4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định pháp luật về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về kiểm sát KDTM của VKSND hai cấp tại tỉnh Tây Ninh.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn đi sâu nghiên cứu hoạt động kiểm sát KDTM giai đoạn sơ thẩm của VKSND hai cấp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Về thời gian: Số liệu được Luận văn thu thập và đánh giá trong thời gian từ ngày 01/12/2017 đến 30/5/2019 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại của Viện kiểm sát nhân dân – Lý luận và thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh - 1
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại của Viện kiểm sát nhân dân – Lý luận và thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh - 2
- Kiểm Sát Việc Áp Dụng, Thay Đổi, Hủy Bỏ Hoặc Không Áp Dụng, Thay Đổi, Hủy Bỏ Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Của Tòa Án
- Tình Hình Kiểm Sát Việc Giải Quyết Các Vụ Án Kinh Doanh Thương Mại Theo Quy Định Pháp Luật Trên Địa Bàn Tỉnh Tây Ninh 7
- Vướng Mắc, Bất Cập Khi Thực Hiện Chức Năng Kiểm Sát Việc Tuân Theo Pháp Luật Trong Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Kinh Doanh Thương Mại Của Viện Kiểm Sát
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, chủ yếu vận dụng phương pháp phân tích và tổng hợp: Được sử dụng xuyên suốt đề tài với mục đích tìm hiểu, trình bày hiện tượng, quan điểm pháp luật về kiểm sát KDTM, khái quát lại để phân tích, đánh giá bản chất của hiện tượng, quan điểm, quy định và thực tiễn áp dụng.
Tác giả của Luận văn sử phương pháp lịch sử, phương pháp dẫn giải các quy định pháp luật, khai thác tài liệu sẵn có như văn bản pháp luật, giáo trình, tạp chí Kiểm sát, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu tại Chương 1.
Ngoài ra, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể thích hợp, như: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh, đối chiếu, thống kê... trong Chương 2.
Tại chương 3 của luận văn, tác giả sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, thống kê, phân tích số liệu, kết quả tổng kết và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chức năng kiểm sát KDTM tại tỉnh Tây Ninh.
6. Giá trị ứng dụng của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu, xem xét, áp dụng các quy định về TTDS tại TAND, VKSND các cấp tại địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Đưa ra thực tiễn và đánh giá những bất cập trong quy định pháp luật. Từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của VKSND khi thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết vụ án KDTM.
7. Kết cấu dự kiến của luận văn
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại của Viện kiểm sát nhân dân
Chương 2: Thực tiễn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án án kinh doanh thương mại của Viện kiểm sát tỉnh Tây Ninh
Chương 3: Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM SÁT KINH DOANH THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm của công tác kiểm sát kinh doanh thương mại
Hiện nay, khoa học pháp lý và quy định pháp luật Việt Nam vẫn chưa có khái niệm chính thức về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết vụ án KDTM. Để hiểu nội hàm của kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết vụ án KDTM chúng ta tìm hiểu một số nội dung sau:
Thứ nhất, về khái niệm TCKDTM. Hiện nay, chưa có khái niệm chính thức về TCKDTM là gì. Nhưng căn cứ vào một số quy định pháp luật có liên quan có thể rút ra khái niệm về TCKDTM như sau “Tranh chấp KDTM là những mâu thuẫn (bất đồng hoặc xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại”. Tại Điều 30 BLTTDS năm 2015 quy định các tranh chấp KDTM thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND được quy định bao gồm:
(i) tranh chấp phát sinh trong hoạt động KDTM giữa chủ thể với nhau có mục đích lợi nhuận và có đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền; tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu về trí tuệ có mục đích lợi nhuận của các tổ chức cá nhân với nhau; (ii) tranh chấp vốn góp của công ty hoặc thành viên công ty với người chưa là thành viên; (iii) tranh chấp giữa thành viên công ty, người quản lý công ty (trong Công ty TNHH); (iv) giám đốc, tổng giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị với công ty hoặc tranh chấp có liên quan đến các hoạt động chia, tách, sát nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
Thứ hai, về khái niệm của kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Theo từ điển Tiếng Việt thì kiểm sát là hoạt động theo dòi và thực thi việc chấp hành luật pháp
của Nhà nước4. Theo quy định Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định VKSND kiểm sát hoạt động tư pháp; có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Từ những phân tích trên có thể hiểu “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết vụ án KDTM là hoạt động tố tụng của VKSND trong việc kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi của người THTT và những người tham gia tố tụng; các quyết định áp dụng pháp luật của của TAND, đương sự và các chủ thể tham giam tố tụng khác trong quá trình giải quyết vụ án KDTM tại TAND.”
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại
Mục đích của hoạt động kiểm sát KDTM là nhằm bảo đảm cho các hành vi của TAND, đương sự và các chủ thể tham giam tố tụng khác cũng như các quyết định áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án KDTM đúng theo quy định pháp luật, qua đó, bảo đảm cho pháp luật TTDS cũng như các quy định pháp luật liên quan khác được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất.
Với mục đích trên, khi tham gia thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, VKSND không chỉ bảo đảm cho từng vụ án được giải quyết theo đúng pháp luật mà qua đó thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị nhằm phát hiện kịp thời và loại bỏ các hành vi vi phạm của cơ quan, người THTT, tổ chức và người tham gia tố tụng, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh; đồng thời góp phần bảo vệ các quan hệ KDTM được diễn ra theo quy định pháp luật.
Sự tham gia tố tụng của VKSND trong TTDS không chỉ có ý nghĩa to lớn trong việc khẳng định vị trí, vai trò của ngành Kiểm sát nhân dân trong TTDS mà còn có ý nghĩa đối với quá trình xây dựng nhà nước Pháp quyền:
4 Từ điển Tiếng Việt,<http://tratu.coviet.vn/hoc-tieng-anh/tu-dien/lac-viet/V- V/ki%e1%bb%83m+s%c3%a1t.html>, [ Truy cập ngày 13/2/2020].
- Thứ nhất, đảm bảo mọi vi phạm của cơ quan THTT, người THTT dân sự được phát hiện, chấn chỉnh và khắc phục kịp thời; góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án KDTM nói riêng và các vụ án dân sự nói chung; đảm bảo pháp luật KDTM được chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất.
- Thứ hai, đảm bảo việc giải quyết các vụ án KDTM của TAND được tuân thủ đúng các quy định pháp luật. Đồng thời, bảo đảm mọi bản án, quyết định của TAND là có căn cứ, đúng pháp luật và được đưa ra thi hành. Bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
1.2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ CHỨC NĂNG KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Quá trình kiểm sát KDTM được chia thành 03 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, VKSND sẽ tiến hành các hoạt động khác nhau để kiểm sát việc tuân theo pháp luật của TAND, người tham gia tố tụng. Ba giai đoạn gồm: (i) Kiểm sát giai đoạn trước phiên tòa sơ thẩm; (ii) Kiểm sát giai đoạn tại phiên tòa; (iii) Kiểm sát giai đoạn sau phiên tòa.
1.2.1. Kiểm sát kinh doanh thương mại trước phiên tòa sơ thẩm
Trong giai đoạn này, sau khi nhận được thông báo của TAND, căn cứ vào quy định của Điều 58 BLTTDS năm 2015; Điều 5 Quyết định số 458/QĐ-VKSTC, VKSND tiến hành kiểm sát những vấn đề sau: Kiểm sát quyết định đưa vụ án ra xét xử; Kiểm sát việc thụ lý vụ án; Kiểm sát việc chấp hành pháp luật của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; Kiểm sát việc tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải; Kiểm sát việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của Tòa án.
Sau đây là một số nội dung kiểm sát giai đoạn trước phiên tòa.
1.2.1.1. Kiểm sát việc thụ lý vụ án
Công tác kiểm sát việc thụ lý vụ án được thực hiện sau khi TAND thông báo bằng văn bản cho VKSND cùng cấp về việc TAND đã thụ lý vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 196 BLTTDS năm 2015. Việc kiểm sát việc thục lý vụ án được
thực hiện theo Điều 8 Quyết định số 458/QĐ-VKSTC. Theo đó, trong giai đoạn thụ lý vụ án KDTM, lãnh đạo VKSND phân công KSV tiến hành kiểm sát những nội dung sau đây:
Một là, kiểm sát thời hạn ra thông báo thụ lý: Ngoài quy định tại Điều 196 và Điều 365 BLTTDS năm 2015, KSV cũng cần chú ý về thời hạn xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu được quy định tại khoản 3 Điều 191 BLTTDS năm 2015. Cụ thể, đối với đơn khởi kiện, KSV kiểm tra trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn.
Hai là, kiểm sát nội dung của thông báo thụ lý gồm: (i) Kiểm tra thẩm quyền thụ lý vụ án của Tòa án; (ii) Kiểm tra thời hiệu khởi kiện vụ án KDTM; (iii) Kiểm tra điều kiện khởi kiện vụ án KDTM; (iv) Kiểm tra tư cách đương sự tham gia tố tụng, năng lực hành vi dân sự của các bên đương sự; (v) Kiểm tra những nội dung khác: đối tượng bị khởi kiện; thông báo sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện của Tòa án…
1.2.1.2. Kiểm sát trả lại đơn khởi kiện, kiểm sát giải quyết kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện
Đối với kiểm sát trả lại đơn khởi kiện. Tại khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 quy định một số trường hợp TAND trả lại đơn khởi kiện. Để đảm bảo quyền lợi của đương sự, khoản 2 Điều 192 BLTTDS năm 2015 quy định “Khi trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản nêu rò lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp”. Như vậy, khi nhận được thông báo về việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án, VKSND căn cứ vào hướng dẫn tại Điều 8 Quyết định số 364/QĐ-VKSTC để xem xét các nội dung, hình thức trong thông báo và so sánh đối chiếu với các quy định của pháp luật, cụ thể:
Thứ nhất, cần xem xét ngày, tháng, năm TAND ra thông báo trả lại đơn khởi kiện và ngày, tháng, năm người khởi kiện nộp đơn khởi kiện có đúng với thời hạn quy định là 08 ngày làm việc (03 ngày phân công Thẩm phán và 05 ngày Thẩm phán xem xét nội dung đơn khởi kiện để ra quyết định và thông báo trả lại đơn khởi kiện).
Thứ hai, từ những thông tin được cung cấp trong thông báo trả lại đơn khởi kiện để từ đó xem xét về thẩm quyền giải quyết vụ án KDTM có thuộc về TAND ra quyết định thông báo trả lại đơn khởi kiện hay không.
Thứ ba, xem xét lý do trả lại đơn khởi kiện của TAND được ghi nhận trong thông báo trả lại đơn có phù hợp với 07 căn cứ trả lại đơn khởi kiện được quy định tại khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015.
Thứ tư, quy trình kiểm sát trả lại đơn khởi kiện. Viện kiểm sát xem xét thông báo về việc trả lại đơn khởi kiện của TAND trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện (khoản 1 Điều 194 BLTTDS năm 2015) gồm: tiến hành lập phiếu kiểm sát, hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện; khi cần thiết thì thực hiện quyền yêu cầu Tòa án cho sao chụp bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ trong trường hợp trả lại đơn khởi kiện (Điểm c khoản 2 Điều 20 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT- VKSNDTC-TANDTC).
Trường hợp xét thấy việc TAND trả lại đơn khởi kiện không có căn cứ thì báo cáo, đề xuất Viện trưởng VKSND cùng cấp để thực hiện quyền kiến nghị với TAND đã trả lại đơn khởi kiện (Điều 8 Quyết định 364/QĐ-VKSNDTC). Ngay sau khi nhận được kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án TAND phải phân công một Thẩm phán khác xem xét, giải quyết kiến nghị (khoản 2 Điều 194 BLTTDS năm 2015). Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết kiến nghị. Phiên họp xem xét, giải quyết kiến nghị có sự tham gia của đại diện VKSND cùng cấp và đương sự có khiếu nại; trường hợp đương sự vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp (khoản 3 Điều 194 BLTTDS năm 2015). Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc trả lại đơn khởi kiện, ý kiến của đại diện VKSND và đương sự có khiếu nại tại phiên họp, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây: (i) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp; (ii) Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án (khoản 4 Điều 194 BLTTDS năm 2015).
Đối với kiểm sát việc giải quyết kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện. Khi nhận được quyết định trả lời kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán, nếu không đồng ý với quyết định đó, trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trả lời kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán, VKSND có quyền kiến nghị lần hai với Chánh án TAND cấp trên một cấp xem xét và giải
quyết. TAND cấp trên khi nhận được văn bản kiến nghị của VKSND dưới một cấp sẽ tiến hành xem xét kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện trong thời hạn 10 ngày. Sau đó, Chánh án TAND cấp trên một cấp phải ra một trong các quyết định là quyết định giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện hoặc quyết định yêu cầu TAND cấp sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện, tài liệu và chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án (Điều 194 BLTTDS năm 2015). Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án TAND trên một cấp trực tiếp có hiệu lực thi hành và được gửi ngay cho người khởi kiện, VKSND cùng cấp, VKSND đã kiến nghị và TAND đã ra quyết định trả lại đơn khởi kiện.
1.2.1.3. Kiểm sát việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của Tòa án nhân dân
Công tác kiểm sát việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của TAND trong giải quyết vụ án KDTM là cực kì quan trọng. Đây cũng là tiền đề quan trọng giúp cho KSV khi tham gia giải quyết các tranh chấp KDTM tại tòa. Do đó, khi tiếp nhận nhận hồ sơ từ TAND, VKSND tiến hành lập hồ sơ kiểm sát riêng. Đây là hoạt động nghiệp vụ đặc biệt giúp KSV có cái nhìn tổng quan, bước đầu xác định phương hướng, làm rò vấn đề chưa minh bạch, là cơ sở để thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của VKSND theo khoản 1 Điều 21 BLTTDS 2015. Căn cứ vào hướng dẫn tại Điều 13 Quyết định số 458/QĐ-VKSTC, khi kiểm sát hoạt động thu thập chứng cứ của TAND, VKSND thực hiện những nhiệm vụ sau:
Một là, kiểm sát việc tiếp nhận chứng cứ, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của TAND. Cụ thể: kiểm sát về trình tự, thủ tục, về nguồn chứng cứ bảo đảm tài liệu, chứng cứ được thu thập hợp pháp, khách quan, đầy đủ, làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án đúng pháp luật.
Hai là, đánh giá chứng cứ. Quá trình thực hiện, xét thấy tài liệu, chứng cứ đã đầy đủ thì KSV được phân công đề xuất hướng giải quyết vụ án KDTM. Trường hợp tài liệu, chứng cứ được thu thập chưa bảo đảm cho việc giải quyết vụ án thì VKSND có quyền yêu cầu bằng văn bản để yêu cầu TAND xác minh, thu thập thêm chứng cứ, tài liệu bổ sung theo khoản 3 Điều 58 BLTTDS 2015. Thẩm quyền này được thực hiện trước khi mở phiên tòa và phiên tòa khi đang diễn ra phiên tòa.
Ngoài ra, VKSND có quyền tự xác minh, thu thập tài liệu để bảo đảm cho việc thực hiện quyền kháng nghị. VKSND xác minh, thu thập tài liệu theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC. Theo đó, KSV có quyền trực tiếp xác minh thu thập chứng cứ trong hai trường hợp sau: (i) Để xem