106
3.2.5. Giám sát
-Thiết lập bộ phận kiểm soát độc lập nhằm đảm bảo công tác kiểm tra, giám
sát được liên tục, khách quan
-Thực hiện nghiêm túc công tác giám sát định kǶ. Hiện nay, công tác giám sát định kǶ được thực hiện ở một số hoạt động như hoạt động kiểm tra tài chính nội bộ, hoạt động kiểm kê tài sản…Tuy nhiên, việc thực hiện còn mang tính hình thức, thường được báo trước để các bộ phận chuẩn bị nên thường mang tính đối phó hơn là giám sát. Vì vậy, Bệnh viện cần chấn chỉnh lại công tác này nhằm thực hiện nghiêm túc việc giám sát định kǶ cǜng như giám sát đột xuất. Bệnh viện cần đưa ra các biện pháp xử lý các bộ phận sai phạm và thực hiện xử lý nghiêm túc.
Ban Giám đốc yêu cầu Trưởng khoa/phòng báo cáo ngay mọi trường hợp gian lận hoặc nghi ngờ gian lận, các trường hợp vi phạm nội quy, quy định của Bệnh viện cǜng như quy định của pháp luật có khả năng làm giảm uy tín và gây thiệt hại về uy tín của Bệnh viện
Định kǶ, Bệnh viện cần công khai kết quả thanh tra, giám sát trong phạm vi nội bộ để toàn thể viên chức, người lao động nắm bắt và ngày càng tự hoàn thiện bản thân cǜng như góp phần vào công cuộc hoàn thiện KSNB.
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Phát Triển Và Phương Hướng Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Của Bệnh Viện Tuệ Tĩnh
- Hoạt Đông Kiểm Soát Hoạt Động Thu Chi Thường Xuyên
- Kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh - 14
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Nâng cao nhận thức về KSNB là điều kiện tiền đề để xây dựng và hoàn thiện KSNB tốt. Tuy nhiên, mức độ hoàn thiện đến đâu, các giải pháp có được thực hiện hiệu quả hay không là tùy thuộc vào sự nhận thức của lãnh đạo Bệnh viện. Đây chính là yếu tố quyết định hiệu quả của KSNB. Chính vì vậy, để Bệnh viện phát triển bền vững, Ban Giám đốc cần có nhận thức toàn diện về vai trò cǜng như phương pháp xây dựng và vận hành KSNB hiệu quả; từ đó, sẽ xây dựng những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để hoàn thiện KSNB của Bệnh viện.
Các nhà lãnh đạo cần phải:
Sẵn sàng thay đổi và đón nhận cái mới, cái tích cực và mạnh dạn áp dụng vào Bệnh viện
Mạnh dạn trong vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hệ thống thông tin,
đầu tư cho việc tin học hóa công tác quản lý
Coi nhân tố con người là trung tâm của sự phát triển
107
Bên cạnh đó, tính hữu hiệu của KSNB còn tùy thuộc rất nhiều vào năng lực và ý thức của người lao động. Do vậy, những người thực thi chính sách, các giải pháp về KSNB phải nhận thức được vai trò, tác dụng của KSNB đối với công tác quản lý của đơn vị. Có như vậy, các giải pháp mới thực sự đi vào thực tiễn, được người thực hiện hưởng ứng và ủng hộ. Từ đó mới phát huy được tác dụng đối với công tác quản lý cǜng như hiệu quả hoạt động của Bệnh viện.
Ngoài ra, cơ chế tự chủ về tài chính đã giảm thiểu sự quản lý cứng nhắc, chặt chẽ của các cơ quan quản lý. Song với vai trò quản lý của mình, Nhà nước cần phải ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn thực hiện cụ thể, kịp thời nhằm hỗ trợ cho các đơn vị về các thông tin, tạo môi trường cǜng như hai sự liên kết giữa các đơn vị cùng nhau phát triển, giúp các nhà lãnh đạo nâng cao năng lực quản lý, xây dựng KSNB hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động.
108
Tiểu kết chương 3
Trong chương này luận văn đã tập trung làm rò các vấn đề sau:
- Trình bày rò định hướng phát triển và quan điểm hoàn thiện KSNB hoạt
động thu chi tại bệnh viện Tuệ Tĩnh.
- Luận văn đã đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện của KSNB bao gồm giải pháp hoàn thiện hệ thống môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giải pháp cho việc giám sát tại đơn vị.
Trình bày rò các điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện KSNB về phía Nhà nước, cơ quản quản lý và phía Bệnh viện Tuệ Tĩnh nhằm nâng cao tính hữu hiệu của KSNB hoạt động thu chi từ đó thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
109
KẾT LUẬN
Có thể nói KSNB có ý nghĩa sống còn đối với đơn vị vì nó giúp đơn vị đạt được các mục tiêu đặt ra, ngăn ngừa, hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro đối với đơn vị. Với mục đích nghiên cứu, hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, luận văn đã đạt được một số kết quả cụ thể sau: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về KSNB hoạt động thu chi; trình bày thực trạng KSNB hoạt động thu chi của Bệnh viện Tuệ Tĩnh thông qua các yếu tố cấu thành KSNB, đó là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát. Từ đó phân tích, đánh giá rút ra được những ưu điểm và những hạn chế mà Bệnh viện Tuệ Tĩnh cần khắc phục và hoàn thiện đảm bảo đạt được các mục tiêu của KSNB hoạt động thu chi. Để đảm bảo các nội dung hoàn thiện là xác đáng và có tính khả thi, luận văn đã chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế trong việc thiết lập và vận hành KSNB hoạt động thu chi tại đơn vị làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Nhằm định hướng cho các nội dung hoàn thiện, luận văn đã nêu ra những phương hướng, yêu cầu, và nguyên tắc cơ bản cần phải tuân thủ khi hoàn thiện KSNB tại đơn vị. Mặc dù những vấn đề được đưa ra còn mang tính khái quát cao nhưng sẽ góp phần không nhỏ để Bệnh viện Tuệ Tĩnh có thể hoàn thiện KSNB hoạt động thu chi của mình. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu do nhiều điều kiện hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô, đồng nghiệp, các nhà quản lý tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh để luận văn được hoàn thiện hơn, có giá trị lý luận và thực tiễn cao hơn.
110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài Chính (2017), Chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2012) Chuẩn mực kế toán VSA 315, Xácđịnh và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị.
3. Bộ Tài chính (2001) Chuẩn mực kế toán VSA 400, Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ.
4. Bộ Y tế (2019), Thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 05/07/2019 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 39/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.
5. Bộ Y tế (2019), Thông tư số 14/2019/TT-BYT ngày 05/07/2019 sửa đổi một số điều của thông tư 37/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mức tối đa giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán quỹ BHYT trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
6. Bệnh viện Tuệ Tĩnh (2016-2019), Quy chế chi tiêu nội bộ; Báo cáo tài chính
năm;Báo cáo dự toán kinh phí các năm.
7. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định về quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
8. Chính phủ (2006), Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 quy định về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh công lập.
9. Chính phủ (2010), Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 về việc ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020.
10. Chính phủ (2017), Nghị quyết 20/NQ-TW ngày 25/10/2017 hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TƯ khóa XII về chiến lược ngành y tế đến năm 2030.
11. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về
111
cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập.
12. Chuẩn mực Kế toán công Quốc tế (IPSAS) (2005), Chuẩn mực IPSAS số 6 và IPSAS số 22
13.Nguyễn Thị Hạnh (2016), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện Chợ Rẫy”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh.
14. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2019), Giáo trình Kế toán Công, ĐH Công Đoàn, Hà Nội.
15. Mila Riyanti and Zaenal Fanani (2017), Hệ thống kiểm soát nội bộ chính thức và không chính thức tại các bệnh viện ở Indonesia.
16. Quốc hội (2015), Luật kế toán Việt Nam, Luật số 88/2015/QH13.
17. Mai Lương Thúy QuǶnh (2019), “Kiểm soát nội bộ tại bệnh viện Bạch Mai”,
Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Công đoàn, Hà Nội.
18. Phạm Thị Trà (2016), “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu, chi tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Đà Nẵng.