Kiểm Định Tính Ổn Định Của Mô Hình


4

S

0.7642

Lớn hơn

5

B

0.7517

Lớn hơn

6

SL

0.2311

Lớn hơn

7

SM

0.7732

Lớn hơn

8

SH

0.6403

Lớn hơn

9

BL

0.4604

Lớn hơn

10

BM

0.4912

Lớn hơn

11

BH

0.0000

Nhỏ hơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Kiểm định mô hình tài sản vốn - CAPM trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 8

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ Eviews


Nhận xét:


Kiểm định White chỉ ra có 10 danh mục (L, H, M, S, B, SL, SM, SH, BL, BM) có P – value > 0.05 nên chấp nhận . Vậy áp dụng mô hình vào 10 danh mục này thì mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Chỉ có danh mục BH có P – value < 0.05 thì mô hình có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi đối với danh mục này.

2.1.3.4.3. Kiểm định tính ổn định của mô hình


Để kiểm tra tính ổn định của mô hình ta dùng kiểm định Histogram – Normality Test. Nếu kết quả cho ra P – value > 0.05 thì ta kết luận mô hình ổn định.

Từ kết quả kiểm định của 196 cổ phiếu ở Phụ lục 6, ta đưa ra nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả ta thấy mô hình không được ổn định đối với TTCK Việt Nam. Chỉ ổn định với 44 cổ phiếu. Ta kết luận thị trường không ổn định.

Đối với 11 danh mục, kết quả trình bày trong bảng sau:


Bảng 2.10. Kiểm định tính ổn định của 11 danh mục


STT

Nhóm

P - value

So sánh P - value với 0.05

1

L

0.984879

Lớn hơn

2

H

0.000000

Nhỏ hơn

3

M

0.130930

Lớn hơn


4

S

0.005596

Nhỏ hơn

5

B

0.273795

Lớn hơn

6

SL

0.888717

Lớn hơn

7

SM

0.095193

Lớn hơn

8

SH

0.000000

Nhỏ hơn

9

BL

0.692836

Lớn hơn

10

BM

0.199581

Lớn hơn

11

BH

0.000000

Nhỏ hơn

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ Eviews


Nhận xét:


Nhìn vào kết quả kiểm đinh trên ta thấy, có 7 danh mục (L, M, B, SL, SM, BL, BM) có P – value > 0.05, tức là mô hình ổn định với 7 danh mục này. Còn 4 danh mục còn lại không được ổn định.

2.1.4. Áp dụng mô hình CAPM cho danh mục đầu tư


Danh mục đầu tư là một tập hợp gồm ít nhất hai loại chứng khoán trở lên. Mục tiêu cơ bản của việc xây dựng và quản lý một danh mục đầu tư là nhằm giảm thiểu rủi ro trong đầu tư tài chính, theo nguyên tắc đầu tư “không bỏ trứng vào trong cùng một rổ”, nhằm tránh các khoản thua lỗ quá lớn. Khi đồng thời đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau, sự thua lỗ của một loại chứng khoán có thể được bù đắp bởi lợi nhuận từ các chứng khoán khác có trong danh mục. Xây dựng một danh mục đầu tư được đa dạng hóa là nhằm tối thiểu hóa rủi ro không hệ thống của cổ phiếu, là một nguyên tắc quan trọng trong kinh doanh.

Với kết quả kiểm định trên ta thấy mô hình CAPM phù hợp với các cổ phiếu đơn lẻ, vậy nó có phù hợp với trường hợp DMĐT hay không? Để trả lời câu hỏi này bài nghiên cứu tiến hành kiểm định đối với hai DMĐT:

- DMĐT gồm các cổ phiếu có β < 1

- DMĐT gồm các cổ phiếu có β > 1

Để hồi quy cho DMĐT ta tính:


Trong đó:


: Tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu thứ i trong danh mục đầu tư;


: Tỷ suất sinh lợi của danh mục đầu tư trên;


N : Số cổ phiếu trong DMĐT. Hàm hồi quy:

Các dữ liệu , là dữ liệu sử dụng để hồi quy hệ số β của các cổ phiếu trong danh mục.

2.1.4.1. DMĐT gồm các cổ phiếu có β < 1


Danh mục đầu tư gồm 171 cổ phiếu có β < 1 cụ thể là các cổ phiếu. Đặt tên là DMĐT A.

Bảng 2.11. Kết quả hồi quy DMĐT A


Dependent Variable: BETANHOHON1

Method: Least Squares

Included observations: 73

Variable

Coefficient

Std. Error

t-Statistic

Prob.

C

-0.002276

0.004085

-0.557107

0.5792

RM

0.597463

0.077605

7.698782

0.0000

R-squared

0.454983

Mean dependent var

0.001680

Adjusted R-squared

0.447307

S.D. dependent var

0.046574

S.E. of regression

0.034625

Akaike info criterion

-3.861484

Sum squared resid

0.085120

Schwarz criterion

-3.798731

Log likelihood

142.9442

Hannan-Quinn criter.

-3.836476


F-statistic

59.27124

Durbin-Watson stat

1.459887

Prob(F-statistic)

0.000000



Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ Eviews


Phương trình hồi quy danh mục đầu tư A:


0.002276 0.597463

Nhận xét:


β = 0.597463 < 1, điều này là hợp lý vì tất cả các cổ phiếu trong DMĐT A đều có β < 1. Con số 0.597463 có nghĩa là khi phần bù rủi ro thị trường tăng 1% thì TSSL của DMĐT A khi loại bỏ lãi suất tăng 0.59%.

R 45.49% nghĩa là sự thay đổi của thị trường giải thích được 45.49% sự thay đổi của TSSL của DMĐT A.

P – value (F-statistic) = 0.000000 < 0.05 nên mô hình có ý nghĩa. Như vậy, mô hình CAPM không chỉ áp dụng cho từng cổ phiếu riêng lẻ mà còn dụng được cho DMĐT.

2.1.4.2. DMĐT gồm các cổ phiếu có β > 1


Danh mục đầu tư gồm 25 cổ phiếu có β > 1 cụ thể là các cổ phiếu. Đặt tên là DMĐT B.

Bảng 2.12. Kết quả hồi quy DMĐT B


Dependent Variable: BETALONHON1

Method: Least Squares

Included observations: 73

Variable

Coefficient

Std. Error

t-Statistic

Prob.

C

-0.001886

0.004730

-0.398800

0.6912

RM

0.572751

0.089866

6.373357

0.0000

R-squared

0.363911

Mean dependent var

0.001906


Adjusted R-squared

0.354952

S.D. dependent var

0.049923

S.E. of regression

0.040095

Akaike info criterion

-3.568097

Sum squared resid

0.114142

Schwarz criterion

-3.505345

Log likelihood

132.2355

Hannan-Quinn criter.

-3.543089

F-statistic

40.61968

Durbin-Watson stat

1.923684

Prob(F-statistic)

0.000000



Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ Eviews


Phương trình hồi quy danh mục đầu tư :


0.001886 0.572751


Nhận xét:


β = 0.572751 < 1, điều này là bất hợp lý vì tất cả các cổ phiếu trong DMĐT B đều có β > 1. Các cổ phiếu β > 1 có nghĩa là các cổ phiếu này có biên độ dao động lớn hơn thị trường nhưng khi kết hợp lại, có khả năng các giao động này triệt tiêu lẫn nhau. Vậy nên TSSL trung bình của nhóm có khả năng sẽ ít dao động hơn thị trường.

CHƯƠNG 3: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH


1. Thảo luận kết quả


Bài nghiên cứu đã kiểm định sự phù hợp của mô hình CAPM trên TTCK Việt Nam. Cụ thể đã chọn 196 cổ phiếu trên sàn HOSE và tiến hành kiểm tra trong khoàn thời gian 2012 – 2018. Bằng cách giải thích mối quan hệ giữa TSSL với các nhân tố phần bù thị trường một cổ phiếu hay DMĐT. Bên cạnh đó còn dựa vào giá trị vốn hóa thị trường và tỷ số BE/ME mà ta lại chia 196 cổ phiếu thành 11 danh mục là S, B, H, M, L, SH, SM, SL, BH, BM, BL bằng cách giải thích mối qua hệ giữa TSSL với phần bù thị trường. Qua đó, mang lại cho NĐT cái nhìn ban đầu về rủi ro để từ đó lựa chọn phương án đầu tư linh động và hiệu quả trong từng điều kiện tình hình thị trường. Các kiểm định được xây dựng dựa trên mô hình hồi quy đơn tuyến tính và sử dụng phương pháp OLS để tiến hành kiểm định. Bài nghiên cứu đạt được một số kết quả sau:

Kết quả hồi quy:


Kết quả hồi quy của 196 cổ phiếu ở phụ lục 1 cho ta thấy, mô hình CAPM chỉ mang tính phù hợp tương đối đối với TTCK Việt Nam. Cụ thể hai mã cổ phiếu BVH, KBC có β lớn, gần 1.8. Đây là hai công ty hoạt động ở lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ngân hàng và xây dựng, bất động sản, đây là ngành rất nhạy cảm, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố bên ngoài thị trường. Bên cạnh đó, những cổ phiếu có β nhỏ, gần – 0.2 như ACL, CLC lại hoạt động trong ngành sản xuất thực phẩm, sản xuất đồ uống, thuốc lá. Đây là những ngành thiết yếu, nên lợi nhuận cũng ít chịu ảnh hưởng từ biến động thị trường. Điều này là phù hợp với thực tế.

Tương tự, kết quả hồi quy của 11 danh mục ở bảng 2.3 cho thấy, mô hình CAPM khá phù hợp với các danh mục này ở TTCK Việt Nam. Cụ thể có 2 danh mục BM, BH có β > 1. Đây là các danh mục gồm cổ phiếu của những công ty có quy mô lớn và tỷ số BE/ME trung bình và cao. Bên cạnh đó, những danh mục có β nhỏ là S, SL, SM, gần mốc 0.5. Đây là các mục gồm cổ phiếu của những công ty có

quy mô nhỏ, quy mô nhỏ và tỷ số BE/ME thấp, quy mô nhỏ và tỷ số BE/ME trung bình. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý với thực tế.

Kết quả kiểm định hệ số β:


Kết quả kiểm định hệ số β của 196 cổ phiếu ở phụ lục 2 cho ta thấy mô hình CAPM không đúng hẳn trên 196 cổ phiếu mà chỉ đúng trên 116 cổ phiếu. Điều đó cho thấy hệ số β có ý nghĩa hay sự thay đổi của lợi nhuận thị trường ảnh hưởng tới sự thay đổi của lợi nhuận cổ phiếu chỉ đúng trên 116 cổ phiếu này.

Trái ngược với kết quả của từng cổ phiếu, bảng 2.5 kết quả kiểm định hệ số β của 11 danh mục S, B, H, M, L, SH, SM, SL, BH, BM, BL cho thấy hệ số β có ý nghĩa hay sự thay đổi của lợi nhuận thị trường ảnh hưởng tới sự thay đổi của lợi nhuận của danh mục và tồn tại mối qua hệ tuyến tính giữa rủi ro và lợi nhuận. Như vậy, cho thấy mô hình CAPM có ý nghĩa khi áp dụng vào 11 danh mục này ở TTCK Việt Nam.

Kết quả kiểm đinh hệ số α:


Tương tự kiểm định hệ số β, thì kết quả kiểm đinh hệ số α ở phụ lục 3 của 196 cổ phiếu cũng mang tính chất tương đối. Có 191 cổ phiếu có α không có ý nghĩa, còn lại 5 cổ phiếu (AAM, DPM, HVG, LCM, TS4) hệ số α vẫn có ý nghĩa. Do đó, lợi nhuận được tính bằng mô hình CAPM không có sự chênh lệch với lợi nhuận thực tế chỉ khi áp dụng vào 191 cổ phiếu này.

Tuy nhiên, kiểm định hệ số α đối với 11 danh mục ở bảng 2.7 lại cho thấy mô hình hoàn toàn phù hợp và có tính thực tế khi áp dụng vào 11 danh mục này ở TTCK Việt Nam.

Kiểm định tính dừng: Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy tất cả danh mục đều dừng ở mức ý nghĩa 1%.

Kiểm định tự tương quan:

Ở kết quả phụ lục 4 cho thấy có 179 cổ phiếu không có sự tự tương quan, còn lại 17 cổ phiếu này có sự tự tương quan (CMX, DAG, DIC, DPR, ITA, KMR, MHC, PJT, PPI, PXI, QCG, SBA, TCM, TSC, TTF, VSH, VTB).

Đối với danh mục, thì bảng 2.8 cho ta thấy có 7 danh mục không tồn tại sự tương quan (L, M, B, SL, SM, BL, BM). 4 danh mục (H, S, SH, BH) còn lại t có tồn tại sự tự tương quan.

Kiểm định phương sai sai số thay đổi:


Kết quả ở phụ lục 5 cho thấy có 179 cổ phiếu không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. 17 cổ phiếu (CLC, CLG, DAG, DPM, ITA, KBC, KDH, L10, LGC, SBA, SVC, TBC, TCM, TLG, VIC, VIS, VSH) có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Kết quả ở bảng 2.9 chỉ ra có 10 danh mục (L, H, M, S, B, SL, SM, SH, BL, BM) không xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.Chỉ có danh mục BH có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Kiểm định độ ổn định của mô hình:


Bảng kết quả ở phụ lục 6 cho thấy mô hình ổn định với 44 cổ phiếu. Bảng 2.10 cho thấy mô hình ổn định với 7 danh mục (L, M, B, SL, SM, BL, BM). 4 danh mục (H, S, SH, BH) mô hình không ổn định.

Kết quả hồi quy trên DMĐT có β < 1; β > 1


Kết quả hồi quy ở bảng 2.11 cho ra mô hình CAPM đúng đối với DMĐT A. DMĐT gồm 171 cổ phiếu có β < 1. Ở bảng 2.12 cho thấy mô hình CAPM không phù hợp với DMĐT B, DMĐT có 25 cổ phiếu có β > 1.

Với những kết quả trên cho thấy mô hình CAPM khá phù hợp với TTCK Việt Nam, không chỉ áp dụng được trên từng cổ phiếu riêng lẻ mà còn áp dụng được với một vài DMĐT.

2. Hàm ý chính sách

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 17/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí