có mối tương quan với nhau, phương sai trích là 65,46% (> 50%) đạt yêu cầu. Mặt khác, tất cả các biến được sử dụng đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5. Từ kết quả EFA, mô hình nghiên cứu sẽ được hiệu chỉnh với các thành phần:
Bảng 4.6. Mô hình điều chỉnh qua phân tích nhân tố khám phá
Thang đo | Biến đặc trưng | Giải thích thang đo | |
1 | HĐKSTD | HDKS1, HDKS2, HDKS5, HDKS6, HDKS8, RR5 và TTTT7 | Hoạt động kiểm soát TD |
2 | TTTT | TTTT1, TTTT2, TTTT4, TTTT5, TTTT6 | Thông tin và truyền thông |
3 | MTKSĐĐNN | MTKS1, MTKS2, MTKS3, MTKS4 | Môi trường kiểm soát- Đáo đức nghề nghiệp |
4 | MTKSĐLDT | DL2, DL3, DL6, DL7 | Môi trường kiểm soát - Động lực duy trì |
5 | ĐGRRTD | RR2, RR4, RR5 | Đánh giá rủi ro TD |
6 | MTKSKQLV | RR1, MTKS5, MTKS6, MTKS8 | Môi trường kiểm soát – Kết quả công việc |
7 | HĐGSTD | HDGS1, HDGS2, HDGS3, HDGS4 | Hoạt động giám sát TD |
8 | MTKSĐLĐV | DL4, DL8, DL9, DL10 | Môi trường kiểm soát - Động lực động viên |
9 | MTKSĐLHT | DL1 và DL5 | Môi trường kiểm soát - Động lực hỗ trợ |
10 | HQHĐTD | HQ1, HQ2, HQ3, HQ4 | Hiệu quả hoạt động TD |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 1
- Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2
Xem toàn bộ 33 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tính toán.
4.4.2.3. Kết quả phân tích hồi quy
Bảng 4.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến Hiệu quả hoạt động tín dụng
Hệ số ước lượng | Thống kê t | P-value | VIF | |
HĐKSTD | 0,132 | 3,844 | 0,000 | 1,000 |
TTTT | 0,315 | 9,184 | 0,000 | 1,000 |
MTKSĐĐNN | 0,152 | 4,424 | 0,000 | 1,000 |
MTKSĐLDT | 0,068 | 1,970 | 0,050 | 1,000 |
ĐGRRTD | 0,163 | 4,750 | 0,000 | 1,000 |
MTKSKQLV | 0,711 | 20,745 | 0,000 | 1,000 |
HĐGSTD | 0,080 | 2,320 | 0,021 | 1,000 |
MTKSĐLĐV | 0,032 | 0,932 | 0,352 | 1,000 |
MTKSĐLHT | -0,019 | -0,551 | 0,582 | 1,000 |
Hằng số | 1,577 | 0,000 | 1,000 | |
Chỉ báo mô hình: R2 68,4%; R2 hiệu chỉnh 67,3% Kiểm định F (9, 229) = 64,671 (pvalue =0,00) |
Hệ số Durbin-Watson là 1,962
Kiểm định Breusch-Pagan / Cook-Weisberg: λ2 = 0,04 (pvalue = 0,833) VIF trung bình: 1
Nguồn: Tác giả tính toán.
Kết quả hồi quy có R2 hiệu chỉnh là 67,3 hàm ý mô hình giải thích được 67,3% sự thay đổi của HQHĐTD. Mô hình phù hợp với dữ liệu ở độ tin cậy 95% với mức ý nghĩa của thống kê F trong kiểm định ANOVA rất nhỏ (Sig = 0,000 < 0,05). Hệ số Durbin-Watson là 1,962 (1 < 1,962 < 3) nên mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng là phù hợp với tổng thể. Hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến đều bằng 1 nên các biến độc lập không có hiện tượng đa cộng tuyến. Mặt khác, kiểm định Breusch- Pagan/Cook-Weisberg có P-value đạt 0,8383, do đó mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Với các giá trị Sig lần lượt của thành phần ĐLĐV là 0,352 và ĐLHT là 0,582, nên những nhân tố này không có ý nghĩa thống kê. Các thành phần còn lại đều có giá trị Sig. < 0,1 tức là có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích được sự thay đổi của HQHĐTD.
Phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa các thành tố của KSNB hoạt động TD và HQHĐTD:
HQHĐTD = 1,577 + 0,132*HĐKSTD + 0,315*TTTT + 0,152*MTKSĐĐNN + 0,068*MTKSĐLDT + 0,163*ĐGRRTD + 0,711*MTKSKQLV + 0,080*HĐGSTD
4.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
4.5.1. Kết quả đạt được
4.5.1.1. Kết quả đạt được thể hiện qua các nhân tố cấu thành kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
Từ thực trạng sự hiện hữu và kết quả đánh giá sự vận hành theo đúng chức năng của các nhân tố cấu thành KSNB cùng với thực trạng tính hiệu quả của hoạt động TD, cho thấy việc thiết lập KSNB hoạt động TD đạt những kết quả và hạn chế như sau:
4.5.1.1.1. Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát – Đạo đức nghề nghiệp:
Một là, tất cả các NH đều thể hiện tính chính trực và các giá trị đạo đức qua các tuyên bố về tầm nhìn, sứ mệnh. Hai là, HĐQT đã xây dựng những chiến lược phát triển đúng đắn và BQL đã triển khai tốt nhất các chiến lược này. Ba là, các NH đã và đang chuyển đổi dần sang mô hình quản trị tập trung và chuyên môn hóa, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh doanh của NH. Bốn là, Các NH đã chuẩn hóa hệ thống chức danh và định biên nhân sự, triển khai thành công hệ thống quản lý HQLV, đổi mới hệ thống lương thưởng.
Môi trường kiểm soát – Kết quả làm việc
Các NH đã xây dựng thành phần Môi trường kiểm soát – Kết quả làm việc đạt được những kết quả sau: một là phần lớn các NH đã xây dựng được các định hướng chiến lược trong cấp TD. Hàng năm, đại hội đồng cổ đông đều đặt ra các chỉ tiêu kế hoạch về dư nợ, nợ xấu và lợi nhuận trước thuế. Các chỉ tiêu này được định lượng rõ ràng, cụ thể; hai là, hệ thống báo cáo được thiết lập khá chặt chẽ nhằm nhanh chóng kịp thời phát hiện các RRTD có thể phát sinh; ba là, trách nhiệm về hoạt động TD được phân định cụ thể, khá rõ ràng; bốn là 100% các NH đều thiết lập chính sách lương, thưởng theo kết quả thực hiện công việc.
Môi trường kiểm soát – Động lực duy trì
Kết quả khảo sát cho thấy CBTD khá hài lòng về các môi trường làm việc hiện tại. Theo đó, mức độ hài lòng cao nhất là về sự công bằng trong đánh giá công việc và thấp nhất là tính khả thi của các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động TD.
4.5.1.1.2. Đánh giá rủi ro tín dụng
Hầu hết CBTD đều thực hiện nhận diện RRTD khi đánh giá KH. Bên cạnh đó, để CBTD có thể nhận diện được toàn diện RRTD và hạn chế ngay từ đầu RRTD có thể phát sinh, công tác nhận diện RRTD của CBTD còn được nhận sự hỗ trợ từ các văn bản nội bộ về quản trị RRTD và bộ phận/khối quản lý RRTD của NH. Những thay đổi có tác động lớn đến hoạt động TD cũng được cảnh báo kịp thời theo phân quyền.
4.5.1.1.3. Hoạt động kiểm soát tín dụng
Theo ý kiến của các chuyên gia, hầu hết các NH đã ban hành đầy đủ văn bản nội bộ hướng dẫn về hoạt động TD. Bên cạnh đó, các NH đều ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến vào các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành.
4.5.1.1.4. Thông tin và truyền thông
100% NH đã hoàn thiện việc xây dựng kho dữ liệu tập trung. Việc trao đổi thông tin nội bộ trong NH thuận tiện. Hệ thống thông tin cần thiết về hoạt động TD được cập nhật kịp thời và chủ động gửi đến CBTD theo phân quyền truy cập.
Một trong những phương thức truyền thông về hoạt động TD là báo cáo thường niên của các NH đã thực hiện khá tốt.
4.5.1.1.5. Hoạt động giám sát tín dụng
Hoạt động TD chịu sự giám sát rất chặt chẽ của các cấp qua các hoạt động giám sát thường xuyên và định kỳ nhằm có thể phát hiện sớm nhất các RRTD có thể phát sinh.
4.5.1.2. Kết quả đạt được từ hiệu quả hoạt động tín dụng
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các NHTMCP đạt các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động TD trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2017. Mặc dù một số NH không hoàn thành mức chỉ tiêu kế hoạch được giao trong giai đoạn 5 năm từ 2013 đến 2017, tuy nhiên hầu hết các NHTMCP đều có dư nợ tăng trưởng, nợ xấu giảm dần và đạt lợi nhuận qua các năm. Kết quả này là sự minh chứng rõ ràng nhất về sự tác động tích cực của việc thiết lập KSNB hoạt động TD đến HQHĐTD tại các NHTMCP.
4.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của việc thiết lập kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
4.5.2.1. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của việc thiết lập kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng thể hiện qua các nhân tố cấu thành kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
Kết quả khảo sát thực trạng thiết lập KSNB hoạt động TD tại các NH cho thấy rằng hầu hết các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD chưa vận dụng theo đúng chức năng được thiết lập, cụ thể:
-Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát – Đạo đức nghề nghiệp:
MTKS là nền tảng ý thức, là văn hóa của NH tác động đến ý thức kiểm soát của toàn bộ các thành viên trong NH. Kết quả khảo sát cho thấy nhà lãnh đạo thể hiện tính chính trực và các giá trị đạo đức qua lời nói hơn là hành động. Tại một số NH, nhà quản lý, nhân viên đã vi phạm ĐĐNN. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng chưa xử lý kịp thời những hành vi vi phạm quy chuẩn được thiết lập.
Môi trường kiểm soát – Kết quả làm việc Một số hạn chế về MTKSKQKV:
Một là, bên cạnh chịu áp lực về mục tiêu TD, một số NH cũng áp đặt mục tiêu
huy động cho CBTD, hai là tuy hệ thống báo cáo này được thiết lập rõ ràng, nhưng vẫn xảy ra thực trạng cùng một nội dung về hoạt động TD nhưng CBTD phải báo cáo qua nhiều phòng ban. Ba là, tại một số NH, khi hồ sơ TD xảy ra một số vấn đề thì một số CBTD đã có sự đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau vì những quy định về trách nhiệm của CBTD vẫn còn khá chung chung, chưa được phân định cụ thể, rõ ràng theo trách nhiệm mỗi CBTD theo từng chức năng khác nhau. Bốn là, một số chuyên gia cho rằng mức độ tương quan giữa phần thưởng/kỷ luật vào kết quả đánh giá công việc chưa cân bằng.
Môi trường kiểm soát – Động lực duy trì
Mặc dù hiện tại, môi trường làm việc của các CBTD khá tốt, tuy nhiên hiện nay CBTD chịu khá nhiều áp lực về chỉ tiêu TD cũng như các chỉ tiêu khác như huy động, bảo hiểm…
-Đánh giá rủi ro tín dụng
Mặc dù được sự hỗ trợ của khối/bộ phận quản lý RRTD và sự hướng dẫn của các văn bản nội bộ được ban hành, tuy nhiên công tác nhận diện RRTD phụ thuộc nhiều vào tính tự giác và trình độ chuyên môn của CBTD. Bên cạnh đó, một số CBTD cho rằng, sự đánh giá những thay đổi đáng kể có ảnh hưởng đến hoạt động TD gửi đến cán bộ theo phân quyền còn chậm, chưa kịp thời.
-Hoạt động kiểm soát tín dụng
Vẫn tồn tại một số sai phạm xảy ra trong QTTD như: thủ tục xác minh, đối chiếu được cài đặt nhưng CBTD không tuân thủ; thủ tục kiểm soát vật chất chưa đạt hữu hiệu; thủ tục kiểm tra và theo dõi không đạt hữu hiệu; hệ thống xếp hạng TD nội bộ
-Thông tin và truyền thông
Số liệu báo cáo của các NH không đồng nhất. Một số NH có báo cáo thường niên không thể hiện báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, không đính kèm thuyết minh báo cáo tài chính hoặc có đăng tải báo cáo thường niên nhưng không thể tải được.
-Hoạt động giám sát tín dụng
Hiện nay, mức độ thực hiện các đợt kiểm toán, kiểm tra của KTNB/KSNB là quá dàySự phát hiện của KTNB/KSNB chủ yếu tập trung vào các lỗi vi phạm tuân thủ. Bên cạnh đó, kiểm toán và kiểm soát viên chịu áp lực rất lớn cho việc đáp ứng các yêu cầu về định biên hồ sơ TD phải kểm tra nhưng vẫn đảm bảo đạt chất lượng.
Hiện nay, KTNB trực thuộc Ban kiểm soát, KSNB trực thuộc HĐQT vì vậy các bộ phận này chưa có sự kết hợp khi thực hiện kế hoạch kiểm toán, kiểm soát.
4.5.2.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế thể hiện qua hiệu quả hoạt động tín dụng
Hầu hết các NH đều hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động TD khá tốt, tuy nhiên từng năm cụ thể vẫn có những NH chưa hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Một trong những nguyên nhân này là:
Một là, do sự sáp nhập của các NH khiến cho dư nợ TD của các NH tăng đột biến, tuy nhiên kèm theo đó là các NH được sáp nhập phải gánh chịu tỷ lệ nợ xấu cao của các NH sáp nhập vào.
Hai là, các NH phải trích lập dự phòng RRTD theo quy định của NHNN hoặc các NH chủ động trích lập dự phòng RRTD, kéo theo lợi nhuận của NH giảm đi.
Ba là, từ năm 2014 các NH phải bán nợ xấu cho VAMC theo quyết định của NHNN. Vì vậy, NH phải trích lập dự phòng RRTD cho trái phiếu đặc biệt VAMC.
Bốn là, giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, hầu hết các NHTMCP đều bầu HĐQT mới. HĐQT mới đã chủ động thực hiện các cơ cấu lại hoạt động TD, nhằm thực hiện quản trị rủi ro theo các thông lệ quốc tế, tạo sự phát triển an toàn và bền vững cho giai đoạn sau. Tác động của việc cơ cấu lại này, là kết quả hoạt động sẽ kém hơn các năm trước.
Kết luận chương 4
Trong chương 4, tác giả đã đánh giá được thực trạng thiết lập KSNB hoạt động TD tại các NHTMCPVN qua đánh giá thực trạng hiện hữu và sự vận hành theo các chức năng của các nhân tốn cấu thành KSNB hoạt động TD và HQHĐTD; đồng thời khám phá các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến HQHĐTD. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có các nhân tố có tác động dương đến HQHĐTD là: môi trường kiểm soát – kết quả làm việc , thông tin và truyền thông, đánh giá rủi ro TD , môi trường kiểm soát- đạo đức nghề nghiệp, hoạt động kiểm soát TD , hoạt động giám sát TD và môi trường kiểm soát – động lực duy trì. Trong đó, môi trường kiểm soát – kết quả làm việc có tác động cao nhất và môi trường kiểm soát – động lực duy trì có tác động thấp nhất.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
5.1. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có năm thành tố của KSNB hoạt động TD là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro TD, hoạt động kiểm soát TD, thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát TD, trong đó thành tố môi trường kiểm soát được tách thành ba nhân tố có tác động đến HQHĐTD là: môi trường kiểm soát – đạo đức nghề nghiệp, môi trường kiểm soát – kết quả làm việc và môi trường kiểm soát – động lực duy trì. Với kết quả nghiên cứu trên, tác giả khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện việc thiết lập KSNB hoạt động TD tại các NHTMCPVN nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất.
5.2. KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
5.2.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
Một là, KSNB hoạt động TD được hoàn thiện thiết lập dựa trên các nguyên tắc và quy định được ban hành bởi Ngân hàng Nhà nước và thông lệ quốc tế
Hai là, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích và chi phí của việc thiết lập KSNB hoạt động TD.
5.2.2. Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
5.2.2.1. Khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Các giải pháp được khuyến nghị theo mức độ tác động giảm dần của các thành tố của KSNB hoạt động TD đến HQHĐTD, cụ thể:
5.2.2.1. Môi trường kiểm soát – Kết quả làm việc
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường kiểm soát – kết quả làm việc: Một là, định lượng rõ ràng các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động tín dụng
Hai là, hoạch định phân cấp báo cáo về hoạt động TD rõ ràng theo chiều dọc
Ba là, các hình thức khen thưởng và kỷ luật được xây dựng tương ứng với hiệu suất hoàn thành công việc của mỗi bộ phận, cá nhân
5.2.2.2. Thông tin và truyền thông
Một số giải pháp như: xây dựng kho dữ liệu tập trung, chứa đựng đầy đủ các thông tin về hoạt động TD; thành lập bộ phận chịu trách nhiệm tổng hợp, sàng lọc và phân tích các thông tin về hoạt động TD, chủ động gửi đến CBTD theo phân quyền; Nội dung của báo cáo thường niên cần thể hiện rõ các chỉ số cần thiết về hoạt động TD của NH. Bên cạnh đó, các NH cần đính kèm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính nhằm thể hiện rõ sự minh bạch của thông tin mà NH đã cung cấp.
5.2.2.3. Đánh giá rủi ro tín dụng
Một là, nâng cao khả năng nhận biết RRTD của CBTD trong việc nhận biết RRTD trước khi cấp TD và sau khi cấp TD. Bên cạnh đó, CBTD cần chủ động nghiên cứu và thực hiện đánh giá theo đúng quy định. Hai là, tăng cường sự hỗ trợ của văn bản quản lý rủi ro TD. Ba là, tăng cường sự chủ động cảnh báo những thay đổi có tác động lớn đến hoạt động TD theo phân quyền.
5.2.2.4. Môi trường kiểm soát- Đạo đức nghề nghiệp
Ban lãnh đạo NH cần tăng cường hành động hơn nữa, lời nói đi đôi với việc làm. Bên cạnh đó, NH cần nâng cao mức độ tuân thủ các quy chuẩn được thiết lập trong Bản quy tắc ứng xử/Quy tắc đạo đức và mức độ xử lý các hành vi vi phạm quy chuẩn được thiết lập.
5.2.2.5. Hoạt động kiểm soát tín dụng
Một số giải pháp cần thực hiện như: ban hành đầy đủ các chính sách, văn bản hướng dẫn về hoạt động TD; cài đặt các thủ tục kiểm soát chặt chẽ trong quy trình TD; tăng cường sự tuân thủ của CBNV trong việc chấm điểm, xếp hạng KH theo đúng các tiêu chí được quy định trong hệ thống xếp hạng TD. Ngoài ra, NH cần tăng cường sử dụng công nghệ phần mềm hiện đại, có thể phát hiện ngay lập tức và
thực hiện cảnh báo đến nhà lãnh đạo các trường hợp chỉnh sửa dữ liệu đã được định dạng trước
5.2.2.6. Hoạt động giám sát tín dụng
Để hoạt động giám sát TD đạt chất lượng, cần thực hiện các giải pháp sau:
Nhà quản lý cần thường xuyên giám sát tiến độ thực hiện nhiệm vụ của nhân viên. Bên cạnh đó, cần xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động TD
Phòng/Ban kiểm toán, KSNB cần lên kế hoạch cụ thể và nên phối hợp cùng thực hiện. Tránh các đợt kiểm toán, kiểm soát quá gần nhau, gây ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của chi nhánh.
Biên bản kiểm tra, kiểm toán cần phản ánh đúng thực trạng của chi nhánh, hạn chế các trường hợp giải trình nhiều lần, gây lãng phí thời gian làm việc của hai bên
5.2.2.7. Môi trường kiểm soát - Động lực duy trì
Một là, chỉ tiêu được phân công phù hợp với năng lực của mỗi nhân viên; hai là, đánh giá kết quả công việc một cách công bằng; ba là, bên cạnh sự hỗ trợ giám sát của cán bộ quản lý, mỗi cán bộ tín dụng cần hỗ trợ nhau trong công việc nhằm gia tăng kết quả và tạo sức mạnh của sự đoàn kết.
5.2.2.2. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Một là, tăng cường công tác thanh tra, đánh giá việc thiết lập kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của thanh tra viên
Hai là, hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng
Ba là, nâng cao chất lượng nguồn thông tin và truyền thông của các NHTMCP.
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
Một là, đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu hoàn thiện việc thiết lập KSNB hoạt động TD tại các NHTMCPVN nhằm đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất, không chuyên sâu nghiên cứu việc thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý đạt được tối ưu mục tiêu báo báo và tuân thủ; hai là, đề tài chỉ nghiên cứu việc thiết lập KSNB hoạt động TD tại 10 NHTM giới hạn trong phạm vi NHTMCP được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn thí điểm triển khai Basel II tại Việt Nam.
KẾT LUẬN
Là một trong những hoạt động quan trọng nhất của NHTMCP, hoạt động TD đem lại lợi nhuận cao nhưng tương ứng nguy cơ phát sinh RRTD lớn. Vì vậy, nghiên cứu hoàn thiện việc thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất là cần thiết và là một trong những biện pháp quản trị quan trọng nhằm ngăn chặn, hạn chế RRTD phát sinh và nâng cao HQHĐTD của các NHTMCP.
Đề tài đã bổ sung vào lý luận của báo cáo Basel 1998 qua việc đề xuất nhân tố Môi trường kiểm soát- động lực suy trì thuộc thành phần MTKS nhằm đa dạng hóa các hình thức động viên đa dạng hơn ngoài hai hình thức khen thưởng và kỷ luật được đề nghị của báo cáo Basel 1998.
Kết quả nghiên cứu cho thấy để thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất, các NHTMCPVN nên thiết lập KSNB hoạt động TD qua thiết lập năm thành tố là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro TD, hoạt động kiểm soát TD, thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát TD.
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý KSNB hoạt động TD được thiết lập sẽ có tác động tích cực nhất đến HQHĐTD. Nhà lãnh đạo của các NHTMCPVN tùy theo ý muốn chủ quan và sự cân nhắc giữa lợi ích, chi phí của việc thiết lập KSNB hoạt động TD tại NH, sẽ linh động vận dụng nhằm hoàn thiện việc thiết lập KSNB hoạt động TD được tối ưu nhất, giúp đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất theo chiến lược phát triển của mỗi NH.
CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam theo COSO, tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Kế toán, tháng 03/2018, số 176
2. Yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần, tạp chí Tài chính, tháng 03/2018, số 677
3. Cấu trúc sở hữu và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, tạp chí Tài chính, tháng 05/2018, số 681
4. Tác động của quản trị doanh nghiệp đến cấu trúc vốn công ty, tạp chí Tài chính, tháng 07/2018, số 685