Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế Và Du Lịch Của Tỉnh, Huyện‌

- DLST huyện Hàm Thuận Nam phát triển sau so với các khu vực khác sẽ có điều kiện học hỏi kinh nghiệm các khu vực đi trước, tranh thủ được những khoa học công nghệ, kỹ thuật quản lý tiên tiến nhằm hạn chế những rủi ro, thất bại.

- Chính sách miễn Visa cho khách du lịch Nga và một số nước Liên Xô cũ đã mở thêm nhiều cơ hội cho du lịch quốc tế đến Bình Thuận và huyện Hàm Thuận Nam. Vì đây là thành phần khách quốc tế rất quan trọng của tỉnh, huyện nhà.

- Việc đầu tư đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sẽ mở ra cơ hội rút ngắn đoạn đường từ Tp Hồ Chí Minh đi Hàm Thuận Nam, tạo thêm sự tiện lợi cho du khách.

2.5.4. Thách thức‌


- Du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng của huyện Hàm Thuận Nam còn rất non trẻ nên dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động thị trường trong và ngoài nước.

- Giá cả và chất lượng dịch vụ về du lịch và lữ hành của huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận cũng như Việt Nam còn cao hơn so với nhiều nước trong khu vực như (Thái Lan, Malyasia, Singapo...) nên bị cạnh tranh gay gắt trong các hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế.

- Sự phát triển du lịch cũng như DLST một cách ồ ạt trong những năm gần đây trên các khu vực sinh thái nhạy cảm dễ gây tổn thương, hủy hoại môi trường.

- Đầu tư DLST là lĩnh vực du lịch chậm thu hồi vốn, thêm vào đó các chính sách ưu đãi đầu tư ở địa phương chưa rõ ràng và chưa thật sự hấp dẫn sẽ khiến các nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư sang các khu vực khác.

- Hoạt động khai thác dầu mỏ trên biển, khai thác ti tan ở ven biển dễ gây ra những xáo trộn về môi trường du lịch ở địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

- Sự thay đổi khí hậu dẫn đến nước biển dâng ảnh hưởng đến các dự án du lịch ven biển.

Kết luận : Huyện Hàm Thuận Nam có vị trí là cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố Phan Thiết, gần kề với các trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Hệ sinh thái tự nhiên, nhân văn không chỉ phong phú, đa dạng mà còn duy trì được vẻ hoang sơ rất thuận lợi cho phát triển loại hình DLST.

Khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững - 10

Trong 7 năm qua (từ 2004 - 2010) ngành du lịch huyện Hàm Thuận Nam đã có bước phát triển không ngừng, trong đó, DLST là loại hình có thế mạnh luôn được ưu tiên trong kêu gọi các dự án đầu tư. Kết quả của HĐDL và DLST đã góp phần quan trọng làm chuyển dịch cơ cấu KT – XH của huyện theo hướng tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ - du lịch; giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa

phương, tăng thu nhập xã hội và đặc biệt là đã tạo được sự đồng thuận, ủng hộ phát triển du lịch từ phía cộng đồng nơi đây.

Tuy nhiên, sự phát triển du lịch và DLST ở Hàm Thuận Nam thật sự chưa tương xứng với tiềm năng mà thiên nhiên đã ban tặng, thậm chí còn bộc lộ nhiều yếu kém ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Vì vậy, thật cần thiết phải có những định hướng, giải pháp đúng đắn (dựa trên các nguyên tắc cơ bản về phát triển DLST theo hướng bền vững) nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, gắn lợi ích kinh tế với đảm bảo môi trường và phúc lợi cho cư dân địa phương.

Chương 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN HÀM THUẬN NAM- TỈNH BÌNH THUẬN

3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng‌


3.1.1. Nhu cầu‌


Tổ chức du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) vừa công bố dự báo “Tầm nhìn du lịch 2020” trong đó xác định: “Du lịch thế giới sẽ liên tục tăng trưởng và đến năm 2020 sẽ đạt 1,6 tỷ lượt khách quốc tế…; xu hướng du lịch sinh thái sẽ tiếp tục phát triển với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hóa, khám phá các miền đất mới lạ…

Xu thế trở về với thiên nhiên đã làm cho DLST là LHDL được ưa chuộng trong những năm gần đây. Mặt khác, DLST còn được xem như một giải pháp hữu hiệu để hướng tới sự PTBV, thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch, của người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch; góp phần vào việc nâng cao dân trí, sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Chính những giá trị bền vững mà DLST mang lại càng thôi thúc các hoạt động nghiên cứu phát triển loại hình du lịch này.

3.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế và du lịch của tỉnh, huyện‌


Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg, theo đó một trong những quan điểm phát triển chủ đạo là: “Phát triển du lịch bền vững theo định hướng phát triển DLST và du lịch văn hoá lịch sử”. Mục tiêu tổng quát của chiến lược là: “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa đất nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực”.

Từ quan điểm và mục tiêu tổng quát của chiến lược, Chương trình hành động của ngành du lịch giai đoạn 2007 - 2012 của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cũng đã chỉ rõ: “Xây dựng chiến lược

phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với xu hướng thị trường và có sức cạnh tranh trong khu vực. Trong đó, ưu tiên phát triển DLST, nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá lịch sử và thể thao, vui chơi giải trí”.

Tại Bình Thuận, trong “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” đã đề ra mục tiêu: “Tối ưu hóa sự đóng góp của ngành du lịch vào thu nhập của tỉnh, … du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng tương xứng với tiềm năng của địa phương”; “Quy hoạch du lịch phải gắn liền với việc gìn giữ phát huy truyền thống văn hóa đặc thù của địa phương, khai thác tốt các di tích lịch sử, công trình văn hóa để phục vụ phát triển du lịch”; “Quy hoạch du lịch phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, PTBV…”.

Từ mục tiêu trên, những định hướng chung của ngành du lịch Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là:

- Phát triển du lịch Bình Thuận kết nối du lịch quốc tế, các vùng du lịch trọng điểm quốc gia.

- Hình thành liên kết các vùng, tuyến du lịch quốc gia, quốc tế.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển du lịch quốc tế.

- Phát triển ngành du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn.

- Phát triển du lịch trên cơ sở đảm bảo tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển một cách bình đẳng, ổn định và có hiệu quả. Trong đó cần chú trọng đến việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhằm đảm bảo được PTBV.

- Hoạt động kinh doanh du lịch phải đồng thời đạt nhiều mục tiêu về kinh tế, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường. Đặc biệt phải phát huy nâng cao truyền thống văn hóa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần từng bước cải thiện đời sống, vật chất tinh thần cho nhân dân.

- Ưu tiên đầu tư phát triển du lịch cảnh quan, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, tham quan, du lịch lễ hội…

- Khuyến khích thu hút vốn đầu tư khu du lịch Phan Thiết – Mũi Né, Tuy Phong, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam. Phát triển DLST, mở thêm các điểm kinh doanh dịch vụ du lịch ở những nơi có điều kiện. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các dịch vụ phục vụ vui chơi giải trí.

Đồng thời, ngành du lịch Bình Thuận cũng đã xác định tầm nhìn: “Bình Thuận là điểm đến du lịch hấp dẫn của quốc gia và quốc tế; Trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái biển, sinh thái rừng, du lịch văn hóa lễ hội; Kết nối cân bằng du lịch biển, rừng, lễ hội, vùng nông thôn, du lịch cảnh quan rừng, bảo tồn thiên nhiên.”

Căn cứ vào mục tiêu và chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận, Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH huyện Hàm Thuận Nam đến 2010, định hướng đến 2020 đã xác định: “Huyện Hàm Thuận Nam có tiềm năng lớn để phát triển nhiều loại hình du lịch, bao gồm: DLST ven biển, du lịch vùng đồi núi, DLST vườn, du lịch nghiên cứu văn hoá dân tộc. Triển khai thực hiện tốt công tác điều tra nghiên cứu, lập các dự án đầu tư phát triển du lịch, tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại và xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Tập trung đầu tư đúng mức cho phát triển du lịch, tạo ra bước chuyển biến mạnh về cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng của ngành du lịch trong tổng sản phẩm của huyện.”

3.1.3. Tiềm năng và thực trạng phát triển‌


Tiềm năng: Huyện Hàm Thuận Nam có tiềm năng DLST phong phú bao gồm cả tài nguyên DLST tự nhiên và nhân văn có giá trị cao, tạo tiền đề cho việc phát triển các hoạt động DLST.

Tài nguyên DLST ven biển, rừng có mức độ tập trung cao. Mỗi khu vực có thế mạnh riêng, có khả năng liên kết các LHDL tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo. Điều này tạo khả năng và cơ hội cho việc hình thành điểm, cụm, tuyến, trung tâm DLST biển, rừng và tổ chức xây dựng một số khu DLST lớn làm đòn bẩy cho phát triển du lịch huyện, tỉnh nói riêng và DLST cả nước nói chung.

Thực trạng phát triển: Trong những năm qua, huyện Hàm Thuận Nam đã tổ chức khai thác một số loại hình DLST như dã ngoại biển, du ngoạn biển, thưởng thức không khí trong lành cùng với thưởng thức các đặc sản biển, dã ngoại leo núi trong rừng, hành hương chùa Núi, tìm hiểu hệ sinh thái nông nghiệp địa phương… bước đầu đạt một số kết quả đáng ghi nhận:

- Số lượt khách du lịch ngày càng tăng từ 23.0647 lượt (năm 2004) lên 420.000 lượt (năm 2010), đặc biệt là xu hướng gia tăng các nguồn khách yêu thích thiên nhiên hoang dã, tìm hiểu văn hóa địa phương, làng nghề địa phương.

- Doanh thu du lịch tăng từ 16 tỷ đồng (năm 2004) lên 52 tỷ đồng (năm 2010). Tỷ trọng doanh thu của ngành du lịch trong tổng GDP toàn huyện luôn chiếm từ 3% đến 4% đã góp phần thay đổi diện mạo KT – XH của huyện, đời sống cộng đồng địa phương được cải thiện đáng kể.

- CSHT và CSVCKT ngày càng được hoàn thiện, nhất là hệ thống giao thông nối các điểm du lịch trong huyện, tỉnh và liên tỉnh; hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới điện, nước… góp phần mang đến sự phồn vinh cho dân cư trong huyện và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch.

- Các cơ sở du lịch sử dụng hơn 90% là lao động địa phương, đào tạo, huấn luyện bằng nhiều hình thức để đội ngũ này trở thành những lao động du lịch chuyên nghiệp. Điều này đã tranh thủ được sự đồng thuận của cư dân địa phương đối với hoạt động du lịch.

- Khu BTTN Tà Cú còn rất nhiều động thực vật trong danh sách quý hiếm; nhiều cảnh quan sinh thái còn giữ được vẻ hoang sơ như suối nước nóng Bưng Thị, Phong Điền, Đá Bàn, hồ Kapet…; nhiều làng nghề truyền thống còn được lưu giữ.

- Ngoài ra, DLST Hàm Thuận Nam còn được sự quan tâm, ưu tiên trong chiến lược phát triển DLST tỉnh, huyện.

Bên cạnh những mặt đạt được trên, DLST Hàm Thuận Nam đã bộc lộ các yếu tố ảnh hưởng đến sự PTBV sau đây:

- Hiện tượng bê tông hóa các khu du lịch thay vì sử dụng các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường. Vì các khách DLST thực thụ (nhất là khách DLST quốc tế) thường không quan tâm đến các cơ sở du lịch bê tông hoành tráng.

- Chưa xây dựng được đội ngũ hướng dẫn viên DLST chuyên nghiệp là người địa phương có thể đáp ứng các yêu cầu về ngoại ngữ, sinh thái và văn hóa bản địa.

- Hoạt động DLST rất cần đến sự tham gia, ủng hộ của cộng đồng địa phương nhưng hiện tại người dân trong các cộng đồng tại các khu du lịch hầu như chưa được hưởng lợi ích kinh tế từ các dự án phát triển du lịch, chưa được giáo dục và đào tạo các kiến thức về DLST và bảo vệ môi trường nên chưa nhiệt tình tham gia các chương trình bảo vệ tài nguyên và môi trường tại các điểm DLST.

- Tài nguyên rừng trong khu BTTN Tà Cú vẫn bị xâm hại nghiêm trọng, việc cho thuê đất làm nông nghiệp trong khu BTTN cũng chưa minh bạch. Điển hình là vụ phá gần 100 ha rừng ngập mặn tuyện đẹp để nuôi tôm, tiếp theo là vụ phá rừng Dầu ở khu vực suối nước nóng Bưng Thị, vụ phá rừng Săn Đá ở khu vực đồi Hải Quân, vụ bắn mìn phá đá trong khu bảo tồn, vụ chặt phá rừng và cày ủi tại tiểu khu 271, vụ cho thuê có hợp đồng 500 ha đất rừng trong khu Giếng Vàng, Giếng Bọc, Bưng Trường mà tiền bỏ vào túi cá nhân…Những việc làm này đã gây tổn hại rất lớn đến đa dạng sinh học của khu bảo tồn.

- Môi trường bị xáo trộn nghiêm trong do việc khai thác Titan ở khu vực cồn cát ven biển; nhiều khu du lịch chưa ứng dụng công nghệ sạch trong xử lý nước thải, chỉ thực hiện xử lý nước thải mang tính đối phó với sự kiểm tra của cơ quan chức năng.

3.2. Những định hướng phát triển du lịch và DLST‌


3.2.1. Những định hướng chung:


Phát triển du lịch theo chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước; đảm bảo từ năm 2010 trở đi, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng chiếm tỷ lệ cao trong tổng thể du lịch của tỉnh; và là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện, có tác động hỗ trợ và thúc đẩy cho các ngành kinh tế khác, đảm bảo phát triển bền vững nền kinh tế nói chung và du lịch nói riêng

Tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch gắn kết với khu du lịch cáp treo Tà Cú, suối nước nóng Phong Điền, Khu du lịch Mũi Điện - Hòn Lan để tạo thành một khu du lịch liên hoàn trong tổng thể khu du lịch Tà Cú.

Phát triển nhiều sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, là nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của vùng; việc phát triển du lịch ở đây còn phải gắn liền với tổ chức quản lý đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt, phải phát huy và nâng cao truyền thống văn hoá, đảm bảo môi trường sinh thái để phát triển lâu bền, vững chắc.

3.2.2. Những định hướng cụ thể:‌


3.2.2.1. Tổ chức không gian DLST

Khu vực Thuận Quý- Khe Gà: Diện tích khoảng 250- 300 ha. Không gian phát triển của khu vực chức năng này bao gồm khu vực ven biển thuộc xã Thuận Quý và xã Tân Thành với chiều dài bờ biển khoảng 10- 11 km và chiều sâu từ 2000- 250 km và khu Mũi Ngựa- xã Tân Thành (nằm cách đường hiện hữu ven biển từ 100- 350m, diện tích khoảng 50 ha). Sản phẩm du lịch chủ yếu là tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa; tắm biển, câu cá; nghỉ dưỡng biển; dã ngoại; thể thao giải trí. Trong tương lại, cần thiết phải tổ chức thêm loại hình du lịch thể thao trên biển như du thuyền, lặn biển, lướt ván.

Khu vực Hòn Lan (xã Tân Thành): Diện tích khoảng 100 ha. Không gian phát triển của khu này bao gồm dải đất ven biển thuộc xã Tân Thành tại khu vực Hòn Lan. Trong phạm vi khoảng 4km chiều dài bờ biển và chiều rộng từ 200- 300m. Sản phẩm du lịch chủ yếu: du lịch sinh thái dã ngoại, nghỉ dưỡng biển cao cấp. Trong tương lai cần bổ sung thêm các loại hình du lịch mới như du ngọan bằng thuyền thúng, canô, câu cá giải trí, bơi lội thể thao.

Khu vực núi Tà Cú: Diện tích khoảng 100 ha. Không gian phát triển của khu này bao gồm khu vực xung quanh núi Tà Cú. Sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch sinh thái dã ngoại, nghiên cứu hệ sinh thái rừng, tham quan nghiên cứu di tích lịch sử, thể thao leo núi. Cần xây thêm điểm quan sát cảnh vật trên núi cao để du khách có thể ngắm được tòan khu rừng đặc dụng Tà Cú, khôi phục và phát triển làng văn hóa Chăm trong khu bảo tồn để phục vụ du lịch.

Khu vực suối nước nóng Bưng Thị, suối nước nóng Phong Điền: Diện tích khoảng 280 ha. Không gian phát triển của khu vực này bao gồm: khu vực suối nước nóng Bưng Thị diện tích 180 ha và khu vực suối nước nóng Phong Điền diện tích 100 ha. Sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch dã ngoại, nghỉ dưỡng kết hợp điều dưỡng, chữa bệnh. Đây là khu vực có mạng lưới cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật còn rất thiếu thốn, để phát triển du lịch cần đầu tư, xây dựng mạng lưới giao thông và hệ thống các nhà lưu trú để phục vụ du khách.

3.2.2.2. Phát triển đa dạng hóa sản phẩm DLST

- Sản phẩm DLST gắn với HST biển- đảo

Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp: hướng tới thị trường khách du lịch đại chúng với các loại hình du lịch như tắm biển, nghỉ dưỡng biển và hưởng thụ các dịch vụ có chất lượng cao. Đòi hỏi hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ du lịch cao cấp. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

Du lịch cộng đồng: hướng đến thị trường khách du lịch lựa chọn ưa thích tìm hiểu và trải nghiệm bản thân, chia sẻ kinh nghiệm sống với người dân bản địa. Mua sắm các sản vật địa phương. Đòi hỏi chặt chẽ trong việc thiết kế và tổ chức tour, đảm bảo quyền lợi của khách du lịch cũng như cộng đồng địa phương.

Du lịch nghiên cứu đại dương: hướng tới sự quan tâm của khách du lịch muốn tìm hiểu tự nhiên môi trường sinh thái biển. Đây là loại hình du lịch có tác dụng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và gìn giữ cảnh quan tự nhiên.

Du lịch thể thao: chèo thuyền, bơi lặn, hướng đến sự quan tâm tới vấn đề tham quan đại dương và các hoạt động, sự kiện thể thao nước, kết hợp với rèn luyện sức khỏe và trải nghiệm kinh nghiệm sống. Đòi hỏi có sự hướng dẫn và giám sát cùng các trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo an toàn.

- Sản phẩm DLST đồng bằng- đồi cát

Du lịch nông nghiệp: hướng tới thị trường khách có nhu cầu giao lưu, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, tìm hiểu về điều kiện môi trường tự nhiên khí hậu và thưởng thức các sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Loại hình này đòi hỏi sự chặt chẽ trong thiết kế tour, đảm bảo quyền lợi của khách cũng như cộng đồng địa phương.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 19/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí