Kiểm toán tài chính - 26

+ Nhầm lẫn trong việc kế toán, ghi sổ do đó đã làm chi phí ghi trong sổ sách, báo cáo kế toán tăng lên so với số phản ánh trên chứng từ kế toán.

+ Hạch toán vào chi phí các khoản chi mà thực tế chưa phát sinh trong kì kế toán. Ví dụ: để giảm bớt lãi thực tế, doanh nghiệp đã trích trước vào chi phí trong năm một khoản chi mà theo quy định khoản chi này phải trích vào chi phí năm sau.

+ Hạch toán chi phí trong năm các khoản thực tế đã chi nhưng do nội dung, tính chất hoặc độ lớn của khoản chi nên theo quy định các khoản chi này do nhiều kì sản xuất kinh doanh.

- Chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách thấp hơn chi phí thực tế

+ Một số khoản thực tế đã chi, nhưng vì chứng từ thất lạc mà doanh nghiệp không có những biện pháp cần thiết để có chứng từ hợp lệ nên số khoản chi này chưa được hạch toán vào chi phí trong kì.

+ Một số khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng do người được giao nhiệm vụ chưa thanh quyết toán. Ví dụ: một cán bộ được ứng tiền đi mua vật tư hoặc thực hiện một số công việc đã hoàn thành trong kì, nhưng đến cuối kì kế toán số cán bộ này vẫn không làm các thủ tục thanh toán, do đó những khoản chi này vẫn chưa được hạch toán vào chi phí trong kì. Như vậy chi phí kì này bị ghi thiếu trong khi đó chi phí kì sau bị ghi tăng lên và việc hạch toán như vậy sẽ không đúng kì kế toán ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp đã theo dòi và hạch toán các khoản chi cho những công việc chưa hoàn thành trong kì kế toán (chi phí dở dang) cao hơn so với chi phí thực tế của những công việc này. Ví dụ: một xí nghiệp xây lắp trong năm có một số công trình đang thi công dở dang, tổng chi phí các công trình này là X đồng, nhưng vì muốn tăng lợi nhuận cho năm kế toán, xí nghiệp đã hạch toán chi phí của các công trình là Y đồng (Y nhỏ hơn X).

+ Chi phí các loại và các đối tượng công việc phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán còn có sự nhầm lẫn, không đúng với thực tế. Ví dụ: doanh nghiệp đã có sự nhầm lẫn trong việc hạch toán giữa chi phi sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động, chi phí tài chính và chi phí khác.

8.3.3. Kiểm toán giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động

Giá vốn hàng bán bao gồm trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư đã tiêu thụ trong kì, các khoản hao hụt hàng tồn kho trong định mức cho phép, chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho…

Chi phí hoạt động bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp, cụ thể bao gồm các tiểu mục như chi phí nhân viên, chi phí nguyên vật liệu, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác…

a. Thực hiện thủ tục phân tích

- So sánh tỉ lệ giá vồn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp với doanh thu của kì này và kì trước để xem xét xu hướng biến động, tìm hiểu nguyên nhân những biến động bất thường.

- So sánh tỷ lệ các yếu tố chi phi doanh thu giữa kì này với kì trước giải thích các biến động bất thường, so sánh với các yếu tố chi phí theo kế hoạch.

- Xem xét sự biến động của chi phí qua các tháng trong kì này với kì trước, xem xét những biến động bất thường.

- So sánh tổng chi phí sản xuất thực tế kì này với kì trước và giữa các tháng trong kì để có thể nhận thấy sự biến động của tổng chi phí sản xuất, đối chiếu với kế hoạch sản xuất, xác định mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất (đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

- Thu thập bảng tổng hợp giá thành hoặc giá vốn hàng hóa theo tháng và theo sản phẩm hoặc theo phân xưởng.

b. Tiến hành kiểm tra chi tiết giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động Kiểm tra chi tiết giá vốn hàng bán

- Đối chiếu với các quy định hiện hành của nhà nước và quy định của doanh nghiệp, nếu đơn vị có quy định riêng thì cần kiểm tra xem quy định đó có tuân thủ các quy định hiện hành của nhà nước hay không ?

- Lập bảng tổng hợp giá vốn hàng bán theo từng tháng, so sánh sự biến động giữa các tháng và giải thích nguyên nhân của sự chênh lệch. Đối chiếu với kết quả hoạt động kinh doanh, sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp.

- Rà soát bảng tổng hợp chi tiết giá vốn theo từng loại sản phẩm, dịch vụ với chi tiết doanh thu theo từng loại để đảm bảo rằng doanh thu và giá vốn hàng bán được ghi nhận đứng đắn và phù hợp: theo nguyên tắc phù hợp, giữa doanh thu và giá vốn hàng bán, chi phí phải phù hợp với nhau, có phát sinh doanh thu thì chắc chắn phải phát sinh giá vốn hàng bán và chi phí.

- Chọn mẫu một số sản phẩm chủ yếu để tiến hành kiểm tra việc ghi nhận giá vốn hàng bán (giá thành hàng bán) bằng cách lấy giá thành sản phẩm nhân (x) với số lượng hàng bán trên báo cáo bán hàng và so sánh với giá vốn đã ghi nhận.

- Kiểm tra chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Xem xét phương pháp hạch toán hàng tồn kho, tính giá hàng tồn kho có phù hợp và nhất quán hay không.

+ Chọn mẫu một số nghiệp vụ trên sổ kế toán (sổ chi tiết) đối chiếu với phiếu xuất vật tư để kiểm tra việc ghi sổ, hạch toán phân loại vào tài khoản chi phí có phù hợp và đúng đắn không.

+ Đối chiếu chọn mẫu phiếu xuất vật tư với phiếu yêu cầu sử dụng vật tư và các báo cáo sử dụng vật tư của bộ phận sản xuất (nếu có).

+ Tính toán số lượng đơn vị vật liệu thực tế tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm có hợp lí không, bằng cách so sánh số lượng vật tư sử dụng thực tế với định mức tiêu hao vật tư để phát hiện chênh lệch bất hợp lí những sai sót trong hạch toán (nếu có).

- Kiểm tra việc tính toán và phân bổ cách bảng phân bố nguyên vật liệu.

- Kiểm tra chi phí nhân công trực tiếp

+ Kiểm tra chi tiết về chi phí nhân công trực tiếp cần được thực hiện cùng với các thủ tục kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản tính trên tiền lương. Do chúng có mối quan hệ thực tế với nhau. Cụ thể:

+ Xem xét đối chiếu bảng tính và phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lượng với số liệu trên sổ cái tài khoản chi phí có phù hợp không. Sở dĩ, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lưowng đối với bộ phận nào được hạch toán đúng vào các bộ phận đó.

+ Tính toán, xác định và so sánh chi phí tiền lương thực tế trên một đơn vị sản phẩm với định mức chi phí tiền lương tương ứng đối với từng loại sản phẩm (nếu có thể).

- Kiểm tra chi tiết chi phí sản xuất chung: công việc này được thực hiện kết hợp với các phần hành kiểm toán khác như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí bằng tiền…

Kiểm tra chi tiết chi phí hoạt động (chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp).

- Kiểm tra chi tiết chi phí bán hàng:

+ Kiểm tra chi phí bán hàng có thể được kết hợp với các phần hành kiểm toán khác như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí vật liệu, chi phí lương và các khoản trích theo lương…

+ Lập bảng kê chi tiết các khoản mục chi phí bán hàng theo từng tháng trong năm, đánh giá tính hợp lí của việc trình bày.

+ Rà soát các khoản mục chi phí xem có biến động bất thường trong năm hay trong kì được xác định trong quá trình phân tích (số tiền lớn, giao dịch khác thường, điều chỉnh giảm…) tiến hành kiểm tra các chứng từ gốc để bảo đảm các khoản chi phí này là có thực, được phân loại đúng và đánh giá tính hợp lí trong việc ghi nhận chi phí.

+ Kiểm tra tính hợp lí và hợp lệ một số khoản chi phí hoa hồng, chi phí tiếp thị, chi phí quảng cáo… đã chi trong kì với chính sách bán hàng của đơn vị và các quy định hiện hành của nhà nước.

+ Xây dựng ước tính độc lập với các khoản chi phí mang tính chất định kì, ít biến động hoặc gắn liền với doanh thu (như các khoản thuế, hoa hồng, phí bản quyền…) và so sánh với số ghi trên sổ, tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch (nếu có).

+ Đối chiếu quy định chi tiêu nội bộ về định mức chi tiêu với các khoản chi tiêu thực tế. Kiểm tra tính đúng kì của chi phí, đối chiếu đến phần hành kiểm toán phải trả và phần hành kiểm toán tiền.

+ Xem xét tính trình bày về chi phí bán hàng trên báo cáo tài chính.

- Kiểm tra chi tiết chi phí quản lí doanh nghiệp

+ Kiểm tra chi phí quản lí doanh nghiệp có thể được kết hợp với các phần hành kiểm toán khác như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí vật liệu, chi phí lương và các khoản trích theo lương… Khi đó kiểm toán viên tiến hành đối chiếu kết quả của các phần hành kiểm tra tiền lương, các khoản nộp theo lương, khấu hao TSCĐ, phân bổ công cụ dụng cụ, phân bổ chi phí trả trước dài hạn…

+ Kiểm tra chọn mẫu một số khoản giáo dịch, tiếp khách, lưu ý các khoản tài trợ, khen thưởng, ủng hộ, mua sắm công cụ dụng cụ, chi công tác phí…

+ Kiểm tra việc kết chuyển chi phí quản lí doanh nghiệp vào tài khoản chi phí chờ kết chuyển (nếu có) xem có tuân thủ nguyên tắc phù hợp và việc chia cắt niên độ kế toán hay không.

+ Kiểm tra tính đúng kì của việc ghi nhận chi phí: lựa chọn các nghiệp vụ ghi nhận chi phí trong sổ chi tiết chi phí trước và sau ngày khóa sổ kế toán. Kiểm tra hóa đơn, chứng từ chứng minh cho các khoản chi phí đó được đã phát sinh và được hạch toán đúng kì kế toán (niên độ kế toán).

Ngoài ra, trong quá trình kiểm toán giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động (chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp), kiểm toán viên cần kiểm tra việc hạch toán các nghiệp vụ chi phí phát sinh bằng ngoại tệ cũng như các nghiệp vụ, các bút toán hạch toán bất thường để khẳng định tính đầy đủ và hợp lí của các khoản chi phí.

8.3.4. Kiểm toán chi phí tài chính và chi phí khác

Chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch chứng khoán..., trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ…

Chi phí phản ánh các khoản chi phí của các hoạt động khác ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Chi phí khác là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với các hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra, có thể bao gồm chi phí thanh lí, nhượng bán TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ thanh lí, nhượng bán, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, các khoản chi phí khác…

a. Thực hiện thủ tục phân tích

- So sánh chi phí tài chính và chi phí khác giữa kì này với kì trước hoặc với kế hoạch (nếu có) và tìm hiểu nguyên nhân của sự chênh lệch.

- Lập bảng phân tích tổng quát quan hệ đối ứng tài khoản và nhận dạng các quan hệ đối ứng bất thường hoặc có các nội dung không rò ràng.

- So sánh sự tương quan giữa chi phí tài chính, chi phí khác với doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác để tìm ra những chênh lệch và giải thích nguyên nhân chênh lệch.

b. Kiểm tra chi tiết chi phí tài chính và chi phí khác

- Kiểm tra chi tiết chi phí tài chính

+ Đối với các khoản chi phí liên quan đến vốn góp liên doanh, cần kiểm tra hợp đồng liên quan, biên bản hợp hội đồng quản trị của công ty liên doanh liên quan đến việc phân chia kết quả, báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc được duyệt quyết toán bởi cơ quan có thẩm quyền.

+ Đối chiếu với phần hành kiểm toán các khoản vay để xem xét việc tính lãi vay, đối chiếu với hợp đồng vay vốn, so sánh với mức lãi suất theo quy định hiện hành của nhà nước. Kiểm tra việc hạch toán chi phí lãi vay đúng kì kế toán.

+ Đối chiếu với các khoản chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán, cần kiểm tra các tài liệu liên quan đến các hoạt động này và kiểm tra các bút toán hạch toán kế toán.

+ Kiểm tra các khoản chênh lệch tỷ giá cũng như việc hạch toán lỗ chênh lệch tỷ giá và chi phí tài chính.

+ Đối với các khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng, cần kiểm tra các bằng chứng về những khoản này, đối chiếu với các phần hành kiểm toán khác như kiểm toán doanh thu, phải thu của khác hàng và chính sách bán hàng của doanh nghiệp.

+ Đối với các khoản dự phòng giảm giá các khoản đầu tư chứng khoán, cần kiểm tra cơ sở tính toán và kết hợp với kiểm toán các khoản đầu tư tài chính.

+ Kiểm tra việc trình bày về chi phí tài chính trên báo cáo tài chinh.

- Kiểm tra chi tiết chi phí khác

+ Đối với các tài liệu bổ sung cần thiết trong từng trường hợp cụ thể.

+ Kiểm tra việc kết chuyển giá trị còn lại của tài sản được thanh lí, nhượng bán (quyết định, biên bản thanh lí, sổ hoặc thẻ TSCĐ phiếu thu, phiếu chi có liên quan), kiểm tra chi phí thanh lí TSCĐ.

+ Kiểm tra chi tiết các khoản chi khác ngoài các khoản chi từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

+ Kiểm tra việc trình bày về chi phí khác trên báo cáo tài chính.

BÀI ĐỌC THÊM

Mẫu giấy tờ làm việc của kiểm toán viên: Chương trình kiểm toán doanh thu



Tên

Ngày

Người lập CT



Người soát xét 1



Người soát xét 2






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Kiểm toán tài chính - 26

CÔNG TY


Tên khách hàng:


Ngày kết thúc kỳ kế toán:

Nội dung: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU


A. MỤC TIÊU

Đảm bảo rằng các khoản doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là có thực; được ghi nhận chính xác, đầy đủ, đúng kỳ và được phân loại và trình bày phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.

B. RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU CỦA KHOẢN MỤC


Các rủi ro trọng

yếu

Thủ tục kiểm toán

Người thực

hiện

Tham chiếu





C. THỦ TỤC KIỂM TOÁN



STT


Thủ tục

Người thực

hiện

Tham chiếu

I. Thủ tục chung


1

Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.




2

Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số năm trước. Đối chiếu các số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS, Sổ Cái, sổ chi tiết… và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có)



II. Thủ tục phân tích


1

So sánh doanh thu bán hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại, tỷ lệ các khoản mục giảm trừ doanh thu trên tổng



STT


Thủ tục

Người

thực hiện

Tham chiếu


doanh thu giữa năm nay và năm trước, giải thích những

biến động bất thường và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận.




2

Phân tích sự biến động của tổng doanh thu, doanh thu

theo từng loại hoạt động giữa năm nay với năm trước, giải thích những biến động bất thường và đánh giá rủi ro

có sai sót trọng yếu do gian lận.




III. Kiểm tra chi tiết


1.

Thu thập Bảng tổng hợp doanh thu theo khách hàng, nhóm hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp theo các tháng trong năm:

- Đối chiếu với các tài liệu có liên quan: Sổ Cái, sổ chi tiết, Báo cáo của phòng bán hàng, phòng xuất khẩu,… về số lượng, giá trị và giải thích chênh lệch (nếu có).

- Phân tích biến động theo tháng, theo cùng kỳ năm trước, giải thích nguyên nhân biến động.




2.

Đối chiếu doanh thu hạch toán với doanh thu theo tờ khai VAT trong năm. Giải thích chênh lệch (nếu có).




3.

Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng...). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần).




4.

Chọn mẫu các khoản doanh thu ghi nhận trong năm và kiểm tra đến chứng từ gốc liên quan.




5.

Các khoản giảm trừ doanh thu (1): Kiểm tra đến chứng từ gốc đối với các khoản giảm trừ doanh thu lớn trong năm và các khoản giảm trừ doanh thu năm nay nhưng đã ghi nhận doanh thu trong năm trước, đảm bảo tuân thủ các quy định bán hàng của DN cũng như luật thuế.



6.

Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu:



6.1

Kiểm tra hóa đơn bán hàng, vận đơn, phiếu xuất kho, hợp

đồng của các lô hàng được bán trướcngày và sau




STT


Thủ tục

Người

thực hiện

Tham chiếu


ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán và kiểm tra tờ

khai thuế các tháng sau ngày kết thúc kỳ kế toán để đảm bảo doanh thu đã được ghi chép đúng kỳ.



6.2

Kiểm tra tính hợp lý của các lô hàng bị trả lại hoặc giảm

giá hàng bán phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán kế toán, đánh giá ảnh hưởng đến khoản doanh thu đã ghi

nhận trong năm.



7.

Đối với các giao dịch với bên liên quan (1): Kiểm tra việc ghi chép, phê duyệt, giá bán áp dụng, giá vốn tương ứng, lãi (lỗ) của các giao dịch này. Lưu ý các giao dịch phát sinh gần cuối kỳ kế toán.

Kết hợp với các phần hành có liên quan như Phải thu khách hàng, hàng tồn kho,…thực hiện thủ tục gửi thư xác nhận để xác nhận các giao dịch và thông tin về điều khoản hợp đồng,…



8.

Đối với các khoản doanh thu có gốc ngoại tệ (1): Kiểm

tra cơ sở, thời điểm xác định tỷ giá quy đổi; đánh giá tính hợp lý và so sánh với thuyết minh về chính sách kế toán áp dụng.



9.

Kiểm tra phân loại và trình bày các khoản doanh thu trên

BCTC




IV. Thủ tục kiểm toán khác






[Lưu ý: (1) Thủ tục tùy chọn căn cứ vào đặc điểm khách hàng, thực tế cuộc kiểm toán và các phát hiện của KTV].

D. KẾT LUẬN

Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được, ngoại trừ các vấn đề sau:

Chữ ký của người thực hiện:

Kết luận khác của Thành viên BGĐ và/hoặc Chủ nhiệm kiểm toán (nếu có):

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022