Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung tinh bột, trứng và sữa bột đến chất lượng sản phẩm tàu hủ mềm - 2

lực đo cấu trúc sản phẩm

15 Kết quả thống kê ảnh hưởng của tỉ lệ tinh bột và GDL đến điểm đánh giá cảm quan về cấu trúc

16 Kết quả thống kê ảnh hưởng của tỉ lệ GDL và tinh bột đến điểm đánh giá cảm quan về độ mịn

17 Một số thành phần và tính chất sản phẩm khi thay đổi tỉ lệ trứng và sữa bột

18 Bảng điểm cảm quan của sản phẩm và sự mô tả hình thái sản phẩm

19 Kết quả thống kê ảnh hưởng của tỉ lệ trứng và sữa bột đến lực đo cấu trúc sản phẩm

20 Kết quả thống kê ảnh hưởng của tỉ lệ trứng và sữa bột đến điểm đánh giá cảm quan về cấu trúc

21 Kết quả thống kê ảnh hưởng của tỉ lệ trứng và sữa bột đến điểm đánh giá cảm quan về độ mịn

22 Kết quả thống kê điểm đánh giá ảnh hưởng của trứng, sữa bột đến mùi vị sản phẩm

23 Biến đổi hàm lượng NH3 trong thời gian bảo quản sản phẩm ở 50C (%)

24 Biến đổi acid trong thời gian bảo quản sản phẩm ở 50C (% tính theo acid lactic)

25 PHỤ CHƯƠNG

Bảng 25. Thành phần ẩm (tính bằng %) của sản phẩm ở thí nghiệm 1

Bảng 26. Hàm lượng ẩm của sản phẩm khi thay đổi tỉ lệ trứng và sữa bột

Bảng 27. Sự thay đổi hàm lượng lipit (%) theo sự thay đổi của tỉ lệ tinh bột và GDL bổ sung vào sản phẩm

Bảng 28. Sự thay đổi hàm lượng lipit trong sản phẩm theo sự thay đổi tỉ lệ trứng gà tươi và sữa bột vào sản phẩm

Bảng 29. Sự thay đổi lực đo cấu trúc theo sự thay đổi tỉ lệ


31


31


34


35


36


36


36


37


41


41


pc-5 pc-6 pc-7 pc-8 pc-9

tinh bột và GDL bổ sung

Bảng 30. Bảng lực đo cấu trúc của sản phẩm thay đổi theo lượng trứng và sữa bột bổ sung vào sản phẩm

Bảng 31. Sự thay đổi hàm lượng đạm tổng (tính bằng %) trong sản phẩm khi thay đổi lượng tinh bột và GDL

Bảng 32. Sự thay đổi hàm lượng đạm (tính bằng %) theo tỉ lệ trứng gà tươi và sữa bột

Bảng 33. Sự biến đổi NH3 trong sản phẩm sau 10 ngày bảo quản

Bảng 34. Sự biến đổi acid (%) trong sản phẩm sau 10 ngày bảo quản (tính theo acilactic)

Kết quả thống kê


pc-10 pc-11 pc-12 pc-13 pc-13 pc-14


DANH SÁCH HÌNH

số

Tựa hình

Trang

1

Nguyên liệu đậu nành và trứng gà tươi

20

2

Nguyên liệu sữa bột, dịch sữa và tinh bột

20

3

Thành phẩm có bổ sung tinh bột, trứng, sữa bột

39

4

Mặt cắt sản phẩm có bổ sung tinh bột, sữa bột và trứng

40

5

Thành phẩm và nguyên liệu chính

40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung tinh bột, trứng và sữa bột đến chất lượng sản phẩm tàu hủ mềm - 2

Hình



CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU


1.1. Đặt vấn đề

Đậu nành là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa hàm lượng protein rất cao, sản phẩm chế biến từ đậu nành có rất nhiều loại như: đậu hủ ki, chả đậu tương, sữa đậu nành, đậu hủ…

Trong đó đậu hủ mềm là loại thức ăn làm từ dịch sữa đậu nành tạo đông bởi GDL được nhiều người ưa chuộng do dễ tiêu hóa, dễ sử dụng, chứa hàm lượng lysine cao, ít cholesterol, chất béo bão hòa… rất tốt cho sức khỏe người đặc biệt là người cao tuổi.

Tuy nhiên thành phần và hàm lượng các acid amin trong protein đậu nành không cân đối, đặc biệt là methionin, cystein là hai axit amin chứa lưu huỳnh rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài ra, khi kết tủa nước không tách ra nên hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đậu hủ mềm tương đối thấp.

Trứng và sữa là hai loại thực phẩm có chứa hầu hết các axit amin cần thiết cho sức khỏe con người ở tỉ lệ cân đối nhất.

Do đó, để cải thiện chất lượng của đậu hủ mềm việc nghiên cứu bổ sung trứng, sữa là rất cần thiết và nghiên cứu về ảnh hưởng của việc bổ sung trứng, sữa bột và tinh bột đến chất lượng sản phẩm đậu hủ mềm được thực hiện.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu:

Tạo ra sản phẩm đậu hủ mềm có giá trị dinh dưỡng cao và giá trị cảm quan tốt nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Với các khảo sát:

+ Ảnh hưởng của lượng GDL, và tỉ lệ tinh bột bổ sung đến chất lượng đậu hủ mềm

+ Khảo sát ảnh hưởng của lượng sữa bột, trứng sử dụng đến chất lượng đậu hủ mềm.

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU


2.1. Giới thiệu về nguyên liệu

2.1.1. Đại cương về đậu nành

2.1.1.1. Khái quát về đậu nành

Đậu nành là loại cây trồng cổ được trồng từ hơn 5000 năm trứơc. Đó là loại nông sản quan trọng về mặt dinh dưỡng cho con người và gia súc. Văn minh trong chế biến và sử dụng đậu nành xuất hiện ở các nước Đông Á với nhiều sản phẩm truyền thống, ngày nay còn thấy và sự biểu hiện sành điệu về sử dụng và thưởng thức các sản phẩm được chế biến từ đậu nành.

Đậu nành là một trong những loại cây trồng cổ nhất của nhân loại có tên khoa học là Glycine max (L) Merrill. Ở Việt Nam sản phẩm làm từ đậu nành và sự tiêu thụ đậu nành còn thấp (100.000 tấn/năm). Dân Việt nam cũng có một nhịp điệu phát triển đậu nành và biết ăn đậu nành như nhiều nước khác trong vùng. Đậu nành là thức ăn quan trọng trong các chùa. Có nhiều cách chế biến đậu nành trong bữa ăn hàng ngày trong chùa và trong dân gian như: Đậu hủ, tương chao, nước chấm, chả đậu nành, đậu hủ khi, nước tương … người Việt Nam cũng tự hào về các văn minh truyền thống trong nhân gian và vấn đề biết ăn và chế biến nhiều loại thức ăn từ đậu nành.

2.1.1.2. Hình dạng và màu sắc

Có nhiều loại hình dạng và màu sắc khác nhau, nhưng loại đậu nành hạt bầu dục, màu vàng là đuợc ưa chuộng hơn cả do có hàm lượng dinh dưỡng cao.

2.1.1.3. Cấu tạo hạt đậu nành Hạt đậu nành có ba phần:

- Vỏ hạt: 8%

- Phôi hạt: 2%

- Tử diệp: 90%

2.1.1.4. Giá trị dinh dưỡng:

Đậu nành là loại nông sản thực phẩm quan trọng vì chứa hai thành phần protein và chất béo có phẩm chất tốt, hàm lượng cao và đặc biệt đậu nành có giá thành tương đối rẻ.

Bảng 1. Thành phần hoá học của đậu nành


Thành phần Tỉ lệ (%)

Ẩm Protein Lipit

Carbohydrat

Cellulose Muối khoáng

8-10

35-45

15-20

15-16

4-16

4,6

Trong đó tử diệp chiếm thành phần cao nhất 90% và tỉ lệ các chất có lợi trong tử diệp tương đối cao

Bảng2. Thành phần hoá học của tử diệp


Thành phần Tỉ lệ trong tử diệp (%)

Protein Lipit

Cacbohydrat

42,8

22,8

24,9

khoáng 4,5


Protein đậu nành có chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu. Tuy nhiên so với sữa bò thì protein đậu nành còn thua kém ở sự cân đối các axit amin cần thiết như: methionin, cystein, đây là 2 axit amin chứa sulfur giới hạn trong dinh dưỡng của đậu nành, nhưng đậu nành có thành phần lysin cao hơn các loại ngũ cốc khác.

Chất béo: hầu hết chất béo trong đậu nành là axit béo chưa no có lợi cho sức khoẻ (giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch, không chứa cholesterol) nên được mọi người ưa chuộng. Ngoài chất béo đậu nành còn chứa các vitamin tan trong dầu như vitamin A, E, K… trong đó vitamin E là chất chống oxi hóa do quá trình oxi hóa đậu nành tự nhiên. (Trần Xuân Hiển, Trần Phương Lan, Nguyễn Duy Tân 2002)


2.1.1.5 Tính chất của protein đậu nành

- Tính tan:

Trong protein đậu nành globulin không tan trong nước trong khi phosphat canxi, acid phititic có thể làm cho protein đậu tan đến 90%. Tuỳ loại thực phẩm mà tính tan này được ưa chuộng hoặc không.

Ở đây ta lợi dụng tính chất trái ngược, đó là đặc tính kết tủa của protein đậu

nành.

Tính tan của protein đậu nành bị ảnh hưởng bởi pH, protein đậu nành ít tan

ở pHi = 4,5 (điểm đẳng điện) càng xa pHi này protein đậu nành càng tan nhiều, pH tự nhiên của đậu nành khoảng 6,8.

+ Tính tan của protein đậu nành còn bị ảnh hưởng bởi lực ion. Ở pH=6,8 lực ion ít bị ảnh hưởng, ở pH=2 lực ion làm giảm tính tan, ở pH=4,7 lực ion làm tăng tính tan.

+ Tính tan của protein đậu nành còn bị ảnh hưởng bởi chế độ xử lí nhiệt. Nhiệt xử lý làm biến tính và giảm tính tan của protein đậu nành sau đó một số protein có thể phân cắt thành các thành phần nhỏ hơn và tan lại.

- Tính hấp thu và giữ nước:

Đây là đặc tính nổi bật của protein đậu nành, được điều khiển bởi các phần phân cực háo nước của các phân tử protein.

Protein đậu nành có độ hoà tan cao cũng có khnăng hấp thụ nước cao, do có tính hấp thu nước nên có thể làm tăng độ ẩm thực phẩm, cải thiện tính cảm quan.

- Tính tạo gel:

Protein đậu nành có khả năng tạo gel đó là dạng protein tạo thành một mạng lưới giữ các phân tử nước lại cho hệ thống thực phẩm chứa nhiều nước, nhưng có sự liên kết chặt chẽ như cấu trúc của agar, đạt được độ cứng cao hơn các dạng lỏng.

Protein đậu nành ở trạng thái sol gần điểm đẳng điện, do sự biến tính nhiệt tạo thành progel. Nếu gia nhiệt thừa sẽ tạo thành metasol. Progel làm lạnh tạo thành gel.

Gia nhiệt Làm lạnh

Sol Progel gel

Gia nhiệt thừa Metasol

- Tính hấp thu chất béo và nhũ hóa:

Protein đậu nành khi tan trong nước phần phân cực quay ra ngoài, phần không phân cực xếp vào bên trong phân tử protein hình cầu. Trong môi trường có 2 pha dầu và nước, protein tan ở mặt liên pha. Phần thích nước quay ra phía nước, phần không phân cực hướng về pha dầu. Protein có độ hoà tan cao thì cũng có tính hấp thu chất béo và nhủ hoá tốt hơn.

2.1.1.6. Chất xơ đậu nành

Chất xơ có vai trò lớn trong dinh dưỡng của con người. Chất xơ được dùng từ nhiều nguồn khác nhau như trái cây, rau, hạt…chất xơ đậu nành bao gồm chất xơ tan và chất xơ không tan

Các nghiên cứu cho thấy một khẩu phần có 15g chất xơ/ngày có ảnh hưởng tốt tới sức khoẻ người sử dụng như:

+ Giảm cholesterol trong máu đối với những người có mức cholesterol cao, do có tác dụng tốt đối với người bị bệnh tim mạch

+ Tác dụng tốt trong việc dùng hormon insulin, giảm lượng đường trong

máu

+ Tác dụng tốt trong hệ thống tiêu hoá. (Trần Xuân Hiển, 2004)

2.1.2. Giới thiệu sơ lược về sữa bột:

- Sữa là thức ăn rất quý và bổ dưỡng đối với cơ thể con người vì trong sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, các axit amin không thay thế để cấu tạo các mô của hệ thần kinh, máu và các mô của cơ bắp đảm bảo cho sự hoạt động bình thường các chức năng sinh lý của cơ thể. Sữa bột được chế biến từ sữa bò tươi bằng cách sấy với phương pháp sấy thích hợp.

- Thành phần hóa học của sữa bột (g/100g)

+ Chất béo: 23,4g

+ Ẩm: 3,5g

+ Protein: 24,2g

Xem tất cả 91 trang.

Ngày đăng: 06/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí