Các Nghiên Cứu Ở Việt Nam Về Trẻ Tự Kỷ Và Kĩ Năng Giao Tiếp Của Trẻ Tự Kỷ

trẻ (tên gọi, các bộ phận cơ thể), hiểu được mối quan hệ giữa trẻ và các đồ vật trong gia đình (tên gọi, đặc điểm, cách sử dụng), mối quan hệ giữa trẻ và các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh. Tác giả đã giúp cho giáo viên, phụ huynh biết được một phương pháp mới trong việc phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ.

Trong nhiều năm Mark L.Sunberg và Jack Michael cũng đã nghiên cứu, mô tả đặc điểm giao tiếp của một nhóm khoảng từ 3 đến 6 trẻ, thường là trẻ tự kỷ, trẻ chậm nói hoặc trẻ có một rối loạn phát triển nào đó. Đôi khi, tác giả cũng nghiên cứu một nhóm đối chứng (trẻ bình thường) để so sánh đặc điểm giao tiếp của các nhóm trẻ này [52]. Các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa mức độ tự kỷ với các biểu hiện của kĩ năng giao tiếp. Trẻ tự kỷ ở mức đô nặng rất khó khăn trong việc hình thành ngôn ngữ diễn đạt bằng lời nói. Hai ông cũng nhấn mạnh việc đưa nhiều hơn những nội dung dạy yêu cầu và lời nói bên trong vào dạy trẻ tự kỷ [52] [53].

Một số tác giả khác như L.M. Sipisuna, O.V.Dairinxcaia, T.A.Nhicôlôva đặc biệt quan tâm đến xúc cảm, tình cảm trong quá trình phát triển giao tiếp cho trẻ và đã đưa ra phương pháp “cùng – xúc - cảm – trong – tình - huống”. Điều quan trọng ở đây là nhà giáo dục phải biết đặt mình vào vị trí của trẻ để từ đó phân tích phản ứng của trẻ (nghĩa là phân tích tình cảm, ý nghĩ, hành vi có thể xảy ra) trong tình huống cụ thể để tìm biện pháp giáo dục phù hợp.

1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam về trẻ tự kỷ và kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ

Nghiên cứu về trẻ tự kỷ nói chung và kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ nói riêng ở Việt Nam hầu như mới chỉ được bắt đầu vào khoảng thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Từ năm 2000 trở lại đây, vấn đề trẻ tự kỷ đã được nhiều ngành quan tâm nghiên cứu như tâm lý học, giáo dục học, y học... Một loạt các trung tâm nuôi dạy trẻ tự kỷ ra đời, các bệnh viện mở ra các khoa để can thiệp cho

trẻ tự kỷ, các trường học mở ra các lớp học chăm sóc – giáo dục trẻ tự kỷ là những điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu này.

Những nghiên cứu về trẻ tự kỷ:

Tác giả Nguyễn Văn Thành, một Việt kiều sống tại Thụy Sỹ, đã xuất bản cuốn sách “Trẻ em tự kỷ - Phương thức giáo dục” [38]. Tài liệu đã phổ biến kiến thức về cách chăm sóc, nuôi dạy rẻ tự kỷ. Tác giả Vũ Thị Bích Hạnh trong cuốn sách “Trẻ tự kỷ - Phát hiện sớm và can thiệp sớm” [13] đã nêu ra những vấn đề cơ bản, chung nhất về cách phát hiện sớm và can thiệp sớm mà chưa nêu ra cách làm cụ thể ở một nội dung nào trong can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ.

Tác giả Võ Nguyễn Tinh Vân, người Úc gốc Việt đã xuất bản cuốn sách "Để hiểu Tự kỷ" [44], "Nuôi con bị Tự kỷ" [45], "Tự kỷ và trị liệu" [46], giúp hiểu rõ về tự kỷ ở trẻ em và giúp cho các phụ huynh biết cách chăm sóc, nuôi con tự kỷ cũng như cách trị liệu cho trẻ tự kỷ.

Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội được thành lập năm 2002 và mở trang web có tên là www.tretuky.com. Đây là nơi chia sẻ thông tin, tài liệu và kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ của phụ huynh và các cán bộ chuyên môn. Bên cạnh đó, câu lạc bộ còn tổ chức nhiều các khóa tập huấn do các chuyên gia trong nước và nước ngoài giảng dạy nhằm giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về tự kỷ, giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng. Những hoạt động thiết thực mà câu lạc bộ tổ chức không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho trẻ em mắc hội chứng tự kỷ, cha mẹ, giáo viên mà còn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về hội chứng tự kỷ ở Việt Nam. Các thông tin về trẻ tự kỷ ngày càng phổ biến trên đất nước Việt Nam qua đài, báo, truyền hình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Những nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ:

Các tác giả Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu, Nguyễn Thạc khi bàn về kĩ năng giao tiếp cho rằng “Kĩ năng giao tiếp thực chất là sự phối hợp phức tạp giữa những chuẩn mực hành vi xã hội của cá nhân với sự vận động của cơ mặt, ánh

Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ - 3

mắt, nụ cười (vận động môi miệng), tư thế đầu cổ, vai, tay, chân, đồng thời với ngôn ngữ nói, viết” [3]. Dựa trên quan điểm đó, các tác giả đã đưa ra 3 nhóm kĩ năng giao tiếp: Nhóm kĩ năng định hướng giao tiếp, nhóm kĩ năng định vị và kĩ năng điều khiển, điều chỉnh.

Năm 2004, tác giả Đỗ Thị Thảo với đề tài “Xây dựng kế hoạch hỗ trợ giáo viên và cha mẹ có con tự kỷ trong chương trình can thiệp sớm tại Hà Nội” [39] nhưng chưa đề cập đến mảng phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ.

Năm 2007, tác giả Nguyễn Nữ Tâm An với đề tài “Sử dụng phương pháp TEACCH trong giáo dục trẻ tự kỷ tại Hà Nội”[1] cho thấy được một góc nhìn về vấn đề định hướng và điều trị trẻ tự kỷ thông qua giao tiếp, cách vận dụng phương pháp TEACCH (Treatment and Education of Autistic and related Communication handicapped Children) vào trong quá trình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ.

Năm 2008, tác giả Đào Thu Thủy với đề tài “Xây dựng bài tập phát triển giao tiếp tổng thể cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non” [41]. Đề tài đã thiết kế 20 bài tập phát triển giao tiếp cho trẻ tự kỷ 24 – 36 tháng dành cho phụ huynh. Tuy nhiên chưa tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của các bài tập phát triển giao tiếp tổng thể.

Nghiên cứu gần đây của tác giả Nguyễn Thị Mẫn về: “Giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ mắc chứng tự kỷ trong gia đình tại Hà Nội” (2010) đã chỉ ra những hạn chế trên bình diện giao tiếp giữa những bậc cha mẹ có con tự kỷ với chính con cái mình, bên cạnh đó nghiên cứu cũng đề cập đến những biểu hiện của trẻ tự kỷ được thể hiện trong quá trình giao tiếp với bố mẹ như những hành vi xa lánh bố mẹ, sự hạn chế về biểu đạt ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp.

Mới đây nhất trong luận án của tác giả Nguyễn Thị Hương Giang với đề tài: “Nghiên cứu phát hiện sớm tự kỷ bằng M – CHAT 23, đặc điểm dịch

tễ - lâm sàng và can thiệp sớm phục hồi chức năng cho trẻ nhỏ tự kỷ” (2012) đã cho thấy 100% trẻ tự kỷ có chậm/không phát triển kĩ năng ngôn ngữ so với tuổi hoặc nếu trẻ nói được thì khiếm khuyết về khởi xướng và duy trì hội thoại; 98,2% thiếu kĩ năng chơi đa dạng, giả vờ, bắt chước mang tính xã hội phù hợp với lứa tuổi; 93,6% sử dụng ngôn ngữ trùng lặp, rập khuôn hoặc ngôn ngữ lập dị; 83% không biết chơi giả vờ [11].

Tác giả Trần Thị Mai với nghiên cứu “Đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ lứa tuổi tiểu học ở Hà Nội” cũng cho thấy đối tượng giao tiếp của trẻ tự kỷ không còn bó hẹp trong quan hệ với cha mẹ, một bộ phận trẻ thích giao tiếp với bạn bè. Về nội dung giao tiếp của trẻ tập trung vào 3 khía cạnh chính: (1) nội dung liên quan đến kĩ năng tự phục vụ bản thân; (2) nội dung liên quan đến việc học tập của trẻ; (3) nội dung liên quan đến đời sống xúc cảm tình cảm. Như vậy, nội dung giao tiếp cho thấy gần như toàn diện những nhu cầu, mong muốn thiết thực của trẻ tự kỷ. Khi giao tiếp hầu hết trẻ tự kỷ sử dụng cả hai hình thức giao tiếp là ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Trẻ đã có sự kiềm chế về hành vi của bản thân trong quá trình giao tiếp. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ chỉ ra: đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, cả yếu tố khách quan và chủ quan. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là không giống nhau. Càng nhiều yếu tố cùng tác động đến đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ thì mức độ ảnh hưởng càng cao [29].

Nhìn chung, tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về giao tiếp cho trẻ tự kỷ, nhưng chưa có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ. Nhìn chung những công trình nghiên cứu trên đã có những tác động nhất định đối với việc phát triển kĩ năng giao tiếp nhưng vẫn còn thiếu những công trình nghiên cứu kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ. Do đó, nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ là một yêu cầu khách quan và cần thiết.

Từ những cơ sở khoa học về lịch sử nghiên cứu vấn đề kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ ở cả trong và ngoài nước đã tạo nền tảng lý luận vững chắc cho đề tài nghiên cứu của tôi.

1.2. Một số vấn đề lý luận về kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ

1.2.1. Tự kỷ

1.2.1.1. Khái niệm tự kỷ

Có khá nhiều cách định nghĩa về tự kỉ hay rối loạn phổ tự kỷ:

“Tự kỷ bệnh lí là sự dừng hoặc thoái lui, ở một trong những giai đoạn đầu tiên của sự phát triển, giai đoạn mà chủ thể cắm chốt vào đó” (Tustin F, 1977) [5].

Theo Ferrari (1999): “Cũng như các dạng loạn thần trẻ em, tự kỷ không thể chia tách, chứng tự kỷ có thể là một dạng nghiêm trọng của sự rối loạn nhân cách làm hư hại từ rất sớm - đôi khi từ lúc mới sinh – bộ máy tổ chức đời sống nội tâm của trẻ và mối quan hệ của trẻ với thế giới bên ngoài. Các dạng loạn thần này cũng tạo nên các dạng rối loạn phát triển ảnh hưởng một cách đa dạng và không đồng nhất đến nhiều lĩnh vực phát triển khác nhau của trẻ em”[5].

Cả hai cách định nghĩa được đưa ra dưới góc độ tâm lí học và đều có nhận định chung: Tự kỉ là một dạng rối loạn phát triển. Tuy nhiên, cả hai cách định nghĩa này chưa bao quát đầy đủ tất cả các đặc điểm của rối loạn này.

Gần đây nhất, trong cuốn sách “Giáo dục đặc biệt và những thuật ngữ cơ bản” [49], tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến nêu ra như sau: Tự kỷ dùng để chỉ những cá nhân có vấn đề về tương tác xã hội, về giao tiếp, có những mối quan tâm và những hoạt động lặp lại, rập khuôn thời kỳ 36 tháng tuổi.

Tiêu chí chẩn đoán rối loạn tự kỷ như sau:

- Giảm khả năng định tính trong tương tác xã hội, thể hiện ở ít nhất hai trong số các biểu hiện sau:

+ Giảm khả năng rõ rệt trong việc sử dụng các hành vi phi ngôn ngữ, bao gồm liên hệ mắt – mắt, nét mặt, các tư thế của cơ thể và tương tác xã hội.

+ Không có khả năng để tìm kiếm những cơ hội và tương tác với người khác (thiếu khả năng xác định những vấn đề quan tâm).

+ Thiếu sự trao đổi qua lại về tình cảm xã hội.

- Giảm khả năng định tính trong giao tiếp, thể hiện ở ít nhất một trong số các biểu hiện sau:

+ Chậm hoặc hoàn toàn không phát triển kĩ năng nói (không có ham muốn bù đắp lại hạn chế này bằng các cách giao tiếp khác, ví dụ như điệu bộ hoặc kịch câm).

+ Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp và rập khuôn hoặc sử dụng ngôn ngữ khác thường.

+ Thiếu những hành động/cách chơi đa dạng hoặc thiếu hoạt động/cách chơi bắt chước mang tính xã hội phù hợp với mức độ phát triển.

+ Những kiểu hành vi, những mối quan tâm và hoạt động lặp lại hoặc rập khuôn, thể hiện ở ít nhất một trong những biểu hiện sau:

Quá bận tâm tới một hoặc một số mối quan hệ có tính rập khuôn và bó hẹp với một mức độ tập trung hoặc cường độ bất thường.

Gắn kết cứng nhắc với những thủ tục hoặc nghi thức riêng biệt và không mang tính chức năng.

Có những biểu hiện vận động mang tính lặp đi lặp lại hoặc rập khuôn.

Bận tâm dai dẳng đối với các bộ phận của cơ thể.

Khi xác định khái niệm tự kỷ, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến đã nêu ở trên và sử dụng khái niệm này làm khái niệm công cụ nghiên cứu luận văn.

1.2.1.2. Phân loại tự kỷ

Theo quan điểm mô tả lâm sàng của bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD-

10) [34] về các rối loạn tâm thần và hành vi, tự kỷ là một hội chứng (gồm

nhiều triệu chứng khác nhau) nằm trong mục “F84” với tên gọi “rối loạn phát triển lan tỏa” (Pervasive Developmental Disorders). Tự kỷ là một nhóm các rối loạn đặc trưng bởi các bất thường về hành vi, chất lượng giao tiếp và quan hệ xã hội.

Rối loạn phát triển lan tỏa là các rối loạn được đặc trưng bởi những bất thường về chất lượng trong các mối quan hệ xã hội và phương thức giao tiếp cũng như có một số sở thích và hành vi bị thu hẹp, định hình, lặp đi lặp lại. Các bất thường về chất lượng này hình thành một nét lan tỏa mà người ta tìm thấy trong hoạt động của chủ thể ở mọi hoàn cảnh với nhiều mức độ khác nhau. Trong đa số các trường hợp, sự phát triển không bình thường ngay từ tuổi trẻ nhỏ và có một vài trường hợp các trạng thái bệnh lý này thấy rõ trong 5 năm đầu cuộc đời.

Theo bảng phân loại bệnh quốc tế, rối loạn phát triển lan tỏa gồm những tiểu mục sau: Tính tự kỷ ở trẻ em (F84.0); Tự kỷ không điển hình (F84.1); Hội chứng Rett (F84.2); Rối loạn lan tỏa tan rã khác ở trẻ em (F84.3); Rối loạn tăng hoạt động kết hợp với chậm phát triển tâm thần và các động tác định hình (F84.4); Hội chứng Asperger (F84.5); Rối loạn phát triển lan tỏa khác (F84.8); Rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu (F84.9) [34].

Cũng nghiên cứu về bệnh tự kỷ, theo cuốn Sổ tay chẩn đoán và thống kê những rối loạn tâm thần (DSM-IV) của Hiệp hội các nhà Tâm thần Hoa Kỳ thì tự kỷ được xác định là rối loạn phát triển lan tỏa gồm năm thể loại rối loạn phát triển khác nhau: Rối loạn tự kỷ (Autistic disorder); Rối loạn Rett (Rett’s disorder); Rối loạn tan rã ấu thơ (Childhood disintegrative disorder); Rối loạn Asperger (Asperger’s disorder); Rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu (Pervasive developmental disorder not otherwise specified).

1.2.2. Trẻ tự kỷ

1.2.2.1. Khái niệm trẻ tự kỷ

Trên cơ sở khái niệm về tự kỷ, chúng tôi đưa ra khái niệm trẻ tự kỷ như sau: Trẻ tự kỷ là những trẻ có các rối loạn phát triển lan tỏa phức tạp ở những lĩnh vực: tương tác xã hội, ngôn ngữ, hành vi định hình lặp đi lặp lại, rối loạn cảm giác. Có 5 phân nhóm chẩn đoán trong phổ tự kỷ: tự kỷ điển hình, tự kỷ dạng Asperger, rối loạn Rett, rối loạn phân rã ở trẻ thơ, rối loạn phát triển lan tỏa – không điển hình.

1.2.2.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ tự kỷ

- Đặc điểm cảm giác, tri giác:

Cảm giác

Ngưỡng cảm giác của trẻ tự kỷ không bình thường. Có một số trẻ tăng ngưỡng cảm giác (đánh, cấu, đập đầu vào tường không biết đau; trà xát lên da không thấy rát), một số trẻ lại giảm ngưỡng cảm giác (không muốn ai chạm vào cơ thể, chạm vào da của trẻ là trẻ sởn gai ốc, không dám đi chân đất, đi trên thảm gai). Một số trẻ quá nhạy cảm với sự kích thích có thể phản ứng mạnh mẽ với kết cấu, âm thanh to ồn, hoặc với vị và mùi khác lạ… Do đó trong trị liệu trẻ tự kỷ người ta cũng quan tâm nhiều đến trị liệu giác quan hay còn gọi là điều hòa cảm giác [Kolvin, I (1971), Studies in the childhood psychoses Diagnostic criteria and classification].

Tri giác

Đặc điểm nổi bật trong tri giác của trẻ tự kỉ là tri giác theo kiểu bộ phận, điều này đã được lí giải theo “Luận thuyết trung tâm của sinh học phân tử” của nhà sinh vật học Francis Crick (1958), cụ thể:

- Trẻ thường quan tâm đến chi tiết, hơn là để ý đến tổng thể của sự vật, dẫn đến trẻ thường đưa ra sự liên hệ dựa trên các chi tiết. Điều này cũng cho thấy rằng, mức độ tư duy khái quát hóa của trẻ tương đối thấp.

- Ngoài ra, trẻ tự kỉ thường có xu hướng tri giác lệch lạc giống “thầy bói xem voi” bởi vì khả năng thu nhận và xử lí thông tin đầu vào thiếu đầy đủ, thiếu chính xác.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 17/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí