Một Số Giải Pháp Giúp Đẩy Mạnh Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại V Núi Chúa

những lời giải thích trong tờ gấp và biển báo. Những hoạt động này phải làm cho du khách hài lòng. Một số nội dung cần thực hiện khi xây dựng đường mòn diễn giải:

 Lập kế hoạch đường mòn diễn giải

Thiết kế đường mòn diễn giải: Chúng ta muốn nói gì với du khách?

- Chúng ta phải thu thập thông tin về khu vực, những loài bị đe dọa, những mẫu vật dễ quan sát và an ninh của khu vực, không nên truyền đạt thông tin về cả VQG mà nên chọn từng khu vực cụ thể.Trong quá trình lập kế hoạch Cần quyết định thiết kế loại đường mòn nào khi chúng ta biết những tài nguyên và loại địa hình cũng như khán giả là ai.

- Cần lựu chọn những điểm chính trên đường mòn. Phải lựu chọn khoảng 12 đến 30 điểm diễn giải. Cũng cần phải có một bản đồ đóng tại khu vực hay in trên tờ

gấp nhằm giải tích toàn bộ tuyến đường, tên, các điểm tham quan và thời

gian.Đường mòn nên được xác định hoàn chỉnh: được đặt tên và thể hiện những đặc diểm quan trọng nhất sẽ được tham quan và chủ đề chung.

 Những điều kiện khi xây dựng đường mòn:

- Đường mòn phải được nghiên cứu trước thông qua hệ thống thông tin địa lí (GIS), nhờ đó thể hiện được tối đa các đặc điểm và độ dốc tối thiểu. Sau đó, có thể xem lại con đường này với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) nhằm kiểm soát chiều dài cũng như thời gian du khách đi hết con đường. Chúng ta nên nhớ rằng không nên thiết kế một con đường đơn điệu và dài vì điều này sẽ làm cho du khách cảm thấy chán. Một diều cũng rất quan trọng là đường mòn phải gần với đường ôtô đi lại.

- Nên có chổ đỗ xe gần với điểm xuất phát của tuyến đường.

- Chúng ta phải nhớ nhiều hơn một giờ đồng hồ.

rằng trung bình con người thường không muốn đi bộ

- Các nhóm khác nhau nên có thời gian xuất phát khác nhau để họ không gặp nhau trên đường.

- Con đường phải được xây dựng sao cho giảm tối đa mức độ ảnh hưởng tới thực vật.

- Chúng ta nên cố gắng thiết kế một con đường mòn khép kín để du khách trở về điểm xuất phát mà không quay lại một điểm nào đó hai lần.

d. Đào tạo hướng dẫn viên du lịch sinh thái

Hướng dẫn viên DLST trong VQG là một yếu tố rất cần thiết trong hoạt động diễn giải thiên nhiên. Có thể tóm tắt về diễn giải: diễn giải có truyền cảm hứng, không chỉ đơn thuần như dạy. Vì mục tiêu của nó là truyền đạt thông tin, thông điệp của nó phải phải đến được trái tim của du khách cũng như tâm trí của họ. Trong khi các hướng dẫn viên thực hiện công việc với sự nhiệt tình của họ nên truyền cảm giác yêu mến của mình đối với VQG tới du khách và thuyết phục mọi người bảo vệ nó. Họ nên tăng cường kiến thức, sự đáng giá cao và hiểu biết của du khách nhưng không cung cấp quá nhiều thông tin. Hay nói cách khác, hướng dẫn viên du lịch phải đưa ra lượng thông tin ít nhất nhưng có tính ảnh hưởng lớn nhất. Vì vậy hướng dẫn viên DLST cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

+ Hiểu biết về khu vực, đặc biệt về tài nguyên thiên nhiên ở khu vực.

+ Hiểu biết về du khách và đặc điểm của họ.

+ Có khả năng truyền đạt tới du khách.

+ Có khả năng sử dụng ngôn ngữ của du khách.

+ Trong một số trường hợp nào đó, có kiến thức về tâm lý nhằm đáp được yêu cầu và ý muốn của mọi thành viên trong nhóm.

ứng

Để giảm tác động của du khách lên môi trường tự nhiên cần tuân theo các phương pháp sau:

+ Giải thích cho du khách các quy định của địa phương.

+ Thu thập và truyền đạt những quy định hiện có đối với mỗi địa điểm tham

quan.


+ Tiếp nhận những điều xuất trực tiếp của nhân viên VQG.

+ Khuyên du khách nên có hành vi đúng mực khi sử dụng đường mòn, khi cắm

trại, khi ở trong môi trường hoang dã và gần các loài đang bị đe dọa cũng như việc quản lý rác thải và đồ thừa để lại sau các hoạt động.

+ Thông báo cho du khách biết về

mức độ

khó khăn khác nhau của mỗi

chuyến đi nhằm tránh những thiệt hại có thể do du khách thiếu kinh nghiệm hay do không biết đến những điều cần thiết về các địa hình được ít người biết đến.

+ Thông báo cho du khách biết những loài đang tồn tại nhưng cũng không đảm bảo rằng họ sẽ nhìn thấy tất cả những loài này. Ví dụ, có thể thông báo rằng du

khách có thể nhìn thấy Chà Vá chân đen, Gà Son nhưng may mắn lắm họ mới có thể nhìn thấy và sau đó giải thích lý do.

+ Cảnh bào rằng du khách không nên hái, bắt những cây con trong các khu vực tự nhiên để làm đồ lưu niệm, ví dụ như bắt động vật, xác của chúng , vết tích của chúng thậm chí ngay cả khi chính quyền địa phương cho phép.

+ Thuyết phục du khách không mua các sản phẩm thủ công làm từ nguyên liệu lấy từ những nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị đe dọa.

Để giảm tác động của du lịch lên văn hóa địa phương, cần áp dụng những phương pháp sau:

+ Diễn giải giá trị của văn hóa địa phương và lịch sử của chúng.

+ Có danh sách những hướng dẫn dành cho khu vực tham quan. Khi có thể, thu thập và truyền bá những nguyên tắc do cộng đồng địa phương tạo ra.

+ Cảnh báo cho du khách những nguy cơ tại một nơi nào đó.

+ Khuyên du khách phải chuẩn bị đón nhận những khác biệt về văn hóa.

+ Khuyên du khách chuẩn bị đón nhận những khác biệt về văn hóa và phải tạm hòa nhập với tập quán địa phương cũng như có hướng tiếp cận khéo léo.

+ Thông báo cách tốt nhất có thể mua hàng hóa và dịch vụ cũng như đối phó với những tình huống có thể xảy ra.

4.4. Một số giải pháp giúp đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái tại V Núi Chúa

4.4.1. Giải pháp huy động vốn

Quy hoạch chi tiết các khu du lịch để có cơ sở xây dựng các dự án đầu tư trọng điểm tranh thủ sự hỗ trợ của Chính Phủ về vốn cho sự phát triển cơ sở hạ tầng, tôn tạo cảnh quan môi trường tạo tiền đề cho các nhà đầu tư đầu tư vào các khu du lịch được ưu tiên đến năm 2010.Vì vậy chúng ta phải tận dụng mọi người vốn để phát triển DLST tại vườn thông qua các hình thức:

- Huy động vốn từ nguồn tích luỹ của địa phương, thu hút vốn đầu tư trong nước thông qua việc tăng cường liên doanh trong nước trên cơ sở cổ phần hoá doanh nghiệp để xây dựng các công trình thông qua các dự án đầu tư.

- Vốn ngân sách nhà nước: Nguồn vốn này dành cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông và phát triển hệ thống cây xanh, bảo vệ môi

trường, tuyên truyền quảng cáo, xây dựng các dự án khả thi trên cơ sở quy hoạch đã duyệt.

Ngoài những nguồn vốn được huy động nói chung cho công tác bảo tồn ở

VQG Núi Chúa, các cơ quan quản lý tỉnh Ninh Thuận nên thông qua việc thu phí vào cổng VQG. Kết quả phỏng vấn ở VQG Núi Chúa cho thấy 100% du khách đánh giá việc không thu phí vào cổng VQG là không hợp lý đối với một địa điểm du lịch nổi tiếng và đa số du khách khi được hỏi đều sẵn sàng mua vé với mức giá nhất định để được hưởng những lợi ích từ VQG mang lại.

Dưới đây là bảng sẵn lòng trả của du khách khi tham gia vào hoạt động DLST, đồng thới góp phần vào công tác bảo tồn, bảo vệ, cải tạo và duy trì cảnh quan môi trường.

Bảng 4.6. Mức sẵn lòng trả của du khách khi đến VQG Núi Chúa


Đơn vị (VNĐ)

Số lần chọn

Phần trăm

5000 đến 15.000

4

8%

15.000 đến 25000

27

54%

25.000 đến 30000

16

32%

Trên 30000

3

6%

Tổng

50

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Tại Vườn Quốc Gia Núi Chúa, Tỉnh Ninh Thuận - Nguyễn Đình Ngọc - 8

Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp Theo bảng trên, 54% du khách cho rằng mức thu phí vào cổng từ 15.000 đến

25.000 VNĐ là hợp lý, và mức giá mà du khách chọn nhiều nhất là 20.000 VNĐ. Một số du khách đưa mức giá 25.000 đến 30.000 VNĐ, tuy nhiên vấn đề cần thiết sau khi thu phí là cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng tốt hơn.

Sau khi tham khảo những nhà quản lý du lịch tại vườn, những người tiếp xúc nhiều với khách du lịch nước ngoài thì phấn lớn khách đều đánh giá 3 USD là hợp lý. Với mức giá được lấy ý kiến từ du khách sẽ làm cơ sở cho các cơ quan quản lý du lịch tại VQG xác định mức thu phí phù hợp với điều kiện và sự phát triển du lịch của vườn.

Cùng với số tiền thu được từ các cơ quan ban ngành thì số tiền thu được từ phí vào cổng nên được sử dụng để đầu tư cho công tác bảo tồn đa dạng sinh hoc, duy trì và nâng tạo cảnh quan môi trường.

4.4.2. Giải pháp cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và vấn đề năng lượng của VQG Núi Chúa

a. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật

Giao thông đường b: Nâng cấp tỉnh lộ 702 Vĩnh Hy - Thái An - Ninh Chữ, xây dựng tuyến đường nối Vĩnh Hy - Bình Tiên với mặt cắt và hành lang là 8 m. Nhưng trong quá trình làm đường phải tính toán không làm thay đổi môi trường tự nhiên và HST của vườn, đồng thời phải xây dựng hệ thống điện ở khu vực để đáp ứng cho nhu cầu du lịch.

Mặt khác, có thể xây dựng đường hầm xuyên núi, tuyến đường này có tác dụng khép kín liên hoàn tuyến du lịch, khách du lịch không phải qua thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khi đến các khu du lịch của VQG Núi Chúa, đồng thời giúp khai thác tốt hơn các bãi biển đẹp và nhiều tiềm năng như: bãi Chà Là, bãi Thùng, Bãi Cà Tiên, v.v.

Giao thông đường thy: Ở đây cần đầu tư thêm tàu thuyền phục vụ nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao, đồng thời mở tuyến đường thuỷ nối liền Phan Rang - Ninh Chữ- Vĩnh Hy - Bình Tiên.

b. Xây dựng hệ thống nhà nghỉ DLST

Chn đa đim: Trước hết, chúng ta phải quyết định nên xây dựng nhà nghỉ ở trong hay bên ngoài VQG. Cả hai sự lựa chọn đều có ưu điểm và nhược điểm. Thông thường, nhà nghỉ dành cho du lịch không nên xây ở bên trong các VQG có diện tích nhỏ (hơn 20.000 ha). VQG Núi Chúa có diện tích 29.865 ha nên việc xây dựng hệ thống nhà nghỉ bên trong vườn là hợp lý. Nếu ở trong VQG, sẽ có ưu điểm là du

khách sẽ có cảm giác gần gũi với thiên nhiên, nhưng cũng có nhược điểm là xa

CĐĐP và điều này có thể dẫn tới thu nhập bị ảnh hưởng. Do đó, nên áp dụng đặt giá nghỉ cao đối với nhà nghỉ bên trong VQG, điều này giúp tăng doanh thu nhưng số lượng du khách muốn nghỉ tại vườn giảm.

Trong trường hợp nghỉ trong VQG, địa điểm nhà nghỉ phải được lựa chọn sao cho tác động môi trường gây ra càng nhỏ càng tốt. Một yếu tố cần xem xét là nơi này phải có cảnh quan đẹp, đó là yếu tố quyết định sự thành công. Đối với nhà nghỉ ở bên ngoài VQG, lựa chọn đầu tiên khi quyết định xây chúng là xây ở trong làng hay CĐĐP xây nhà nghỉ ở bên ngoài đón khách, cụ thể, chúng ta có thể xây dựng ở xã

Vĩnh Hải, Bình Tiên, v.v. Cách cuối cùng có thể là cách tốt nhất mặc dù nó đòi hỏi phải tổ chức đào tạo và nguồn tài chính cho dân địa phương để họ có thể nâng cao chất lượng. Đây là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để đưa người dân sống tại VQG Núi Chúa tham gia vào hoạt động DLST tại khu vực.

Kiến trúc và thiết kế nhà ngh: Hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể và chính xác nào về xây nhà trong các VQG, do đó người thiết kế sẽ có trách nhiệm xây dựng CSHT và đảm bảo tác động môi trường là tối thiểu. Tốt nhất là BQLVQG Núi Chúa nên thiết lập những nguyên tắc và quy đình nhằm quy định rõ những tham số mà dựa vào đó để thiết kế các CSHT phục vụ DLST tại khu vực.

Chúng ta đã biết nhiều mô hình thiết kế nói chung. Khách sạn cổ điển thường có kiến trúc đặc biệt với nhiều hình dáng trang trí và làm thay đổi môi trường thiên nhiên (sân thay cho thảm thực vật địa phương) và áp dụng kiến trúc nước ngoài. Nhà nghỉ cộng đồng giống như một ngôi làng nhỏ với những ngôi nhà đặc biệt nằm rải rác được xây dựng theo lối truyền thống có cây xanh nối liền các ngôi nhà với nhau. Loại nhà nghỉ thứ ba là loại thường tìm kiếm một cầu nối giữa du khách và thiên

nhiên nhằm tăng tính hài hòa và yên tĩnh. BQLVQG nên xây dựng các nhà nghỉ dân

gian miền Trung. Với các nhà nghỉ này có thể khai thác tiềm năng về các giá trị văn hóa dân gian đặc sắc của vùng đặc biệt là nét văn hóa độc đáo của các dân tộc như Chăm, Raglay. Khi xây dựng những nhà nghỉ này sẽ làm giảm chi phí đầu tư quá tốn kém cho những nhà nghỉ cao cấp, nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế rất cao đồng thời không làm suy thoái HST của khu vực.

Trong quá trình thiết kế các nhà nghỉ DLST phải đảm bảo vấn để quản lý năng lượng, nước, nước thải và chất thải rắn.

Năng lượng: Một số phương hướng chính để đảm bảo tốt vấn đề này khi xây dựng các nhà nghỉ DLST:

- Điện cấp chủ yếu ở vùng là từ tuyến 35kV theo trục đường 702.


Bảng 4.7. Bức Xạ Tổng Hơp, Số Giờ Nắng, Tốc Độ Gió Tại Vườn Quốc Gia Núi Chúa

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

263.6

270.8

312.6

273.2

250.2

192.9

240.9

207.1

195.6

189.6

185.9

230


2.4


2.5


2.7


2.5


2.3.


2.1


2.4


2.4


1.9


2


1.8


2.4

Số giờ nắng (h)

Tốc độ gió Vtb (m/s)



Nguồn tin: Sở Khí tượng - Thủy văn tỉnh Ninh Thuận

Số liệu trên cho thấy VQG Núi Chúa có số giờ nắng và tốc độ gió rất cao. Đây là tiền đề để chúng ta tận dụng bổ sung nguồn năng lượng phục vụ hoạt động DLST và sinh hoạt của người dân trong vùng.

Năng lượng mặt trời có thể được dùng để đun nóng nước nhờ những tấm kim loại đặt trên mái nhà làm nước nóng trong bình. Pin năng lượng mặt trời chuyển năng lượng mặt trời thành điện sử dụng cho các hoạt động khác (thường là thắp sáng và chạy những thiết bị nhỏ).

Với thế mạnh này nhưng hầu hết các dự án DLST tại khu vực vẫn chưa tận dụng được nguồn tài nguyên này để góp phần cải thiện tình hình năng lượng trong vùng.

Đối với năng lượng gió, có thể tận dụng năng lượng gió để sản xuất điện thông qua các tua bin gió và xây dựng quạt gió khổng lồ nhằm tạo ấn tượng và cảnh quan môi trường cho khu du lịch. Do đó, chúng ta nên xây nhà nghỉ ở vị trí thông thoáng. Cần nghiên cứu hướng gió và chọn vị trí phù hợp, như thế sẽ tiết kiệm năng lượng nhờ ít sử dụng điều hòa nhiệt độ.

Qun lý nước: Để đảm bảo nguồn nước cho các khu nhà nghỉ chúng ta phải biết tận dụng mọi nguồn nước có thể sử dụng được, đặc biệt là nước mưa. Vì mùa mưa ở Ninh Thuận diễn ra rất ngắn (chỉ 3 tháng) nên cần phải xây dựng các hầm chứa nước để đề phòng nguy cơ thiếu nước trong tương lai khi hoạt động du lịch phát triển.

Quản lý nước thải:

Quản lý nước thải là vấn đề

khó giải quyết. Thông

thường, nước thải được dẫn qua một số bể chứa ngầm (thường 3 - 4 bể). Nước thải

sẽ phải trải qua một quá trình xử lý và nước thải ở bể cuối cùng có thể tái sử dụng để tưới cây và chất bùn hữu cơ thu được từ hai bể đầu tiên có thể bơm định kỳ ra ngoài và được sử dụng làm phân bón. Do quá trình xử lý chất thải cần có vi khuẩn tham gia nên tránh sử dụng các chất tẩy rửa như thuốc tẩy vì chất này có thể giết chết vi khuẩn. Đôi khi nước được lọc có thể cho chảy qua bộ lọc xanh để giữ lại hàm lượng photpho và nitơ.

- Ngoài ra chúng ta cần phải nghiên cứu xây dựng các bể chứa nước ngầm tại các khu vực để cấp nước phục vụ khai thác du lịch tại các điểm biệt lập.

Qun lý cht thi rn: Chúng ta sẽ gặp phải một vấn đề hết sức phức tạp

– đó là quản lý chất thải rắn vì hiện nay chưa có nhiều công nghệ giải quyết chất thải này và lượng rác thải trên mỗi đầu người ngày càng tăng . Mỗi nhà nghỉ nên có một kế hoạch xử lý chất thải. Du khách và các chuyên gia đã khuyến cáo là hiện nay rác ở những nơi như bãi biển hay các công trình công cộng đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng, vì vậy không nên để tình trạng chất thải rắn thải bừa bãi ở các khu nhà nghỉ.

Quản lý chất thải rắn nên dựa trê dựa trên nguyên tắc giảm thải rác, tái sử dụng nếu có thể và tái chế càng nhiều càng tốt.

4.4.3. Quản lý các hoạt động ngắm động vật hoang dã

Ngắm động vật hoang dã là một trong những hoạt động chính được thực hiện trong du lịch dựa vào thiên nhiên. Hiện nay, duy nhất chỉ có VQG Cát Tiên du khách có thể quan sát được các một số thú lớn như hươu, nai, lợn rừng, cầy, cồn vào ban đêm. Khi VQG Núi Chúa thực hiện hoạt động ngắm động vật hoang dã cần học hỏi kinh nghiệm từ VQG Cát Tiên nhưng đồng thời cần xem xét một số vấn đề sau:

- Từ điểm đứng ngắm, phải quyết định cách giải quyết các vấn đề. Cần phải

ưu tiên giảm thiểu tác động tới động vật cũng như đảm bảo sự an toàn của du khách.

- Cán bộ quản lý phải tạo ra môi trường tự nhiên càng thuận tiện để du khách thưởng ngoạn càng tốt. Những khu vực trồng cây nên được bố trí gần với trung tâm du khách để tạo cảm giác tự nhiên và có thể tạo ra bóng mát. Trong chuyến tham quan, du khách nên được phứp ăn hay nghỉ ngơi trong môi trường tự nhiên.

- Trong tình huống du khách ở gần động vật, cán bộ quản lý phải nghiên cứu cách đảm bao sự an toàn cho họ.

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí