Mục Tiêu Kiểm Toán Các Chỉ Tiêu Trên Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh

Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp được biểu hiện cụ thể ở các mặt sau:

- Các chỉ tiêu về doanh thu, thu nhập, chi phí và giá vốn hàng bán phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có mối quan hệ rất chặt chẽ với chỉ tiêu phản ánh trên bảng cân đối kế toán. Cụ thể:

+ Các chỉ tiêu về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác có liên hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản thu, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước.

+ Các chỉ tiêu về giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí khác có liên hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu tiền, hàng tồn kho, khấu hao TSCĐ, tiền lương và các khoản trích theo lương.

+ Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế liên quan chặt chẽ với chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối.

Chính vì mối quan hệ chặt chẽ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán cho nên trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cần kết hợp với các phần hành kiểm toán khác để bảo đảm hiệu quả cuộc kiểm toán.

- Các chỉ tiêu doanh thu, thu nhập, chi phí và giá vốn hàng bán phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh luôn gắn chặt chẽ với các chỉ tiêu thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nhập xuất vật tư, hàng hóa… Đó là những yếu tố đồng nhất và dễ xảy ra các sai phạm nhất. Do đó, thông qua việc kiểm toán các chỉ tiêu đó trên bảng cân đối kế toán có thể phát hiện ra các sai phạm về doanh thu, thu nhập, chi phí và giá vốn hàng bán và ngược lại, thông qua việc kiểm toán các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể phát hiện ra các sai phạm về các chỉ tiêu phản ánh trên bảng cân đối kế toán.

- Các chỉ tiêu doanh thu, thu nhập, chi phí và giá vốn hàng bán là các chỉ tiêu quan trọng để xác định các khoản phải nộp cho nhà nước như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… do đó mọi sai phạm trong việc ghi nhận và hạch toán doanh thu, thu nhập, chi phí và giá vốn hàng bán sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản phải nộp cho nhà nước, cho nên thông qua việc kiểm toán các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kiểm toán viên có thể phát hiện ra các sai phạm trong việc hạch toán chỉ tiêu thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước.

8.1.3. Mục tiêu kiểm toán các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Các nghiệp vụ về doanh thu, thu nhập, chi phí và giá vốn hàng bán được ghi nhập thì phải thực sự phát sinh (tồn tại hoặc phát sinh).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

- Các nghiệp vụ về doanh thu, thu nhập, chi phí và giá vốn hàng bán thực tế xảy ra đều được ghi nhận đầy đủ (đầy đủ/trọn vẹn).

- Các nghiệp vụ về doanh thu, thu nhập, chi phí và giá vốn hàng bán được tính toán chính xác và thống nhất giữa các sổ tổng hợp (chính xác máy móc).

Kiểm toán tài chính - 25

- Các nghiệp vụ về doanh thu, thu nhập, chi phí và giá vốn hàng bán được phản ánh đúng số tiền (đánh giá).

- Các nghiệp vụ về doanh thu, thu nhập, chi phí và giá vốn hàng bán được phân loại và trình bày đúng đắn (phân loại và trình bày).

Ngoài ra, các nghiệp vụ về doanh thu, thu nhập, chi phí và giá vốn hàng bán phải được phê chuẩn đúng đắn và được ghi chép đúng kì kế toán.

8.2. Kiểm toán doanh thu và thu nhập khác

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, xác định:

Doanh thu là tổng số giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kì kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Doanh thu gồm có doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư và doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia và các hoạt động tài chính khác (doanh thu hoạt động tài chính).

Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ các hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ thanh lí, nhượng bán TSCĐ, thu được các khoản nợ khó đòi đã xử lí xóa sổ, thu nhập từ quà tặng bằng tiền hoặc hiện vật.

8.2.1. Yêu cầu của việc kiểm toán doanh thu và thu nhập

- Thu nhập bằng chứng minh chứng việc hạch toán doanh thu và thu nhập hệ thống kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp đã bảo đảm cho việc hạch toán doanh thu và thu nhập là trung thực, hợp lí và tuân thủ theo đúng quy định của Nhà nước.

- Thu thập đủ bằng chứng minh chứng mọi nghiệp vụ phát sinh về doanh thu và thu nhập đã hạch toán và phản ánh đầy đủ trong sổ sách kế toán.

-Thu thập đủ bằng chứng minh chứng mọi nghiệp vụ phát sinh về doanh thu và thu nhập đã hạch toán và được phân loại đúng đắn, đã được tính toán chính xác và thực tế xảy ra và được ghi nhập đúng kì.

8.2.2. Các sai phạm thường gặp trong kiểm toán doanh thu và thu nhập

- Doanh thu phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán cao hơn doanh thu thực tế.

Trường hợp này được biểu hiệu cụ thể là doanh nghiệp đã hạch toán vào doanh thu những khoản thu chưa đủ các yếu tố xác định là doanh thu như quy định hoặc doanh thu đã phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán cao hơn so với doanh thu trên các chứng từ kế toán.

Ví dụ, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu không đúng trong những trường hợp sau đây:

+ Ghi nhận doanh thu khi người mua ứng trước tiền cho doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp chưa xuất hàng hoặc chưa cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

+ Ghi nhận doanh thu khi người mua đã ứng tiền, doanh nghiệp đã xuất hàng hoặc cung cấp dịch vụ nhưng các thủ tục mua bán, cung cấp dịch vụ chưa hoàn thành và người mua chưa chấp nhận thanh toán.

+ Số liệu đã tính toán và ghi sổ sai đã làm tăng doanh thu so với số liệu phản ánh trên chứng từ kế toán.

+ Ghi khống doanh thu, hạch toán trùng doanh thu…

- Doanh thu phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán thấp hơn so với doanh thu thực tế.

+ Trường hợp này biểu hiện cụ thể là doanh nghiệp chưa hạch toán và doanh thu hết các khoản thu đã đủ điều kiện để xác định là doanh thu như quy định hoặc doanh thu đã phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán thấp hơn so với doanh thu trên các chứng từ kế toán

Ví dụ, doanh nghiệp hạch toán thiếu doanh thu trong những trường hợp sau:

+ Doanh nghiệp đã làm thủ tục bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, khách hàng đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán nhưng đơn vị chưa hạch toán doanh thu bán hàng.

+ Các khoản doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác đã thu được nhưng đơn vị chưa hạch toán hoặc hạch toán vào các khoản khác (không hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính vào thu nhập khác)

+ Số liệu đã tính toán và ghi sổ sai đã làm giảm doanh thu so với số liệu phản ánh trên chứng từ kế toán…

Việc hạch toán và ghi nhận sai doanh thu như trên có nhiều nguyên nhân chủ yếu là do nhân viên kế toán chưa hiểu biết đầy đủ quy định về doanh thu hoặc do trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán yếu, hoặc vì một lí do nào đó mà nhân viên kế toán hạch toán doanh thu không đúng quy định.

8.2.3. Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, cung cấp dịch vụ, trợ cấp trợ giá và doanh thu kinh doanh bất động sản.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá trị hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đã bán hay đã cung cấp trong kì. Đối với đơn vị áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, doanh thu này không bao gồm thuế giá trị gia tăng đầu ra.

Doanh thu kinh doanh bất động sản là doanh thu từ việc cho thuê bất động sản đầu tư và bán bất động sản đầu tư.

a. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với doanh thu.

- Tìm hiểu các chính sách kiểm soát và thủ tục kiểm soát liên quan đến nghiệp vụ bán hàng, doanh thu và việc ghi nhận doanh thu. Kiểm toán viên cần tìm hiểu tất cả các chính sách kiểm soát về bán hàng, thu tiền, ghi nhận doanh thu cũng như các thủ tục kiểm soát có liên quan.

- Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của nhà nước và của doanh nghiệp về bán hàng và cung cấp dịch vụ về doanh thu và việc ghi nhận doanh thu. Xem liệu khách hàng có tuân thủ hay không, tuân thủ ở mức độ nào và đánh giá khả năng xảy ra sai phạm có liên quan đến nghiệp vụ bán hàng - thu tiền.

- Tiến hành kiểm tra mẫu một số nghiệp vụ doanh thu, kiểm tra việc hạch toán và ghi nhận doanh thu, đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ vận chuyển, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, kiểm tra chữ kí phê duyệt bán hàng, đối chiếu với sổ chi tiết liên quan. Thông qua việc kiểm tra mẫu đó để đánh giá việc tuân thủ các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ bán hàng - thu tiền.

b. Thực hiện thủ tục phân tích

- So sánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của kì này với kì trước, so sánh với kế hoạch, nếu có biến động thì cần tìm hiểu rò nguyên nhân.

- So sách tỷ trọng lợi nhuận thuần với doanh thu thuần giữa các kì kế toán để đánh giá khả năng sinh lời từ doanh thu bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ qua các kì kế toán.

