinton, David foskett

2. Patisserie ( Các loại bánh ngọt) Hannemann, L.J. Heinemann, London 1971

3. Basic cookery ( Nấu ăn cơ bản) Fundamental Recipes and variations

Martland, R.E. và Welsby, D.A. Heinemann, London, Tái bàn lần 2 1988

4. Practical Professional Cookery ( Thực hành nấu ăn chuyên nghiệp Cracknell và Kaufmann

Macmillan Education Co.Ltd. London Tái bản lần thứ 2 in lại 1987.

5. The new professional chef Tái bản lần thứ 5 Paul Bocuse và Ferdinand Metz. C.M.C

6. Kỹ thuật nấu nướng của Triệu Thị Chơi

7. Kỹ thuật nấu ăn - Hùynh Thị Bướn

8. Nấu ăn tòan thư - Nguyễn Thị Phụng

9. Bánh mứt xôi chè Việt Nam – Nguyễn Thị Diệu Thảo

10. Tự điển 1001 món ăn - Trần Kim Mai

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2024