Vai Trò Của Máy Thổi Bụi Trong Nhà Máy Nhiệt Điện .



Vật liệu đầu vòi

INCOLOY 925

Vị trí lắp đặt

Phía trên của bộ quá nhiệt cấp 2

Số lượng

02

Số lỗ phun

02

Đường kính lỗ

31,75mm

Áp lực thổi

15,6 kg/cm2

Tổng hành trình

9812mm

Hành trình thổi

9508mm

Vận tốc hành trình

0,0417m/s

Helix (đường xoắn ốc)

100mm

Thời gian/chu trình thổi

15,4 phút

Lưu lượng hơi/chu trình thổi

1736kg

Vật liệu đầu vòi phun

B&W 6330

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.


1.3. Vai trò của máy thổi bụi trong nhà máy nhiệt điện.

Khi đốt nhiên liệu rắn có chứa các khoáng chất thì trên bề mặt chịu nhiệt sẽ có các lớp tro xỉ tích tụ. Tuỳ theo vị trí tích tụ mà tro xỉ được chia làm 3 loại: Tro xỉ của các dàn ống trao đổi nhiệt bức xạ, tro xỉ của bề mặt trao đổi nhiệt nửa bức xạ và tro xỉ của các bề mặt trao đổi nhiệt đối lưu. Dựa vào độ bền cơ học mà các lớp tro xỉ tích tụ có thể chia làm 4 loại: Tro, xỉ xốp, xỉ chắc và xỉ chảy. Quá trình tạo thành các lớp tro xỉ tích tụ trên bề mặt chịu nhiệt như sau: Đầu tiên hình thành lớp tích tụ nguyên thuỷ, lớp này lớn dần lên do có thêm tro bụi bám vào, nhiệt độ của lớp này gần bằng nhiệt độ khói vùng đó, tiếp đến xuất hiện lớp thứ cấp có dạng như răng lược và lớp này phát triển lên, tức là bị đóng xỉ. Để khắc phục sự tích tụ tro xỉ trên bề mặt trao đổi nhiệt thì lò hơi của nhà máy nhiệt điện trang bị hệ thống thổi bụi. Hệ thống thổi bụi được thiết kế để làm sạch các bề mặt ngoài của các ống (sinh hơi) tường buồng lửa, bộ quá nhiệt, bộ hâm, bộ sấy không khí đảm bảo không có tro xỉ tích tụ (xem hình 1.2).




Hình 1.2. Hình ảnh máy thổi bụi và nguyên lý làm sạch

Do khói có hàm lượng bụi cao và nhiệt độ lớn, nên các dàn ống trao đổi nhiệt dễ bị bám bụi. Các vòi thổi bụi được thiết kế để thổi bụi từ quá trình cháy và làm cho chúng phân tán trong dòng khói. Thổi bụi đều đặn là cần thiết để duy trì công suất hấp thụ nhiệt của các đường ống lò hơi và để tránh sự liên kết của xỉ được hình thành qua các bề mặt ống và tránh tăng trở lực đường khói. Để đạt được điều này, các vòi thổi bụi được vận hành tự động theo nhóm hoặc riêng rẽ bằng bộ điều khiển logic có thể lập trình (PLC) trong tuần tự, mà tuần tự này duy trì bề mặt ống phía ngoài được sạch trong giới hạn cho phép.

Việc cung cấp hơi cho các vòi thổi bụi được lấy từ ống góp đầu vào của bộ quá nhiệt cuối cùng và được giảm áp bằng van cung cấp hơi thổi bụi. Áp lực hơi cho mỗi vòi thổi bụi có thể được điều chỉnh riêng bằng 1 bộ điều chỉnh áp lực trên mỗi van thổi. Để đầu vòi thổi bụi xuyên qua tường lò hơi mà lại ngăn chặn khói thoát ra môi trường nơi lắp đặt vòi thổi bụi thì lò hơi của nhà máy nhiệt điện trang bị một hộp chèn có tác dụng điều áp, khí chèn được lấy từ quạt gió chèn vòi thổi bụi.

Thường lò hơi của nhà máy nhiệt điện trang bị hệ thống thổi bụi gồm 2 loại vòi thổi bụi:

- Loại vòi thổi bụi ngắn có thể co lại được (được lắp đặt ở tường buồng lửa)

- Loại vòi thổi bụi dài có thể co lại được (được lắp đặt ở bộ qua nhiệt, bộ hâm, bộ sấy…)


1.4. Nhiệm vụ của hệ thống điều khiển máy thổi bụi‌

Hệ thống điều khiển máy thổi bụi là một hệ thống rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động và hiệu suất của lò hơi. Nhiệm vụ của hệ thống điều khiển là điều khiển máy thổi bụi đưa vòi thổi và hơi thổi vào lò hơi để làm bề mặt ống phía ngoài của các ống sinh hơi trong giới hạn cho phép. Để đạt được điều này, hệ thống được thiết kế thực hiện các yêu cầu sau:

- Điều khiển động cơ để đóng mở van

- Điều khiển động cơ máy thổi bụi

- Đảm bảo tất cả các thông chính của quá trình (áp suất, nhiệt độ hơi thổi, thời gian ...) duy trì trong thời gian an toàn.

- Điều khiển phối hợp các thành phần phải được thực hiện để tự động điều khiển máy thổi bụi và van cấp hơi cho máy thổi theo sự thay đổi của phụ tải.

- Các vòng điều khiển sẽ tự động thoát khỏi chế độ tự động sẽ nhảy về chế độ vận hành bằng tay và ra thông báo sự cố tuỳ thuộc vào tình trạng lỗi xảy ra như lỗi ở bộ phận chấp hành, lỗi truyền tín hiệu và các tín hiệu bảo vệ.

- Các môđun chấp hành điện có các công tắc trong bảng với các điều kiện logic bảo vệ và tắt bật các tín hiệu, khả năng khoá thiết bị động lực khi có nỗi nguồn.


nhất.

- Khả năng điều khiển phù hợp thiết bị động lực trong điều kiện khắc nghiệt


- Giám sát độ lệch và dự phòng hệ thống truyền tín hiệu.


Chương 2: Máy thổi bụi‌‌

2.1. Mô tả chung máy thổi bụi

Máy thổi bụi là một phần của hệ thống lò hơi, những bề mặt đốt nóng bị bám bẩn được làm sạch trong quá trình hoạt động của lò hơi. Các máy thổi bụi được điều chỉnh theo các điều kiện vận hành trong hệ thống lò hơi. Mỗi máy thổi bụi được thiết kế riêng theo yêu cầu đặt ra:

+ Sự bố trí

+ Áp suất khói lò

+ Nhiệt độ khói lò

+ Hình dáng bề mặt làm sạch

+ Các thông số môi chất để làm sạch

+ Các yêu cầu về điều khiển

Máy thổi bụi được nhiều hãng trên thế giới sản xuất với những công nghệ đặc thù riêng nhưng về cấu tạo, nguyên lý cơ bản đều như nhau, bao gồm các thành phần chính như: Động cơ và hộp giảm tốc, vòi thổi bụi (ống lao), gối đỡ và hộp chèn ống lao, van hơi và cơ cấu đóng mở… Hình 2.1 mô tả cấu tạo, nguyên lý cơ bản của máy thổi bụi, hình 2.2 là hình ảnh máy thổi bụi dài và máy thổi bụi ngắn.‌


tắc hành trình

Van tay

Động cơ máy thổi

Hơi thổi

M

Vòi thổi bụi


Công


Hình 2.1: Mô tả cấu tạo, nguyên lý cơ bản của máy thổi bụi



a. Máy thổi bụi dài (LSB)


B Máy thổi bụi ngắn WB Hình 2 2 2 2 Mô tả cấu trúc máy thổi bụi Động cơ 1

b. Máy thổi bụi ngắn (WB) Hình 2.2

2.2. Mô tả cấu trúc máy thổi bụi

Động cơ và hộp giảm tốc là một khối liền, kiểu kín, toàn bộ hộp giảm tốc được bôi trơn dầu và có mắt dầu để theo dõi mức dầu bôi trơn.‌

Cụm chuyền động quay làm quay máy thổi khi khởi động, kiểu chuyền động bánh răng, trục được đỡ bằng các vòng bi, đảm bảo sự chuyển động chính xác, không mắc kẹt, không gây ồn.


Sau hộp giảm tốc là trục chính, hệ truyền động kiểu trục vít và đai ốc. Hệ truyền động này làm tịnh tiến cả cụm máy, đảm bảo sự chuyển động chính xác, không ồn.

Hình 2 3 Động cơ và hộp giảm tốc Ống dẫn hướng toàn bộ cụm bánh răng 2

Hình 2.3: Động cơ và hộp giảm tốc

Ống dẫn hướng: toàn bộ cụm bánh răng và hộp số được lắp trên một tấm đỡ chung. Có hai ống dẫn hướng được lắp chéo nhau, nằm giữa hai tấm đỡ trước và sau, giúp cho việc dẫn đường cho vòi phun và cụm chuyển động dịch chuyển đúng hướng, ma sát tối thiểu.

Ống lao và vòi thổi: Vật liệu của ống lao và vòi thổi làm từ thép hợp kim đảm bảo cho máy thổi bụi hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao tới hàng nghìn độ. Gối đỡ được đặt ở hai phía, một trên tấm đỡ phía trước, một trên tấm đỡ chung di động. Như vậy giảm tối đa ma sát khi quay và tịnh tiến, tăng khả năng chống rung ở đầu phun.

Hình 2 4 Gối đỡ ống lao Ống cấp hơi gioăng và bích chèn Bích chèn và gioăng 3

Hình 2.4: Gối đỡ ống lao


Ống cấp hơi, gioăng và bích chèn: Bích chèn và gioăng vừa chịu được nhiệt độ cao của hơi và áp suất cao, đảm bảo kín hơi trong quá trình thổi. Độ chặt có thể điều chỉnh nhờ cặp bu lông vít hai bên.

Hình 2 5 Gối đỡ và hộp chèn ống lao Đường cấp gió chèn Đối với trường 4

Hình 2.5: Gối đỡ và hộp chèn ống lao

Đường cấp gió chèn: Đối với trường hợp máy thổi bụi đặt ở lò hơi có áp suất dương, nó được lắp thêm bộ phận dẫn gió chèn, bao gồm đường ống và van cầu gạt tay gần hộp nối tường lò. Nó luôn thổi vào lò với một áp suất lớn hơn áp suất trong lò, vừa có tác dụng không cho khói lò rò ra ngoài vừa có tác dụng làm mát hộp nối tường lò.

Hình 2 6 Van hơi và cơ cấu đóng mở Van hơi van xả cơ cấu đóng mở cơ cấu 5

Hình 2.6: Van hơi và cơ cấu đóng mở


Van hơi, van xả, cơ cấu đóng mở, cơ cấu điều chỉnh áp suất cho phép người sử dụng chỉnh áp suất theo yêu cầu thực tế ở từng vị trí lắp đặt. Thân van được làm từ thép hợp kim đảm bảo hoạt động ở môi trường áp suất và nhiệt độ cao. Cơ cấu đóng mở được lắp trên thân van, có kết cấu cam và cánh tay đòn. Van đóng mở thông qua hành trình của máy thổi và các công tắc gạt đặt trên một thanh dọc hành trình. Toàn bộ máy thổi được che kín chống bụi bám, không có hiện tượng mắc kẹt khi hoạt động, thiết bị được mạ kẽm, chống han rỉ, có độ bền cao.


Hình 2 7 Hình ảnh máy thổi bụi và van hơi 2 3 Giới thiệu hoạt động máy 6Hình 2 7 Hình ảnh máy thổi bụi và van hơi 2 3 Giới thiệu hoạt động máy 7


Hình 2.7: Hình ảnh máy thổi bụi và van hơi


2.3. Giới thiệu hoạt động máy thổi bụi

Máy thổi bụi khi hoạt động đưa đầu thổi có gắn vòi vào lò hơi theo hướng trục, đồng thời xoay xung quanh trục của nó. Như vậy đầu thổi thực hiện một chuyển động xoắn ốc. Các bề mặt được đốt nóng trong lò được làm sạch nhờ môi chất thổi ra từ đầu vòi (môi chất là hơi lấy từ ống góp đầu vào của bộ quá nhiệt cuối cùng). Mức tiêu hao môi chất thổi phụ thuộc vào các thông số thiết kế: áp suất môi chất thổi, số vòi thổi, đường kính vòi thổi, thời gian thổi…

Xem tất cả 84 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí