Các Dự Án Du Lịch Đang Hoạt Động Kinh Doanh Trên Địa Bàn Huyện Hàm Thuận Nam

- Dự án đã có tác động hoặc đang triển khai: 28 dự án (tỷ lệ 32,56%), bao gồm: Yên Sơn, Cẩm Thái, Đá Đỏ, Thuận Quý I, Thuận Quý II, Suối Mơ, Bàu Rau Má, The Pavillons Villa & Resort, Hải Tiên, Đại Tây Dương (Đồi Vàng Kê Gà), Làng du lịch sinh thái vườn Đức Nhi, Khu du lịch Resort Nhà Bè, Khu du lịch cộng đồng Phong Thủy, Mát Trời, Chinh Mai Đại, Nhược Lan, Terracotta resort & Spa (chuyển đổi từ Sương Sắc), Thuận Đạt, Hồ Xanh, Kim Thành, YaSaKa Phan Thiết, Xây Dựng mới, Hòn Lan, Biệt Thự Hòn Lan, Hòn Lan (Golden Orchid), Khu nghỉ dưỡng Honey Moon, Sang Hiền, Thanh Bình 1 (Vườn Đá).

- Dự án đã hoàn thành và hoạt động kinh doanh: 14 dự án (tỷ lệ 16,27%), bao gồm: Sài Gòn - Suối Nhum, Hàm Dương, Ánh Dương, Đồi Sứ, Phố Biển, Bình Yên, Thanh Hương, Rock Bay Resort (Vịnh Đá Nhảy), Huyền Trang, Bàu Mai, Tấn Phát, Việt – Pháp, Eco Spa Village và khu DLST cáp treo Tà Cú. Phần lớn các dự án này đều tiếp giáp biển (trừ khu DLST cáp treo núi Tà Cú), có cảnh quan thiên nhiên còn hoang sơ, thuận lợi cho tổ chức khai thác loại hình du lịch sinh thái biển.

Bảng 2.8: Các dự án du lịch đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam



STT

Tên dự án du lịch

Diện tích (ha)

Vốn (tỷ đồng)


STT

Tên dự án du lịch

Diện tích (ha)

Vốn (tỷ đồng)

1

Tà Cú

24,5

70,0

8

Hana Beach

1,5

50,0

2

Đồi Sứ

2,0

6,8

9

Ánh Dương

2,1

6,0

3

Bình Yên

0,8

3,0

10

Sài Gòn Suối Nhum

5,6

28,0

4

Thanh Hương

1,06

3,0

11

Huyền Trang

1,86

5,7

5

Rock Water Bay

1,6

3,1

12

Tấn Phát

1,7

4,5

6

Bàu Mai

5,0

25,0

13

Eco Spa Village

6,87

80,0

7


Việt - Pháp


4,4


37,5


14

Phố biển Hòn Lan


5,4


25,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững - 9

Nguồn: Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch Hàm Thuận Nam, năm 2011


- Dự án chậm triển khai hoặc vướng quy hoạch: 42 dự án (tỷ lệ 48,84%), bao gồm: Thế Giới Xanh, Thành Đạt, Đức Hạnh, Minh Ngọc, Đồi Phong Lan, Tân Thành Minh, Thảo My, Phương Bắc, Hương Bắc, Mũi Điện-Kê Gà, Bờ Biển Vàng, Trung Việt, Phương Anh II, Khu du lịch và Biệt thự cao

cấp Miền Biển Thuận Quý, Khu du lịch Phong Thủy, Hải Thành, Nghỉ mát Việt-Nga, Nhất Thôn, Văn Kê, Ngọc Minh, Huy Hoàng, Sinh thái Kê Gà, Hòn Lan Resort, Big Bear, Santana, Hoa Sa Mạc, Thái Bình, Sài Gòn- Liên Hương, Sài Gòn- Hòn Lan, Thái Anh, Green Resort, Ngọn Hải Đăng, An Đa Phước, Thuận Nam, Biển Ngọc Resort, Khu nghỉ dưỡng Tầm Nhìn Đại Dương, Khu sân golf và biệt thự Hàm Thuận Nam, Cơ sở Thực hành-Nghỉ dưỡng Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Champa Thalasso & Spa Resort, KDL Spanirvana (Hồng Bàng–Phương Đông), Khu du lịch sinh thái Sài Gòn- Hòn Lan và dự án Khu nghỉ dưỡng Suối khoáng Phong Điền (đang hoàn tất hồ sơ Báo cáo thăm dò, đánh giá trữ lượng mỏ khoáng để giao nộp hồ sơ cho Bộ TN & MT thẩm định, cấp phép khai thác).

- Dự án mới được chấp thuận đầu tư trong năm 2010: 02 dự án (tỷ lệ 2,33%). Đó là: Khu công viên du lịch Biển Hồ, Gió Biển Resort (chuyển đổi từ Khu DLST CATACO).

Như vậy, chỉ có 42/86 dự án đã hoạt động hoặc đang triển khai xây dựng, đạt tỷ lệ 48,84%. Còn lại là các dự án “treo” (chờ sang nhượng kiếm lời), một số dự án thì vướng đền bù và vướng quy hoạch.

2.3.9. Công tác quản lý của Nhà nước về du lịch‌


Sau khi Huyện Ủy ban hành Chương trình hành động số 28-NQ/HU ngày 19/07/2004 về nhiệm vụ phát triển du lịch đến năm 2010. UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng và tất cả các xã, thị trấn tổ chức quán triệt Chương trình hành động sâu rộng trong cán bộ và quần chúng nhân dân trong toàn huyện.

Tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm tác động trực tiếp đến toàn xã hội. Đồng thời triển khai đầy đủ cụ thể đến các xã, thị trấn đang tổ chức thực hiện công tác quy hoạch và phát triển du lịch, từ đó nâng cao nhận thức cho cán bộ Đảng viên và nhân dân về vị trí vai trò của việc phát triển du lịch trong tình hình mới, xác định kinh tế du lịch là một nhiệm vụ trọng tâm trong mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương đến năm 2020 trong đó huyện cũng ưu tiên, khuyến khích phát triển loại hình DLST.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng quy hoạch du lịch ở huyện trong những năm qua luôn được quan tâm thực hiện. Triển khai Quy hoạch phát triển du lịch suối khoáng nóng Tà Cú – Bưng Thị và Quy hoạch khu dịch vụ du lịch Suối Nhum mà UBND tỉnh đã phê duyệt. Bổ sung vào quy hoạch du lịch 150 ha đất nuôi tôm xã Tân Thành, 210 ha đất tại xã Thuận Quý.

Phối hợp với các ngành liên quan xác định mốc giới, diện tích các dự án du lịch. Đồng thời kiểm tra, đôn đốc các dự án chậm triển khai, đẩy mạnh giải quyết công tác đền bù giải tỏa để các dự án thực hiện đầu tư. Định hướng nghề nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho các hộ tái định cư, bảo đảm cuộc sống nơi ở mới tốt hơn.

2.4. Đánh giá tương quan giữa tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST‌


Qua phân tích các tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cũng như DLST ở Hàm Thuận Nam, ta thấy huyện có tiềm năng phong phú, đa dạng để phát triển du lịch, đặc biệt là DLST. Với tiềm năng đó, HĐDL và DLST trong những năm qua cũng tăng trưởng khá nhanh. Tuy nhiên, hiện trạng phát triển hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng, vẫn còn rất nhiều bất cập xung quanh các vấn đề về khai thác tài nguyên; về sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế - môi trường thiên nhiên và cộng đồng địa phương; về các điều kiện, phương tiện và nhân lực phát triển du lịch… Cụ thể như sau:

Về khai thác tài nguyên, phát triển sản phẩm DLST

- Đường bờ biển dài 23,5 km, nước trong xanh, chế độ gió phù hợp để tổ chức các hoạt động thể thao trên biển. Tuy nhiên, HĐDL ở đây chỉ dừng lại ở việc nhìn ngắm cảnh quan, tận hưởng không khí trong lành, tắm biển hoặc dạo biển bằng thuyền dễ gây nhàm chán, đơn điệu. Cần thiết phải tổ chức những hoạt động thể thao mang lại cảm giác mạnh nhằm tạo được những ấn tượng, kỷ niệm, sự gắn bó, trải nghiệm với biển cho du khách.

- Tài nguyên sinh vật rất đa dạng, phong phú, trong đó có những loài nằm trong danh mục động thực vật hoang dã quý hiếm ở khu BTTN Tà Cú. Đây chính là nơi có thể tổ chức nhiều hoạt động DLST hấp dẫn, bổ ích nhưng hiện nay khu BTTN Tà Cú vẫn chưa tổ chức được loại hình DLST gắn với tiềm năng đa dạng sinh học phong phú này.

- Một nguồn tài nguyên DLST quan trọng còn bỏ ngỏ chưa được khai thác là các suối khoáng nóng (Bưng Thị, Phong Điền). Ở các suối khoáng nóng này thuận lợi để tổ chức loại hình tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, đây là lợi thế vô cùng to lớn của huyện nhưng chỉ mới dừng lại ở việc quy hoạch chưa đi vào triển khai.

- Các tài nguyên du lịch nhân văn như: các làng nghề làm muối, làng nghề gạch ngói, làng chài ven biển, vườn thanh long, văn hóa Chăm… chưa được chú ý phát triển đúng mức để phục vụ du lịch. Đây chính là tiềm năng quan trọng để tạo ra các sản phẩm DLST đa dạng nhằm thu hút nhiều du khách và tăng doanh thu.

- Một số điểm DLST đầu tư chưa phù hợp với tôn chỉ, mục tiêu của thể loại du lịch này, chưa đáp ứng được tính nhạy cảm cao của môi trường (như khu vực Tà Cú), đây thực sự là dự án du lịch đại trà truyền thống, du lịch hướng vào thiên nhiên chứ chưa phải là DLST theo đúng bản chất và yêu cầu đối với sản phẩm của DLST.

Nhìn chung, các sản phẩm DLST còn đơn điệu, sơ sài, chưa tạo được sản phẩm độc đáo hấp dẫn du khách. Sự kết hợp khai thác đồng bộ, hài hòa các tài nguyên DLST chưa tốt, đặc biệt là các yếu tố HST tự nhiên kết hợp với văn hóa bản địa và gắn với cộng đồng địa phương chưa được coi trọng. Nhiều sản phẩm có giá trị văn hoá đặc trưng của địa phương chưa được khai thác, tôn tạo và phát huy; tình trạng phát triển các sản phẩm còn hạn chế, trùng lặp, chồng chéo chưa được quản lý khoa học.

Về đầu tư phát triển DLST

- Số lượng các khu du lịch cũng như vốn đầu tư vào du lịch và DLST của huyện không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, số dự án du lịch đi vào hoạt động còn quá ít so với tổng số dự án được chấp thuận đầu tư (số dự án “treo” nhiều), tiến độ triển khai đầu tư của các dự án còn chậm. công tác giải tỏa đền bù còn nhiều vướng mắc, khó khăn... Cần đẩy nhanh tiến độ các dự án đang được thực hiện và loại những dự án không khả thi, nằm chờ dài hạn. Tăng cường kêu gọi vốn đầu tư nhưng cũng sẽ hết sức quan tâm tới tư vấn đầu tư để chú ý đáp ứng các loại nhu cầu của du khách.

- Phần lớn các cơ sở du lịch dựa vào các tài nguyên có sẵn để kinh doanh du lịch, thiếu các điều kiện cần để phát triển DLST.

Về phát triển hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ bổ trợ phục vụ DLST

- Hệ thống CSHT & CSVCKT phục vụ du lịch tuy được đầu tư và từng bước được hoàn thiện nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ; hệ thống đường giao thông chất lượng chưa tốt, các phương tiện chuyên chở du khách chủ yếu là ô tô, chưa có các loại xe hạng sang và bến đỗ xe ô tô công cộng cũng chưa được thực hiện. Ở Hàm Thuận Nam thiếu trầm trọng các dịch vụ du lịch như mua sắm, ăn uống, giải khát, bar, spa, massage, karaoke… có chất lượng. Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng trong xây dựng cơ sở lưu trú là hầu như tất cả đều được bê tông hóa, không chú ý tới các chất liệu xây dựng tự nhiên thích hợp với loại hình DLST; việc sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên (năng lượng mặt trời, năng lượng gió) do thiên nhiên ưu đãi cũng chưa được chú ý.

Về đào tạo nguồn nhân lực cho các khu DLST

- Nguồn nhân lực cho ngành du lịch đang là một vấn đề khó khăn rất lớn của tỉnh Bình Thuận nói chung và huyện Hàm Thuận Nam nói riêng. Công tác đào tạo đội ngũ làm du lịch chưa mạnh, chưa sâu, chưa theo kịp yêu cầu đa dạng, phong phú của phát triển du lịch, nhất là DLST. Hạn chế của ngành

du lịch huyện là vấn đề yếu kém về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, văn hoá giao tiếp, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch mỏng về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt hầu như ở đây không có hướng dẫn viên am hiểu sâu về HST địa phương, việc sử dụng người địa phương chỉ dừng lại ở vấn đề giải quyết việc làm trong các công việc lễ tân, phục vụ phòng, bếp mà chưa chú ý khai thác giá trị văn hóa của cư dân bản địa vào các hoạt động DLST. Để hướng tới phát triển DLST bền vững, nhất thiết huyện Hàm Thuận Nam phải chú ý đến giá trị văn hóa cộng đồng địa phương- một bộ phận quan trọng trong DLST.

Việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực, trong đó ưu tiên nhân lực địa phương, sao cho đủ về số lượng và mạnh về chất lượng là bài toán mà các nhà quản lý tỉnh Bình Thuận, huyện Hàm Thuận Nam phải có đáp án.

Về quản lý Nhà nước

- Vai trò quản lý của các cơ quan Nhà nước về du lịch tại địa phương chưa thật sự đồng bộ, chưa toàn diện như vấn đề sự phối hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm DLST hợp lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy định pháp luật. Các cơ quan Nhà nước có liên quan đến du lịch chưa phối hợp với chặt chẽ, thường xuyên để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, để hỗ trợ các chủ đầu tư nhằm mạng lại hiệu quả trong du lịch.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch tuy có cố gắng nhưng vẫn là một trong những khâu yếu rất đáng quan tâm; nội dung, hình thức và nghệ thuật quảng bá còn lúng túng, thiếu chiều sâu, kém tính hấp dẫn. Do đó, mặc dù có vị trí gần kề với các trung tâm du lịch nổi tiếng (Bà Ria – Vũng Tàu, Đồng Nam, Đà Lạt, Nha Trang) nhưng du lịch huyện Hàm Thuận Nam nói riêng và Bình Thuận nói chung chưa tạo được sự liên kết mang tính chất vùng. Bằng chứng là rất ít các tour liên kết giữa du lịch huyện và các khu vực lân cận.

Về bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên: Vệ sinh môi trường ở một số khu du lịch, các cơ sở kinh doanh lưu trú chưa tốt, tình trạng nước thải, rác thải chưa được xử lý triệt để; hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện dọc theo tuyến biển từ Tiến Thành đến Thuận Quý - Tân Thành và sinh vật biển chết trôi dạt vào bờ gây ô nhiễm tại các bãi tắm ảnh hưởng rất lớn đến HĐDL. Ngoài ra, hiện tượng bùn đỏ từ khu vực đồi chảy ra biển làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển nhất là khi có mưa lớn; việc khai thác cát đen gây xáo trộn và ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đần DLST. Do vậy, cần có những giải pháp khắc phục những ảnh hưởng về môi trường do tự nhiên gây ra, đồng thời tất cả các dự án khai thác cát đen phải tuân thủ các quy định đảm bảo môi trường; các cơ sở du lịch

phải có công nghệ xử lý chất thải sao cho HĐDL vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa không phá vỡ môi trường và cảnh quan tự nhiên cũng như môi trường sinh thái của huyện.

Đánh giá theo các tiêu chí DLST: Đánh giá chung, hiện nay hầu hết các cơ sở du lịch của Hàm Thuận Nam chủ yếu chỉ mang dáng dấp của DLST chứ chưa mang tính chuyên sâu; vai trò và trách nhiệm của khách du lịch đối với tài nguyên du lịch chưa rõ rệt.

- Đối với tiêu chí tài nguyên tự nhiên: Phần lớn các khu DLST của Hàm Thuận Nam mới dừng lại ở việc sử dụng các tài nguyên du lịch tự nhiên sẵn có. Phần giám sát môi trường và kế hoạch tái đầu tư bảo vệ tài nguyên môi trường chưa được sự quan tâm đúng mức.

- Đối với tiêu chí về giáo dục môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững: hầu như chưa có các nội dung giáo dục môi trường cũng như các hoạt động giáo dục môi trường thường xuyên, rộng khắp cho mọi đối tượng tham gia các hoạt động DLST, đặc biệt là giáo dục cộng đồng. Chưa có cán bộ chuyên trách về môi trường cũng như các biện pháp giám sát ứng phó môi trường nên rất lúng túng khi xảy ra sự cố.

- Đối với tiêu chí về sự tham gia và gắn với quyền lợi của cộng đồng địa phương: đây thực sự là vấn đề còn hạn chế, vai trò và quyền lợi của cộng đồng còn rất mờ nhạt, chưa được giáo dục và đào tạo kiến thức về DLST và bảo vệ môi trường cũng như chưa có sự tổ chức, quản lý chặt chẽ.

2.5. Ma trận SWOT1 về phát triển DLST tại huyện Hàm Thuận Nam‌


2.5.1. Điểm mạnh‌


- Vị trí địa lý thuận lợi, nằm gần Tp Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế hàng đầu và động lực của cả nước.

- Nằm rất gần Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Lạt, Đồng Nai, Nha Trang là những điểm du lịch và DLST lớn của Việt Nam; cách không xa (khoảng 30km) ‘‘Thủ đô Resort’’ Mũi Né – Phan Thiết.

- Môi trường chính trị ổn định, an toàn, người dân thân thiện.

- Hải đăng Khe Gà, núi Tà Cú là những địa danh nổi tiếng về du lịch được du khách trong và ngoài nước biết đến, và được đánh giá cao là nơi đến còn lưu giữ yếu tố cảnh quan đẹp hoang sơ, phù hợp với thị hiếu của khách DLST.


1

P PSWOT: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ)

- Là huyện có ‘‘rừng vàng- biển bạc’’ được thể hiện ở thế mạnh tài nguyên, có 23,5 km đường bờ biển còn khá hoang sơ, nhiều mũi đá đẹp, nước trong xanh; 56.716,9 ha diện tích đất lâm nghiệp (trong đó đáng chú ý là rừng trong khu BTTN Tà Cú với tính đa dạng sinh học cao); các đồi cát trắng tự nhiên nằm cách biển không xa tạo nên những cảnh quan thiên nhiên độc đáo; các suối nước nóng phù hợp với việc nghĩ dưỡng, làm đẹp, chữa bệnh, càng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho loại hình DLST nơi đây.

- Hàm Thuận Nam còn được biết đến là nơi có các làng nghề truyền thống sản xuất (làm muối, sản xuất gạch, dệt thổ cầm, đan lát, thủ công mỹ nghệ) mang đậm nét văn hóa địa phương; có cụm di tích thắng cảnh trên núi Tà Cú đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993; Có một số dân tộc thiểu số sinh sống với những phong tục tập quán rất độc đáo… Đây chính là những thành phần quan trọng tạo ra sự đa dạng, phong phú cho ngành du lịch của địa phương.

- Nguồn lao động du lịch mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng bước đầu đã được chú ý đầu tư nên số lượng lao động đã qua đào tạo năm 2010 chiếm 20% tổng số lao động du lịch. Con số này mặc dù còn khiêm tốn nhưng vẫn cao hơn so với một số huyện khác trong tỉnh và với tiến độ đầu tư, tạo điều kiện từ nhiều cơ quan chức năng như hiện nay chắc chắn trong tương lai số lao động du lịch đã qua đào tạo sẽ tăng lên.

- Thời tiết quanh năm thuận tiện cho tổ chức các loại hình du lịch biển và các hoạt động DLST rừng cho du khách đến từ các vùng miền trong nước và quốc tế.

2.5.2. Điểm yếu‌


- Thiếu sự hỗ trợ đúng mức của Nhà nước và tư nhân trong hoạt động phát triển DLST dẫn đến nhiều khu vực giàu tiềm năng nhưng bị bỏ ngõ, dẫn đến kết quả hoạt động DLST chưa cao, chưa xứng với tiềm năng vốn có của huyện.

- Vẫn còn tình trạng phá rừng làm rẫy, bắn mìn phá đá, thậm chí bán đất bán rừng trong khu BTTN Tà Cú làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan và sự đa dạng sinh học.

- Các loại hình, sản phẩm DLST chưa phong phú, đa dạng, còn trùng lắp, thiếu tính đặc thù; chất lượng dịch vụ nhìn chung còn thấp, thiếu các khu DLST chất lượng cao, DLST thực thụ; các loại hình và sản phẩm DLST ở đây mang tính thương mại hóa cao, chưa duy trì cân bằng các lợi ích nhằm mục tiêu hướng tới mục đích phát triển bền vững.


riêng.

- Các mặt hàng lưu niệm độc đáo của địa phương chưa được định hình rõ nét, chưa có đặc trưng


- Cơ sở hạ tầng như đường sá, cơ sở lưu trú, hệ thống thông tin liên lạc còn thiếu và yếu, các cơ

dịch vụ sở dịch vụ tại chỗ khác cũng chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu ngày càng cao của khách DLST. Thiếu vắng không gian đi bộ, trung tâm giải trí, trung tâm mua sắm lớn mang tính cộng đồng tại trung tâm huyện, trung tâm các khu du lịch.

- Công tác xử lý chất thải trong các khu du lịch chưa được chú trọng, đầu tư, giám sát và xử lý đúng mức về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

- Giải quyết bất cập vấn đề giữa lựa chọn phát triển du lịch ven biển với khai thác titan, nuôi trồng thủy sản, neo đậu tàu thuyền, đánh bắt hải sản

- Nguồn nhân lực tham gia chưa chuyên nghiệp, thiếu kiến thức về DLST, khả năng ngoại ngữ cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách.

- DLST của huyện Hàm Thuận Nam nói riêng, tỉnh Bình Thuận nói chung còn non trẻ so với các huyện, tỉnh khác của cả nước. Các doanh nghiệp lữ hành du lịch tại chỗ vừa thiếu lại vừa non trẻ, chưa đủ khả năng mở rộng quy mô dịch vụ theo yêu cầu phát triển thị trường. Bên cạnh đó, các chính sách của Nhà nước để phát triển DLST (như chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách ưu đãi, chính sách xúc tiến quảng bá, công nghệ thông tin, đào tạo nhân lực, quản lý môi trường du lịch...) chưa đủ mạnh để ngành này phát triển nhanh, tương xứng với tiềm năng của huyện.

2.5.3. Cơ hội‌


- Trong những năm gần đây, DLST đã trở thành đại biểu của hoạt động du lịch bền vững, thân thiện với môi trường. Đó cũng là lý do quan trọng mà loại hình du lịch này được thế giới quan tâm. Tại Việt Nam, chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế vùng du lịch trọng điểm miền Trung – Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Bình Thuận- huyện Hàm Thuận Nam.

- Một số điểm du lịch nổi tiếng trong khu vực như Phuket (Thái Lan), Bali (Indonesia), Penang (Malayxia), gần đây được đánh giá với độ an toàn không cao đã tạo thêm cơ hội cho du lịch Việt Nam, mà Mũi Né – Phan Thiết là một điểm đến thu hút rất nhiều du khách quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi cho du lịch Hàm Thuận Nam trong kết nối tour nội tỉnh.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 19/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí