BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ THÚY QUYÊN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 60.22.32
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Có thể bạn quan tâm!
- Không gian nghệ thuật Thơ mới 1932-1945 qua sáng tác của một số tác giả tiểu biểu - 2
- Vài Nét Về Sự Cách Tân Của Thi Pháp Thơ Mới
- Những Đặc Điểm Nổi Bật Của Không Gian Nghệ Thuật Thơ Mới 1932
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
PGS.TS. Trần Khánh Thành
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Cấu trúc luận văn 6
Chương 1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT THƠ MỚI 19321945 7
1.1. Thơ mới Cuộc cách mạng trong thơ ca Việt Nam 7
1.1.1. Bối cảnh xã hội và nhu cầu đổi mới văn học 7
1.1.2. Tản Đà thi sĩ giao thời 10
1.1.3. Sự ra đời của phong trào Thơ mới 14
1.2. Vài nét về sự cách tân của thi pháp Thơ mới 16
1.3. Những đặc điểm nổi bật của không gian nghệ thuật Thơ mới 19321945
.......................................................................................................................... 26
1.3.1. Khái niệm không gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật
trong thơ ca trung đại 27
1.3.2. Không gian nghệ thuật Thơ mới 30
Chương 2. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT CỦA THẾ LỮ, HUY CẬN 45
2.1. Thế Lữ với không gian tiên cảnh 45
2.1.1. Không gian tiên cảnh là nơi nâng đỡ tâm hồn thi nhân 45
2.1.2. Không gian tiên cảnh với vẻ đẹp hài hoà và tĩnh lặng 48
2.1.3. Không gian tiên cảnh đậm tình luyến ái 51
2.2. Huy Cận với không gian vũ trụ 54
2.2.1. Không gian trời xưa, còi biếc là cội nguồn cho linh hồn trở về
.......................................................................................................................... 55
2.2.2. Không gian vũ trụ với vẻ đẹp hài hoà và trong sáng 56
2.2.3. Không gian vũ trụ với vẻ đẹp buồn 59
2.2.4. Không gian chia cắt, đóng kín và nỗi cô đơn của thi sĩ 62
Chương 3. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN BÍNH, XUÂN DIỆU..
.......................................................................................................................... 64
3.1. Nguyễn Bính với không gian làng quê 64
3.1.1. Một hồn thơ gắn bó tha thiết với quê hương 65
3.1.2. Không gian làng quê với vẻ đẹp bình dị 69
3.1.3. Không gian làng quê với vẻ đẹp văn hoá truyền thống 71
3.1.4. Không gian thị thành và không gian tha hương tâm trạng của
kẻ lữ thứ 74
3.2. Xuân Diệu với không gian vườn trần đầy quyến rũ 80
3.2.1. Không gian vườn trần là nơi tâm hồn thi sĩ khát khao giao hoà . 81
3.2.2. Không gian vườn trần nhuộm sắc màu luyến ái 83
3.2.3. Không gian tương phản của thi sĩ cô độc chốn sa mạc cô liêu 87
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thơ mới (19321945) là một trào lưu rộng lớn trên bước đường hiện đại hoá thơ ca dân tộc. Chỉ hơn mười năm hình thành và phát triển, phong trào Thơ mới đã có những đóng góp quan trọng, làm thay đổi toàn bộ thi pháp thơ trữ tình tiếng Việt, đưa lại cho nền thơ ca nước nhà một sức sống mới, mở ra “một thời đại trong thi ca”.
1.2. Tuy còn có những hạn chế nhất định, song Thơ mới vẫn nằm trong
văn mạch văn học dân tộc, kế
thừa và phát triển tinh hoa thơ
ca dân tộc.
Những đóng góp của phong trào Thơ mới là không thể phủ nhận. Thơ mới ra
đời đã tạo nên sự
đổi mới về
thi pháp thơ, từ quan niệm về
con người đến
thời gian, không gian nghệ thuật, từ cảm xúc đến giọng điệu, từ ngôn ngữ đến thể loại. Không gian nghệ thuật là một phương diện quan trọng thể hiện sự
cách tân nghệ thuật của Thơ mới. Vì vậy nghiên cứu không gian nghệ thuật
Thơ
mới 19321945 (qua sáng tác của một số
tác giả
tiểu biểu)
một bình
diện thuộc phạm trù thi pháp là hết sức cần thiết, có ý nghĩa về lý luận và lịch sử văn học.
1.3. Không gian nghệ thuật Thơ mới là một vấn đề khá rộng lớn, ở đó vừa thể hiện đặc điểm thi pháp trào lưu, vừa thể hiện thi pháp tác giả. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tập trung vào bốn tác giả tiêu biểu: Thế Lữ,
Huy Cận, Nguyễn Bính, Xuân Diệu để
khảo sát và từ
đó rút ra đặc điểm
không gian nghệ thuật Thơ mới 19321945. Nghiên cứu về đề tài này sẽ góp
phần hiểu thêm về thi pháp Thơ mới cũng như nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn dưới cái nhìn toàn diện, hệ thống.
2. Lịch sử vấn đề
Phong trào Thơ mới là bước tiến lớn trong lịch sử văn học dân tộc. Khi Thơ mới ra đời, đã có rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề thơ mới thơ cũ. Thế nhưng qua thời gian, Thơ mới đã từng bước chứng minh được vị thế của mình trên văn đàn. Thời kỳ này các nhà nghiên cứu cũng đã bắt đầu đi sâu vào quan tâm, tìm hiểu về các tác giả và tác phẩm cụ thể. Nhiều công trình đã được nghiên cứu dưới những góc độ tiếp cận khác nhau.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, các nhà nghiên cứu, phê bình chủ yếu tiếp cận về Thơ mới và phong trào Thơ mới dưới hai dạng chính sau đây:
Dạng viết về trào lưu: Chủ yếu đề cập đến trào lưu Thơ mới và sự cách tân về thi pháp thơ. Bởi vì các sáng tác của một giai đoạn văn học nào đó đều có thể khái quát vào một hay một vài đặc điểm riêng. Gần 80 năm kể từ phong trào Thơ mới ra đời đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khá công phu về giai đoạn này, tiêu biểu là các tác phẩm như: Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh Hoài Chân (1942), Phong trào Thơ mới (1966) của Phan Cự Đệ, Việt Nam thi nhân tiền chiến (1969) của Nguyễn Tấn Long, Thơ mới, những bước thăng trầm (1989) của Lê Đình Kỵ, Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thơ ca
(1993) của nhiều tác giả,
Thơ
mới, bình minh thơ
Việt Nam hiện đại
(1994)
của Nguyễn Quốc Tuý,
Thơ
và mấy vấn đề
trong thơ
Việt Nam hiện đại
(1974), Một thời đại trong thơ ca của Hà Minh Đức (1997), Thi pháp thơ Tố
Hữu
(1987), Những thế
giới nghệ
thuật thơ (1995) của Trần Đình Sử,
Thi
pháp thơ Huy Cận của Trần Khánh Thành... đã khảo sát khá công phu về đặc điểm của các loại hình thơ xuất hiện trong lịch sử văn học và về tác giả tiêu
biểu của thơ
Việt Nam hiện đại. Tuy chưa nói cụ
thể
về không gian nghệ
thuật Thơ mới nhưng đã có nhiều gợi mở trong phạm trù này.
Dạng phân tích về tác giả và tác phẩm riêng lẻ: Chủ
yếu đề
cập đến
phong cách sáng tạo của các nhà thơ, tìm cái hay, cái mới mẻ, độc đáo qua các sáng tác của họ như: Nguyễn Bính thi sĩ đồng quê của Hà Minh Đức, Nguyễn Bính, hành trình sáng tạo thi ca của Đoàn Đức Phương, Thơ với lời bình của
Vũ Quần Phương,
Ba đỉnh cao Thơ
mới
của Chu Văn Sơn,
Thơ
Xuân Diệu
trước Cách mạng tháng Tám 1945 (Thơ thơ và gửi hương cho gió) của Lý Hoài Thu, Con mắt thơ của Đỗ Lai Thuý...
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã khai thác, tìm hiểu khá kỹ về các tác giả và tác phẩm của phong trào Thơ mới, nhiều công trình đã làm sáng tỏ về đặc điểm Thơ mới cả nội dung lẫn hình thức, cũng có đề cập đến
vấn đề
thi pháp Thơ
mới hay định nghĩa khái quát về
phong trào Thơ
mới.
Nhưng thi pháp Thơ mới nói chung, không gian nghệ thuật Thơ mới nói riêng là một phạm trù rất rộng, không phải của riêng một tác phẩm nào, mà phải đặt
nó trong cả
một hệ
thống, phong trào của một giai đoạn văn học. Đến nay,
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách thật hệ thống và đầy đủ về không gian nghệ thuật Thơ mới hay không gian nghệ thuật trong các sáng tác của một
số nhà thơ
tiêu biểu để
có thể
khái lược thành những đặc điểm chung của
không gian nghệ thuật. Một phần có thể là vì Thơ mới đến nay đã trở thành “cũ”, “quen thuộc”, vả lại trong đời sống văn học hiện nay có nhiều khía cạnh
để khám phá, khai thác cho nên vấn đề không gian nghệ thuật Thơ mới vẫn
còn những khoảng trống, những vấn đề để ngỏ để chúng tôi có điều kiện đi sâu vào nghiên cứu các sáng tác của một số nhà thơ tiêu biểu giai đoạn 1932 1945 và hệ thống lại một vấn đề thuộc phạm trù thi pháp trên một quy mô lớn hơn và theo một góc nhìn mới hơn.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Xác định vấn đề không gian nghệ thuật Thơ mới 19321945 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu) là một trong những vấn đề trung tâm của thi pháp Thơ mới và của việc nghiên cứu phương diện nội dung thơ trữ tình một
vấn đề cho phép lý giải được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trên một phương diện mới. Cùng với thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật Thơ
mới
đã góp phần làm nên thi pháp Thơ
mới. Nghiên cứu vấn đề
này, người
viết nhằm mục đích đi sâu tìm hiểu các sáng tác của một số nhà thơ tiêu biểu giai đoạn 19321945 để tìm ra một mẫu số chung của không gian nghệ thuật Thơ mới.
3.2. Đối tượng
Qua phân tích các tác phẩm của một số tác giả tiêu biểu trong phong trào Thơ mới để khái quát đặc điểm không gian nghệ thuật Thơ mới, từ đó làm tiền đề cho việc nghiên cứu hệ thống thi pháp Thơ mới. Mô tả khái quát và so sánh giữa không gian nghệ thuật Thơ mới với không gian nghệ thuật thơ Trung đại. Vận dụng lý thuyết về không gian nghệ thuật vào không gian nghệ thuật Thơ mới 19321945 để có được một cái nhìn toàn diện hơn đối với những đóng góp to lớn của phong trào thơ này trên bình diện thi pháp. Hiểu được tính phức tạp của đối tượng nghiên cứu nên bước đầu chúng tôi chỉ chọn phương diện không gian nghệ thuật Thơ mới 19321945 qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu. Nghiên cứu vấn đề này không thể tách rời với nghiên cứu về thời gian nghệ thuật Thơ mới gắn với vấn đề thi pháp thể loại và thi pháp trào lưu.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Nhiều tác phẩm thơ ca giai đoạn 19321945 đã góp phần vào việc khái quát nên không gian nghệ thuật Thơ mới. Trong phạm vi một luận văn cao học,
chúng tôi chỉ
tập trung khảo sát, phân tích qua một số
tác giả
tiêu biểu như
Thế Lữ, Huy Cận, Nguyễn Bính và Xuân Diệu. Qua đó có thể khái quát nên một phạm trù về đặc điểm thi pháp của một trào lưu lớn giai đoạn 19321945.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết được nhiệm vụ của đề tài này, luận văn kết hợp vận
dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê, phương pháp
so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp hệ
thống để
làm
nổi bật vấn đề không gian nghệ thuật Thơ mới 19321945 qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu.
5. Cấu trúc luận văn
Tương
ứng với những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài
Mở đầu,
Kết luận
chương:
và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được triển khai trong 3
Chương 1. Những đặc điểm nổi bật của không gian nghệ thuật Thơ mới 19321945.
Chương 2. Không gian nghệ thuật của Thế Lữ, Huy Cận. Chương 3. Không gian nghệ thuật của Nguyễn Bính, Xuân Diệu.
Chương 1
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT THƠ MỚI 19321945
1.1. Thơ mới Cuộc cách mạng trong thơ ca Việt Nam
1.1.1. Bối cảnh xã hội và nhu cầu đổi mới văn học
Xã hội Việt Nam trước khi Pháp xâm lược là một xã hội phong kiến phương Đông. Một xã hội suốt mấy ngàn năm kéo dài một cuộc sống gần như
không thay đổi về hình thức cũng như tinh thần. Nhưng cuộc biến thiên lớn
nhất trong lịch sử dân tộc đã xảy đến, làm đảo lộn toàn bộ cuộc sống yên bình