Du lịch tham quan đồi cát: hướng đến nhu cầu tham quan, dã ngoại, chụp ảnh và một số trò chơi trên cát. Nhất thiết phải có sự quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh dịch vụ đảm bảo giữ gìn cảnh quan và vệ sinh môi trường.
- Sản phẩm DLST gắn với HST rừng, núi và suối nước nóng
Du lịch tham quan khu bảo tồn thiên nhiên: hướng đến nhu cầu nghiên cứu tìm hiểu hệ sinh thái động thực vật; thể thao; tham quan, dã ngoại, cắm trại trong ngày; giáo dục ý thức bảo vệ môi trường; quan sát đời sống của động vật; nghỉ dưỡng trong rừng; chữa bệnh và phục hồi thể lực. Cần có sự cấp cấp thông tin đầy đủ và có sự hướng dẫn giám sát chặt chẽ đối với hoạt động du lịch.
Du lịch suối nước nóng: hướng đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh ở suối nước khoáng nóng.
- Sản phẩm du lịch gắn với HST nhân văn: hướng đến nhu cầu văn hóa tâm linh, tham quan tìm hiểu di tích lịch sử, giao lưu và tiềm hiểu văn hóa, phong tục tập quán của người dân địa phương, của các dân tộc ít người (đặc biệt là dân tộc Chăm). Cần đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin và sự giám sát chặt chẽ trong các hoạt động văn hóa tín ngưỡng.
3.2.2.3. Phát triển đa dạng hóa loại hình DLST
- Loại hình nghỉ dưỡng, chữa bệnh, phục hồi thể chất, làm đẹp (spa) ở ven biển và suối nước nóng Bưng Thị, Phong Điền với hàm lượng khoáng cao.
- Loại hình thể thao: thể thao dưới nước (lướt ván, lặn biển, du thuyền) ở khu vực biển Thuận Quý, Tân Thành; thể thao trên cát (trượt cát, chạy vượt địa hình cát, khinh khí cầu, thả diều) ở khu vực cồn cát ven biển; thể thao leo núi, đạp xe đạp địa hình ở núi Tà Cú.
- Loại hình nghiên cứu, học tập hệ sinh thái rừng tự nhiên đặc trưng của vùng ven biển khô hạn, quan sát các loài động thực vật quý hiếm ở khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú.
- Loại hình trải nghiệm lao động sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp; mua sắm và thưởng thức sản vật địa phương; dã ngoại học tập và nghiên cứu canh nông ở khu vực ven biển và đồng bằng- đồi cát.
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Trọng Doanh Thu Du Lịch Của Hàm Thuận Nam So Với Doanh Thu Du Lịch Tỉnh Bình Thuận Và Gdp Của Hàm Thuận Nam.
- Các Dự Án Du Lịch Đang Hoạt Động Kinh Doanh Trên Địa Bàn Huyện Hàm Thuận Nam
- Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế Và Du Lịch Của Tỉnh, Huyện
- Phát Huy Vai Trò Của Cộng Đồng Trong Phát Triển Dlst
- Tổ Chức Các Hoạt Động Bảo Vệ Môi Trường Và Hst
- Khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững - 14
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
- Loại hình tham quan, dã ngoại, cắm trại trong rừng, ven suối hoặc ven biển.
- Loại hình tham quan, học tập văn hóa, lịch sử ở các di tích văn hóa lịch sử, di tích cách mạng.
- Loại hình du lịch tham quan, học tập, nghiên cứu các làng nghề truyền thống: làng nghề làm muối ở Tân Thuận, sản xuất gạch ở Tân Lập, đan lát thủ công mỹ nghệ ở Hàm Cường, đặc biệt là làng nghề gốm gọ, dệt thổ cẩm của dân tộc Chăm.
- Loại hình nghiên cứu văn hóa dân tộc ít người: tham quan nhà trưng bày hiện vật Chăm cổ; thăm khu tái hiện cảnh sinh hoạt người Chăm xưa (chợ, đền thờ, khu ẩm thực dân tộc); tham quan làng dân tộc Rai với các truyền thống sản xuất, trang phục, ẩm thực đặc biệt ở các xã miền núi.
- Loại hình tham quan, tìm hiểu văn hóa lễ hội: lễ hội mừng lúa mới và cúng Giàng của dân tộc Rai; lễ hội Giỗ tổ chùa Núi, lễ hội cầu ngư ở các vạn thuộc xóm chài ven biển.
- Loại hình du lịch hội nghị cao cấp (MICE): phục vụ các khách du lịch hạng sang với chi tiêu rất cao so với các loại hình du lịch khác.
3.2.2.4. Khai thác các điểm, tuyến du lịch sinh thái
Các điểm du lịch sinh thái
Đối với các điểm DLST đã hoạt động cần có kế hoạch bổ sung các sản phẩm mới dựa trên đặc thù khu vực, tránh sự đơn điệu như hiện tại; nâng cao chất lượng dịch vụ và hướng tới xây dựng hình ảnh điểm DLST thực thụ. Bên cạnh đó, thiết lập các điểm DLST mới để khai thác tốt các tiềm năng của huyện.
- Điểm DLST BTTN Tà Cú: Đây là khu rừng với nhiều điểm tham quan hấp dẫn (Khu Đá Bàn, khu rừng cây Kơnia, khu rừng sến rừng dầu, khu rừng cạnh Bàu Sen và đập Suối Cá, với hệ động vật cũng rất phong phú…). Cần quy hoạch cụ thể khu BTTN này và đẩy mạnh kêu gọi nhà đầu tư với nhiều chính sách ưu tiên phát triển loại hình du lịch sinh thái.
- Núi Tà Cú (Thị trấn Thuận Nam): Đây là khu du lịch thu hút phần lớn lượng khách đến với nhiều mục đích như tham quan, nghỉ dưỡng, học tập, dã ngoại hoặc hướng về chốn tâm linh… Thời gian tới cần đa dạng hóa các loại hình, có thể nâng cấp thành một điểm du lịch sinh thái thể thao leo núi và xây thêm một điểm ngắm tòan bộ khu rừng đặc dụng Tà Cú để phục vụ du khách.
- Núi Tà Đặng: Thuộc địa phận xã Thuận Quý, gần khu vực có suối khoáng nóng. Tuy độ cao chỉ có 259m (so với 700m của núi Tà Cú) nhưng lại gần biển, gần các khu du lịch ven biển, dễ tạo các tour du lịch leo núi thích hợp. Thảm thực vật không phong phú như Tà Cú, nhưng vẫn nổi trội so với khu vực xung quanh địa bàn Thuận Quý- Tân Thành.
P P
- Suối nước nóng Bưng Thị: Nằm ở ranh giới 3 xã: Thuận Quý- Tân Thành- Tân Thuận, đây là suối nước nóng có nhiệt độ khá cao (65-68oC), tại nguồn khai thác nước lạnh, đường vào suối đi trong khu rừng bảo tồn thiên nhiên có nhiều cảnh trí và động vật hoang dã, nơi đây rất thích hợp với loại hình du lịch sinh thái, chữa bệnh.
- Suối nước nóng Phong Điền: Nằm ở ranh giới xã Tân Thuận và xã Tân Hải gần khu vực mộ Thầy Thím và hồ Núi Đất, suối nước nóng Phong Điền không có cảnh quan rừng đẹp như Bưng Thị-
Tà Cú, nhưng có lượng nước phun khá mạnh và nóng hơn Bưng Thị, có thể làm điểm tham quan theo đường nối hai suối nước nóng Bưng Thị- Phong Điền.
- Tham quan các làng nghề: Làng nghề muối Thanh Phong (xã Tân Thuận), làng dệt thổ cẩm và làm gốm của người Chăm ở Tân Thuận (hiện đã có kế hoạch phục hồi và phát triển), làng nghề sản xuất gạch (xã Tân Lập), làng nghề đan lát, thủ công mỹ nghệ (xã Hàm Cường), làng chài ven biển (xã Tân Thành).
Các tuyến du lịch sinh thái
Trong quá trình định hướng tổ chức các tuyến điểm du lịch phải được căn cứ vào một số tiêu chuẩn sau:
- Tài nguyên du lịch và sự hấp dẫn của các cảnh quan trên toàn tuyến và ở các điểm dừng tham
quan.
- Các khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí có khả năng thu hút khách.
- Điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật tư kỹ thuật.
- Sự trong sạch của môi trường, các điều kiện về trật tự an toàn xã hội.
Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên có thể xác định một số tuyến du lịch ở huyện Hàm Thuận Nam
như sau:
- Tuyến Phan Thiết – Bưng Thị – Phong Điền – hồ Núi Đất: Với tuyến du lịch này du khách sẽ tham quan hai suối nước khoáng nóng Bưng Thị và Phong Điền, nhằm
tạo ho khách nhũng giây phút nghỉ ngơi, thư giãn trong một môi trường thiên nhiên yên tĩnh và thoáng mát trong khung cảnh nên thơ của rừng và khu ven hồ.
Đây thực sự là tuyến du lịch mang đậm nét sinh thái vì còn rất hoang sơ, ít người lui tới, loại hình du lịch thì mới mẻ (suối khoáng nóng) so với các điểm du lịch khác trong tỉnh. Vấn đề ở đây là phải xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng và vật chất lỹ thuật phục vụ du lịch để thuận tiên cho việc đi lại và lưu trú của du khách. Với thế mạnh đặc thù này sẽ là cơ sở để các nhà lữ hành thực hiện kết nối tour từ tắm biển Mũi Né – Phan Thiết đến nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Hàm Thuận Nam.
- Tuyến Phan Thiết- Núi Tà Cú- Bưng Thị- Hải Đăng Khe Gà- Dinh Thầy Thím: Du khách sẽ tham quan, chiêm ngưỡng thắng cảnh núi rừng, di tích lịch sử văn hóa núi Tà Cú, kiến trúc Hải Đăng Kê Gà Việt Nam, tắm suối khoáng thư giãn, chữa bệnh. Đây chính là tuyến trọng điểm với sự liên kết Mũi Né- Phan Thiết với các điểm du lịch sinh thái Hàm Thuận Nam và viếng Dinh Thầy Thím nổi tiếng linh thiêng ở Hàm Tân. Thời gian tới, cần tập trung đa dạng hóa các loại hình ở tuyến này để tăng sức hấp dẫn đối với du khách.
- Tuyến Phan Thiết- Đồi Dương (Tiến Thành)- suối nước nóng Bưng Thị: Giúp cho du khách những phát thư giãn, ngắm cảnh, tắm biển, tắm suối khoáng nóng, chụp ảnh lưu niệm.
- Tuyến Phan Thiết- bãi biển Thuận Quý- Khe Gà- núi Tà Cú: Với tuyến này du khách sẽ được tắm biển, thưởng thức hải sản, tham quan các cồn cát ven biển, thăm khu Di tích lịch sử cấp quốc gia Tà Cú, chụp ảnh lưu niệm.
- Tuyến du lịch dã ngoại không dùng động cơ: Tà Cú- suối nước nóng Bưng Thị- Thuận Quý- Khe Gà: Đây là tuyến du lịch sinh thái rất đặc biệt dành cho những du khách thích đi bộ hoặc đi xe đạp. Sau khi thăm viếng chùa núi Tà Cú với không khí linh thiêng trong chốn núi rừng, du khách sẽ đi đến với suối nước nóng Bưng Thị thư giãn, ăn món trứng luộc từ nước khoáng nóng. Du khách lại tiếp tục đến với bãi biển Thuận Quý còn khá hoang sơ với bãi cát trắng phẳng lì. Dọc theo biển du khách sẽ đến với ngọn hải đăng cổ nhất Việt Nam – Hải Đăng Kê Gà. Du khách sẽ thật sự có những phút thư giãn, hòa nhập với thiên nhiên núi rừng – suối khoáng và biển.
- Tuyến Phan Thiết- Suối Nhum- Tà Đặng- Khu BTTN Tà Cú: Sau khi thưởng ngoạn cảnh quan biển ở khu vực Suối Nhum, du khách sẽ được tham quan hệ sinh thái rừng đặc dụng rất đặc trưng cho vùng khô hạn Cực Nam Trung Bộ, quan sát sự đa dạng của các loại sinh vật, các điểm đẹp trong rừng (bãi Đá Bàn, cây Kơnia cổ thụ, leo núi Tà Đặng, đồi 100 Tà Cú…). Đặc biệt, trong khu BTTN Tà Cú còn có dân tộc Chăm với trang phục lạ mắt, làng nghề gốm gọ và dệt thổ cẩm sẽ mang đến cho du khách nhiều điều thú vị.
- Tuyến tham quan các làng nghề: Đây thực sự là tuyến du lịch mới, nếu được đầu tư đúng mức hứa hẹn sẽ thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, nghiên cứu, học tập.
Với tuyến này, du khách sẽ tham quan làng nghề đan lát, thủ công mỹ nghệ ở xã Hàm Cường với các sản phẩm rất “thiên nhiên”, kì thú, sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên (tre, nứa, sợi tự nhiên….). Sau đó, du khách sẽ ghé thăm làng làng sản xuất gạch truyền thống bằng việc sử dụng các nguyên liệu đất sét tại chỗ ở xã Tân Lập. Hướng về phía biển du khách sẽ đến với sản xuất muối Thanh Phong với kinh nghiệm hơn 20 năm ở xã Tân Thuận và ghé thăm làng sản xuất gốm và dệt thổ cẩm của người Chăm, đây là nơi du khách có thể mua sắm quà lưu niệm. Cuối cùng, ra ven biển du khách sẽ trải nghiệm bằng việc tham gia tung lưới, kéo lưới với ngư dân ở làng nghề đánh cá xã Tân Thành.
Bên cạnh, hầu như đi đến bất cứ xã nào trong huyện, trong tầm mắt của du khách cũng thấy được làng nghề nông nghiệp trồng cây Thanh long. Huyện Hàm Thuận Nam tự hào là nơi trồng Thanh long nhiều nhất của Bình Thuận. Du khách có thể nhìn, cầm, tự hái và ăn trái Thanh long chín từ trên cây, được nghe nói về kỹ thuật trồng Thanh long cũng như sẽ có cảm giác thật tuyệt vời khi cả khu vườn Thanh long bật sáng với hàng ngàn bóng điện…
Ngoài ra, còn có thể tổ chức các tuyến với các vùng phụ cận trong tỉnh (nhất là điểm du lịch mạnh của Bình Thuận hiện thời là Mũi Né- Hòn Rơm); ngoài tỉnh như Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu…
3.2.2.5. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch
Để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, việc xây dựng các kế hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đa dạng hóa các nguồn lực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều rất quan trọng.
Trước tình trạng hoạt động du lịch tăng nhanh về số lượng và cả chất lượng, trong khi đội ngũ lao động du lịch (cả quản lý và hướng dẫn viên) còn non yếu, chưa đáp ứng yêu cầu, Bình Thuận đã xây dựng “Đề án: Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Thuận, giai đoạn 2010- 2015, định hướng đến 2015”. Nguồn nhân lực du lịch của Hàm Thuận Nam cũng nằm trong tình trạng chung của tỉnh và cũng tuân theo yêu cầu chung về đào tạo và bồi dưỡng của tỉnh nhà.
Đối với cán bộ công chức, viên chức làm công tác quản lý, sự nghiệp về du lịch chủ yếu tạo điều kiện để tham gia các lớp đào tạo tại chức, tập huấn ngắn ngày để nâng cao trình độ chuyên môn. Một số cán bộ công chức, viên chức đủ điều kiện được cử đào tạo bậc trên đại học và tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn về chuyên ngành du lịch ở trong nước và nước ngoài. Đặc biệt, cần có đủ trình độ hiểu biết các vấn đề của môi trường, hiểu biết về pháp luật, chính sách môi trường của Việt Nam và Thế giới để đảm bảo môi trường DLST bền vững.
Đối với các hướng dẫn viên du lịch cần biết ít nhất một ngoại ngữ, am hiểu các điều kiện tự nhiên và văn hóa địa phương, nhất là tìm hiểu các hệ sinh thái huyện nhà để có thể đủ khả năng thuyết minh và giải thích trước du khách. Xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái cho huyện.
3.2.2.6. Về thị trường du lịch
Phát triển thị trường khách DL là một nội dung rất quan trọng có ý nghĩa quyết định các chiến lược về sản phẩm, quảng bá, xúc tiến DL và DLST.
Để đưa Hàm Thuận Nam thành điểm DLST hấp dẫn dành cho tất cả các thị trường tiềm năng thì cần phải có ngân sách, năng lực cần thiết để thực hiện kế hoạch tiếp thị có hiệu quả. Do đó cần xác định các thị trường khách DL mà nhất là những thị trường mục tiêu.
Đối với thị trường trong nước: chú ý khai thác khách du lịch nội tỉnh; khách du lịch từ phía Bắc vào (Hà Nội, Huế, Đà Nẵng); chú trọng đặc biệt khách du lịch từ phía Nam (Đông Nam Bộ và miền Tây) và các tỉnh Tây Nguyên.
Đối với khách DL quốc tế: hướng tới thị trường khách DL quá cảnh đến từ Malaysia, Singapo, Lào, Campuchia qua con đường xuyên Á, đây là thị trường nhiều tiềm năng do vị trí địa lý thuận lợi, thủ tục xuất nhập cảnh đơn giản. Thị trường này ưa thích các sản phẩm du lịch gắn với sinh thái, văn hóa với các sản phẩm chính như các tour nghỉ dưỡng sinh thái, làng nghề, du lịch MICE…
Bên cạnh, coi trọng các khách DL đến từ Nga, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Đức, Mỹ… Đây là thị trường có mối quan tâm đặc biệt đến văn hóa Việt Nam và ưa thích các hoạt động mạo hiểm như leo núi, lặn biển, khám phá thế giới sinh vật biển, đảo. Huyện Hàm Thuận Nam có đủ các yếu tố để khai thác nguồn khách sinh thái có khả năng chi trả cao này.
3.2.2.7. Quảng bá, xúc tiến DL và DLST
Xây dựng hình ảnh điểm đến:
Hình ảnh của một điểm đến là một vấn đề quan trọng trong xây dựng thương hiệu DL của một địa phương. Việc xây dựng hình ảnh điểm đến phải là một quá trình lâu dài và cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Sự thống nhất về hình ảnh điểm đến cần được duy trì trong suốt một giai đoạn quảng bá xúc
tiến.
- Loại bỏ tất cả những vấn đề tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của đểm đến như tệ
nạn xã hội, môi trường bất ổn, thái độ không thiện cảm của cư dân.
- Nêu bật được những đặc trưng, độc đáo, có giá trị đối với thị trường mục tiêu của điểm đến.
Đối với Hàm Thuận Nam, hình ảnh của điểm đến phải nêu bật được những đặc trưng và thích hợp với những thị trường mục tiêu của huyện. Căn cứ vào tiềm năng, hiện trạng cũng như xu hướng phát triển của các thị trường mục tiêu, hình ảnh điểm đến của Hàm Thuận Nam được xác định bởi các nguyên tắc:
- Là một điểm đến nổi bật với loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển, khí hậu núi cao, hệ sinh thái rừng đặc dụng và suối khoáng nóng.
- Là một điểm đến với môi trường sinh thái trong lành, cảnh quan còn hoang sơ.
- Là một điểm đến an toàn, thân thiện với du khách.
Xúc tiến, quảng bá du lịch
Do phạm vi thị trường và sản phẩm du lịch huyện Hàm Thuận Nam khá đa dạng, cần chú trọng vấn đề xúc tiến, quảng bá tại các thị trường mục tiêu với những phương pháp thích hợp cho từng thị trường, từng thời điểm và phụ thuộc vào điều kiện thực tế.
Công tác quảng bá du lịch Hàm Thuận Nam được xác định theo hướng thị trường mục tiêu gồm các nội dung sau:
- Hình thành các văn phòng tiếp thị du lịch tại các thị trường lớn như: Tp Hồ Chí Minh, miền
Tây…
- Thông qua các chương trình thông tin đại chúng như các kênh truyền hình nước ngoài, các
báo, tạp chí du lịch nước ngoài.
- Đối với thị trường du lịch trong nước, sử dụng kênh truyền thống như hệ thống đại lý du lịch, các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo, tạp chí, Internet…
3.2.2.8. Phát triển cơ sở hạ tầng- vật chất kỹ thuật
Việc xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch sao cho đảm bảo vận chuyển nhanh, an toàn và tiện lợi là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch. Một vấn đề cần quan tâm là xây dựng cơ sở hạ tầng- vật chất kỹ thuật như thế nào để đảm bảo tính hợp lí, bền vững. Trong tương lai, DLST huyện Hàm Thuận Nam cần chú trọng đầu tư xây dựng một số CSVCKT hạt nhân của ngành, hướng tới mục tiêu đảm bảo được nhu cầu đa dạng của du khách, phát triển hài hoà với thiên nhiên, tránh tình trạng bê tông hóa quá mức như một số điểm du lịch hiện nay.
Trong Quy hoạch phát triển kinh tế biển, Quy hoạch phát triển KT-XH đến 2020 tỉnh Bình Thuận đã chủ trương đầu tư thêm hệ thống các đường giao thông gắn với các điểm du lịch, xây dựng hệ thống đường nhánh ra biển, đường nối thông các điểm du lịch với nhau.