Kiểm Sát Trình Tự, Thủ Tục Tố Tụng Trong Giải Quyết Vụ Án Kinh Doanh Thương Mại


2.3.2.6. Kiểm sát quyết định, bản án và kháng nghị

Công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết vụ án hành chính, KDTM được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của VKSND tinh Tây Ninh. VKSND tỉnh Tây Ninh đảm bảo 100% KSV tham dự phiên tòa và đạt được những kết quả khả quan, các kiến nghị, kháng nghị có chất lượng cao, thể hiện vai trò của VKSND trong giải quyết vụ án KDTM.

Sau khi phiên tòa xét xử kết thúc, TAND gửi bản án, quyết định cho VKSND cùng cấp để thực hiện kiểm sát. VKSND gửi quyết định, bản án cho VKSND cấp trên một cấp để xem xét. Qua đó phát hiện một số bản án có vi phạm tại cấp sơ thẩm, VKSND tỉnh Tây Ninh đã ban hành kháng nghị phúc thẩm, đề nghị TAND cùng cấp xét xử phúc thẩm. Từ năm 2017 đến năm 2019, VKSND tỉnh Tây Ninh đã ban hành một số bản kháng nghị. (Xin xem chi tiết tại Bảng 2.2.)

Số liệu của bảng 2.2 được minh họa trong một số vụ án như sau:

- Vụ án thứ nhất: Bản án KDTM sơ thẩm số 03/2017/KDTM-ST, ngày 22/8/2017 của TAND huyện Trảng Bàng, giải quyết Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn: Ngân hàng The Shanghai Commercial & Saving Bank,Ltd – chi nhánh Đồng Nai và bị đơn là Công ty Trách nhiện Hữu Hạn kỹ thuật Der Jinh15.

Nội dung vụ án: Theo đơn khởi kiện và quá trình tham gia tố tụng, ngày 25/3/2015, Ngân hàng có ký thỏa thuận tín dụng với Công ty Der Jinh trong thời hạn 42 tháng kể từ ngày 27/3/2015 đến ngày 27/9/2018 với gia trị là 200.000 USD (đô la Mỹ). Trong ngày 27/3/2015 và ngày 01/4/2015, ngân hàng giải ngân cho công ty với tổng số tiền là 199.400 USD. Hai bên thỏa thuận lãi suất cho mỗi khoản rút vốn bằng USD cho mỗi kỳ hạn là lãi suất tính theo năm bằng tổng của lãi suất biên (3,1%/năm) và lãi suất gốc (6%/tháng). Công ty sẽ thanh toán tiền lãi hàng tháng, thanh toán nợ gốc cho ngân hàng trong 12 kỳ, mỗi kỳ cách nhau 3 tháng, kỳ thanh toán đầu tiên được thực hiện sau 06 tháng kẻ từ ngày rút vốn đầu tiên.

Ngày 20/5/2015, ngân hàng và công ty có lập hợp đồng thế chấp động sản số 670010110018-ME. Tổng giá trị tài sản thế chấp là 99.700 USD. Ngân hàng đã



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

15 Thông báo rút kinh nghiệm, số 17/TB-VKS-P10, VKSND tỉnh Tây Ninh, 06/02/2018


Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại của Viện kiểm sát nhân dân – Lý luận và thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh - 7

đăng ký giao dịch bảo đảm thành công ngày 11/6/2015. Tại Tiết ii Điểm d Khoản

3.2 của thỏa thuận tín dụng giữa hai bên quy định phí phạt là 5% trên tổng số tiền lãi, phí và các khoản tiền phải trả khác theo hợp đồng mà vẫn chưa trả.

Công ty Der Jinh đã trả lãi cho ngân hàng đến ngày 15/12/2015 và trả được

16.550 USD nợ gốc thì ngưng trả cho đến nay. Ngân hàng khởi kiện yêu cầu công ty trả cho ngân hàng các khoản gồm nợ gốc 4.064.938.350 đồng (182.850 USD), tiền lãi trong hạn, tiền lãi quá hạn, phí phạt chậm trả theo thỏa thuận tín dụng đã ký cho đến khi thi hành án xong, yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo quy định pháp luật. Bị đơn là Công ty Der Jinh không tham gia tố tụng, không có ý kiến đối với yêu cầu của nguyên đơn.

Tại Bản án sơ thẩm của TAND huyện Trảng Bàng tuyên xử:

- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ngân hàng. Buộc công ty trả cho ngân hàng số tiền 4.462.016.924 đồng (trong đó gồm nợ gốc 4.064.938.359 đồng, tiền lãi là 397.078.574 đồng).

- Kể từ ngày 23/8/2017, công ty còn phải trả cho ngân hàng lãi suất quá hạn theo thỏa thuận tín dụng đối với số nợ gốc đến khi thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ. Đồng thời chịu phí phạt chậm trả theo thỏa thuận tín dụng số 670010110018-ME ngày 25/3/2015 cho đến khi thi hành án xong.

Kể từ lúc nhận được bản án của TAND huyện Trảng Bàng, VKSND đã kháng nghị phúc thẩm đề nghị sửa một phần quyết định của bản án sơ thẩm vì lý do như sau:

- Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn trả cho ngân hàng gồm nợ gốc, tiền lãi trong hạn, tiền lãi quá hạn, phí phạt chậm trả theo thỏa thuận tín dụng đã ký cho đến khi thi hành án xong, yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo quy định pháp luật.Tuy nhiên, bản án sơ thẩm nhận định trên cơ sở ngân hàng tự chiết tính, HĐXX chấp nhận yêu cầu của ngân hàng về phần yêu cầu của bị đơn trả các khoản nợ gốc, tiền lãi tính đến ngày 22/8/2017 gồm lãi trong hạn 228.199.594 đồng, lãi quá hạn 168.878.980 đồng, tổng cộng là 4.462.016.924 đồng. Riêng yêu cầu về phần phí phạt chậm trả từ thời điểm bị đơn vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đến ngày xét xử sơ thẩm thì nguyên đơn không tính nhưng cấp sơ thẩm cũng không nhận định chấp nhận hay không chấp nhận đồi với yêu cầu này (trường hợp không chấp nhận thì phải ghi nhận, nếu nguyên đơn rút yêu cầu thì phải đình chỉ đối với yêu cầu này).


- Bên cạnh đó, ở phần quyết định tuyên: Kể từ ngày 23/8/2017, công ty còn phải trả cho ngân hàng lãi suất quá hạn theo thỏa thuận tín dụng đối với số nợ gốc đến khi thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ. Đồng thời chịu phí phạt chậm trả theo thỏa thuận tín dụng số 670010110018-ME ngày 25/3/2015 cho đến khi thi hành án xong.

Nhận định của TAND cấp sơ thẩm buộc bị đơn chịu phí chậm trả kể từ ngày xét xử sơ thẩm cho đến ngày thi hành án xong là không phù hợp với quy định pháp luật. Theo Khoản 4 Điều 1 Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN, ngày 03/02/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định đối với khoản nợ vay không trả đúng hạn, khi bị đánh giá không có khả năng trả nợ đúng hạn và không được chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì số còn lại của nợ gốc là nợ quá hạn...Việc phạt chậm trả đối với số nợ này và nợ lại vốn vay do hai bên thỏa thuận...(Tại Tiết ii Điểm d Khoản 3.2 của thỏa thuận tín dụng giữa hai bên quy định phí phạt là 5% trên tổng số tiền lãi, phí và các khoản tiền phải trả khác theo hợp đồng mà vẫn chưa trả).

- Theo quy định tại phần 1.3 Mục 1 Văn bản số 1335/2010/NHNN-CSTT ngày 22/02/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hướng dẫn mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng trong hợp đồng tín dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay.

- Đối với cùng một vi phạm, cũng không có quy định cho phép ngân hàng cho vay tín dụng phạt nhiều lần.

Do đó, TAND tỉnh Tây Ninh đã chấp nhận kháng nghị của VKSND tỉnh Tây Ninh. Đối với nội dung này, tác giả hoàn toàn đồng quan điểm của VKSND tỉnh Tây Ninh, theo đó sửa bản án sơ thẩm của TAND huyện Trảng Bàng với nội dung không tuyên buộc bị đơn chịu phí phạt chậm trả theo thỏa thuận tín dụng 670010110018-ME.

- Vụ án thứ hai: Bản án KDTM sơ thẩm số 02/2017/KDTM-ST, ngày 08/9/2017 của TAND huyện Tân Châu, giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa


giữa nguyên đơn: Công ty TNHH cao su Thuận Lợi với bị đơn: Công ty Cổ phần cao su Nước Trong16.

Nội dung vụ án: Từ ngày 26/8/2016 đến ngày 20/10/2016, Công ty TNHH cao su Thuận Lợi ký kết với Công ty Cổ phần cao su Nước Trong gồm 11 hợp đồng mua bán, tổng số hàng hóa mua bán là 1.150,8 tấn cao su. Tổng trị giá 11 hợp đồng gồm thuế GTGT là 36.963.738.000 đồng. Quá trình thực hiện hợp đồng, thể hiện:

- Nghĩa vụ giao hàng: đối với hợp đồng mua bán hàng hóa số 158.2016/HĐKT ngày 28/9/2016, Công ty Nước Trong đã giao cho Công ty Thuận Lợi được 42 tấn và đã thanh toán số tiền 1.314.180.000 đồng đối với 42 tấn, còn lại 63 tấn trị giá gồm thuế GTGT 5% là 1.710.270.000 đồng, Công ty Nước Trong chưa giao sản phẩm. Đối với 10 hợp đồng mua bán hàng hóa còn lại, Công ty Nước Trong chưa giao hàng hóa cho Công ty Thuận Lợi.

- Nghĩa vụ thanh toán: Công ty Thuận Lợi đã thanh toán cho Công ty Nước Trong tổng số tiền 6.766.368.000 đồng. Hiện công ty Nước Trong còn giữ của Công ty Thuận Lợi số tiền 5.452.188.000 đồng.

- Tổng số lượng hàng hóa còn lại của 11 hợp đồng mà Công ty Nước Trong có nghĩa vụ giao cho Công ty Thuận Lợi là 1.108,8 tấn, gồm nhiều loại. Tuy nhiên, đến thời hạn giao hàng, Công ty Nước Trong không giao hàng hóa cho Công ty Thuận Lợi như đã thỏa thuận, ảnh hưởng đến các hợp đồng do Công ty Thuận Lợi ký kết với các đối tác khác.

- Trình bày của nguyên đơn:

+ Công ty Thuận Lợi khởi kiện yêu cầu Công ty Nước Trong trả lại cho Công ty Thuận Lợi số tiền thanh toán còn đang giữ: 5.452.188.000 đồng. Tiền lãi theo số tiền còn đang giữ theo lãi suất cơ bản 9%/năm của Ngân hàng Nhà nước, trong thơi gian 08 tháng từ ngày 12/11/2016 (ngày chuyển tiền cuối cùng là 02/11/2016) đến ngày 12/7/2017 là 327.131.280 đồng.

+ Bồi thường thiệt hại số tiền 23.530.007.446 đồng (gồm tiền thiệt hại do phải mua thêm và tự sản xuất để bù đắp với số lượng hàng hóa thiếu hụt; mức lợi



16 Thông báo rút kinh nghiệm, số 17/TB-VKS-P10, VKSND tỉnh Tây Ninh, 06/02/2018


nhuận dự kiến được hưởng nếu nhận được hàng hóa xuất bán cho đối tác nước ngoài). Tổng số tiền Công ty Thuận Lợi yêu cầu trả và bồi thường là 29.309.326.000 đồng. Đình chỉ thực hiện phần còn lại của 11 hợp đồng đã ký trước đó.

- Trình bày của bị đơn: Việc Công ty Nước Trong chưa giao hàng được cho Công ty Thuận Lợi là do: mưa kéo dài tháng 12/ 2016 nên không khai thác mủ cao su được, nguyên liệu đầu vào thiếu hụt, không đủ nguyên liệu sản xuất; biến động giá thị trường; các thương lái không thực hiện đúng hợp đồng với công ty làm sản lượng của công ty Nước Trong sụt giảm 1.059 tấn. Do đó, công ty Nước Trong đã chủ động liên hệ với công ty Thuận Lợi để gia hạn thời gian giao hàng, khắc phục thiệt hại, bồi thường hợp đồng. Tuy nhiên, hai công ty không thống nhất việc đền bù.

+ Công ty Nước Trong chỉ trả lại số tiền công ty Thuận Lợi đã thanh toán trước là 5.452.188.000 đồng với điều kiện chấm dứt phần còn lại của 11 hợp đồng đã ký. Không đồng ý trả lãi trên khoản tiền công ty Nước Trong đang giữ của công ty Thuận Lợi do đây là khoản tiền thanh toán hàng hóa, không phải khoản tiền nợ. Đối với số tiền nguyên đơn yêu cầu bồi thường, công ty Nước Trong chỉ đồng ý bồi thường 8% giá trị (không tính thuế giá trị gia tăng là 5%) của lượng hàng hóa chưa giao của 11 hợp đồng đã ký kết.

Cấp xét xử sơ thẩm nhận định rằng đối với yêu cầu tính lãi trên số tiền 5.452.188.000 đồng mà công ty Nước Trong đang giữ, TAND cấp sơ thẩm áp dụng Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 và Khoản 2 Điều 438 Bộ luật Dân sự 2005, nhận định: Điều luật chỉ áp dụng trong trường hợp bên mua hàng vi phạm nghĩa vụ trả tiền cho bên bán hàng (nhận hàng nhưng không thanh toán) nên không chấp nhận yêu cầu này.

Đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại, TAND sơ thẩm nhận định áp dụng Điều 303 Luật Thương mại năm 2005, có căn cứ chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại của công ty Thuận Lợi với công ty Nước Trong, tuy nhiên không chấp nhận yêu cầu bồi thường thực tế, bởi căn cứ thỏa thuận “phải chịu bồi thường 8% tổng giá trị hợp đồng”.

Tại Bản án sơ thẩm của TAND huyện Tân Châu tuyên xử:

1. Đình chỉ thực hiện phần còn lại của các Hợp đồng mua bán hàng hóa...;


2. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của công ty Thuận Lợi đối với công ty Nước Trong;

Buộc công ty Nước Trong có nghĩa vụ trả và bồi thường cho công ty Thuận Lợi 8.409.287.040 đồng (5.452.188.000 đồng tiền còn đang giữ và bồi thường 2.967.099.040 đồng).

3. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn với bị đơn số tiền lại 327.131.280 đồng và tiền bồi thường 15.523.678.680 đồng.

...

Khi nhận được bản án trên, VKSND tỉnh Tây Ninh kháng nghị sửa bản án sơ thẩm với lý do như sau:

- Bản án cấp sơ thẩm căn cứ điều 34 Luật Thương mại năm 2005, xác định công ty Nước Trong vi phạm nghĩa vụ giao hàng; tuy nhiên lại căn cứ Điều 306 Luật Thương mại năm 2005, Khoản 2 Điều 438 Bộ luật Dân sự 2005, bác yêu cầu tính lãi quá hạn do chậm hoàn trả trên số tiền đang giữ. Cụ thể, Điều 306 Luật Thương mại 2005 quy định: “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Như vậy, khi không có hàng để giao nhưng công ty Nước Trong không hoàn trả số tiền đang giữ, như vậy là chiếm dụng vốn của công ty Thuận Lợi nên phải chịu lãi suất quá hạn.

- Cấp sơ thẩm nhận định áp dụng Điều 303 Luật Thương mại năm 2005 là có căn cứ, tuy nhiên, không chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại thực tế mà chỉ bồi thường thiệt hại 8% tổng giá trị hợp đồng là không đúng quy định theo Điều 302 Luật Thương mại năm 2005: “Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị thổn thất thực tế, tổn thất trực tiếp...và những khoản lợi khác mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng...”. Có nghĩa là, mức bồi thường thiệt hại chỉ được xác định sau khi có vi phạm hợp đồng, xác định được bên có lỗi và thiệt hại thực tế của bên bị thiệt hại, xác định được bên có lỗi và thiệt hại thực tế của bên bị thiệt hại, xác định được bên có lỗi và thiệt hại thực tế của bên bị vi phạm nên không thể biết trước được để thỏa thuận trong hợp đồng. Do đó, TAND cấp phúc thẩm chấp nhận toàn bộ kháng nghị


theo hướng chấp nhận yêu cầu tính lãi trên số tiền bị đơn thanh toán nhưng bị chiếm dụng do vi phạm thời hạn giao hàng; chấp nhận yêu cầu bồi thường thực tế.

Theo quan điểm của tác giả, còn một vấn đề khác là thỏa thuận này được hiểu là mức phạt vi phạm hợp đồng theo Điều 301 Luật Thương mại năm 2005, nhưng hợp đồng ghi là bồi thường gây nhần lẫn, không cụ thể, do đó thỏa thuận này là vô hiệu. Do đó, xác định công ty Thuận Lợi không yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng. Ngoài ra, việc xem xét thỏa thuận trên là vi phạm hợp đồng thì căn cứ Điều 301 Luật Thương mại năm 2005 để xét thỏa thuận có đúng quy định pháp luật không? Bên nào soạn thảo hợp đồng? Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm. Cụ thể, điều 301 Luật Thương mại năm 2005 quy định mức phạt do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Nhưng thỏa thuận trên là 8% trên tổng giá trị hợp đồng là không đúng quy định. Do đó, VKSND kháng nghị là có căn cứ vững chắc, phù hợp với quy định pháp luật.

2.3.2.7. Kiểm sát trình tự, thủ tục tố tụng trong giải quyết vụ án kinh doanh thương mại

Về thực tiễn thực hiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của thư ký Tòa án. Thực tiễn xét xử cho thấy Thư ký không thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng của mình đã ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền tố tụng khác của đương sự. Cụ thể:

Bản án số 69/2018/KDTM-PT “tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa” do TAND tỉnh Tây Ninh xét xử phúc thẩm ngày 26/3/2018 phần nhận định của TAND cấp tỉnh đã xác định sai phạm của Thư ký Tòa án trong việc ghi biên bản phiên tòa: “Tòa án cấp sơ thẩm có vi phạm khác về mặt tố tụng như: Biên bản phiên tòa khai mạc lúc 7h40 phút ngày 27/10/2017 (bút lục số 401 – 409) và HĐXX tạm dừng phiên tòa lúc 12h20 phút ngày 27/10/2017 đồng thời ấn định HĐXX sẽ tuyên án lúc 14h ngày 31/10/2017”. Trong trường hợp này lẽ ra khi tuyên án thì Thư ký phiên tòa phải tiếp tục ghi tiếp theo biên bản phiên tòa (đề ngày 27/10/2017) mới đúng nhưng lại ban hành thêm một biên bản phiên tòa vào ngày 31/10/2017 là không đúng quy định.

Trong vụ án này do thư ký Tòa án không nắm vững thủ tục ghi biên bản phiên tòa dẫn đến cùng một vụ án xét xử nhưng có hai biên bản phiên tòa với các ngày, tháng khác nhau. Vì vậy, bản án đã bị VKSND tỉnh Tây Ninh kháng nghị,


Tòa án cấp trên xử hủy, việc xét xử lại vụ án sẽ kéo dài quá trình tố tụng nên không được bảo đảm quyền được xét xử trong một thời hạn hợp lý của đương sự.

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí