Kết luận
Trong thời gian qua, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long luôn nhận được sự quan tâm của Uỷ ban UNESCO, Trung tâm di sản thế giới và tổ chức IUCN, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Văn phòng UNESCO Hà Nội, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp ủng hộ của các cấp, các ngành, cộng đồng và du khách.
Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã tập trung đầu tư nhân lực, vật lực cho công tác quản lý, bảo tồn Di sản. Đã đề xuất nhiều giải pháp để giải quyết những tồn tại, bất cập giữa bảo tồn giá trị Di sản và phát triển kinh tế địa phương.
Đến nay, môi trường sinh thái được giữ vững, các giá trị của Di sản Vịnh Hạ Long vẫn được bảo tồn.
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội đang diễn ra ở khu vực Vịnh Hạ Long đã gây áp lực lớn cho công tác quản lý, bảo vệ các giá trị của Di sản. Ban quản lý Vịnh Hạ Long sẽ tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Uỷ ban UNESCO Việt Nam, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Trung tâm di sản thế giới, tổ chức IUCN, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Quảng Ninh, phối hợp với các cấp ngành, địa phương để thực hiện các giải pháp bảo tồn di sản, cam kết thực hiện nghiêm Luật di sản văn hoá của Việt Nam và Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới.
Ban quản lý Vịnh Hạ Long mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn nữa của UNESCO, IUCN, các tổ chức, cá nhân, cộng đồng quốc tế và trong nước trong sự nghiệp bảo vệ và tôn vinh di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Hoạt Động Kinh Tế Xã Hội Ảnh Hưởng Tới Môi Trường Vịnh Hạ Long:
- Nhận Định Chung Về Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Trong Công Tác Bảo Tồn Di Sản
- Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long - 8
Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.