đa dạng sinh học ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú”. Theo phân loại của các tổ chức quốc tế, nơi đây thuộc điểm nóng đa dạng sinh học Miến Điện- Đông Dương.
Có nhiều điểm tham quan hấp dẫn có thể khai thác loại hình DLST nghiên cứu khoa học, dã ngoại, đi bộ trong rừng quan sát cảnh quan, sinh vật… trong đó đáng chú ý như:
- Khu Đá Bàn (địa phận Thuận Quý) đã từng là bãi đỗ trực thăng trong thời chống Mỹ: có nhiều tảng đá lớn, đẹp.
- Khu rừng cây Kơnia: có nhiều cây kơnia cổ thụ.
- Khu rừng sến, rừng dầu lông, giáng hương
- Khu rừng cạnh Bàu Sen và đập Suối Cá
- Làng văn hóa Chăm với nghề dệt thổ cẩm ở chân núi Tà Cú.
Hệ sinh thái suối khoáng nóng: Ở Bình Thuận, ngoài suối nước nóng Vĩnh Hảo (huyện Tuy Phong) và nước khoáng Đa Kai (huyện Đức Linh) nổi tiếng, thì nay trong danh mục các nguồn nước khoáng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe có thêm: suối nước nóng Bưng Thị và suối nước nóng Phong Điền ở huyện Hàm Thuận Nam.
T0
P P
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Biệt Sự Giống Và Khác Nhau Của Dlst Với Các Loại Hình Du Lịch Khác
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Quá Trình Phát Triển Các Loại Hình Dlst
- Tiềm Năng Và Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Huyện Hàm Thuận Nam- Tỉnh Bình Thuận
- Số Lượt Khách Du Lịch Của Tỉnh Bình Thuận Và Hàm Thuận Nam Từ Năm 2004 - 2010
- Tỷ Trọng Doanh Thu Du Lịch Của Hàm Thuận Nam So Với Doanh Thu Du Lịch Tỉnh Bình Thuận Và Gdp Của Hàm Thuận Nam.
- Các Dự Án Du Lịch Đang Hoạt Động Kinh Doanh Trên Địa Bàn Huyện Hàm Thuận Nam
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
0TSuối nước nóng Bưng Thị: nằm cạnh dải rừng tràm hoang dã (Melalenca leucadendron), hai bên bờ là kiểu rừng họ Dầu thuộc khu BTTN Tà Cú, giáp ranh 3 xã Thuận Quý, Tân Thuận, Tân Thành. Do giao thông không mấy thuận lợi nên dù chỉ cách thành phố Phan Thiết khoảng 35 km, nhưng rất ít người biết đến điểm du lịch hoang sơ này. Với khu rừng nguyên sinh có con bưng mang hai dòng nước chảy cùng nhau nhưng không hòa làm một: Một bên nước nóng đến 76oC, trong khi bên kia lại là nước
lạnh. Trứng gà luộc dưới dòng nước nóng chín trong khoảng 15 phút, lòng trắng vẫn trong suốt, không đặc, nhưng lòng đỏ thì sánh lại, tròn như viên bi, có độ dẻo… đã làm tăng thêm hương vị độc đáo cho du khách đến tham quan. Hiện nay, suối nước nóng Bưng Thị được quy hoạch trong diện tích 180 ha, vốn kêu gọi đầu tư hơn 41 triệu USD và đã có đường giao thông, điện lưới.
Suối nước nóng Phong Điền: Nằm ở ranh giới xã Tân Thuận và xã Tân Hải gần khu vực mộ Thầy Thím và hồ Núi Đất, suối nước nóng Phong Điền không có cảnh quan rừng đẹp như suối nước nóng Bưng Thị- Tà Cú, nhưng lại có lượng nước phun khá mạnh và nóng hơn Bưng Thị. Đặc trưng của nước nóng Phong Điền là nước khoáng Silie, Silic-flour rất nóng, có những thành phần hóa chất như độ khoáng cao, sắt - nhôm thấp, thích hợp cho việc ngâm tắm chữa bệnh. Với tài nguyên này, có thể tổ chức làm điểm tham quan theo đường nối hai suối nước nóng Bưng Thị- Phong Điền.
Hiện tại, huyện đã phối hợp với các ban ngành chức năng xây dựng quy hoạch hai khu vực suối nóng trên với tổng diện tích 280 ha để phục vụ du lịch. Các LHDL có thể tổ chức ở đây bao gồm du
lịch nghỉ dưỡng suối khoáng nóng cao cấp ven núi Tà Cú; DLST nghỉ dưỡng; du lịch điều dưỡng, chữa bệnh suối khoáng phục vụ du khách trong nước và quốc tế; dịch vụ du lịch tắm suối khoáng nóng và spa… Trong tương lai gần tiềm năng này sẽ được khai thác để đưa vào phục vụ du khách.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có suối nước khoáng Văn Lâm (xã Hàm Cường), suối nước khoáng Tân Lập cũng là những điểm DLST nghỉ dưỡng còn trong tiềm năng.
2.2.4. Tài nguyên du lịch nhân văn
Dân số của huyện Hàm Thuận Nam có 100.306 người (năm 2010). Trong đó, số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tăng từ 47.261 người năm 2004 lên 55.462 người năm 2010 (chiếm 51,1% so dân số năm 2004 và chiếm 55,3% so dân số năm 2010). Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế – xã hội là khá cao, số người trong độ tuổi lao động đang đi học của huyện chưa nhiều, năm 2010 chiếm 12,9% so với số người trong độ tuổi lao động (trong đó có 5.200 người trong độ tuổi lao động đang đi học phổ thông và 1.950 người đang đi học chuyên môn nghiệp vụ). Lao động trong ngành du lịch năm 2010 là 1830 người chiếm 3,3% so với tổng số lao động huyện, số lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 20%. Nhìn chung, chất lượng nguồn lao động của huyện tuy có tăng khá so với những năm trước đây, nhưng so với yêu cầu vẫn còn hẫng hụt rất lớn. Phần lớn lao động còn hoạt động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp với truyền thống đánh bắt cá, kéo lưới gần bờ, truyền thống trồng Thanh long với quy mô lớn nhất nước và một số làng nghề truyền thống sản xuất gạch, làm muối, sản xuất đồ gốm… Trong thời gian tới, cần có biện pháp đào tạo các lao động địa phương, đặc biệt là lao động du lịch, để bổ sung vào nguồn nhân lực có chất lượng cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng.
Về thành phần dân tộc: Ở huyện Hàm Thuận Nam ngoài người kinh chiếm đa số (trên 90%) thì còn có dân tộc Chăm và dân tộc Rai với các phong tục tập quán đặc sắc từ trang phục truyền thống, kiến trúc nhà ở đến tập quán sản xuất sẽ là làm phong phú thêm tiềm năng du lịch của huyện trong việc đáp ứng những nhu cầu đa dạng của du khách.
P P
P
P
P P
Dân tộc Chăm cư trú chủ yếu ở xã Tân Thuận, dân tộc Rai thì ở xã miền núi Hàm Cần và Mỹ Thạnh, sự phân bố dân cư của huyện nhìn chung có sự chênh lệch khá lớn về cả quy mô dân số và mật độ dân số giữa các vùng và các xã. Hai xã vùng cao có mật độ dân số rất thấp là: xã Mỹ Thạnh chỉ có 3 người /km2, xã Hàm Cần có 26 người/km2 , đồng thời còn nhiều xã có mật độ dưới 100 người /km2.
Ngược lại, xã Hàm Mỹ và xã Mương Mán có mật độ dân số khá cao, cần tăng cường đào tạo nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực và chuyển dịch nguồn lao động ở vùng có mật độ dân số cao đến các vùng khác để khai thác tốt hơn tiềm năng của huyện.
Như vậy, bên cạnh những tiềm năng DLST tự nhiên thì tiềm năng du lịch nhân văn (văn hóa bản địa) tại các khu vực sinh thái tự nhiên là một cấu thành không thể tách rời. Nguồn tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm cộng đồng dân cư với vốn văn hóa truyển thống của họ như: tập tục, lối sống, sinh hoạt lễ hội, văn hóa dân gian, các sản phẩm thủ công truyền thống, các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, các đặc sản ẩm thực…
Ở huyện Hàm Thuận Nam, mặc dù loại tài nguyên này không mấy đa dạng nhưng cũng góp phần quan trọng làm nên sự đa dạng, phong phú, hấp dẫn cho các loại hình DLST nơi đây.
Di tích lịch sử văn hóa
Nổi tiếng ở Hàm Thuận Nam là Chùa núi Tà Cú (người địa phương hay gọi đơn giản là chùa Núi), được xếp hạng Di tích lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia năm 1993. Nơi đây có quần thể kiến trúc lịch sử được xây dựng vào năm 1878-1880. Bên cạnh đó còn có Hải đăng Kê Gà (còn gọi là Khe Gà) là ngọn hải đăng có kiến trúc độc đáo cao nhất và cổ nhất ở nước ta.
Đây chính là hai điểm du lịch chủ yếu và quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn về lượt khách và doanh thu du lịch của Hàm Thuận Nam
Các lễ hội, làng nghề truyền thống
- Lễ hội: Đáng chú ý là lễ giỗ tổ Chùa Núi Tà Cú được tổ chức hàng năm vào ngày 5 tháng 10 âm lịch. Ngoài ra, còn có một số lễ hội Cầu Ngư ở các Vạn nhằm tỏ lòng tôn kính thần linh và cầu mong sự bình an cũng như thu được nhiều lợi ích từ hoạt động ngư nghiệp; lễ hội Chà- Pon của dân tộc Rai xã Hàm Cần và lễ hội Chà – Pi của dân tộc Chăm xã Tân Thuận được tổ chức vào tháng 12 âm lịch hàng năm, nhằm mừng lúa mới và cúng Giàng. Nếu được khai thác tốt, các lễ hội này sẽ tạo thêm các sản phẩm mới, độc đáo cho loại hình du lịch sinh thái của huyện.
- Làng nghề truyền thống: ở huyện Hàm thuận Nam có 3 làng nghề truyền thống đã được tỉnh công nhận, đó là làng nghề gạch ngói Tân Lập, làng nghề đan lát, thủ công mỹ nghệ Hàm Cường, làng nghề muối Thanh Phong – Tân Thuận với hơn 20 năm kinh nghiệm làm muối. Ngoài ra, còn có làng nghề gốm gọ của dân tộc Chăm ở khu BTTN Tà Cú sản xuất ra các vật dụng tiêu dùng với các hoa văn lạ, đẹp mắt; làng chài đánh cá ở ven biển xã Tân Thành – nơi du khách có thể trải nghiệm cùng các ngư dân: tung lưới, kéo cá và tận hưởng những đặc sản biển tươi sống do chính mình thu hoạch được.
Những làng nghề này tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, sử dụng lao động địa phương, có thị trường tiêu thụ ổn định, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân. Hiện tại, các làng nghề này chưa trở thành điểm tham quan cho du khách nhưng nó mang trong mình những nét văn hóa của địa phương nên sẽ là điểm đến của du khách trong tương lai. Vì vậy, tỉnh Bình Thuận đã có kế hoạch tập trung hỗ trợ xây dựng những làng nghề truyền thống của tỉnh thông qua các chương trình xúc tiến hỗ trợ đầu tư, chương trình khuyến công địa phương để hỗ trợ các làng nghề về đào tạo lao động, kiến thức quản lý, tăng cường khả năng kinh doanh, chuyển giao khoa học công nghệ, cũng như là tiến hành đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu,…
2.2.5. Đánh giá chung về tiềm năng phát triển DLST của Hàm Thuận Nam
Những ưu thế
Huyện Hàm Thuận Nam có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nói chung mà đặc biệt là phát triển loại hình DLST :
- Hàm Thuận Nam có vị trí là cửa ngõ phía Tây Nam của Tp Phan Thiết. Từ trung tâm huyện rất thuận lợi để đi đến nhiều trung tâm tỉnh lỵ và huyện lỵ khác trong vùng Duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ và cả Tây Nguyên; gần vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (vùng có tiềm lực kinh tế lớn và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất nước). Đây là những thị trường có nhu cầu du lịch lớn, nhất là du lịch cuối tuần có thể đi về trong ngày. Ngoài ra, huyện còn có vị trí gần đường hàng hải quốc tế, có các hệ thống giao thông quan trọng đi qua (đường sắt, đường bộ...) nên giao thông thuận tiện.
- Nằm rất gần ‘‘Thủ đô Resort’’ Mũi Né – Phan Thiết, gần Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Lạt, Đồng Nai, Nha Trang là những điểm du lịch và DLST lớn của Việt Nam, mở ra cơ hội liên kết các tour du lịch liên tỉnh.
- Hải đăng Khe Gà, núi Tà Cú là những địa danh nổi tiếng về du lịch được du khách trong và ngoài nước biết đến, và được đánh giá cao là nơi đến còn lưu giữ yếu tố cảnh quan đẹp hoang sơ, phù hợp với thị hiếu của khách DLST.
- Là huyện có ‘‘ rừng vàng- biển bạc’’ được thể hiện ở thế mạnh tài nguyên, có 23,5 km đường bờ biển còn khá hoang sơ, nhiều mũi đá đẹp, nước trong xanh; 56.716,9 ha diện tích đất lâm nghiệp (trong đó đáng chú ý là rừng trong khu BTTN Tà Cú với tính đa dạng sinh học cao); các đồi cát trắng tự nhiên nằm cách biển không xa tạo nên những cảnh quan thiên nhiên độc đáo; các suối nước nóng
phù hợp với việc nghĩ dưỡng, làm đẹp, chữa bệnh, càng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho loại hình DLST nơi đây.
- Hàm Thuận Nam còn được biết đến là nơi có các làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa địa phương; có cụm di tích thắng cảnh trên núi Tà Cú đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993; Có một số dân tộc thiểu số sinh sống với những phong tục tập quán rất độc đáo… Đây chính là những thành phần quan trọng tạo ra sự đa dạng, phong phú cho ngành du lịch của địa phương.
Ngoài những thuận lợi về tài nguyên du lịch nói trên thì huyện Hàm Thuận Nam còn được tỉnh Bình Thuận xác định là một trong những khu vực du lịch quan trọng của tỉnh trong định hướng phát triển du lịch giai đoạn 2010 – 2020, trong đó, DLST là loại hình được ưu tiên hàng đầu.
Những hạn chế
- Trước đây, khi du lịch chưa phát triển, sự quản lý lỏng lẻo đã làm cho một số tài nguyên tự nhiên xuống cấp nghiêm trọng (người dân đã phá hủy những mỏm đá đẹp với các hình thù khác nhau để phục vụ cho lợi ích kinh tế, các hệ sinh thái rừng ven biển cũng bị chặt trụi…). Hiện nay, các dự án khai thác cát đen ven biển đã làm xáo trộn nghiêm trọng cảnh quan du lịch bởi việc đào xới các động cát, thải nước gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường đất và nước khu vực ven biển từ Thuận Quý đến Tân Thành.
- Nhiều nơi có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp nhưng chưa được nhiều người biết đến vì giao thông rất khó khăn, muốn đến tham quan thậm chí phải “lội bộ” cả chặng đường dài (suối nước nóng Phong Điền, Bưng Thị, hồ sông Móng, hồ Ba Bàu…).
- Ý thức của người dân nói chung về bảo vệ thiên nhiên môi trường chưa cao và chưa đồng bộ. Người dân có trình độ dân trí thấp lại nghèo nàn nên làm tăng thêm sức ép trong vấn đề bảo vệ rừng và phát triển DLST.
- Một số làng nghề truyền thống (làng nghề gốm gọ và dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Chăm) gần như bị mai một hoặc không giữ nguyên bản sắc.
- Các lễ hội có quy mô chưa lớn, chưa tập trung, lại phân bố ở địa bàng vùng cao chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng nên việc tổ chức thành điểm, tuyến du lịch sinh thái gặp nhiều khó khăn.
Tóm lại, Hàm Thuận Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển loại hình DLST, bao gồm: DLST ven biển, DLST vùng đồi núi, DLST miệt vườn, du lịch dã ngoại, cảnh quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu văn hoá nhân văn… Trong tương lai, nếu được đầu tư, khai thác hiệu quả theo hướng bền vững, không làm tổn hại đến môi trường, mang lại lợi ích cho không chỉ nhà đầu tư mà cả
cộng đồng địa phương thì bộ mặt kinh tế - xã hội của huyện Hàm Thuận Nam chắc chắn sẽ có bước phát triển xứng đáng với những gì mà thiên nhiên đã ban tặng.
2.3. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam
2.3.1. Các loại hình và sản phẩm du lịch sinh thái
Căn cứ vào tính chất của HĐDL và những tiềm năng phát triển du lịch, huyện Hàm Thuận Nam có thể đẩy mạnh các loại hình DLST như sau: Du lịch nghiên cứu khoa học; du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh khí hậu ven biển, khí hậu núi cao, suối khoáng nóng; du lịch tham quan HST nông nghiệp; du lịch thể thao mặt nước, leo núi, mạo hiểm; du lịch thám hiểm, tham quan HST biển- đảo, HST rừng nhiệt đới ven biển và cảnh quan tự nhiên; du lịch tìm hiểu di tích văn hóa lịch sử, văn hóa cộng đồng dân tộc, các làng nghề truyền thống của địa phương.
Tuy nhiên, trên thực tế ở huyện Hàm Thuận Nam mới chỉ phát triển chủ yếu loại hình DLST
như:
- Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh ven biển, thăm di tích Hải đăng Kê Gà, du thuyền trên
biển (ở khu vực ven biển thuộc xã Thuận Quý và Tân Thành).
- Du lịch tham quan di tích lịch sử và HST rừng nhiệt đới ven biển, thể thao leo núi (ở khu DLST cáp treo núi Tà Cú).
- Du lịch kết hợp tham quan, nghiên cứu, học tập thông qua chương trình nghiên cứu về sinh vật, phục hồi đa dạng sinh học và cảnh quan trên phân khu phục hồi sinh thái, nghiên cứu các mối quan hệ và hợp tác trong phát triển DLST ở khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Cú.
- Tham quan HST nông nghiệp với vùng trồng Thanh long lớn nhất cả nước.
Các loại hình DLST mà huyện Hàm Thuận Nam đang hoạt động thực sự chưa khai thác hết chiều rộng và cũng chưa đi vào chiều sâu. Các điểm du lịch chưa có sản phẩm mới độc đáo, đặc trưng, mà vẫn trùng lặp với các địa điểm khác trong hoặc ngoài tỉnh. Đây chính là lý do mà hoạt động DLST ở đây chưa thu hút, hấp dẫn được du khách. Du khách đến đây chủ yếu là thư giãn, nghỉ ngơi, chưa có nhiều cơ hội để tham gia hoạt động, trải nghiệm thực tiễn; du khách mà nhất là khách quốc tế không thể thỏa lòng vì hầu hết các điểm tham quan đều hiếm hoi hướng dẫn viên thông thạo ngoại ngữ (trừ tiếng Anh); thậm chí các khu du lịch cũng chưa quan tâm nhiều đến vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho du khách…
Thực tế đã cho thấy, do loại hình và sản phẩm du lịch chưa đa dạng, hấp dẫn nên lượng khách đến chưa đông so với tiềm năng; thời gian lưu trú ngắn (thường 2- 3 ngày), chủ yếu vào các ngày cuối tuần, ngày lễ; chi tiêu của du khách thì chưa cao.
Tóm lại, để tăng sức hấp dẫn đối với du khách, nhất là những khách DLST thực thụ thì nhất thiết phải cho ra các loại hình, sản phẩm DLST đặc thù của địa phương, sao cho không chỉ thu hút nhiều lượt khách mà còn giữ được chân du khách lưu trú lâu hơn, chi tiêu của du khách cao hơn và ước muốn quay trở lại sau lần đầu cũng sẽ tăng lên.
2.3.2. Các điểm DLST
Điểm du lịch là nơi có tài nghuyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch. Điểm du lịch cần có điều kiện để khách đến tham quan du lịch với môi trường tự nhiên xã hội tốt và đảm bảo về an toàn du lịch.
Hiện tại, trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam chủ yếu mới khai thác một số điểm du lịch sau
đây:
Điểm DLST cáp treo núi Tà Cú (Thị trấn Thuận Nam)
Nơi đây có quần thể kiến trúc lịch sử được xây dựng vào năm 1878- 1880, trên độ cao 475m
giữa lưng chừng núi. Toàn bộ khu chùa núi gồm hai khu chùa chính là Linh Sơn Trường Thọ và chùa Linh Đoàn.
Phía trên chùa, cách hang Tổ khoảng 50 m là tượng 1TPhật1T 1TThích Ca1T nhập 1TNiết Bàn1T dài 49m, cao 7m. Tác phẩm do ông Trương Định Ý chủ trì, được đúc bằng 1Tbê tông cốt thép1T trong đợt trùng tu năm 1T19631T. Cách pho tượng khoảng 50 m về phía dưới là nhóm tượng 1TDi đà Tam tôn1T xếp thành hàng ngang, xây trên đài sen: tượng 1TA Di Đà1T ở giữa cao 7m, bên trái là tượng 1TQuán Thế Âm1T và bên phải tượng 1TĐại Thế Chí1T đều cao 6,5 m. Tháp mộ của Tổ và của các nhà sư trụ trì đã qua đời được chia thành hai cụm ở trước điện thờ và sau điện thờ. Tháp Tổ nằm trước điện thờ, bên cạnh có mộ con cọp tương truyền là đã được sư Hữu Đức thuần hóa. Trải qua nhiều thế kỷ, chùa núi Tà Cú là nơi thờ cúng của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Hàng năm, nhất là vào các ngày đầu năm âm lịch và các ngày rằm có hàng vạn lượt người đến tham quan chiêm bái. Phía đông nam Tà Cú có đồi 400m, nguyên là căn cứ rađa của Hải quân Mỹ, có thể nâng cấp thành một điểm du lịch leo núi và xây dựng một điểm ngắm toàn bộ cảnh rừng đặc dụng Tà Cú.
P P
Nhiệt độ trung bình nơi đây từ 16 – 20oC, quanh năm sương mù bao phủ. Khí hậu mát mẻ, cảnh
quan thiên nhiên thơ mộng, yên tĩnh, tiếng chuông chùa văng vẳng chốn núi rừng càng làm tăng thêm
sự huyền bí tâm linh của chùa Núi. Hiện tại, khu DLST Cáp treo Tà Cú là chính điểm tham quan thu hút đông khách nhất của huyện Hàm Thuận Nam.
Mũi Điện- Khe Gà (xã Tân Thành)
Đây là khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, bãi biển rộng, thoải, nước biển trong xanh và hoang sơ được nhiều người ưa thích. Nơi đây còn giữ hầu như nguyên vẹn ngọn Hải Đăng là di tích kiến trúc độc đáo cao nhất và cổ nhất ở nước ta, được khởi công xây dựng từ tháng 2 năm 1897 và hoàn thành năm 1899 do kiến trúc sư người Pháp Chnavat thiết kế. Công trình đồ sộ này được xây dựng bằng đá hoa cương, cao 65m so với mặt biển. Mỗi cạnh chân tháp dài 20,6m với 184 bậc thang xoắn ốc bằng thép dẫn đến đỉnh. Trên ngọn tháp có bóng đèn 2000w làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại. Phía dưới ngọn tháp là căn nhà lớn hình vuông mỗi cạnh 40m, có hầm chứa nước sâu tới 3m để dùng cấp nước ngọt cho những người canh tháp. Ngọn hải đăng không chỉ là thắng cảnh, di tích, kiến trúc độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Đến Mũi Điện- Khe Gà, khách du lịch có thể kết hợp du lịch tắm biển với các hoạt động thể thao, câu cá và tham quan bằng thuyền hoặc thúng trên biển…
Bãi biển Thuận Quý- Tân Thành
Là một bãi tắm dài khoảng 10 km từ khu vực suối Nhum đến Mũi Điện- Khe Gà nằm trong vùng đệm của khu BTTN Tà Cú. Bờ biển thoải, nước trong xanh, cát trắng, các bãi đá chông chênh với nhiều hình thù lạ mắt chạy dài ven biển được các nhà đầu tư rất tâm đắc và chọn làm biểu tượng để đặt tên cho khu du lịch của mình (Đá Đỏ, Đá Nhảy, Vườn Đá). Biển xanh, cát trắng, nắng vàng, các bãi đá đẹp cùng với hệ sinh thái dứa dại, rau muống biển như còn giữ nguyên vẹn vẻ hoang sơ. Đến bãi biển Thuận Quý – Tân Thành quý khách sẽ được trở về vùng thiên nhiên hoang dã với các hoạt động tắm biển, câu cá, du thuyền trên biển, thử làm ngư dân, vui chơi trên đồi cát, thả diều, thưởng thức các sản vật biển tươi ngon ở địa phương và một điều quan trọng là cảm nhận được đời sống mộc mạc, giản dị, thân thiện của dân miền biển.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, khu vực biển Thuận Quý – Tân Thành chưa cạnh tranh được với các điểm du lịch khác trong tỉnh (Mũi Né) và ngay trong huyện thì số lượt khách đến cũng còn ít hơn so với khu DLST cáp treo Tà Cú. Trong tương lai, cần có sự đầu tư tổng hợp về cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch, đội ngũ lao động du lịch, xúc tiến quảng bá sao cho phát huy xứng tầm những gì thiên nhiên đã ban tăng.
Bãi biển Hòn Lan (xã Tân Thành)