Tiềm Năng Và Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Huyện Hàm Thuận Nam- Tỉnh Bình Thuận

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN HÀM THUẬN NAM- TỈNH BÌNH THUẬN

2.1. Khái quát về huyện Hàm Thuận Nam‌


Huyện Hàm Thuận Nam có vị trí là cửa ngõ phía Tây Nam của Thành phố Phan Thiết- tỉnh Bình Thuận. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Thuận Nam (cách trung tâm Thành phố Phan Thiết 28km) được quy hoạch phát triển theo 2 trục đường: Quốc lộ 1A và đường tỉnh lộ 712. Đường quốc lộ 1A đi qua địa bàn huyện có chiều dài 37,5 km, tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua dài 32,9 km và có chiều dài bờ biển 23,5km. Từ trung tâm huyện rất thuận lợi đi đến nhiều trung tâm tỉnh lỵ và huyện lỵ khác trong vùng Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và các tỉnh phía nam Tây Nguyên.

P P

P P

Vị trí đất đai của huyện nằm ở toạ độ địa lý từ 10o41’36” đến 11o10’33” vĩ độ Bắc và từ

P P

P P

107o45’26” đến 108o04’19” kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc; phía

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Đông và Đông Nam giáp Thành phố Phan Thiết và biển Đông; phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Tánh Linh ; phía Tây Nam giáp huyện Hàm Tân.

P P

P P

Huyện có diện tích tự nhiên là 105.178,2 ha, bao gồm 1 thị trấn và 12 xã (trong đó có 6 xã miền núi, 2 xã vùng cao, 3 xã ven biển và 1 xã đồng bằng). Năm 2010, dân số của huyện Hàm Thuận Nam có 100.306 người, mật độ dân số 95 người/km2. Dân cư phân bố tập trung ở thị trấn Thuận Nam và xã Hàm Mỹ, còn xã Mỹ Thạnh, Hàm Cần thì lại rất thưa thớt (dưới 30 người/km2). Tổng số lao động toàn huyện là 55.462 người (năm 2010), chất lượng nguồn lao động của huyện tuy có tăng khá so với những năm trước đây, nhưng so với yêu cầu vẫn còn hẫng hụt rất lớn. Tỷ lệ lao động được đào tạo (kể cả đào tạo nghề ngắn hạn) chiếm dưới 20%. Lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm tỷ lệ rất thấp, chủ yếu thuộc các ngành giáo dục, y tế, các ngành khác chưa đáng kể. Đặc biệt, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi còn rất thiếu.

Trong những năm qua, kinh tế huyện đi lên từ điểm xuất phát thấp, trong tổng số 13 xã, thị trấn của huyện, có 4 xã nghèo thuộc chương trình 135 (xã đặc biệt khó khăn). Kinh tế của huyện đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ: Tổng sản phẩm trong huyện tăng từ 401 tỷ đồng năm 2004 lên

1.519 tỷ đồng năm 2010 (theo giá thực tế), tốc độ tăng bình quân hàng năm là 24,85%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng (25,8% năm 2004 lên 29,8% năm 2010) và dịch vụ (26,0% năm 2004 lên 29,2% năm 2010), giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (48,1% năm 2004 xuống còn 41,9% năm 2010), tuy nhiên sự chuyển dịch diễn ra còn chậm; thu

nhập bình quân đầu người tăng từ 4.346.000 đồng năm 2004 lên 15.314.000 đồng năm 2010 (theo giá thực tế); nhiều chỉ tiêu chủ yếu về xã hội có bước tiến rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm, số trẻ em suy dinh dưỡng giảm mạnh và số học sinh trung học phổ thông tăng nhanh.

Nhìn chung, tình hình KT - XH của huyện bước đầu đã đi vào ổn định và phát triển tương đối toàn diện. Tuy có những khó khăn về khí hậu thời tiết, nhất là nắng hạn kéo dài tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp làm tăng chi phí sản xuất. Nhưng được sự chỉ đạo kịp thời của các cấp Ủy và chính quyền, nhân dân trong huyện đã tích cực khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất. Nhiệm vụ phát triển kinh tế được chỉ đạo và thực hiện gắn liền với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, nhất là lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá. Đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần.

Trong những kết quả đạt được, sự phát triển của nhóm ngành dịch vụ có vai trò quan trọng nhất. Doanh thu nhóm ngành này (theo giá thực tế) tăng từ 100,8 tỷ đồng năm 2004 lên 443,9 tỷ đồng năm 2010, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 28,3%; thu hút ngày càng đông số lượng lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Đặc biệt, ngành du lịch của huyện đã có bước chuyển mình khá rõ nét (chiếm trung bình từ 3 – 4% GDP toàn huyện từ năm 2004 - 2010), tuy nhiên sự phát triển hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng.

2.2. Tiềm năng du lịch sinh thái


2.2.1. Khái quát một số đặc điểm tự nhiên:‌


P P

Khí hậu, thời tiết: Huyện Hàm Thuận Nam nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với những đặc trưng cơ bản của khí hậu bán khô hạn: mưa ít, nắng, gió nhiều và không có mùa đông giá rét. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ không khí trung bình 26,7oC, Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.070mm, nhưng

phân bố rất không đều giữa các tháng trong năm. Trong mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) lượng mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô (tháng 11 đến tháng 4 năm sau), lượng mưa chỉ chiếm dưới 10% tổng lượng mưa cả năm. Tình trạng khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống trong mùa khô là vấn đề rất cần thiết phải được nghiên cứu giải quyết.

Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 1.350mm. Số giờ nắng bình quân hàng năm từ

2.500 – 2.600 giờ. Hướng gió chính là gió Đông và Đông Bắc trùng với mùa khô, gió Tây và Tây Nam trùng với mùa mưa.

Địa hình: có đồng bằng, cồn cát, đồi núi, rừng, biển đảo, sông, suối, bàu, hồ… tạo nên sự đa dạng phong phú về cảnh quan thiên nhiên.

Tài nguyên đất: các loại đất trên địa bàn huyện là khá phong phú và đa dạng, bao gồm: 8 nhóm đất chính với 18 đơn vị đất đai, phân bố trên các nền địa hình đặc trưng là đồi núi, đồng bằng và ven biển. Phần lớn các nhóm đất có độ màu mỡ không cao, qui mô diện tích và sự phân bố các nhóm đất chính như sau: Nhóm đất phù sa (10.857,09 ha); nhóm đất cát (19.565,06 ha), bao gồm đất cồn cát trắng vàng (8.834,23 ha) và đất cồn cát đỏ (10.730,83 ha); nhóm đất mặn (860,35 ha); nhóm đất Gley (5.797,65 ha); nhóm đất mới biến đổi (3.830,36 ha); nhóm đất xám (32.233,44 ha); nhóm đất đỏ (17.979,20 ha); nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (9.407,85 ha).

P P

Thủy văn: Trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam có 3 sông lớn chảy qua là sông Móng, sông Phan và sông La Ngà, ngoài ra còn có suối Phú Sang và suối Tre. Nguồn nước mặt trên các sông suối nói trên đã được khai thác sử dụng phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân, tuy nhiên mức độ khai thác sử dụng chưa nhiều. Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện thì không phong phú, chỉ có khả năng khai thác đáp ứng một phần cho nhu cầu sinh hoạt. Nước khoáng thiên nhiên xuất hiện ở nhiều điểm như: điểm nước khoáng Văn Lâm xã Hàm Mỹ, điểm Bưng Thị xã Thuận Quý, điểm Phong Điền xã Tân Thuận, suối khoáng Hàm Cường. Nhiệt độ nước khoáng ở nhiều điểm từ 39- 400C, mỏ nước khoáng khu vực vùng đệm núi Tà Cú có nhiệt độ cao hơn, có thể xây dựng các hồ tắm nước nóng thiên nhiên phục vụ cho khách du lịch.

Các đặc điểm tự nhiên cùng với các yếu tố nhân văn đã làm cho tài nguyên du lịch sinh thái của huyện Hàm Thuận Nam thật phong phú, đa dạng, có thể phân thành các nhóm chính như:

- Tài nguyên biển, đảo

- Tài nguyên rừng, suối khoáng nóng và khu bảo tồn rừng tự nhiên

- Tài nguyên đồng bằng với các bãi cát, động cát đẹp, các trang trại nông nghiệp

- Tài nguyên nhân văn gắn với văn hóa tâm linh, làng nghề truyền thống


2.2.2. Tài nguyên sinh thái biển đảo‌


Huyện Hàm Thuận Nam có chiều dài đường bờ biển 23,5 km, diện tích vùng biển khá rộng, nằm trong vùng ngư trường rộng thuộc khu vực Phan Thiết, Phú Quý, Côn Sơn, có nhiều bãi cá và các loại hải sản có giá trị. Theo tài liệu điều tra của Bộ Thuỷ sản, trữ lượng ngư trường vùng biển tỉnh Bình Thuận có khả năng khai thác hàng năm khoảng 220.000 – 250.000 tấn cá, khoảng 100.000 tấn thuỷ sản

khác (tôm, mực, sò,…). Trên địa bàn huyện tuy chưa có bến cảng thủy sản, nhưng ngư dân vẫn có thể đầu tư phát triển phương tiện khai thác công suất lớn để hoạt động trên ngư trường có nhiều tiềm năng của tỉnh Bình Thuận và khu vực miền trung. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng để chế biến nhiều món ăn đặc trưng phục vụ du khách.

Đường bờ biển huyện Hàm Thuận Nam khá khúc khuỷu với các mỏm đá ăn ra 1

Đường bờ biển huyện Hàm Thuận Nam khá khúc khuỷu, với các mỏm đá ăn ra sát biển, tạo ra nhiều vũng vịnh đẹp, nước trong xanh. Trong đó, bãi biển Thuận Quý,

bãi biển Hòn Lan cùng với địa danh mũi Kê Gà là các điểm du lịch ven biển quan trọng có sức hút lớn đối với du khách.

Vùng biển Hàm Thuận Nam với đặc trưng thủy triều là bán nhật triều không đều, thời gian triều dâng và triều rút chênh lệch khá lớn, thời gian triều cường lớn hơn thời gian thoái triều. Sóng biển cao trung bình từ 1- 1,2m, cực đại 2,5m. Chế độ hải văn nhìn chung rất thuận lợi cho phát triển du lịch hầu hết các tháng trong năm đều có thể tắm biển, nghỉ dưỡng.

Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đã tạo ra sức hấp dẫn đối với loại hình DLST biển. Tuy nhiên, dòng chảy biển nơi này cũng chính là nguyên nhân gây ra những bất lợi đối với môi trường cũng như đối với HĐDL. Đó chính là hiện tượng sóng rút đã từng gây hiểm họa cho du khách, là một trong các sự cố mà nhà kinh doanh du lịch đã cảnh giác nhưng lại không chủ động được. Bên cạnh đó với dòng chảy biển cũng đã từng mang theo khối lượng lớn tảo biển (mà ở địa phương hay dùng từ “thủy triều đỏ”) bị chết thối tấp vào bờ gây ra vùng ảnh hưởng hàng chục ki-lô-mét làm cho môi trường bãi biển bị ô nhiễm nặng, các hoạt động du lịch biển bị ngưng trệ.

2.2.3. Tài nguyên sinh thái đồng bằng và cồn cát‌


Hệ sinh thái vùng cát ven biển: HST cồn cát ven biển là một trong những nét đặc trưng của vùng biển Việt Nam, Bình Thuận nói chung và huyện Hàm Thuận Nam nói riêng. Có diện tích 19.565,06 ha, phân bố tập trung chủ yếu ở các xã ven biển của Hàm Thuận Nam là Thuận Quý, Tân Thành, Tân Thuận. Có thể phân thành hai HST đặc trưng như sau:

HST cồn cát trắng vàng: dạng tài nguyên này phân bố dọc ven biển Hàm Thuận Nam với diện tích 8.834,23 ha, được hình thành do hoạt động của thuỷ triều nên địa hình của các khu vực có sự khác nhau, có nơi tương đối bằng phẳng, có nơi lượn sóng nhưng cũng có nơi tạo thành những đụn cát, cồn cát chạy song song với bờ biển. Cấu tạo là những hạt cát min tơi xốp, không có thực vật phong hóa bề mặt nên sạch thuần khiết, có giá trị khai thác cho các hoạt động du lịch.

HST đất cồn cát đỏ ven biển: được hình thành trong mối tác động của khí hậu nóng, khô hạn và dòng chảy ven bờ có lịch sử phát triển và tuổi hình thành lâu đời so với nhóm cồn cát trắng vàng. Theo các nhà địa chất học, chúng có tuổi tuyệt đối được xác định từ 19.000 đến 27.000 năm, là đối tượng hấp dẫn đối với du khách. Diện tích nhóm đất này của huyện khoảng 6.140 ha, thành phần cơ giới chủ yếu là cát thô, kết cấu rời rạc nên dễ xói mòn, khả năng giữ nước và giữ phân kém.

Đây là những dạng địa hình không thuận lợi nhiều cho phát triển nông nghiệp nhưng lại có giá trị rất lớn để khai thác tiềm năng phát triển LHDL nghiên cứu HST đặc thù, tham quan, vui chơi và tổ chức các hoạt động trên cát... làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch của địa phương.

P P

P

P

Hệ sinh thái canh tác nông nghiệp gắn với dân sinh : Ngày nay, HST nông nghiệp đã được nhìn nhận là tài nguyên DLST độc đáo, các tổ chức du lịch nhiều nơi đã tập trung khai thác tạo nên các sản phẩm DLST nông thôn, DLST vườn trại hấp dẫn nhất là các vùng nông nghiệp nhiệt đới. Ở Hàm Thuận Nam, kiểu DLST tham quan vườn cây ăn trái đã bắt đầu xuất hiện, và phát triển mặc dù chưa được hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó, song ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Hàm Thuận Nam được mệnh danh là

«Vương quốc Thanh long» của tỉnh Bình Thuận, với hơn

5.000 ha, chiếm hơn 50% diện tích Thanh long của tỉnh. Thanh long là một loại cây trồng lợi thế, có giá trị kinh tế cao, làm giàu cho hàng ngàn hộ nông dân trên địa bàn. Loại hình DLST kiểu tham quan vườn cây ăn trái này đang được sự quan tâm của khách quốc tế, và là một dạng tài nguyên du lịch độc đáo, cần khái thác để tạo nên các sản phẩm DLST trang trại hấp dẫn.

Khẳng định, Thanh long là một thế mạnh trong phát triển kinh tế trang trại và để nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất thanh long bền vững, Bình Thuận đã triển khai quy hoạch phát triển vùng trồng thanh long an toàn và kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng sản xuất thanh long tập trung như: nâng cấp hệ thống giao thông, đầu tư điện trung thế… phục vụ sản xuất thanh long an toàn, trái vụ. Theo đó, Hàm Thuận Nam được quy hoạch vùng trồng thanh long an toàn với 3.350 ha, tập trung ở các xã Hàm Thạnh, Hàm Minh, Tân Thuận và Hàm Cường. Hiện tại, huyện có hai doanh nghiệp lớn nhất tỉnh về khai thác trồng và phát triển thanh long đó là Công ty TNHH Thanh Long Hoàng Hậu và HTX Thanh long theo tiêu chuẩn Euregap Hàm Minh – Hàm Thuận Nam.

Ngoài ra, ở các xã ven biển (nhất là Thuận Quý và Tân Thành) có các khu làng chài đánh cá của người dân địa phương, đây cũng là khu vực thu hút sự hiếu kỳ trong việc thưởng thức hải sản tươi sống địa phương hoặc thử làm ngư dân của du khách.

2.2.4. Tài nguyên sinh thái rừng và suối khoáng nóng‌


Hệ sinh thái rừng tự nhiên: Tiêu biểu cho HST rừng của Hàm Thuận Nam là Khu BTTN Tà Cú. Được thành lập theo Quyết định số 791/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/10/1996, khu BTTN Tà Cú là sự hợp nhất của 3 khu rừng đặc dụng: Khu rừng cấm núi Tà Cú, khu rừng cấm sến ven

biển Hàm Thuận Nam, khu rừng phòng hộ nam Phan Thiết. Nằm sát quốc lộ 1A, cách Tp Phan Thiết khoảng 25 km về phía Đông Bắc, cách Tp Hồ Chí Minh khoảng 165 km về phía Tây Nam, đây là một khu rừng mang đậm nét đặc trưng của kiểu rừng thưa vùng bàn khô hạn ven biển với ưu thế cây họ dầu (Dipterocarpaceae)- một kiểu rừng có phạm vi phân bố rộng ở vùng Duyên hải Trung bộ và Đông Nam Bộ. Khu BTTN Tà Cú nằm ở phía Nam huyện Hàm Thuận Nam trên địa bàn 6 xã: Hàm Cường, Hàm Minh, Tân Lập, Tân Thuận, Tân Thành và Thuận Quý. Tổng diện tích tự nhiên 17.823 ha, bao gồm diện tích bảo tồn là 11.866 ha và diện tích vùng đệm là 5.957 ha. Trong phần diện tích khu bảo tồn: diện tích có rừng là 6.299 ha (rừng tự nhiên 6.175 ha, rừng ngập mặn 60 ha, rừng trồng 64 ha) ; diện tích không có rừng là 5.567 ha (cây bụi và cây gỗ rải rác 3.259 ha, đất cát và trảng cỏ 2.308 ha).

Chức năng của khu BTTN Tà Cú gồm: Bảo tồn các khu rừng hiện có (đặc biệt kiểu rừng thưa cây họ dầu trên vùng đất cát đồi núi ven biển và bảo tồn các nguồn gen quý hiếm hiện có). Bảo vệ cảnh quan, môi trường, danh lam thắng cảnh của chùa Cú và khu vực chung quanh. Tổ chức phục hồi sinh thái trên vùng đất cát ven biển, bảo tồn nguồn gen và tổ chức nghiên cứu khoa học.

Địa hình của khu BTTN Tà Cú có 4 dạng chính gồm: dạng núi thấp với núi Tà Cú đạt độ cao 649m; dạng đồi cao với núi Tà Đặng phân bố ven biển Thuận Quý độ cao 296m; dạng bán bình nguyên đây là dạng địa hình chủ yếu bao quanh núi Tà Cú, địa hình nghiên từ Đông sang Tây và giáp biển phía Nam… dạng ngập nước ven biển nằm phía Nam núi Tà Cú, đây là dạng địa hình đất thấp không được bồi đắp phù sa thường xuyên và chịu ảnh hưởng hằng ngày của thủy triều biển.

Với các dạng địa hình đặc thù cùng với chế độ khí hậu thời tiết đã tác động tạo cho khu BTTN Tà Cú tồn tại kiểu HST rừng đặc trưng bao gồm:

- HST rừng thường xanh và nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới: chiếm 15% diện tích đất rừng, phân bố phía sau sường núi Tà Cú có độ cao 300 – 500m.

- HST rừng rụng lá hơi ẩm nhiệt đới: chiếm tỷ lệ 18% trong tổng diện tích rừng, phân bố ở chân núi Tà Cú với độ cao từ 100 – 300m.

- HST rừng thưa họ dầu ven biển chiếm 65% diện tích rừng, phân bố trên khu vực bán bình nguyên gợn sóng dạng các triền cát ven biển.

- HST rừng ngập mặn vùng cửa sông ven biển (vùng Tân Thành): phân bố từ ven biển Cửa Cạn về thôn Chùm Găng.

Hệ thực vật ở khu BTTN Tà Cú bước đầu được ghi nhận có 751 loài thuộc 465 chi của 129 họ, 4 ngành thực vật gồm: cây gỗ lớn gồm 261 loài 158 chi 57 họ; Tiểu mộc có 212 loài 129 chi 54 họ;

thảm tươi 152 loài 99 chi 32 họ; dây leo và phụ sinh 110 loài 86 chi 39 họ; phong lan 2 loài 15 chi 1 họ.

Quyết thực vật có 14 loài 12 chi 8 họ. Hệ thực vật ở đây có đặc điểm hội tụ của 3 luồng thực vật di cư: Luồng Malaixia – Inđonesia, luồng Ấn Độ - Myanma, luồng Hymalaya- Vân nam – Quý Châu và hệ thực vật bản địa Việt Nam.

Tổng hợp có 4 họ thực vật đặc trưng cho hệ thực vật cổ nhiệt đới là họ dầu, họ trung quân, họ mây nước, họ chuối; 3 họ thực vật cổ xưa là họ Gấm, họ Thiên Tuế, họ Na; có 4 chi thuộc yếu tố nhiệt đới châu Phi gồm chi Chàm, chi Nhàu, chi Chiêu Kiêu, chi Chưn Bầu; có một họ thuộc yếu tố châu Úc là chi Dứa đại (Pandanus). Trong 751 loài thực vật bậc cao được tìm thấy trong đó có 261 loài gỗ lớn với 6 loài quý hiếm và giá trị cao như Cẩm lai (Dalbergia Sp), Cẩm lai nấm (Balbergia Cochinehinensis), Cẩm lai đen (D.nigrescens), Dáng hương chân (Pterocarpus pedatus), Gõ đỏ (Agzelia Xylocarpa), Xoay (Dalimn Cochinchinehinensis). Nhóm cây dược liệu có đến 150 loài tiêu biểu: Đỗ trọng, Ô dước, Dây Nam Hoàng, Dây vàng đắng, Củ bình vôi, Sân nam, Đại kích biển, Bá bệnh, Tô mộc, Ngũ gia bì, Mã tiền, Bì kỳ nam, Thổ phục linh, Tục đoạn…

Về động thực vật rừng: tuy diện tích khu BTTN Tà Cú không lớn nhưng rừng ở đây có thành phần động thực vật rừng rất đa dạng và phong phú, nếu so với các khu BTTN lân cận như khu BTTN Bình Châu- Phước Bửu (Bà Rịa – Vũng Tàu), khu BTTN núi Ông- huyện Tánh Linh (Bình Thuận) thì hệ động vật ở đây là tương đương. Hệ động vật gồm ít nhất 30 loài thú, 100 loài chim, 54 loài lưỡng cư và bò sát, 174 loài côn trùng, loài thằn lằn đá với tên khoa học là Cyrtodactylus takouensis sp.nov.- được coi là đặc hữu phía Nam Việt Nam và mới chỉ tìm thấy ở núi Tà Cú. Các loài quý hiếm cần bảo vệ nghiêm ngặt như khỉ đuôi lợn (Macara namestrima), Voọc xám bạc (Presbytis Cuistatus), Công (Povo muticus), Gà lôi vằn (Lophura nycthemeru), Cá sấu xiêm (Crocodylus siameasis), Rùa vàng (Testude elongata), Trăn gấm (Python molurus). Nhóm động vật có giá trị cung cấp thực phẩm như Hoẳng, Heo rừng, Chôn, Nhím, Thỏ, Kỳ đà, Gà rừng, Rùa, Nhông… Nhóm động vật có giá trị làm dược liệu: Nhím, Khỉ, Bìm bịp, Tắc kè, Trăn, Gấu hương, Gấu chó…

Các nhà khoa học cho rằng qua hiện trạng các quần xã động vật ở Bình Thuận nếu nói khu BTTN Núi Ông là vùng có thành phần động thực vật phong phú tiêu biểu cho vùng núi sót cực Nam Trung bộ, thì khu BTTN Tà Cú chính là vùng đặc trưng cho khu vực HST đất cát ven biển.

Khu BTTN Tà Cú có vai trò quan trọng mang tầm ảnh hưởng quốc gia và quốc tế. Tháng 4- 2008, Ủy ban IUCN quốc gia Hà Lan quyết định tài trợ “Nâng cao năng lực bảo tồn và nhận thức về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2023