- Lập bảng phân tích doanh thu theo thuế suất, theo từng tháng, theo từng loại doanh thu và xem xét biến động bất thường.

- Tính tỷ lệ lãi gộp theo từng tháng, từng quý, xác định rò nguyên nhân của những biến động bất thường.

- So sánh số dư doanh thu chưa thực hiện (TK 3387) cuối kì này so với kì trước, xem xét những biến động bất thường.

c. Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ doanh thu

- Kiểm tra tính có thực của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (tồn tại hoặc phát sinh). Mục tiêu của thủ tục này là nhằm phát hiện các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ không xảy ra nhưng lại bị ghi chép vào sổ sách kế toán, báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm tra có thể bao gồm:

+ Tìm hiểu chính sách ghi nhận doanh thu tại đơn vị có phù hợp với chế độ kế toán trước hay không? Thông thường các đơn vị sản xuất kinh doanh và dịch vụ, doanh thu được ghi nhận khi hàng hóa chuyển giao cho khách hàng hoặc dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng, được khách hàng chấp nhận thanh toán bất kể thu được tiền hay chưa thu được tiền. Tuy nhiên, việc ghi nhận doanh thu của các công ty xây dựng lại có những điểm khác với đơn vị sản xuất kinh doanh.

+ Đối chiếu nghiệp vụ bán hàng được ghi nhận trên sổ kế toán, nhật kí bán hàng với chứng từ gốc có liên quan như đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, lệnh bán hàng, phiếu xuất kho, vận đơn, hóa đơn bán hàng… kết hợp xem xét và kiểm tra quá trình thanh toán.

+ Kiểm tra mẫu một số nghiệp vụ bán hàng có quy mô lớn và đối chiếu với nghiệp vụ thu tiền như phiếu thu, giấy báo cáo tiền gửi ngân hàng và chứng từ có liên quan. Nếu hàng hóa đó đã được thanh toán, bị trả lại thì đó là bằng chứng khẳng định nghiệp vụ bán hàng thực tế xảy ra.

- Kiểm tra tính đầy đủ của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (đầy đủ/trọn vẹn). Mục tiêu của thủ tục này là nhằm phát hiện ra các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp nghiệp vụ thực tế xảy ra nhưng lại không được ghi sổ kế toán.

Để khẳng định tính đầy đủ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thông thường kiểm toán viên đối chiếu từ chứng từ gốc lên sổ sách kế toán. Theo cách đó, kiểm tra việc ghi chép các nghiệp vụ bán hàng vào sổ chi tiết, nhật kí bán hàng nhằm bảo đảm các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ đã phát sinh để được phản ánh vào sổ sách kế toán một cách đầy đủ.

- Kiểm tra tính chính xác của số tiền ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chính xác máy móc). Mục tiêu của thủ tục này là nhằm phát hiện ra những sai phạm trong việc tính toán số tiền ghi nhận doanh thu. Các thủ tục có thể bao gồm:

+ Kiểm tra số lượng, đơn giá và tính toán trên hóa đơn bán hàng, kiểm tra việc quy đổi tỷ giá đối với các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ có gốc bằng ngoại tệ, đối chiếu số liệu trên hóa đơn bán hàng với sổ chi tiết và tổng số doanh thu.

+ So sánh với vận đơn, đơn đặt hàng, lệnh bán hàng… để xác định chủng loại và số lượng hàng hóa tiêu thụ.

+ Đối chiếu chính xác giá bán của đơn vị để xác định đơn giá của hàng hóa tiêu thụ. Xem xét các khoản chiết khấu, giảm giá xem có phù hợp với chính sách tín dụng của đơn vị và chế độ kế toán hiện hành.

- Kiểm tra việc phân loại và trình bày doanh thu bán hàng (phân loại và trình bày). Mục tiêu của các thủ tục này nhằm phát hiện ra các phân loại và trình bày doanh thu không đúng đắn. Do doanh nghiệp phát sinh nhiều loại doanh thu khác nhau nên nếu phân loại và trình bày sai doanh thu sẽ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Khi đó, kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán sau:

+ Kiểm tra việc hạch toán doanh thu trên sổ kế toán để bảo đảm rằng doanh thu được hạch toán đúng. Trên thực tế, nếu hạch toán sai chế độ kế toán nghiệp vụ doanh thu thì dẫn đến thông tin trình bày trên các tài khoản doanh thu không chính xác, dẫn đến phân loại và trình bày sai trên báo cáo tài chính.

+ Kiểm tra việc phân loại doanh thu: phân loại doanh thu bán chịu (đối chiếu với số liệu hạch toán trên tài khoản công nợ phải thu), doanh thu thu tiền ngay, doanh thu nhận trước, doanh thu hàng đổi hàng… Phân biệt doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản thu nhập khác, phân biệt từng loại doanh thu liên quan đến từng loại thuế suất khác nhau, từng sản phẩm khác nhau (đối chiếu với số liệu hạch toán trên tài khoản thuế giá trị ra tăng đầu ra).

+ Kiểm tra việc trình bày doanh thu trên báo cáo tài chính cho đúng với chế độ kế toán hiện hành và đối chiếu với sổ chi tiết doanh thu.

- Kiểm tra tính đúng kì của doanh thu (đúng kì). Mục tiêu của thủ tục này là nhằm phát hiện ra các sai phạm trong việc ghi chép các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận cho đúng kì kế toán, như nghiệp vụ bán hàng năm nay lại ghi nhận vào năm sau, nghiệp vụ bán hàng năm sau lại ghi nhận vào năm nay. Các thủ tục kiểm toán gồm:

+ Kiểm tra chứng từ của một số nghiệp vụ doanh thu phát sinh trước và sau thời điểm khóa sổ kế toán một ngày để xem xét ngày tháng ghi trên hóa đơn, vận đơn với ngày tháng ghi trên nhật kí bán hàng và sổ chi tiết. Việc kiểm tra các nghiệp vụ trước và sau thời điểm khóa sổ kế toán bao nhiêu ngày tùy thuộc vào từng công ty kiểm toán, có những công ty đưa ra những chính sách yêu cầu kiểm toán viên kiểm tra trước và sau ngày khóa sổ kế toán 5 ngày, tức là kiểm toán viên cần kiểm tra các nghiệp vụ doanh thu từ ngày 26/12 đến ngày 31/12 và từ ngày 1/1 đến ngày 5/1 năm sau (nếu niên độ kế toán kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm).

+ Kiểm tra một số phiếu xuất kho trước và sau thời điểm kháo sổ kế toán một số ngày để đảm bảo rằng ghi nhận doanh thu khi hàng hóa đã cung cấp cho khách hàng. Việc kiểm tra này là rất cần thiết, sở dĩ nếu kiểm toán viên phát hiện đơn vị chưa xuất hàng cho khách hàng thì không có cơ sở ghi nhận doanh thu hoặc nếu đơn vị xuất hàng cho khách hàng nhưng khách hàng chưa chấp nhận thanh toán thì cũng không có cơ sở ghi nhận doanh thu…

Trong quá trình kiểm toán, khả năng ghi nhận không đúng kì kế toán các nghiệp vụ doanh thu thường xuyên xảy ra. Một số nghiệp vụ của năm nay bị ghi nhận vào năm sau, một số nghiệp vụ doanh thu của năm sau bị ghi nhận vào năm nay vì nhiều lí do khác nhau. Như vậy các nghiệp vụ doanh thu đó đã bị ghi nhận không đúng kì kế toán (không đúng niên độ kế toán).

8.2.4. Kiểm toán doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản doanh thu về tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia, thu nhập từ hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, chênh lệch do bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch ngoại tệ và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. Doanh thu hoạt động

tài chính rất đa dạng cả về chủng loại và phương pháp xử lí hạch toán như thời điểm ghi nhận, giá trị ghi nhận.

Trong quá trình kiểm toán doanh thu hoạt động tài chính, kiểm toán viên cần chú ý tới một số trường hợp sau:

- Nếu doanh thu tiền lãi được tính toán trên cơ sở doanh thu chưa thực hiện như đối với hợp đồng bán hàng trả chậm, kiểm toán viên cần xem xét phương pháp tính toán có nhất quán không và phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hay không.

- Đối với hoạt động mua bán chứng khoán hay ngoại tệ, doanh nghiệp chỉ được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính về phần chênh lệch giữa giá bán với giá vốn các loại chứng khoán hay ngoại tệ. Trong khi đó, doanh thu kinh doanh bất động sản là toàn bộ số tiền khi bán chúng.

- Tiền lãi được hưởng trái phiếu, cổ phiếu chỉ được ghi nhận vào doanh thu phần phát sinh trong thời kì doanh nghiệp đã mua chứng khoán. Riêng phần lãi dồn tích của các thời kì trước lại phải ghi giảm giá chứng khoán chứ không phải phản ánh doanh thu.

- Đối với khoản lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh thì đơn vị hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính.

Thủ tục kiểm toán đối với doanh thu hoạt động tài chính gồm:

- So sánh doanh thu của năm nay với năm trước, đánh giá tính hợp lí của các biến động lớn.

- Thu thập số liệu tổng hợp về doanh thu hoạt động tài chính và chi tiết cho từng loại hình (tiền lãi, tiền bản quyền…) và đối với số liệu trên số kế toán và báo cáo tài chính.

- Kiểm tra thời điểm ghi nhận doanh thu có phù hợp với chế độ kế toán hiện hành hay không như tiền lãi, tiền bản quyền được ghi nhận vào từng kì phát sinh, cổ tức, lợi nhuận được chia được ghi nhận khi đơn vị được quyền nhận chúng…

- Kiểm tra một số nghiệp vụ có quy mô lớn, bất thường bao gồm kiểm tra cách chứng từ gốc liên quan, đối chiếu với sổ chi tiết và báo cáo tài chính.

- Kiểm tra việc trình bày về doanh thu hoạt động tài chính trên báo cáo tài chính.

8.2.5. Kiểm toán thu nhập khác

Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập tạo ra từ các hoạt động không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Thu nhập khác bao gồm thu về nhượng bán, thanh lí TSCĐ, thu tiền phạt vi phạm hợp đồng, thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lí xóa sổ, các khoản thu khác khoản thu khác như quà biếu, quà tặng…

Mục đích của kiểm toán các khoản thu nhập khác là nhằm thu nhập các bằng chứng kiểm toán về tính thực tế xảy ra và đúng với số tiền đã hạch toán hay không. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cần thực hiện các thủ tục kiểm toán như sau:

- So sánh các khoản thu nhập năm nay so với năm trước, đánh giá tính hợp lí của những biến động lớn.

- Lập bảng tổng hợp các khoản thu nhập và đối chiếu với sổ cái.

- Đối với các khoản thu nhập từ thanh lí, nhượng bán TSCĐ, cần kiểm tra chi tiết các chứng từ có liên quan và tính đúng đắn của các bút toán điều chỉnh liên quan đến nguyên giá, giá trị khấu hao lũy kế, thu nhập và chi phí thanh lí và tham chiếu đến phần hành kiểm toán tài sản cố định.

- Kiểm tra tính có thật của nghiệp vụ thu nhập: đối chiếu nghiệp vụ phát sinh thu nhập trên sổ chi tiết với các chứng từ gốc có liên quan.

- Kiểm tra các nghiệp vụ ghi giảm chi phí trong kì, nhiều khi đơn vị thay vì hạch toán vào thu nhập khác thì lại hạch toán giảm chi phí trong kì.

- Kiểm tra các khoản phải trả trong kì, nhiều khi đơn vị thay vì hạch toán vào thu nhập khác thì lại hạch toán sang tài khoản phải trả khác.

- Kiểm tra việc trình bày về thu nhập khác trên báo cáo tài chính.

8.3. Kiểm toán giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động

8.3.1. Yêu cầu của việc kiểm toán chi phí và giá vốn hàng bán

- Thu thập đủ bằng chứng để minh chứng mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh về chi phí và giá vốn hàng bán và hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp để bảo đảm cho việc hạch toán chi phí, giá vốn hàng bán có đúng quy định của nhà nước hay không.

- Thu thập đủ bằng chứng để minh chứng mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh về chi phí và giá vốn hành bán đã được hạch toán đúng đắn hay không.

- Thu thập đủ bằng chứng để minh chứng mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh về chi phí và giá vốn hàng bán đã được hạch toán có được phân loại, tính toán đúng đắn và có thực hay không.

- Thu thập đủ bằng chứng để minh chứng mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh về chi phí và giá vốn hàng bán đã được hạch toán có đầy đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ chưa, có được ghi chép cộng dồn và đúng kì kế toán.

8.3.2. Những rủi ro thường gặp trong kiểm toán chi phí và giá vốn hàng bán

- Chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán cao hơn chi phí thực tế.

+ Hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính, chi phí khác cả những khoản chi không có chứng từ hoặc có chứng từ nhưng chứng từ gốc không hợp lí, hợp lệ và hợp pháp.

+ Hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh cả những khoản chi mà theo không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh như các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật, các khoản chi phí kinh doanh, chi phí đi công tác nước ngoài vượt định mức quy định các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ, các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ các khoản chi ủng hộ các cơ quan, tổ chức, xã hội…

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí