CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 79
3.1. Định hướng khái thác tài nguyên du lịch nhân văn ở TP.HCM 79
3.1.1. Cơ sở đề xuất định hướng 79
3.1.2. Đề xuất định hướng khai thác tài nguyên nhân văn phát triển du lịch TP.HCM đến năm 2020 80
3.2. Các giải pháp chủ yếu để khai thác tài nguyên du lịch nhân văn 87
3.2.1. Giải pháp về sản phẩm du lịch 87
3.2.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật 89
3.2.3. Giải pháp về tổ chức quản lí và quy hoạch phát triển du lịch 90
3.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực 90
3.2.5. Giải pháp về thị trường 91
Có thể bạn quan tâm!
- Khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Văn Hóa
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Phục Vụ Du Lịch
- Thực Tiễn Khai Thác Tài Nguyên Nhân Văn Phục Vụ Phát Triển Du Lịch Trên Thế Giới Và Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
3.2.6. Giải pháp về vốn đầu tư 93
3.2.7. Giải pháp về phát triển bền vững tài nguyên nhân văn 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
1.Kết luận 95
2. Kiến nghị: 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 100
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Du lịch từ lâu đã trở thành một nhu cầu rất cần thiết trong cuộc sống của con người, vừa để thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, vừa là tìm hiểu, nghiên cứu và mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, đời sống được đảm bảo, thu nhập ổn định và giao thông vận tải thuận lợi, các dịch vụ ngày càng mở rộng,… thì nhu cầu du lịch sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Dường như nhu cầu du lịch của con người chưa bao giờ được thỏa mãn, càng đi du lịch con người càng mong muốn khám phá nhiều hơn những gì mới mẻ, những gì chưa biết vì “trăm nghe không bằng một thấy”.
Du lịch là một ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế của nhiều quốc gia. Mỗi địa phương có tiềm năng du lịch đều mong muốn địa phương mình trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách. Trong quá trình phát triển, ngành du lịch đã không ngừng tìm ra những hướng phát triển mới với những với nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn du khách dựa trên thế mạnh vốn có của địa phương. Hoạt động du lịch không đơn thuần chỉ là tham quan, ăn uống, đi lại mà còn phải quan tâm đến cảm xúc và tinh thần của du khách. Để làm được điều đó thì việc đa dạng các hoạt động du lịch và phát triển những sản phẩm du lịch mới là một trong những điều tiên quyết mà các nhà tổ chức du lịch cần quan tâm. Song, khai thác hợp lí và hiệu quả các thế mạnh vốn có của địa phương để phát triển du lịch mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành du lịch.
Di sản văn hóa của mỗi dân tộc là tiếng nói sống động nhất về bề dày lịch sử phát triển và chiều sâu văn hóa của đất nước đó. Mỗi di sản văn hóa là sản phẩm của trí tuệ, óc sáng tạo và quá trình lao động kéo dài mà có. Do đó, bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, những giá trị nhân văn sẽ là nguồn lực đặc biệt quan trọng để phát triển du lịch ở mỗi quốc gia, mỗi vùng đất.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tuy chỉ có hơn ba trăm năm xây dựng và phát triển, nhưng có nguồn tài nguyên nhân văn rất phong phú và đa dạng, tập trung với mật độ cao… Đó là những tiềm năng quý báu để phát triển du lịch của Thành phố. Hiện nay, TPHCM là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất nước ta, đồng thời còn là một điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Phát triển du lịch được coi là một trong những nhiệm vụ cơ bản và trọng tâm để phát triển kinh tế
- xã hội của Thành phố trong giai đoạn 2010 - 2020.
TP.HCM đã và đang thu hút khách mạnh mẽ khách du lịch đến các điểm di tích như Dinh Dộc Lập, nhà thờ Đức Bà, địa đạo Củ Chi, Suối Tiên, Đầm Sen, chợ Bến Thành, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Hồ Chí Minh,… Bên cạnh đó, ngành du lịch đã nỗ lực tổ chức các hoạt động du lịch góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách du lịch.
Tuy nhiên, hiện nay, việc khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn còn nhiều hạn chế và hiệu quả chưa cao. Vì thế tôi đã chọn đề tài: “Khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở TPHCM giai đoạn 2006 – 2011, tác giả đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch nhân văn trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch văn hóa.
- Phân tích hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn của TP.HCM.
- Phân tích thực trạng khai thác tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch của TP.HCM giai đọan 2006 – 2011.
- Đề xuất định hướng khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch TP.HCM đến năm 2020 và các giải pháp thục hiện.
3. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn và thực trạng khai thác nguồn tài nguyên du lịch nhân văn ở TP.HCM.
3.2. Giới hạn nghiên cứu
- Giới hạn nội dung:
Luận văn chỉ tập trung vào phân tích giá trị của nguồn tài nguyên du lịch nhân văn và thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn TP.HCM.
- Phạm vi không gian:
Chủ yếu là địa bàn TP.HCM. Một số vấn đề nghiên cứu được đặt trong mối quan hệ với các khu vực lân cận.
- Phạm vi thời gian:
+ Phân tích thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở TP.HCM giai đọan 2006 - 2011.
+ Đề xuất định hướng và các giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở TP.HCM đến năm 2020.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống
Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống được hình thành từ nhiều phân hệ: phân hệ du khách, phân hệ tài nguyên du lịch, phân hệ công trình kỹ thuật, phân hệ cán bộ nhân viên du lịch và phân hệ điều hành. Quan điểm hệ thống giúp chúng ta nắm bắt và điều khiển được hoạt động của mỗi phân hệ nói riêng và toàn bộ hệ thống du lịch nói chung.
- Quan điểm tổng hợp
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiệu quả phát triển du lịch liên quan đến hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và sự phát triển bền vững của các hệ sinh thái. Quan điểm tổng hợp cho phép nghiên cứu vấn đề trên cơ sở nhận thức đầy đủ các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình phát triển của các đối tượng trên cùng một lãnh thổ.
- Quan điểm lãnh thổ
Quan điểm lãnh thổ cho rằng các đối tượng địa lý được phân bố trong một lãnh thổ nhất định sẽ có những đặc điểm riêng. Xem xét hoạt động du lịch trong mối quan hệ với đặc điểm của lãnh thổ nhằm khái quát được đặc trưng của du lịch trên từng địa bàn nghiên cứu. Để mang lại hiệu quả cao trong phát triển du lịch cần tìm ra được sự khác biệt trong từng đơn vị lãnh thổ, từ đó đưa ra được các hướng phát triển du lịch phù hợp, tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc trưng cho lãnh thổ, khai thác những thế mạnh và khắc phục những hạn chế.
- Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mỗi sự kiện, mỗi hiện tượng địa lý kinh tế - xã hội diễn ra đều có mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử phát sinh và phát triển của chúng. Sự phát triển của du lịch TP.HCM cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Vì thế, cần quán triệt quan điểm lịch sử - viễn cảnh để phân tích và lí giải thấu đáo bản chất của sự phát triển du lịch địa phương trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
- Quan điểm phát triển bền vững
Đây là quan điểm bao trùm và có tính định hướng trong nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi khi phân tích, đánh giá và đề xuất phát triển du lịch phải chú ý đảm bảo hài hòa đồng thời cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp thu thập, xử lý số liệu và phân tích tài liệu
Sau khi thu thập tài liệu, tác giả xử lý và phân tích tài liệu theo nội dung cơ bản của đề tài. Nguồn tài liệu được sử dụng trong đề tài bao gồm các tài liệu chuyên khảo, các văn bản liên quan về du lịch, các số liệu thống kê của các cơ quan ban ngành, một số luận văn, khóa luận, đề tài nghiên cứu của các tác gỉa đi trước, một số tạp chí, trang báo điện tử, một số văn bản pháp luật, văn bản báo cáo,…
- Phương pháp khảo sát thực địa
Thực hiện phương pháp thực địa, tác giả có cơ sở thực tế để so sánh và kiểm chứng tính xác thực của vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhiều lần đi khảo sát các tuyến, điểm tài nguyên và điểm du lịch, các bảo tàng lớn của Thành phố. Qua đó tìm hiểu tình hình phát triển du lịch các địa điểm thông qua người dân, du khách và các cấp quản lý.
- Phương pháp bản đồ - GIS
Phương pháp bản đồ cho phép thể hiện các đối tượng địa lý trên một lãnh thổ nhất định một cách trực quan. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả sử dụng kỹ thuật GIS và phần mềm MapInfo 10.5 để xây dựng bản đồ hành chính, bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn và bản đồ thực trạng phát triển du lịch TP.HCM.
- Phương pháp điều tra xã hội học
Sử dụng bảng câu hỏi là phương pháp để thu thập nhiều thông tin cùng lúc từ người trả lời. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã cùng với nhóm sinh viên ngành Quản trị Du lịch và Dịch vụ Lữ hành, khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TPHCM (HUTECH) thiết kế bảng câu hỏi trắc nghiệm và tiến hành lấy ý kiến trả lời từ 150 du khách đến TPHCM. Qua đó, cho thấy tình hình khai thác tài nguyên ở một số điểm du lịch văn hóa, tình hình phục vụ du khách và mức độ hài lòng của du khách về cơ sở hạ tầng du lịch, nhân viên du lịch…
- Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tham khảo ý kiến của một số cán bộ nghiên cứu và phụ trách về việc khai thác các giá trị văn hóa từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM, đồng thời tham khảo ý kiến một số nhà khoa học am hiểu về du lịch và tác giả có đề tài nghiên cứu liên quan.
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
5.1. Trên thế giới
Cho đến trước chiến tranh thế giới thứ II hầu như chưa có những công trình độc lập, việc nghiên cứu, điều tra, đánh giá các tài nguyên du lịch cả về lý luận và thực tiễn. Nội dung đánh giá tài nguyên du lịch thường chỉ là một phần của các dự án hoặc công trình quy hoạch kinh tế - xã hội và chủ yếu nghiên cứu về tài nguyên du lịch tự nhiên.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, số lượng người đi du lịch trên thế giới ngày càng nhiều, du lịch ngày càng được coi trọng. Ở các nước tư bản phát triển trong giai đọan này cộng đồng bắt đầu có những quan tâm đến việc bảo vệ cảnh quan môi trường và các giá trị văn hóa truyền thống. Các công trình nghiên cứu có nội dung rộng và sâu hơn, có nhiều dự án quan tâm đến biện pháp sự dụng tài nguyên hợp lý, sử dụng tài nguyên phù hợp với cảnh quan và văn hóa bản địa.
Sau năm 1970, UNWTO đã thực hiện các công trình nghiên cứu, xây dựng hệ thống phân loại tài nguyên du lịch làm cơ sở cho việc nghiên cứu, sử dụng tài nguyên du lịch cho các nước trên thế giới.
Từ năm 1972, Hội đồng Di sản thế giới (WHC) của UNESCO đã được thành lập và tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện công nhận các di sản văn hóa và tự nhiên thế giới, đồng thời nghiên cứu, giúp đỡ các quốc gia trong việc nghiên cứu, bảo vệ tôn tạo các di sản thế giới.
5.2. Ở Việt Nam
Ngành Du lịch Việt Nam được thành lập ngày 9/7/1960 và bắt đầu khởi sắc từ năm 1990. Trong những năm gần đây, du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp không nhỏ vào GDP của cả nước. Trong bối cảnh đó, công tác đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn và hoạt động du lịch văn hóa ngày càng được coi trọng.
Từ năm 1990 đến nay, đã có nhiều dự án, đề tài nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch và có liên quan đến vấn đề này ở cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn được thực hiện như: “Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam” (1986), “Sơ đồ phát triển và phân bố ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 1986
– 2000” (1986), “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam”; “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010” (Tổng Cục Du lịch Việt Nam, 1995); “Đánh giá khả năng khai thác di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thừa Thiên - Huế phục vụ mục đích du lịch” (Trần Văn Thắng, 1995); “Địa lý du lịch” (Nguyễn Minh Tuệ chủ biên, 1997); “Đánh giá tài nguyên du lịch Thanh Hóa” (Trần Đức Thanh, 2005); “Tài nguyên du lịch” (Bùi Thị Hải Yến, 2007);…
Các công trình này tập trung nghiên cứu chuyên sâu về cơ sở lý luận và vận dụng các chỉ tiêu, phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch nói chung và tài nguyên du lịch nhân văn nói riêng vào nghiên cứu ở một địa phương cụ thể.
5.3. Ở Thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch và các nghiên cứu liên quan là đề tài mới được xúc tiến trong những năm gần đây. Trước năm 2000, chỉ có một vài tác giả đề cập đến song rất tản mạn, đa số là những bài viết ngắn, sơ lược dưới dạng giới thiệu như “Du lịch 1990” (Lê Minh Giám chủ biên) nhằm giới thiệu với khách tham quan những địa điểm ở Thành phố mà theo nhóm tác giả này cho là nên đến. “Cẩm nang du lịch” do nhà xuất bản Trẻ Thành phố thực hiện; “Di tích lịch sử và văn hóa trong chiến lược phát triển du lịch” (Đặng Văn Bài, 1994);... Từ năm 2000 đến nay, với sự phát triển mạnh của ngành du lịch Thành phố,
đã có nhiều công trình tập trung nghiên cứu, đánh giá các thế mạnh, tài nguyên nhằm mục đích khai thác, quảng bá phát triển du lịch. Có một số công trình nghiên cứu ở góc độ chuyên ngành sâu như: “Khai thác lễ hội và các sự kiện góp phần phát triển du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh” (Huỳnh Quốc Thắng, 2007); “Hành trình di sản văn hóa thành phố Hồ Chí Minh” (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, 2011);…
Trong định hướng phát triển du lịch TP.HCM, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đề xuất những chương trình chú trọng đến phát triển du lịch văn hóa như chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh – 100 điều thú vị” là chương trình dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; Dự án “Ý tưởng thiết kế đô thị bảo tồn và cải tạo khu phố cổ Chợ Lớn thành phố Hồ Chí Minh” (Sở Quy hoạch Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, tháng 6/2012);…